Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết Rõ Thân Tâm Để Trút Bỏ Muộn Phiền

09/02/201411:49(Xem: 4511)
Biết Rõ Thân Tâm Để Trút Bỏ Muộn Phiền

Biết Rõ Thân Tâm Để Trút Bỏ Muộn Phiền

Lama Zopa Rinpoche

lamazopa

Hơn nữa, ngay cả ở phương Tây, trong xã hội hiện đại, nhiều đứa trẻ có thể nhớ rõ kiếp trước của chúng. Tương tự, ở phương Đông, có nhiều người cũng nhớ ra các kiếp trước của họ: nơi họ đã sinh sống, cách sống, gia đình, nơi chốn và những người khác. Cũng vậy, nhiều thiền sinh, khi tâm họ phát triển qua thực tập thiền định và đạt được một cấp độ nhận thức chắc chắn, có thể nhớ lại các kiếp trước và thấy được các đời sau: nơi họ sinh ra, trong đất nước nào và trong gia đình nào. Hơn nữa, theo cấp độ nhận thức của mình, họ chuẩn bị trước khi chết và chọn nơi muốn tái sanh trong một gia đính nào đó.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng các nguyên nhân thuộc thân và tâm trong sinh mạng hiện tại của mình đều khác biệt. Tâm trong mạng sống hiện tại của chúng ta xuất phát từ nguyên nhân của chính nó, tiếp tục duy trì từ nguyên nhân của chính nó, tâm trong kiếp trước của chúng ta. Thân trong đời sống hiện tại của chúng ta xuất phát từ sự kết hợp giữa tinh trùng và trướng của cha mẹ—tâm chúng ta vốn không xuất phát từ các yếu tố này, các nguyên tố vật chất. Cũng vậy, tâm chúng ta vốn không xuất phát từ tâm của cha mẹ. Nếu nguyên nhân chủ yếu của tâm trong đời sống hiện tại của chúng ta vốn là tinh trùng và trứng của cha mẹ, thì tất cả vấn đề và khổ đau chúng ta kinh qua trong cuộc sống của mình sẽ do cha mẹ tạo ra và chúng sẽ trở nên nguyên nhân căn bản của họ. Theo cách đó, cha mẹ sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta—nếu họ không sinh ra mình, thì chúng ta không phải kinh qua khổ đau này.

Tuy nhiên, điều đó không phải như vậy. Cha mẹ không bao giờ trở nên nguồn gốc các vấn đề của chúng ta. Bất kể vấn đề nào chúng ta kinh qua—thân xấu xí, dị dạng, khuyết tật v.v—đó không phải lỗi của cha mẹ, mà là lỗi của chúng ta. Bởi thế, không nên trách cứ cha mẹ mình. Hơn nữa, thân và tâm là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau: tâm không có hình tướng, còn thân có hình tướng. Thân được kết hợp bởi các yếu tố, còn tâm không phải như vậy. Bản chất của chúng hoàn toàn khác biệt. Giống như hư không, bản chất của nó là trống rỗng, không trở thành bản chất của trái đất, hình tướng, và bản chất của trái đất, hình tướng không thể trở thành bản chất của hư không, tánh không. Theo cách đó, cơ thể vật lý không thể tạo ra tâm, không bao giờ trở thành tâm thức. Bản chất của tâm là rõ ràng và nó có khả năng nhìn thấy hoặc hiểu biết các đối tượng.

Hơn nữa, khi mới chào đời, trẻ em và thú vật biết cách uống sữa mà không cần cha mẹ chúng dạy; chúng tự nhiên biết cách để bú. Ngay cả những con chó nhỏ cũng biết cách thể hiện tình cảm giới tính mà không cần được chỉ dạy. Tất cả điều này xuất hiện bởi vì thói quen (nghiệp) đã gây tạo trong những đời trước. Vì các hoạt động quen thuộc trong những đời trước, nên trẻ sơ sinh tự nhiên thể hiện như vậy mà không cần được chỉ dạy.

Tương tự, một vài đứa trẻ, không được huấn luyện hoặc dạy dỗ, chúng tự nhiên rất thương cảm và không muốn gây tổn hại người khác hoặc côn trùng. Ngay cả khi thấy con người gặp phiền muộn rắc rối hoặc côn trùng đánh nhau, chúng có một ước mơ mãnh liệt mang tính trực giác để giúp xoa dịu vấn đề đó; chúng có tình thương trực giác. Nhưng những đứa trẻ khác tự nhiên rất nóng vội và tàn nhẫn; bất cứ khi nào thấy côn trùng bò xung quanh mình, chúng liền muốn giết các côn trùng ấy. Chúng có một tính cách rất tàn bạo. Tại sao những đứa trẻ này có các tính cách khác nhau? Tại sao chúng được sinh ra với các tính cách ấy? Điều đó xảy ra bởi vì trong những kiếp trước, tâm của đứa trẻ này vốn được huấn luyện trong kiên nhẫn và tình thương trong khi đứa trẻ khác được huấn luyện trong môi trường nóng vội, tức giận và tàn nhẫn, gây nhiều tổn hại cho người khác. Vì thế, khi sinh ra trong đời này, những đặc điểm tính cách đó, tình thương hay tàn bạo, được hình thành.

Nói cách khác, có nghĩa những đứa trẻ đó sinh ra với các tính cách khác nhau hoặc hình dáng khác nhau là chịu ảnh hưởng kết quả của những hành vi trong các đời trước. Vì thế, bất cứ tính cách nào mà đứa trẻ được sinh ra với—tính cách tốt, nhận thức bản năng, thông minh xuất chúng, giác quan đầy đủ, thân hình đẹp đẻ—thì chúng chính là kết quả của các hành động (nghiệp) được tạo ra trong những kiếp trước với thiện tâm và đức hạnh. Ngược lại, một đứa trẻ sinh ra với—tính cách tàn nhẫn hoặc gây tổn hại và tàn tật là ảnh hưởng kết quả của các hành động được thực hiện trong nhiều kiếp trước với tấm bất thiện, tàn bạo, như vô minh, cố chấp và sân hận.

Hơn nữa, ngay cả ở phương Tây, trong xã hội hiện đại, nhiều đứa trẻ có thể nhớ rõ kiếp trước của chúng. Tương tự, ở phương Đông, có nhiều người cũng nhớ ra các kiếp trước của họ: nơi họ đã sinh sống, cách sống, gia đình, nơi chốn và những người khác. Cũng vậy, nhiều thiền sinh, khi tâm họ phát triển qua thực tập thiền định và đạt được một cấp độ nhận thức chắc chắn, có thể nhớ lại các kiếp trước và thấy được các đời sau: nơi họ sinh ra, trong đất nước nào và trong gia đình nào. Hơn nữa, theo cấp độ nhận thức của mình, họ chuẩn bị trước khi chết và chọn nơi muốn tái sanh trong một gia đính nào đó.

Trong trường hợp của chúng ta, chỉ bởi vì không muốn những kiếp trước và tâm mình trở nên bất lực trong việc nhìn thấy các kiếp sau của mình không có nghĩa những kiếp trước và kiếp sau của chúng ta không tồn tại. Các lý luận như “tôi không nhớ”hoặc “tôi không thấy tương lai”không bác bỏ sự tồn tại của các đời sống quá khứ và tương lai. Nếu lập luận như vậy vốn chính xác, thì chúng ta có thể khẳng định“tôi chưa bao giờ ở trong tử cung của mẹ mình”bởi vì chúng ta không nhớ nó—những kinh nghiệm mình đã có, cách mình đã sống, phương thức thâm nhập vào nó, cách tâm mình được hình thành ở đó. Nếu chúng ta tìm hiểu tâm mình với sự chú ý đến các điểm này, thì nó hoàn toàn mờ mịt, không rõ ràng. Do vậy, không nhớ về những kiếp trước hoặc không thấy rõ những kiếp sau, nên chúng ta thậm chí không nhớ cách mình thoát ra khỏi bào thai của mẹ, những gì đã xảy ra khi mới lọt lòng, cách thức mẹ mình chăm sốc mình.

Chúng ta thậm chí lãng quên bất cứ điều gì trong đó, vì thế không có cách nào chúng ta cho rằng mình chưa bao giờ ở trong bụng mẹ chỉ vì chúng ta không nhớ. Đó không phải là chứng cứ. Nếu lập luận “tôi không biết”là đúng, thì chúng ta phải nói nói rằng mình không tồn tại. Vì sao? Bởi vì chúng ta không mình là gì. Nếu quan sát kỉ “tôi là ai?Tôi là cái gì?” thì chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì. Nhưng chỉ bởi vì không thấy chúng ta là ai hoặc các gì thì cũng không chứng minh được chúng ta không tồn tại.“Tôi không biết tôi là cái gì, vì thế tôi không tồn tại”là một lập luận ngớ ngẩn và không thể chứng minh được chúng ta không tồn tại. Hơn nữa, có những người nhớ được các kiếp trước và thấy các kiếp sau của họ, cũng có những người thấy được những kiếp trước và kiếp sau của người khác, thậm chí ở phương Tây.

Như vậy, tâm không ngừng hoạt động khi cơ thể ngừng hoạt động; tâm hoạt động liên tục. Tâm trong cuộc sống hiện tại của chúng ta tiếp diễn từ tâm trong kiếp trước của nó; điều đó xuất phát từ đời sống quá khứ của nó; lại xuất phát từ kiếp trước của nó và theo cách này, sự liên tục của tâm không có điểm khởi đầu. Tương tự, sự liên tục của tâm cũng không có điểm kết thúc. Do vậy, dù cơ thể vật lý trong đời này biến mất, thì tâm vẫn tiếp tục hoạt động. Khi tâm nằm dưới sự kiểm soát của các vọng tưởng—vô minh, chấp thủ và sân hận—thì nó không giải thoát khỏi khổ đau, bất kể chúng ta mang nhiều thân thể khác nhau ra sao (trong luân hồi), chúng ta luôn luôn gặp phải các vấn đề. Dù mang thân thú vật hoặc thân người, bất kể tái sanh mang thân gì, khi tâm mình không thoát khỏi khổ đau, thì chúng ta không bao giờ kinh qua an vui hoặc hạnh phúc thực sự.

Tại sao thân hiện tại của chúng ta không thoát khỏi khổ đau? Điều đó xảy ra bởi vì tâm mình không thoát khỏi khổ đau. Cũng vậy, khi tâm mình không thoát khỏi các vọng tưởng, thì bất kể mang thân gì, đầu thai vào cảnh giới nào, chúng ta luôn luôn bị khổ đau, luôn luôn dín líu đến các vấn đề khác nhau. Khi điều này trở nên sự phát triển đích thực của khổ đau, thì không có điều gì ngoại tại, thậm chí hằng ngàn quả bom nguyên tử, có thể ngăn chặn nó, bởi vì không có cái gì ngoại tại tịnh trừ được các vọng tưởng, nguồn gốc của khổ đau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2017(Xem: 9853)
Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương Chánh pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và giác ngộ mọi người để có sự hiểu biết chân chánh bằng niềm tin nơi chính mình và tin sâu nhân quả. Kinh Kamala được đức Phật nói trong hoàn cảnh khi Ngài cùng các đệ tử đi đến thị trấn Kêsaputa của sắc dân Kalama thuộc nước Kôsala.
22/04/2017(Xem: 5245)
Phật tử Chùa Thiên Khánh hỏi : 6-Hai người cùng tu tập như nhau, nhưng một người hay giúp đỡ và một người không? Vậy phước có đồng nhau không? Xin thầy chỉ dạy. Thầy trả lời : Câu hỏi này rất hay và có giá trị. Hai người cùng làm một công việc trong một thời điểm và có tài sức ngang nhau, thế nhưng có người thành công và có người thất bại. Đối với những người không thành công, họ hay tự an ủi mình rằng số mình chưa đến hoặc họ đổ thừa tại bị thì là…. Nhưng ít ai biết rằng tất cả nên hư, thành bại, tốt xấu đều do mình tạo ra trong quá khứ hoặc hiện tại
17/04/2017(Xem: 4898)
Thân và tâm là hai yếu tố quan trọng luôn liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong một cơ thể con người. Nếu ta luôn tỉnh giác hằng ngày, ý thức ba việc thường chớ đủ là ăn mặc, ngủ; hay nói cho đúng hơn, ta phải muốn ít, biết đủ, chỉ ăn uống điều độ vừa đủ để nuôi thân, làm việc, vận động hợp lý, ngủ nghỉ cho có chừng mực, nên thân khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, nhờ vậy mình dễ dàng buông xả mọi dính mắc trong cuộc đời mà thành tựu đạo pháp.
25/03/2017(Xem: 6643)
Còn nhớ nửa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, mỗi khi có tác phẩm nào nội dung liên quan đến Phật giáo thì phía bộ phận quản lý đều yêu cầu tác giả hoặc nhà xuất bản phải trình qua phía văn hóa, hoằng pháp Phật giáo để có phê duyệt rõ ràng, thì mới được cấp giấy phép thực hiện và phát hành rộng rãi. Quy định chặt chẽ ấy đã giúp và hỗ trợ Phật giáo rất nhiều trong việc hạn chế được những sai phạm vô tình hay hữu ý hiểu sai về Phật giáo. Việc làm tích cực này hiện nay đã không còn thấy nữa. Vì vậy từ khi thấy có xuất hiện quyển sách "Tranh Nhân Quả" do Sư Thầy Thích Chân Quang biên soạn
19/03/2017(Xem: 6701)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn quyển sách nhỏ này, nhằm hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia tập sống cuộc đời thánh thiện, theo lời Phật dạy. Chúng tôi cố gắng trình bày các nguyên tắc này theo sự hiểu biết có giới hạn của mình, sau một thời gian ứng dụng tu học cảm thấy có chút an lạc. Để giúp cho người cư sĩ tại gia thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình người thân và cộng đồng xã hội. Trước tiên, chúng ta cần phải có một niềm tin vững chắc sau khi học hỏi, có tư duy sâu sắc, có quán chiếu chiêm nghiệm như lời Phật dạy sau đây: Này các thiện nam, tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quan sát, suy tư và thể nghiệm. Chỉ khi nào, sau khi thể nghiệm, quý vị thực sự thấy lời dạy này là tốt, lành mạnh, đạo đức, có khả năng hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán; nếu sống và thực hiện theo lời dạy này sẽ đem đến hạnh phúc, an lạc thực sự ngay hiện tại và về lâu về dài,
19/03/2017(Xem: 6319)
Nói đến đạo Phật là nói đến tinh thần nhân quả, nói đến sự giác ngộ của một con người. Con người sinh ra đủ phước báo hay bất hạnh là do tích lũy nghiệp từ nhiều đời mà hiện tại cho ra kết quả khác nhau. Mọi việc đều có thể thay đổi và cải thiện tốt hơn nếu chúng ta có ý chí và quyết tâm cao độ. Tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này là một dòng chuyển biến liên tục từng phút giây, không có gì là cố định cả. Một gia đình nọ, hai cha con cùng dạo chơi trong khu vườn nhà của họ. Bổng nhiên đứa con hỏi bố: “Bố ơi bố, nhà chúng ta có giàu không ạ?” Ông bố nghe xong liền mỉm cười, xoa đầu cậu con trai, rồi nói: “Bố có tiền, nhưng con không có. Tiền của bố là do bố tự mình siêng năng tích cực làm ra bằng đôi bàn tay và khối óc, được tích lũy trong nhiều năm tháng. Sau này con muốn giàu có như bố, trước tiên con phải học và chọn cho mình một nghề nghiệp chân chính, con cũng có thể thông qua nghề nghiệp của mình mà kiếm được tiền.”
17/03/2017(Xem: 6117)
1-Người Phật tử, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác mà cầu khẩn van xin để đánh mất chính mình. 2-Bất mãn là thái độ thiếu khôn ngoan và sáng suốt, người trí càng nổ lực tu học và dấn thân đóng góp nhiều hơn nữa khi mọi việc chưa được tốt đẹp để không bị rơi vào trạng thái tiêu cực. 3-Người Phật tử chân chính, cương quyết phải thắng sự thiếu quyết tâm khi muốn làm việc thiện vì đó là trách nhiệm và bổn phận của người có lòng từ bi hỷ xả.
16/03/2017(Xem: 6206)
1-Người Phật tử hãy nên nhớ, sở dĩ con người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm do không tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc. 2-Nếu chúng ta không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không thể làm cho ta phiền muộn khổ đau, vì ta đã có cây kiếm trí tuệ nhờ nghe và biết chiêm nghiệm để rồi tu sửa. 3-Người Phật tử dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiến công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được. 4-Chúng ta hãy luôn cám ơn nghịch cảnh vì chính khó khăn đó đã giúp cho ta có cơ hội quay lại chính mình, nhờ vậy tâm ta an tĩnh, sáng suốt mà tìm ra phương hướng để khắc phục.
14/03/2017(Xem: 5367)
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người. Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài. Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
26/02/2017(Xem: 11154)
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh, tâm trạng, tâm sự, tâm tình… với biết bao nổi niềm vui buồn, thương ghét…) cũng như cũng rất phổ thông, phổ dụng trong đạo Phật . Lý do vì đạo Phật là đạo tu Tâm. Nhưng “Tâm là gì ? Tâm ở đâu ? Tu tâm là tu như thế nào ..lại là các điều cần được nắm vững. Ngoài ra lại có khá nhiều từ ngữ có liên hệ rất mật thiết với chữ “Tâm” như các chữ Tánh, Thức, Ý, Ý Thức, Tình Cảm, Xúc Cảm, Tư Duy, Lo Nghĩ, … Điều này khiến người học Phật khó tránh khỏi những hoang mang, mờ mịt, ngờ vực vì khó có thể phân định chuẩn xác được các phạm trù về ý nghĩa của chữ “Tâm” trong đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567