Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết Rõ Thân Tâm Để Trút Bỏ Muộn Phiền

09/02/201411:49(Xem: 4525)
Biết Rõ Thân Tâm Để Trút Bỏ Muộn Phiền

Biết Rõ Thân Tâm Để Trút Bỏ Muộn Phiền

Lama Zopa Rinpoche

lamazopa

Hơn nữa, ngay cả ở phương Tây, trong xã hội hiện đại, nhiều đứa trẻ có thể nhớ rõ kiếp trước của chúng. Tương tự, ở phương Đông, có nhiều người cũng nhớ ra các kiếp trước của họ: nơi họ đã sinh sống, cách sống, gia đình, nơi chốn và những người khác. Cũng vậy, nhiều thiền sinh, khi tâm họ phát triển qua thực tập thiền định và đạt được một cấp độ nhận thức chắc chắn, có thể nhớ lại các kiếp trước và thấy được các đời sau: nơi họ sinh ra, trong đất nước nào và trong gia đình nào. Hơn nữa, theo cấp độ nhận thức của mình, họ chuẩn bị trước khi chết và chọn nơi muốn tái sanh trong một gia đính nào đó.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng các nguyên nhân thuộc thân và tâm trong sinh mạng hiện tại của mình đều khác biệt. Tâm trong mạng sống hiện tại của chúng ta xuất phát từ nguyên nhân của chính nó, tiếp tục duy trì từ nguyên nhân của chính nó, tâm trong kiếp trước của chúng ta. Thân trong đời sống hiện tại của chúng ta xuất phát từ sự kết hợp giữa tinh trùng và trướng của cha mẹ—tâm chúng ta vốn không xuất phát từ các yếu tố này, các nguyên tố vật chất. Cũng vậy, tâm chúng ta vốn không xuất phát từ tâm của cha mẹ. Nếu nguyên nhân chủ yếu của tâm trong đời sống hiện tại của chúng ta vốn là tinh trùng và trứng của cha mẹ, thì tất cả vấn đề và khổ đau chúng ta kinh qua trong cuộc sống của mình sẽ do cha mẹ tạo ra và chúng sẽ trở nên nguyên nhân căn bản của họ. Theo cách đó, cha mẹ sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta—nếu họ không sinh ra mình, thì chúng ta không phải kinh qua khổ đau này.

Tuy nhiên, điều đó không phải như vậy. Cha mẹ không bao giờ trở nên nguồn gốc các vấn đề của chúng ta. Bất kể vấn đề nào chúng ta kinh qua—thân xấu xí, dị dạng, khuyết tật v.v—đó không phải lỗi của cha mẹ, mà là lỗi của chúng ta. Bởi thế, không nên trách cứ cha mẹ mình. Hơn nữa, thân và tâm là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau: tâm không có hình tướng, còn thân có hình tướng. Thân được kết hợp bởi các yếu tố, còn tâm không phải như vậy. Bản chất của chúng hoàn toàn khác biệt. Giống như hư không, bản chất của nó là trống rỗng, không trở thành bản chất của trái đất, hình tướng, và bản chất của trái đất, hình tướng không thể trở thành bản chất của hư không, tánh không. Theo cách đó, cơ thể vật lý không thể tạo ra tâm, không bao giờ trở thành tâm thức. Bản chất của tâm là rõ ràng và nó có khả năng nhìn thấy hoặc hiểu biết các đối tượng.

Hơn nữa, khi mới chào đời, trẻ em và thú vật biết cách uống sữa mà không cần cha mẹ chúng dạy; chúng tự nhiên biết cách để bú. Ngay cả những con chó nhỏ cũng biết cách thể hiện tình cảm giới tính mà không cần được chỉ dạy. Tất cả điều này xuất hiện bởi vì thói quen (nghiệp) đã gây tạo trong những đời trước. Vì các hoạt động quen thuộc trong những đời trước, nên trẻ sơ sinh tự nhiên thể hiện như vậy mà không cần được chỉ dạy.

Tương tự, một vài đứa trẻ, không được huấn luyện hoặc dạy dỗ, chúng tự nhiên rất thương cảm và không muốn gây tổn hại người khác hoặc côn trùng. Ngay cả khi thấy con người gặp phiền muộn rắc rối hoặc côn trùng đánh nhau, chúng có một ước mơ mãnh liệt mang tính trực giác để giúp xoa dịu vấn đề đó; chúng có tình thương trực giác. Nhưng những đứa trẻ khác tự nhiên rất nóng vội và tàn nhẫn; bất cứ khi nào thấy côn trùng bò xung quanh mình, chúng liền muốn giết các côn trùng ấy. Chúng có một tính cách rất tàn bạo. Tại sao những đứa trẻ này có các tính cách khác nhau? Tại sao chúng được sinh ra với các tính cách ấy? Điều đó xảy ra bởi vì trong những kiếp trước, tâm của đứa trẻ này vốn được huấn luyện trong kiên nhẫn và tình thương trong khi đứa trẻ khác được huấn luyện trong môi trường nóng vội, tức giận và tàn nhẫn, gây nhiều tổn hại cho người khác. Vì thế, khi sinh ra trong đời này, những đặc điểm tính cách đó, tình thương hay tàn bạo, được hình thành.

Nói cách khác, có nghĩa những đứa trẻ đó sinh ra với các tính cách khác nhau hoặc hình dáng khác nhau là chịu ảnh hưởng kết quả của những hành vi trong các đời trước. Vì thế, bất cứ tính cách nào mà đứa trẻ được sinh ra với—tính cách tốt, nhận thức bản năng, thông minh xuất chúng, giác quan đầy đủ, thân hình đẹp đẻ—thì chúng chính là kết quả của các hành động (nghiệp) được tạo ra trong những kiếp trước với thiện tâm và đức hạnh. Ngược lại, một đứa trẻ sinh ra với—tính cách tàn nhẫn hoặc gây tổn hại và tàn tật là ảnh hưởng kết quả của các hành động được thực hiện trong nhiều kiếp trước với tấm bất thiện, tàn bạo, như vô minh, cố chấp và sân hận.

Hơn nữa, ngay cả ở phương Tây, trong xã hội hiện đại, nhiều đứa trẻ có thể nhớ rõ kiếp trước của chúng. Tương tự, ở phương Đông, có nhiều người cũng nhớ ra các kiếp trước của họ: nơi họ đã sinh sống, cách sống, gia đình, nơi chốn và những người khác. Cũng vậy, nhiều thiền sinh, khi tâm họ phát triển qua thực tập thiền định và đạt được một cấp độ nhận thức chắc chắn, có thể nhớ lại các kiếp trước và thấy được các đời sau: nơi họ sinh ra, trong đất nước nào và trong gia đình nào. Hơn nữa, theo cấp độ nhận thức của mình, họ chuẩn bị trước khi chết và chọn nơi muốn tái sanh trong một gia đính nào đó.

Trong trường hợp của chúng ta, chỉ bởi vì không muốn những kiếp trước và tâm mình trở nên bất lực trong việc nhìn thấy các kiếp sau của mình không có nghĩa những kiếp trước và kiếp sau của chúng ta không tồn tại. Các lý luận như “tôi không nhớ”hoặc “tôi không thấy tương lai”không bác bỏ sự tồn tại của các đời sống quá khứ và tương lai. Nếu lập luận như vậy vốn chính xác, thì chúng ta có thể khẳng định“tôi chưa bao giờ ở trong tử cung của mẹ mình”bởi vì chúng ta không nhớ nó—những kinh nghiệm mình đã có, cách mình đã sống, phương thức thâm nhập vào nó, cách tâm mình được hình thành ở đó. Nếu chúng ta tìm hiểu tâm mình với sự chú ý đến các điểm này, thì nó hoàn toàn mờ mịt, không rõ ràng. Do vậy, không nhớ về những kiếp trước hoặc không thấy rõ những kiếp sau, nên chúng ta thậm chí không nhớ cách mình thoát ra khỏi bào thai của mẹ, những gì đã xảy ra khi mới lọt lòng, cách thức mẹ mình chăm sốc mình.

Chúng ta thậm chí lãng quên bất cứ điều gì trong đó, vì thế không có cách nào chúng ta cho rằng mình chưa bao giờ ở trong bụng mẹ chỉ vì chúng ta không nhớ. Đó không phải là chứng cứ. Nếu lập luận “tôi không biết”là đúng, thì chúng ta phải nói nói rằng mình không tồn tại. Vì sao? Bởi vì chúng ta không mình là gì. Nếu quan sát kỉ “tôi là ai?Tôi là cái gì?” thì chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì. Nhưng chỉ bởi vì không thấy chúng ta là ai hoặc các gì thì cũng không chứng minh được chúng ta không tồn tại.“Tôi không biết tôi là cái gì, vì thế tôi không tồn tại”là một lập luận ngớ ngẩn và không thể chứng minh được chúng ta không tồn tại. Hơn nữa, có những người nhớ được các kiếp trước và thấy các kiếp sau của họ, cũng có những người thấy được những kiếp trước và kiếp sau của người khác, thậm chí ở phương Tây.

Như vậy, tâm không ngừng hoạt động khi cơ thể ngừng hoạt động; tâm hoạt động liên tục. Tâm trong cuộc sống hiện tại của chúng ta tiếp diễn từ tâm trong kiếp trước của nó; điều đó xuất phát từ đời sống quá khứ của nó; lại xuất phát từ kiếp trước của nó và theo cách này, sự liên tục của tâm không có điểm khởi đầu. Tương tự, sự liên tục của tâm cũng không có điểm kết thúc. Do vậy, dù cơ thể vật lý trong đời này biến mất, thì tâm vẫn tiếp tục hoạt động. Khi tâm nằm dưới sự kiểm soát của các vọng tưởng—vô minh, chấp thủ và sân hận—thì nó không giải thoát khỏi khổ đau, bất kể chúng ta mang nhiều thân thể khác nhau ra sao (trong luân hồi), chúng ta luôn luôn gặp phải các vấn đề. Dù mang thân thú vật hoặc thân người, bất kể tái sanh mang thân gì, khi tâm mình không thoát khỏi khổ đau, thì chúng ta không bao giờ kinh qua an vui hoặc hạnh phúc thực sự.

Tại sao thân hiện tại của chúng ta không thoát khỏi khổ đau? Điều đó xảy ra bởi vì tâm mình không thoát khỏi khổ đau. Cũng vậy, khi tâm mình không thoát khỏi các vọng tưởng, thì bất kể mang thân gì, đầu thai vào cảnh giới nào, chúng ta luôn luôn bị khổ đau, luôn luôn dín líu đến các vấn đề khác nhau. Khi điều này trở nên sự phát triển đích thực của khổ đau, thì không có điều gì ngoại tại, thậm chí hằng ngàn quả bom nguyên tử, có thể ngăn chặn nó, bởi vì không có cái gì ngoại tại tịnh trừ được các vọng tưởng, nguồn gốc của khổ đau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2015(Xem: 3344)
Theo thông lệ vào mùa an cư, tôi có ít lời sách tấn chư Tăng Ni và nhắc nhở Phật tử nỗ lực tu học. Người xuất gia mang trọng trách dìu dắt Phật tử cho nên đường hướng phải nắm cho thật vững. Hiểu lờ mờ, thực hành không đến nơi đến chốn, hướng dẫn người khác lệch đường, công đức không có, lại trở thành tội. Phật tử cũng cần biết định hướng tu hành cho đúng đắn để đạt lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.
19/08/2015(Xem: 5543)
Chúng ta cần biết rằng tu để thành Phật, là điều rất khó nếu không nói là hoang tưởng. Vì bản thân cái sự tu hành chuyên nghiệp trong chùa của chúng ta, nó cũng giống như là trường lớp giáo dục vậy. Nó có quá nhiều phương tiện và quy tắc bên ngoài ràng buộc, cho nên chúng ta khó lòng có đủ dũng khí để phá bỏ tất cả những cái đó đi, mà thành Phật được lắm.
13/08/2015(Xem: 6202)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội chớ không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống này, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo phải phân rành vấn đề tội phước.
01/07/2015(Xem: 26978)
Trên bước đường tu học Phật, ít nhiều gì, Phật tử cũng thường hay gặp phải những thắc mắc, nghi vấn các vấn đề mà tự mình chưa có thể tìm ra giải đáp. Có những nghi vấn mang tính chất thuần túy kinh điển, nặng về phần nghiên cứu học thuật. Bên cạnh đó, cũng có những nghi vấn liên quan thiết thân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà bất cứ người Phật tử nào cũng gặp phải trong khi tu học. Khởi đi từ yếu tố thiết thực đó và cũng muốn để trao đổi trong nhu cầu nghiên cứu, học hỏi Phật pháp, nhứt là đối với những người hằng quan tâm đến Phật giáo, suốt thời gian qua, trong các khóa tu học ngắn hay dài hạn, đều có đề ra mục Phật Pháp Vấn Đáp, để cho quý Phật tử nêu ra những nghi vấn thắc mắc. Và những nghi vấn thắc mắc nầy, đã được thầy Phước Thái gom góp lại để giải đáp thành 100 Câu Hỏi Phật Pháp. Năm 2010, 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 2 đã được ấn hành 1500 bản. Sách ấn hành chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn thì số lượng sách đã không còn. Từ đó đến nay (2015), trải qua thời gian 5 năm
11/06/2015(Xem: 10326)
Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm và Phát Khởi Bồ Đề Tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 giảng. Thích Hạnh Tấn dịch
04/06/2015(Xem: 6170)
Khi truyền dạy các pháp cho người học, nên lặp đi lặp lại, đến khi hành giả thật sự thông hiểu mới thôi, đó là cách tất yếu để các nội dung quan trọng được lãnh hội đầy đủ. Lời Phật là thiện ngữ, bởi Phật chỉ nói những lời thiện, như pháp; đồng thời mang nhiều ý nghĩa, có khả năng dẫn dắt nhân tâm đạt đến thực tướng.
26/05/2015(Xem: 6675)
Cuốn sách này được dịch nguyên văn từ tác phẩm Buddhism key stage one của Jing Yin Ken Hudson. Tôi dịch cuốn sách này và gửi đến Thư viện Hoa Sen với các lý do : - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi cho mọi người. Đặc biệt là các em thiếu nhi. Những mầm non cho tương lai mai sau. Các em cần phải hiểu biết Đạo Phật. - Đây là món quà thành kính dâng lên Đức Phật, mong ngài ban phước lành cho mọi người; cho gia đình tôi; cho bạn bè; cho tất cả mọi người. Rất mong Thư viện Hoa Sen duyệt và chọn đăng để làm tài liệu cho các em thiếu nhi học tập.
26/05/2015(Xem: 8660)
Lúc thiếu thời, Đức Phật đã có những suy nghĩ giống thiếu nhi hôm nay. Các cháu tự hỏi tại sao bị sốt. Tự hỏi tại sao ông bà các cháu lại chết. Tại sao những ước mơ của các cháu không phải là sự thật. Các cháu tự hỏi về vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Bởi vì Đức Phật biết rõ suy nghĩ của trẻ em nói riêng và loài người nói chung, Ngài dạy chúng ta làm thế nào để sống hạnh phúc và có cuộc sống thanh bình. Đạo Phật không phải là niềm tin mù quán vào nơi xa lạ nào đó.
24/05/2015(Xem: 10186)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
20/03/2015(Xem: 7014)
Đạo Phật là đạo từ bi vì thế là người con Phật, chúng ta phải tu tâm từ bi, trưởng dưỡng tâm từ bi trong cuộc sống mỗi ngày vì tâm từ là cội nguồn của mọi thiện nghiệp, là Phật tánh của chúng sanh. Điều này được Đức Phật thuyết trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai [1, tr.520].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567