Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu Luận Thành Thật

17/12/201317:37(Xem: 18006)
Giới thiệu Luận Thành Thật

Luan Thanh That

GIỚI THIỆU LUẬN THÀNH THẬT

Thành thật luận 成實論(Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.

Ha-lê-bạt-ma sinh ở Trung Ấn Độ sau Phật diệt độ khoảng 900 năm, trong một gia đình Bà-la-môn, thông hiểu Vệ-đà và các kinh điển khác. Sau khi xuất gia thờ thầy Cưu-ma-la-đa (Kumāralabdha), một học giả của Hữu bộ (Sarvāstivada) ở Kế Tân (Kaśmīra), nghiên cứu Phát Trí Luận (Jñāna-prasthāna-śāstra). Vì không thỏa mãn với luận này ở chỗ câu nệ danh tướng, phiền tỏa chi li, tự mình tham cứu nguồn gốc giáo thuyết khắp 3 tạng và thường cùng các sư cùng bộ biện nạn, gặp phải sự áp chế của các trưởng lão bảo thủ. Bấy giờ có chúng Tăng-kì bộ (Sāmghikāh) ở Ba-liên-phất (Pātaliputra) đồng tình, Ha-lê-bạt-ma liền qua đó ở chung, do đó được tiếp xúc tư tưởng Đại thừa, đọc rộng kinh, luật, tham cứu các dị thuyết, khảo hạch các luận, bác bỏ chỗ thiên chấp, thâu thập chỗ sở trường, bỏ ngọn trở về gốc, nhân đó tạo ra bộ luận này. Chỉ một tuần sau khi luận làm xong đã gây rúng động khắp nước Ma-yết-đà (Magadha). Sau khi luận chiến tại triều đình khuất phục các học giả phái Thắng Luận (Vaiśesika-śāstra) được tôn làm quốc sư.

Theo cựu truyền, Chân Đế (Paramārtha) nói luận này thuộc Đàm-vô-đức bộ (Dharmaguptaka), hoặc nói thuộc Đa Văn bộ (Bahuśrutīyāh), tức thuộc Tiểu thừa. Ngoài ra cũng có thuyết nói luận này lấy chỗ đặc trưng của các bộ, mặc dù luận chủ xuất gia với Hữu bộ nhưng không thỏa mãn với các nhà Tì-đàm. Theo 3 đại pháp sư Nam triều đời nhà Lương (502 ~ 557) là Pháp Vân, Trí Tạng, Tăng Mẫn, đứng trên lập trường các Kinh Bát-nhã, Pháp Hoa và Niết-bàn phán định luận này là Đại thừa luận. Còn Cát Tạng đời Tùy thì xác định bản luận này bài xích Tì-đàm, chuyên đồng Thí dụ. Phải đến Đạo Tuyên đời nhà Đường, một môn đệ nổi tiếng của Huyền Trang cuối cùng giải quyết tuyên bố đây là tác phẩm thuộc Tiểu thừa và Kinh bộ (Sautrāntika) tuy nhiên có khuynh hướng nhằm đến giáo lý Đại thừa. Có điều là trên lịch sử Phật giáo học ở Ấn Độ chưa thấy luận này có phát sinh ảnh hưởng lớn nào. Có lẽ chính vì thế mà nguyên bản Phạn văn đã thất truyền. Bản Phạn văn hiện nay là do một người Ấn Độ夏斯特裏(Haraprasad) gần đây đã từ bản chữ Hán dịch ngược ra tiếng Phạn.

Bản luận tên là Thành Thật, căn cứ lời tụng phát khởi thì Thành Thật có nghĩa là muốn thành lập thật nghĩa trong 3 tạng. Chủ yếu thẩm định 4 đế chỉ các pháp. Chính vì vậy luận được gọi tên là Thành Thật Luận. Luận văn thuyết minh 4 đế, xác định 5 thụ ấm là khổ, các nghiệp và phiền não là tập, khổ hết là diệt, 8 Thánh đạo là đạo. Xét trong thời tạo luận này, trong bộ phái Phật giáo có 3 đại gia lưu hành hơn cả. Tức các sư Tì-đàm ( Hữu bộ ), các sư Thí Dụ, và các nhà Phân biệt luận. Tôn chỉ của luận này thành lập trên nghĩa Tứ đế của Thí Dụ sư, nhưng để phân biệt với 2 nhà nên đề là Thành Thật.

Bản luận tổng cộng có 202 phẩm. Khi dịch bản luận này, vì trong luận hỏi đáp tranh luận qua lại khó phân đoạn, nên chính Đàm Ảnh là người đã tổng quát luận văn chỉnh lý phân biệt làm 5 nhóm gọi là 5 tụ : Phát tụ là phần tựa, còn khổ đế tụ, tập đế tụ, diệt đế tụ, đạo đế tụ là phần chính của bản luận và rất được chủ dịch La-thập khen ngợi chấp nhận. Đó là kết cấu của luận bản hiện hành. Bản luận từ La-thập dịch truyền cho đến đầu đời Đường trong khoảng hơn 200 năm, tương đối đã gây một ảnh hưởng lớn trong giáo học Phật giáo Trung Quốc, trở thành triết thuyết lập tông của Thành Thật tông, một tông phái thành lập ở Trung Quốc chủ trương thuyết Nhị không là nhân không (pudgala-śunyatā) và pháp không (sarva-dharma-śunyatā) đối lập với học thuyết của Hữu bộ chủ trương ngã không nhưng pháp hữu.

Trong luận thuyết minh mọi hiện tượng tồn tại trong vũ trụ là giả đều không thật thể, cuối cùng quy về không. Tu quán như vậy có thể hiểu được lý Tứ đế. Dùng Bát chính đạo diệt trừ các phiền não, cuối cùng đạt đến Niết-bàn. Đó là thật nghĩa của Tứ đế gói trọn trong nội dung của Thành Thật Luận. Giáo thuyết toàn luận không chỉ bao trùm giáo lý trọng yếu của Phật giáo bộ phái, tức Phật giáo Tiểu thừa mà còn bao gồm nhiều kiến giải Đại thừa được dẫn dụng trong các kinh luận Đại thừa. Chính vì vậy trên lịch sử Phật giáo, tác phầm này đánh dấu một cột mốc quan trọng được coi như chứng cứ của thời kỳ quá độ từ Tiều thừa không tôn hướng đến Đại thừa không tôn. Điều đó đã được lịch sử thẩm định là xác đáng.

Phật pháp xưa nay được biết chỉ thuần một vị, là vị giải thoát. Pháp Phật thuyết ra ví như cơn mưa lớn nhuần thấm tất cả vạn vật cỏ cây. Chỉ có một vị giải thoát nhuần thấm tất cả cho mọi căn cơ trình độ. Thế thì cần gì phân chia bộ phái tranh chấp lẫn nhau? Lại nữa có người đã cho rằng không nên tạo luận, để luận giải lời Phật, vì khó hiểu thấu ý thú của bậc Nhất thiết trí. Nếu không hiểu được ý Phật, mà nói ra tức tự hại. Và dù có chân trí mà không hiểu ý Phật, cũng không nên luận giải lời Phật nói, huống là người chưa được chân trí? Nếu nói cực đoan như vậy thì người thời nay phải học Phật như thế nào? Làm sao giúp nhau giải mối nghi để tín giải Phật pháp trên đường tu tập giải thoát độ sinh? Có nên hay không nên thành lập luận và vì sao phải học luận? Ha-lê-bạt-ma trong bản luận Phẩm 13 vấn đề đã được đặt ra và giải quyết cùng với các phẩm tiếp theo.

Trong 12 bộ kinh, Ưu-bà-đề-xá (Upadesa) là 1 trong 12 bộ, thuộc loại Phật tự luận nghị vấn đáp để giải nghi, để làm rõ thật nghĩa. Còn đệ tử Phật luận lời Phật dạy, luận nghị pháp tướng tương ưng với Phật dạy cũng gọi là Ưu-bà-đề-xá. Hơn nữa, trong Kinh Dị Luận, Phật cũng vẫn cho tạo luận. Như Ca-chiên-diên và các vị đại luận nghị, đã lĩnh hội được ý Phật, nên Phật đều khen ngợi. Các Tì-kheo như Ưu-đà-di, Tì-kheo-ni Đàm-ma-trần-na đều muốn xin tạo luận Phật pháp. Phật nghe liền chấp thuận cho. Phật pháp thâm diệu, ngay thời Phật tại thế các đệ tử tu tập bên cạnh đức Phật còn có bao nhiêu điểm nghi được Phật luận giải. Ngày nay nếu kinh mà có luận thì ý nghĩa dễ hiểu, Pháp bảo được tồn tại bền lâu. Có điều là Phật đã cho tạo luận như trong kinh đã căn dặn : Phật bảo Tì-kheo tùy ý tạo luận nhưng nên khéo thụ trì. Cho nên trong Tu-đa-la lấy nghĩa mà lập luận, riêng gọi là Dị Bộ. Đó là lý do cần thiết phải tạo luận.

Đã thấy lý do cần thiết phải tạo luận thì tự biết vì sao phải học luận. Tuy nhiên Ha-lê-bạt-ma cũng nói rõ trong Phẩm 13 và các Phẩm tiếp theo là học tập luận này chắc chắn được pháp của người trí, được 2 thứ lợi là tự lợi, lợi tha. Nếu người được nghe chính luận Phật pháp, sẽ dứt được 2 thứ kết sâu và nhạy, hiểu rõ chính nghĩa Phật pháp thì không những không não hại mình mà cũng không não hại người khác nữa. Lại như người học luận nầy, là có thể cùng trao đổi, vì đã hiểu chính nghĩa. Nếu người nào có thể hiểu chính nghĩa Phật pháp quyết được vào 2 hạng ít tội và không tội. Lại nữa, nếu người hiểu nghĩa Phật pháp thì chịu khổ có hạn, vì quyết sẽ được đến Niết-bàn. Cho nên cần phải học tập luận Phật pháp nầy.

Bản tiếng Việt này do cư sĩ Nguyên Hồng, một thành viên trong Ban Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Tiếng Việt của Tuệ Quang Foundation, dịch theo bản tiếng Hán trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647, sử dụng dĩa Phật điển điện tử của CBETA.(*)

Xuất phát từ suy nghĩ và tâm nguyện giúp mình giúp người có điều kiện học Phật, khai mở trí tuệ thâm nhập Phật pháp, Tuệ Quang Wisdom Light Foundation trân trọng giới thiệu tiếp dịch phẩm THÀNH THẬT LUẬN này như một dự báo sẽ ra mắt trong tương lai LUẬN TẠNG TIẾNG VIỆT của chúng tôi. Xin trân trọng giới thiệu.

Mùa xuân năm 2012, Phật lịch 2556

Chủ tịch Tuệ Quang Wisdom Light Foundation
Nguyên Hiển

Website: www.daitangvietnam.com

(*) Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành, có bán tại Nhà sách Văn Thành, 411 Hoàng Sa, P.8, Q.3, TP Ho Chí Minh, ĐT: (08) 38 482 028 – 0908 585 560, website: http://nhasachvanhoaphatgiao.com/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2013(Xem: 5524)
Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng "Phật tử" như thế mới giúp cho chùa khá giả
03/09/2013(Xem: 4072)
Phật pháp - ngôi nhà chung của nhân loại được dở bỏ, dựng thành những ngôi nhà nhỏ tự bao giờ? Thực tế ngôi nhà chung ấy còn, Thời mạt Pháp, Pháp không mạt. Chỉ là nó vô hình với ai vẫn còn chạy theo cuộc sống tạm bợ trần ai, và phải đợi đến lúc thân mạng tơ tướp không còn biết nương nhờ vào đâu mới chịu vào an ngụ.
03/09/2013(Xem: 3413)
Đã lâu, đa số thanh niên quan niệm giải thoát của đạo Phật là siêu hình huyền hoặc đâu đâu, để dành riêng cho những người chán thực tại cầu vào chốn hư vô tịch diệt. Thanh niên là thích thực tế, ưa hoạt động nên không cần để ý đến.
01/09/2013(Xem: 3580)
Đạo Phật chủ trương giác ngộ mang ánh sáng trí tuệ soi rọi cho thế gian. Mọi lẽ thật đều hiện bày dưới ánh sáng giác ngộ, nhận lấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là “chánh tín”. Ngược lại, bày những điều mê hoặc làm mù quáng người đời, lừa bịp thế gian, ấy là “mê tín”. Hoặc không hiểu rõ, không có lý lẽ, mà tin càng tin bướng là “mê tín”. Tin bướng là họa hại đưa con người đến đường mù tối. Thấy rõ biết đúng mới tin là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực.
01/09/2013(Xem: 3343)
Mọi việc khổ vui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệp quá khứ và hiện tại chi phối. Nghiệp lành thì được vui, nghiệp ác thì chịu khổ, chúng ta chỉ biết sợ khổ, cầu vui mà không biết tránh nghiệp ác, tạo nghiệp lành. Thế chẳng khác nào kẻ sợ bóng mà cứ đứng ngoài trời nắng, muốn nghe nhạc mà bịt lỗ tai. Một khi nghiệp quả đến, chúng dù muốn dù không, tất nhiên cũng phải chịu. Bởi nó là kết quả do hành động của chính mình đã tạo. Mình làm, rồi mình chịu, đó là lẽ công bằng hợp lý của kiếp người.
01/09/2013(Xem: 10214)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
27/08/2013(Xem: 7649)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10162)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
23/08/2013(Xem: 5397)
Đức Phật nói rất nhiều vấn đề, Khoa học cũng đã chứng minh được nhiều vấn đề mà đức Phật đã nói cách nay trên 2550 năm; trong phạm vi giới hạn, bài này người viết chỉ đưa ra hai vấn đề đó là: 1. Tam tế tướng, 2. Tâm và vật, để xem Khoa học nói gì về hai vấn đề này.
22/08/2013(Xem: 8690)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]