Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phá Rừng Tre Gai

22/02/201408:29(Xem: 5284)
Phá Rừng Tre Gai
Sakya_Muni_14
Cuối năm 1992, chúng tôi suy yếu đi Vũng Tàu dưỡng bệnh, ở nhờ nhà của một Phật tử. Chủ nhà vì chúng tôi mới xây cất xong. Nhà nằm trên mảnh đất bằng phẳng, bên cạnh sườn núi đá, dưới chân là biển cả mênh mông. Gió biển thổi vào mát rượi, nang theo mùi mằn mặn của chất muối, thật là nơi thích hợp cho người dưỡng bệnh. Rất tiếc phiá sau nhà có rừng tre gai mù mịt. Nhiều người tới thăm tôi, thấy rừng tre gai gần nhà đề nghị nên dọn sạch cho khoảng khoát. Mấy chú và một số cư sĩ nghe đề nghị hợp lý, phát tâm "phá rừng tre gai".

Công việc đầu tiên của các vị ấy, đi rèn mấy cái rựa bén, cào sắt và một số lốp xe đạp. Ðủ dụng cụ rồi, họ bắt tay vào việc. Nhưng nhìn rừng tre rậm rạp, gai giương lổm chổm, ai nấy đều ớn da gà. Can đảm xông vào chặt những màng nhện chung quanh gốc tre sập xuống, họ lấy cào sắt cào cành lá tre khổ ấp vào gốc. Họ dùng lửa đốt gai gốc lia chia quanh bụi tre cháy rụi, bày những thân tre trống trải rất dễ chặt. Sau cùng họ cầm rựa tận lực chặt từng cây tre, những cây tre non chặt ngọt sớt, song gặp cây tre già là dội tay. Những cây tre sống lâu năm cứng như sắt nguội, họ phải vận dụng hết sức chặt đôi ba nhát mới đứt. Những bụi tre đan chằng chịt nhau, tuy chặt đứt gốc mà không dễ gì xô ngã. Phải gắng sức tối đa và hợp lực lại, họ lôi kéo mới ngã xuống. 

Mặc dầu ngã xuống, song từng lớp sóng tre ngập cả khu đất. Cuối cùng họ phải dùng rựa, cào sắt, khó khăn lắm mới dọn dẹp thành từng cụm, từng khóm. Ðợi tre khô, họ châm một mũi lửa cháy sạch, chỉ còn sót lại năm ba cây thân còn tươi bị cháy nham nhở. Ðến đây đã thành một khu đất trống trải phủ trên mặt một lớp tro than. Dụng cụ quan trọng trong công cuộc phá rừng tre gai này là rựa bén, cào sắt và lửa. Song có dụng cụ tốt và đầy đủ mà thiếu quyết tâm, nỗ lực và bền chí của con người thì không thể nào làm thành công. Nhờ quyết tâm, nỗ lực bền chí của con người mà rừng tre gai chằng chịt nguy hiểm phải tiêu tan.

Cũng thế, người Phật tử muốn dẹp sạch rừng phiền não cần phải có đầy đủ dụng cụ và từng giai đoạn tiến lên mới đạt được cứu cánh giải thoát. Dụng cụ của Phật Tử là kiếm trí tuệ và lửa thiền định. Từng giai đoạn tiến lên phá dẹp tà kiến và phá sạch chấp ngã chấp pháp. Bát nhã là kiếm trí tuệ, như rựa bén. Muốn xông vào phá rừng phiền não, Phật tử phải nhờ vào văn tự Bát nhã làm kiếm bén. Căn cứ trên văn tự bát nhã, chúng ta mới nhận ra chân lý, nhân đó dẹp sạch những kiến chấp sai lầm do phong tục tập quán còn để lại và các tà kiến tạo nên. Ví như lấy rượu làm lễ nghĩa, như khay trầu rượu, hoặc nói "vô tửu bất thành lễ"; tập quán người chết linh hồn ở mãi với con cháu ..., tà kiến thờ thần cây đa, thờ ông táo, bình vôi ... Muôn ngàn thứ sai lầm chằng chịt khó phá, giống như màn nhện tre gai, phải có cây kiếm trí tuệ chặt đứt từng đoạn rã rời. Thứ đến dùng chánh định đốt sạch, như dùng cào sắt gom cành khô lá mục vào gốc, châm một mũi lửa cháy tiêu tan.

Kế đó, chúng ta dùng quán chiếu Bát nhã chiếu soi năm uẩn sáu trần đều do duyên hợp không có thực thể. Chiếu soi tường tận thấu đáo, chúng ta thấy rõ thân này (ngã) và sự vật chung quanh (pháp) đều không có chủ thể. Nói là ta (ngã) hay vật (pháp) chỉ căn cứ trên giả tướng hư ảo làm chấp, chớ không có ta thật vật thật. Nhận thấy thấu đáo như thế, mọi chấp ngã chấp pháp đều tan vỡ. Ví như sau khi đốt xong màng nhện tre gai, chúng ta dùng rựa bén chặt từng cây ngã gục.

Tuy thế chưa phải là xong, người Phật tử phải tu tiến lên "Thật tướng Bát Nhã". Kinh nói "Bát nhã vô tri, vô sở bất tri". Nghĩa là đến thật tướng Bát nhã, không còn khởi tâm phân biệt tất cả pháp, nên nói "vô tri"; song thể hằng trong sáng muôn vật đều hiện bày rõ ràng, nên nói "vô sở bất tri". Như gương sáng trên đài, gương không phân biệt tất cả vật, mà không vật nào ở trước không hiện bóng trong gương. Vô tri là định, vô sở bất tri là huệ, đến đây thể định huệ viên mãn. 

Ðược vậy, mọi phiền não thành tro bụi. Như khi những cụm tre khô rang, chỉ cần châm một mũi lửa là cháy sạch trở thành than tro. Thiền sư Huyền Giác nói: "Ðại trượng phu bỉnh tuệ kiếm, Bát nhã phong hề kim cang diệm"(Chứng đạo ca). Nghĩa là "Người trượng phu cầm kiếm tuệ, lửa kim cang chừ bát nhã bén". Lửa kim cang ở đây là "thật tướng Bát nhã". Ðược thật tướng Bát nhã là sạch phiền não, đến bờ thanh lương. Ngài Thái Hư nói: "Ví như có người muốn sang sông, trước phải nhờ thuyền bè, kế phải nhờ chèo bơi, sau cùng mới đến bờ kia. Thuyền bè là văn tự Bát nhã, chèo bơi là quán chiếu Bát nhã, đến bờ kia là thật tướng Bát nhã". Phá rừng tre gai phải đi từng bước một, phá rừng phiền não, chúng ta cũng phải tiến từng giai đoạn mới thu nhặt được kết quả nhu nguyện.

Tuy nhiên có văn tự Bát nhã, quán chiếu Bát nhã, thật tướng Bát nhã đầy đủ mà chúng ta thiếu quyết tâm, tinh tấn và nhẫn nhục thì tiêu diệt phiền não cũng khó thành công. Người tu Phật thấy thân này mỏng manh như áng mây, tạm bợ như hòn bọt, quyết tâm hy sinh thân tạm bợ (báo thân) đổi lấy thân kim cang bất hoại (pháp thân), không có gì phải ngần ngại. Khi đã nhận thấy như thế, dù lao mình vào cảnh hiểm nguy vẫn xem như trò chơi. Do đó mới có nhà đại thí chủ cắt đầu tặng vua Kế Tân, chàng dũng sĩ chặt tay dâng tổ Ðạt Ma. Chính cái quyết tâm vong thân ấy, còn rừng phiền não nào mà phá chẳng sạch. Kế đến phải mãi mãi tinh tấn. Tinh tấn là sức gắng gổ không ngừng. Dù biết là việc tốt đáng làm mà không nỗ lực gắng sức thì việc tốt cũng khó thành công. Tinh tấn là chất nhiên liệu của chiếc xe ô tô, nhiên liệu hết thì xe phải dừng. Người ngồi xe muốn xe đến đích phải xem chừng không để cho nhiên liệu cạn. Cũng thế, người học đạo giải thoát muốn đạt đạo quả phải nuôi dưỡng sức tinh tấn không cho thiếu vắng. Thiếu tinh tấn người tu sĩ sẽ dẫm chân tại chỗ, hoặc thối lui là khác. Có tinh tấn là có đạo quả và đạt được sở nguyện của mình.

Tinh tấn là thiết yếu, song cần phải có nhẫn nhục phụ trợ thì sự tu hành mới được thành công. Vì phiền não vô vàn không thể tính kể được, chúng ta phá lớp này, lớp khác lại hiện ra, nếu không dai sức nhẫn chịu thì dễ sanh chán nản rồi thối tâm bồ đề. Phiền não sâu dày như đất, bù tịt như rừng, muốn đào tận đáy, muốn chặt sạch trơn, phải dày công và trải qua nhiều tháng năm mới thấy được kết quả. Nhẫn nhục là sức chịu đựng dẻo dai, đón nhận mọi khó khăn trở ngại, với thời gian dài mấy cũng không ngán. Có đủ sức chịu đựng này, dù rừng phiền não có gai góc bao nhiêu, có dày bịt đến đâu cũng bị dẹp tan phá sạch. Người tu Phật nhắm đến xa thăm thẳm, chướng ngại và hầm hố dẫy đầy, nếu thiếu đức nhẫn nhục thì có đi mà không có đến.

Tóm lại, muốn phá rừng tre gai, chúng ta phải có đầy đủ dụng cụ, cộng thêm quyết tâm nỗ lực và bền chí của con người, rừng tre gai phải tan hoang, biến thành tro bụi. Muốn dẹp sạch trần lao phiền não, người tu phải có trí tuệ, thiền định đầy đủ. Trí tuệ, thiền định là pháp tu, cộng thêm quyết tâm, tinh tấn, nhẫn nhục của con người thì "phiền não vô tận sẽ đoạn sạch" . Người tu là kẻ đối đầu với ma vương, là chiến sĩ tảo thanh bọn giặc phiền não. Cho nên, kiếm trí tuệ không rời tay, cung thiền định nằm sẵn trên vai, vừa có bóng dáng kẻ thù xuất hiện, chúng ta liền hành động ngay. Bất cứ lúc nào, nơi nào cũng là bãi chiến trường, chúng ta sẵn sàng ứng chiến hai mươi bốn trên hai mươi bốn (24/24). Có vậy, trận chiến với ma phiền não mới thành công viên mãn. Bởi chúng là ma, nên sự ẩn hiện của chúng khó lường, chúng ta luôn đề cao cảnh giác không một phút giây lơi lỏng, mới mong có ngày "ca khúc khải hoàn".

Trích Sách Cành Lá Vô Ưu
Nguon: thuongchieu.net

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2013(Xem: 8865)
Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói. Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”
19/10/2013(Xem: 12761)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 6938)
Đức Phật chỉ ra rằng: mọi vật có hình tượng, có thể chất đều sinh diệt, thay đổi không ngừng. Sự thay đổi của vạn vật là định luật. Định luật này chi phối mọi lãnh vực cuộc sống, không ràng buộc bởi thời gian, không gian.
17/10/2013(Xem: 26153)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41554)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
12/10/2013(Xem: 12342)
Người ta thường đề cập đến quan điểm của các tôn giáo về cái chết, nhưng không mấy khi được nghe bàn luận về việc phải làm thế nào để đối đầu với sự đau đớn và bệnh tật. Thế nhưng con người lại thường hay đau ốm mà chưa chết ngay. Là những người Phật giáo, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem mình nên phản ứng ra sao trước sự đau đớn và bệnh tật có thể xảy đến với mình?
11/10/2013(Xem: 9851)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11345)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
10/10/2013(Xem: 10467)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
08/10/2013(Xem: 4165)
Đức Phật từng dạy: “Không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, bạn lành là thân nhất, Niết-bàn là an vui nhất” (Kinh Pháp cú). Bệnh là một trong bốn nỗi khổ lớn của đời người: Sinh, già, bệnh, chết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]