Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát tâm giải hạnh

06/03/201408:05(Xem: 8615)
Phát tâm giải hạnh
hoasen1


PHÁT TÂM GIẢI HẠNH
o0o
T/S Lâm Như-Tạng
o0o



So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước.
Luận viết:
“Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuận mà tu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuận mà tu hành trì giới ba la mật. Vì biết pháp tánh không đau khổ, xa lìa não hại của sân hận, cho nên tùy thuận mà tu hành nhẫn nhục ba la mật. Vì biết pháp tánh không có tướng thân tâm, xa lìa giải đãi, cho nên tùy thuận mà tu hành tinh tấn ba la mật. Vì biết pháp tánh thường định, thể nó không loạn, cho nên tùy thuận mà tu hành thiền ba la mật. Vì biết thể của pháp tánh thường trong sáng, xa lìa vô minh, cho nên tùy thuận mà tu hành bát nhã ba la mật”.
Đứng về mặt tướng mà nói, Thập Tín mãn tâm rồi thì lên Thập Trú mà an trú tâm. Đó là Bồ Tát cấp Tín Thành Tựu. An trú tâm xong thì mới mong công hạnh hết chỗ sơ hở. Đây là Bồ tát Thập Hạnh. Công hạnh viên mãn rồi thì mới vào Thập Hồi Hướng để trực tiếp tìm hiểu Chân Như. Hàng Bồ Tát Thập Hạnh và Thập Hồi Hướng được luận nầy gọp chung lại mà thành cấp Giải Hạnh. Như vậy so với cấp Tín Thành Tựu trước đây, cấp Giải hạnh nầy rõ ràng là thù thắng hơn nhiều.
Để hiểu rỏ thêm về 6 pháp tu Ba La Mật, xin ghi lại bằng tiếng Anh theo tự điển “A Dictionary of Chinese Buddhist terms” như sau:
“Ba la mật đa Pàramità, derived from parama, highest, acme, is intp. As to cross over from this shore of births and deaths to the other shore, or nirvãna. This six pãramitãs or means so doing are: (1) Dãna, charity; (2) Sĩla, moral conduct; (3) Ksãnti, patience; (4) Vĩrya, energy or devotion; (5) Dhyãna, contemplation or abstraction; (6) Prajnã, knowledge.”
Đó là 6 Ba la mật: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Bát Nhã . ngoài ra còn có 10 Ba la mật, thêm 4 Ba la mật nữa như sau:
(7)-Phương Tiện, (8)-Nguyện, (9)-Lực, (10)-Trí Tuệ.
The Ten are the above with (7)-Upãya, use of expedient or proper means; (8)-Pranidhana, vows, for bodhi and helpfulness; (9)-Bala, strength, purpose; (10)-Jnãna, Wisdom.
Childers gives the list of Ten as the perfect exercise of almsgiving, morality, abnegation of the world and of self, wisdom, energy, patience, truth, resolution, dindness, and resignation. Each of the Ten is divisible into ordinary, superior, and unlimited perfection…
Theo Phật Quang Đại Tự Điển giải thích về Lục Độ Ba La mật như sau:
“Phạm: pãramitã, Pãli: pãramĩ hoặc pãramitã. Tức là từ bờ sống chết cõi mê bên nầy mà đến bờ Niết bàn giải thoát bên kia. Còn gọi là Ba La Mật Đa, Ba La Nhĩ Đa. Dịch ý là Đáo Bỉ Ngạn, độ vô cực, độ sự cứu kính. Thông thường, nói về sự tu hành của Bồ tát, đại hạnh của Bồ tát có khả năng hoàn thành tất cả mọi việc lợi mình, lợi người một cách mỹ mãn rốt ráo, cho nên gọi là cứu kính. Làm theo hạnh lớn ấy mà có thể từ bờ sống chết bên nầy đến được bờ Niết Bàn bên kia, cho nên gọi là Đáo Bỉ Ngạn. Hạnh lớn ấy có khả năng cứu giúp mọi loài một cách bao la vô hạn, cho nên gọi là Độ Vô Cực.
Tiếng Phạm pãramitã, có các nghĩa: đến bờ bên kia, trọn vẹn, đầy đủ. Tiếng Pãli, pãramĩ, thì có các nghĩa: tối thượng, chung cực. Đối với Ba La Mật, các nhà phiên dịch, giải thích, mỗi nhà có cách nói riêng.
Theo kinh Di Lặc Bồ tát sở vấn chép, thì Ba La Mật thông cả nghĩa đã đến và sẽ đến, tức là Phật đã đến bờ bên kia, còn Bồ tát thì sẽ đến bờ bên kia. Theo Nhiếp Đại Thừa Luận Thích quyển 9 (bản dịch đời Lương) chép, thì Đáo Bỉ Ngạn có ba nghĩa khác nhau:
(1)- Tùy chổ tu hành mà đạt đến vô dư rốt ráo.
(2)-Vào Chân Như, vì Chân Như là cùng tột, cũng như các dòng sông đổ vào biển cả là chung cực.
(3)- Được quả vô đẳng, không quả nào khác hơn được quả nầy, bởi vì các pháp mà Bố Tát tu hành, cái lý mà Bồ tát thâm nhập và cái quả mà Bồ Tát chứng đắc, đều là rốt ráo, tròn đầy.
Lại cứ theo kinh Giải Thâm Mật quyển 4 chép, thì Ba La mật đa có 5 nhân duyên, tức là không nhiễm trước, không luyến tiếc, không tội lỗi, không phân biệt và không quay trở lại.
Theo kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương quyển 4 chép, thì Ba La Mật có 17 nghĩa, như tu tập thắng lợi, không dính dấp điều gì, không cố chấp thiên kiến, không hệ lụy v.v…
Kinh Đại Bảo Tích quyển 53 chép, Ba La Mật có 12 nghĩa, như biết được tất cả các pháp lành vi diệu có khả năng đến bờ bên kia, trong các pháp môn sai biệt của tạng Bồ tát, an trụ nơi chính nghĩa v.v…
Còn về thuyết bờ bên nầy, bờ bên kia cũng có những ý kiến khác nhau. Cứ theo Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 12 mục lục Ba La Mật chép, thì :
(1)-Sống chết là bờ bên nầy, Niết bàn rốt ráo là bờ bên kia.
(2)-Sống chết Niết bàn có hình tướng là bờ bên nầy, bình đẳng không hình tướng là bờ bên kia.
Theo Đại Phẩm Kinh Du Ý chép, thì:
(1)-Tiểu Thừa là bờ bên nầy, Đại Thừa là bờ bên kia.
(2)-Ma là bờ bên nầy, Phật là bờ bên kia.
(3)-Thế Gian là bờ bên nầy, Niết Bàn là bờ bên kia.
Thành Luận Sư thì bảo hửu tướng là bờ bên nầy, vô tướng là bờ bên kia; sống chết là bờ bên nầy, Niết Bàn là bờ bên kia; phiền não (hoặc) là bờ bên nầy, chủng trí là bờ bên kia.
Theo các Kinh, Luận thì có 6 Ba La Mật, 10 Ba La Mật, và 4 Ba La Mật khác nhau.
(1)-Sáu Ba La Mật, còn gọi là sáu độ, là thuyết của các bộ kinh Bác Nhã; chỉ 6 hạnh tu mà Bồ Tát đại thừa phải thực hiện. Đó là:
a/-Bố Thí Ba La Mật, còn gọi là Đàn na a la mật (tiếng Phạm, Pãli: dãna) ba la mật, có nghĩa là bố thí hết cả, không xẻn tiếc vật gì.
b/-Trì giới ba la mật, còn gọi là Thi la (Phạm: sĩla) ba la mật, có nghĩa là giữ gìn giới luật của giáo đoàn một cách trọn vẹn.
c/-Nhẫn nhục ba la mật, còn gọi là Sằn Đề (Phạm: ksãnti) ba la mật, hàm ý là triệt để nhịn nhục.
d/-Tinh tiến ba la mật, còn gọi là Tì lê da (Phạm: vĩrya) ba la mật, hàm ý là cố gắng hết sức, không thối lui.
e/-Thiền định ba la mật, còn gọi là thiền na (Phạm: dhyãna) ba la mật, có nghĩa hoàn toàn để tâm vào một cảnh.
f/-Trí tuệ ba la mật, còn gọi là Bát nhã (Phạm: prajnã) ba la mật, Tuệ ba la mật, Minh độ, Minh độ vô cực, có nghĩa là trí tuệ tròn đầy, là trí tuệ không phân biệt, siêu việt lý tính con người. Y vào Bát nhã ba la mật thì có thể làm việc bố thí mà hoàn thành Bố thí ba la mật, cho đến tu Thiền định mà hoàn thành Thiền định ba la mật. Vì thế, Bát nhã ba la mật là gốc của 5 ba la mật kia và được mệnh danh là mẹ của chư Phật.
(2)-Mười ba la mật, còn gọi là mười độ, mười thắng hạnh, là thuyết trong kinh Kim quang minh tối thắng vương, phẩm Tối tịnh đà la ni. Thêm bốn ba la mật dưới đây vào sáu ba la mật kể trên thì thành mười ba la mật, đó là:
a/-Phương tiện ba la mật, còn gọi là Âu ba da (Phạm: upãya) ba la mật, chỉ các phương pháp khéo léo cứu giúp chúng sinh.
b/-Nguyện ba la mật, còn gọi là bát la ni đà na (Phạm: pranidhãna) ba la mật, có nghĩa là thệ nguyện cứu giúp chúng sinh sau khi đã được trí tuệ (tức Bồ đề).
c/-Lực ba la mật, còn gọi là Ba la (Phạm: bala) ba la mật, nghĩa là cái năng lực có thể phán đoán điều mình tu hành một cách hoàn toàn chính xác.
d/-Trí ba la mật, còn gọi là Nhã la (Phạm: jnãna) ba la mật, có nghĩa là thụ hưởng niềm vui Bồ đề, đồng thời, chỉ dạy chúng sinh được trí tuệ siêu việt.
(3)-Bốn ba la mật, là thuyết trong các chương Điên đảo, Chân thực của kinh Tắng man. Tức là:
a/-Thường ba la mật, nghĩa là Ba la mật triệt để vĩnh viễn.
b/-Lạc ba la mật, nghĩa là Ba la mật triệt để an ổn.
c/-Ngã ba la mật, nghĩa là Ba la mật có tính chủ thể triệt để.
d/-Tịnh ba la mật, nghĩa là Ba la mật triệt để thanh tịnh.
Bốn ba la mật trên đây tức là bốn đặc chất (bốn đức) thù thắng của Niết Bàn.
(4)- Mật giáo, trong Kim cương giới mạn đồ la, lấy Đại nhật Như lai làm trung tâm, gọi bốn Bồ tát đặt ở bốn phương đông nam tây bắc là bốn ba la mật. Tức là Đông phương Kim cương ba la mật, Nam phương Bảo ba la mật, Tây phương Pháp ba la mật, Bắc phương Nghiệp ba la mật.
Ngoài ra, trong các kinh điển tiếng Pãli nam truyền, như Sở hành tạng (Pãli: Cariyãpitaka), Phật chủng tính (pãli: Buddhavamsa), Pháp cú kinh chú (Pãli: Dhammapadatthakathã) v.v… cũng lập mười ba la mật là: Bố thí ba la mật, Trì giới ba la mật, xuất li (Pãli: nekkhamma) ba la mật, Bát nhã ba la mật, Tinh tiến ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật, Chân đế (Pãli: sacca) ba la mật, Quyết ý (Pãli: adhitthãna) ba la mật, Từ (Pãli: mettã) ba la mật, và Xã (Pãli: upekkhã) ba la mật. [X. kinh Bồ tát nội tập lục ba la mật; kinh Quán Phổ Hiền Bồ tát hành pháp; kinh Hoa nghiêm, phẩm Ly thế gian; luận Đại trí độ quyển 53; luận Câu xá quyển 18; luận Du già sư địa q.49; Đại tuệ độ kinh tông yếu; Nhân vương hộ quốc bát nhã kinh sớ q.1 (Trí khải); Nhân vương hộ quốc bát nhã ba la mật đa kinh sớ q. thượng (Lương bí); Bát nhã ba la mật đa kinh tán].”
Những hạnh tu nầy sẽ đạt được viên mãn hóa Hạnh và Giải để chuẩn bị cho Bồ tát lên cấp sơ địa trong Thập địa. Bồ tát Thập địa, luận Đại thừa khởi tín gọi là Bồ tát cấp Chứng. Theo thông lệ của Đại thừa, thì Bồ tát từ sơ phát tâm cho đến Đẳng giác, được chia làm 5 cấp bậc là: Tín, Trụ, Hạnh, Hướng, Địa. Nhưng luận nầy căn cứ vào nghĩa của Chân như gom chung lại mà chia thành 3 cấp, như ta đã đọc là Tín thành tựu, Giải hạnh và Chứng.
Tín và Trú tương đương với Tín thành tựu. Hạnh và Hướng tương đương với Giải hạnh. Địa tương đương với Chứng.
Trên đây là phần luận giải về “Giải hạnh phát tâm”.

(còn tiếp)



Lâm Như-Tạng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2014(Xem: 18914)
Trên ngực Phật, hay trên những trang kinh của Phật, ta thường thấy có chữ VẠN. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẵn: Một là, “chữ vạn” hướng xoay theo chiều kim đồng hồ (lối viết A); hai là”chữ vạn” xoay ngươc chiều kim đồng hồ (lối viết B)
15/08/2014(Xem: 13062)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
06/08/2014(Xem: 5183)
Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa. Lá thư thứ nhất: “Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu.
18/07/2014(Xem: 15410)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
20/06/2014(Xem: 5048)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế.
20/06/2014(Xem: 4958)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước ,có nói đến Tâm là chủ tể.Đích thực,con người trên đời này làm nên vô số việc tốt,xấu,học hành,nên danh,nên nghiệp ,mưu sinh sống đời hạnh phúc,khổ đau,cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật ,thành Thánh, Nhân bản,v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo).Qua đây cho ta thấy rằng;tâm là con người thật của con người,(động vật có linh giác,giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra,bản thân con người,chỉ là một khối thịt bất động.
16/06/2014(Xem: 4946)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) . Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, B
10/06/2014(Xem: 8979)
Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh
02/06/2014(Xem: 12062)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 5658)
Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]