Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điều tôi học được...

19/10/201307:46(Xem: 8881)
Điều tôi học được...

Matthieu Ricard

Điều tôi học được- Kinh nghiệm sống của nhà sư Phật giáo Matthieu Ricard, 67 tuổi.
No. 3235 (Như Quang dịch)

Ngày 27, tháng 9, năm 2013 – “Nếu bạn có thể học đi xe đạp bạn có thể học làm thế nào để được hạnh phúc,” nhà sư Phật giáo 67 tuổi và là người hạnh phúc nhất trên thế giới nói.

Khi còn nhỏ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhạc sĩ Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên của gia đình triết gia Ricard. Tuy vậy, nhận thấy đặc tính của những người bạn của song thân không có vẻ gì là hạnh phúc hơn nên Ngài đã tìm đến Hy mã lạp sơn bỏ sau lưng công việc của một nhà sinh học tại Viện Pasteur và thay đổi cuộc đời qua thiền tập. Tính đến lần cuối cùng, Ngài đã đạt được hơn 10,000 giờ đồng hồ. Phương pháp chụp MRI tinh tế tại phòng nghiên cứu về não bộ tại Wisconsin đã cho thấy mức lạc quan siêu đẳng và hầu như không có chút cảm nhận tiêu cực nào của Ngài. Ngài nói: “Tôi không thấy mọi thứ đều màu hồng nhưng những thăng trầm của cuộc sống không trụ trong tôi theo cách của đời thường.”

Sau đây là câu chuyện đời của Ngài.

Mọi người đều có thể trở nên người hạnh phúc nhất thế giới nếu họ tầm cầu hạnh phúc đúng nơi. Vấn đề là chúng ta không muốn.

Hạnh phúc không phải là việc theo đuổi những kinh nghiệm vô tận. Hạnh phúc là sự biểu hiện của một trạng thái và điều khó khăn là để cho trạng thái đó làm chủ tất cả các tình cảm khác.

Khác với sự thỏa thích, sẽ tự mất đi ngay khi bạn kinh nghiệm được, hạnh phúc là một kỷ năng và được tu tập. Chúng ta đều có khả năng gặt hái hạnh phúc. Bạn phải xem xét điều gì làm khởi sắc cho cuộc đời của bạn. Theo Phật giáo chúng ta cho rằng nguồn gốc của sự đau khổ chính là vô minh.

Hạnh phúc là vạch ra một lằn ranh. Đó không phải là tìm kiếm những ngọn pháo bông hoặc những cảm nghiệm phấn chấn. Bước đầu là bạn phải nhận thức được bạn muốn cải thiện và chúng ta có thể kiểm soát phần nào những điều kiện nhất thời, viễn vông.

Để được hạnh phúc thực sự chúng ta phải từ bỏ các uế nhiễm của tâm chẳng hạn như oán ghét, dính mắc, kiêu mạn, khát khao, tham muốn và tự mãn. Toàn bộ của sự huấn luyện tâm hoặc thiền tập là loại bỏ những điều này và thành tựu các phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha.

Bạn có thể tranh luận rằng một sự nóng giận hoặc một chút ít tiêu cực là cá tính của con người vậy điều đó không hẳn là xấu. Chúng ta thường có sự lẫn lộn giữa ánh sáng và bóng tối nhưng chúng ta chỉ dính mắc vào tư kiến đó và cho rằng nó là tối ưu. Bạn không cho rằng “Bản chất của con người là bệnh và chết vậy thì tại sao chúng ta phải đi bác sĩ” phải không?

Phương cách tâm hiểu biết thế giới là điều quan trọng trong cách định nghĩa phẩm chất của mỗi sát na xảy ra và chúng ta không để ý đến các điều kiện bên trong. Chúng ta phải học cách nhận ra rằng có những trạng thái tâm hoặc tình cảm có lợi cho sự phát triển và một số khác có tính cách hủy hoại. Tôi gọi đó là luyện thuốc giải độc.

Thông thường khi chúng ta vừa thoáng giận dữ tiếp theo sẽ là một giai đoạn chịu đựng thiêu đốt khi mà chúng ta không thể bắt đầu nhận ra các mặt tích cực của người mà chúng ta đang giận dữ. Liều thuốc giải độc trực tiếp là xem nó như nóng và lạnh. Có nghĩa là càng nhiều tư tưởng thiện hoặc vị tha bạn đem vào trong tâm, càng ít chỗ cho điều đối nghịch. Đây là luyện thuốc giải độc.

Do luôn ý thức rằng sự giận dữ không thể tự nuôi sống nó, nó sẽ ngưng được tiếp nhiên liệu và từ từ diệt đi. Nếu bạn trở nên thuần thục thì với sự tỉnh giác bạn có thể để cho những tình cảm buồn phiền đó qua đi mà không giữ chúng như một quả bom định giờ, hoặc cho chúng nổ tung từng lúc.

Dĩ nhiên tôi có tức tối. Nhưng thường là tôi nhanh chóng bật cười trước sự tức tối vì điều đó là dại dột.

Mọi người sẽ được hổ trợ qua việc hành thiền nửa giờ đồng hồ mỗi ngày. Hành thiền là một từ rất mơ hồ và có nhiều sáo ngữ chẳng hạn như làm rỗng không tâm trí và thư giãn hoặc tất cả những điều như thế. Nhưng hành thiền có ý nghĩa thực sự là tu tập hoặc làm quen với sự hiểu biết về cách vận hành của tâm. Các sự nghiên cứu cho thấy hành thiền kết hợp với sự nhận thức liệu pháp có thể giúp những người chịu đựng sự trầm cảm nghiêm trọng và làm giảm nguy cơ tái phát đến 40 phần trăm.

Để được hoàn toàn tự do bạn không thể cùng một lúc gánh vác trách nhiệm với những người lệ thuộc vào bạn. Làm sao tôi có thể hạnh phúc khi tôi là một người độc thân trong suốt 30 năm? Nếu tôi có một mái gia đình tôi sẽ gây ra nhiều đau khổ và điều này bất khả thi. Như thế không có nghĩa là bạn không có một tình bằng hữu tuyệt diệu và mối quan hệ với phân nửa của nhân loại. Một khía cạnh có thể không hiện hữu nhưng nhiều khía cạnh khác lại hiện hữu.

Cuộc sống không chỉ là ngồi nơi ban công nhìn xuống dãy Hy Mã Lạp sơn. Bạn có thể nói điều này quá dễ dàng cho tôi, tôi sống trên núi và không cần phải trùm những chiếc áo có mủ trên đường về nhà mỗi đêm. Nhưng điều này không dễ. Tôi đã bay 70 chuyến từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 6 tháng 11. Tôi không hề có một ngày nghỉ.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2013(Xem: 3945)
Nếu bảo rằng vì ngôn tự âm thanh đều vô thường nên không muốn đọc, không muốn nghe, thì chẳng khác nào đà điểu vùi đầu vào cát (để tránh hiểm nguy, hay trốn chạy thực tế?). Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vi và thái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại. Từ hàng thứ dân cho đến kẻ lãnh đạo (chính quyền, đảng phái, tôn giáo, tổ chức xã hội/dân sự, cơ quan truyền thông…), đều phải mở mắt, lắng tai, mới mong hiểu được sự thực.
19/10/2013(Xem: 12789)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 6938)
Đức Phật chỉ ra rằng: mọi vật có hình tượng, có thể chất đều sinh diệt, thay đổi không ngừng. Sự thay đổi của vạn vật là định luật. Định luật này chi phối mọi lãnh vực cuộc sống, không ràng buộc bởi thời gian, không gian.
17/10/2013(Xem: 26198)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 41604)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
12/10/2013(Xem: 12343)
Người ta thường đề cập đến quan điểm của các tôn giáo về cái chết, nhưng không mấy khi được nghe bàn luận về việc phải làm thế nào để đối đầu với sự đau đớn và bệnh tật. Thế nhưng con người lại thường hay đau ốm mà chưa chết ngay. Là những người Phật giáo, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem mình nên phản ứng ra sao trước sự đau đớn và bệnh tật có thể xảy đến với mình?
11/10/2013(Xem: 9866)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11389)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
10/10/2013(Xem: 10508)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
08/10/2013(Xem: 4173)
Đức Phật từng dạy: “Không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, bạn lành là thân nhất, Niết-bàn là an vui nhất” (Kinh Pháp cú). Bệnh là một trong bốn nỗi khổ lớn của đời người: Sinh, già, bệnh, chết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]