Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Lhasa, những ngày đầu đông

23/11/201204:48(Xem: 4639)
05. Lhasa, những ngày đầu đông

Đường lên Tây Tạng

Nguyễn Tập

Kỳ 5:
Lhasa, những ngày đầu đông

TT - Vào thế kỷ thứ 7, tương truyền chỗ xây đền Đại Chiêu (một trong những đền nổi tiếng nhất Tây Tạng) ngày nay chính là một hồ nước bị ma nữ ám. Công chúa Văn Thành (thời nhà Đường) trong thời gian làm dâu ở xứ Tây Tạng hiểu phong thủy bèn ném chiếc nhẫn mình hay đeo và cho dê đổ đất vào hồ để khắc chế yêu nữ.

Theo tiếng Tây Tạng, dê là “ra” (linh vật của thần hộ pháp Damcen), đất là “sa”. Từ đó chốn này mang tên Rasa, dần dần biến thành Lhasa, tên gọi ngày nay của thủ phủ Tây Tạng.

duonglentaytang-08
Diễu hành, đọc khẩu hiệu trước buổi làm việc tại một siêu thị ở Lhasa - cách làm phổ biến ở Đài Loan, Hong Kong đã được đưa lên thành phố của các chư thiên này


Các chư thiên đâu rồi?

Là nơi cao nhất thế giới so với mực nước biển, độ cao trung bình từ 4.000m trở lên (trong đó diện tích cao trên 4.500m chiếm 65%), nơi đây từng được gọi là “nóc nhà thế giới”, được mệnh danh là “cực thứ ba của Trái đất” nhưng bây giờ điều đó có lẽ chỉ là quá khứ. Chúng tôi bước vào Lhasa đã gần 2g sáng. Dù đọc rõ ràng dòng chữ “Welcome to Lhasa” nhưng tôi vẫn còn ngờ ngợ: đường sá rộng rãi, nhà ở, khách sạn, xe cộ khá hiện đại. Lẽ nào các chư thiên lại ở khách sạn, đi ôtô?

8g sáng. Lhasa giờ này chưa thức dậy. Trời hãy còn mờ mờ tối, ngoài đường chỉ lác đác vài người đạp xe. Nơi tôi ở đối diện với tòa nhà China Telecom cao lớn ngạo nghễ, xung quanh là các khách sạn, hàng quán. Định tìm một quán ăn của người Tây Tạng để tìm hiểu đặc sản ở đây nhưng không thấy.

Buổi sáng, rảo bước khắp một đoạn dài trên Bắc Kinh trung lộ vẫn chỉ thấy toàn là nhà hàng, quán ăn, quầy lưu niệm của người Hán. Theo tài liệu gần đây, Tây Tạng là khu dân cư thuần nhất với 95% dân số là dân tộc Tạng nhưng có lẽ đó là những số liệu thống kê cũ, chưa được cập nhật?

Nhưng rồi chúng tôi cũng tìm thấy một quán trà bơ của người Tây Tạng. Quán nhỏ nhưng đông, khách tràn ra cả ngoài đường. Buổi sáng trời lạnh ngắt, uống tách trà bơ (làm từ sữa bò yak) mùi hơi gây gây nhưng cái hậu ngọt, thơm rất nhẹ nhàng tự nhiên thấy ấm người hẳn. Chỉ cần 1 tệ (2.000 đồng) là có thể ngồi uống mệt nghỉ. Mỗi bàn để sẵn một bình trà bơ nóng, uống hết chủ quán lại châm tiếp bình khác.

Chúng tôi cũng đến cung điện Potala (chữ potala là phiên âm của chữ phổ đà la, tức là cung điện của bồ tát), nơi ở, làm việc ngày xưa của các vị Phật sống của người Tây Tạng: Đạt Lai lạt ma. Từ chỗ tôi ở đến Potala khoảng 2km, ăn sáng, đi bộ đến cũng vừa lúc nắng lên.

Biểu tượng thành phố Lhasa - điện Potala - vẫn đẹp như ngàn năm nay nhưng bước vào trong bạn sẽ hiểu được ngay đó chỉ còn là cái vỏ không hồn. Lại một vài “anh lạt ma” ngồi ở góc điện đợi gom tiền của du khách cúng dường, còn có một vài anh lính mặc quân phục, nai nịt súng ống hẳn hoi (tuy họ rất lịch sự với du khách). Không tiếc 100 tệ (200.000 đồng) mua vé vào cửa nhưng cái mất mát của cảm giác thiêng liêng về ngôi đền - kỳ quan thế giới - thì tôi cứ tiếc mãi.

Đi bộ lang thang khắp các đường phố Tây Tạng tự nhiên tôi thấy chán vì các hàng quán, cửa hiệu nhan nhản trên phố không mấy khác so với nhiều tỉnh, thành khác ở Trung Quốc. Khác chăng chỉ ở mọi tấm bảng hiệu ngoài phần tiếng phổ thông khá lớn ở giữa thì phần phía trên có dòng chữ Tây Tạng nhỏ xíu. Khắp đường phố người ăn xin cũng khá nhiều.

Lhasa nhỏ nhưng những cơ quan công quyền, các cơ sở, cơ quan đều được xây dựng cực kỳ bề thế, đều tọa lạc tại những con đường đẹp nhất. Có một điều buồn cười và khá lạ là cứ bước lên taxi thì trả 10 tệ (khoảng 20.000 đồng) và cứ việc đi bất cứ đâu trong thành phố. Có lẽ do Lhasa quá nhỏ chăng?

Con đường thế kỷ

Ngày nay bất kỳ ai đến khu tự trị hẳn cũng sẽ ngạc nhiên tột độ trước sự thay đổi không ngờ của bộ mặt Tây Tạng. Hạ tầng cơ sở tại đây đã được Chính phủ Trung Quốc đầu tư tối đa.

Với diện tích 1,2 triệu km2(gần gấp bốn lần diện tích VN) nhưng dân số chỉ vài triệu người, vậy mà đường xây rất rộng rãi, cửa hàng san sát không khác mấy với kiểu đô thị của Thành Đô (Tứ Xuyên).

Đặc biệt là cầu đường, thậm chí cả những nơi hẻo lánh hầu như chỉ có khách hành hương đi lại, đường sá, cầu cống cũng rất thuận tiện, chưa kể những công trình bệnh viện, trường học…

Mới đây Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng hơn 12 triệu USD để thiết lập 70 đài phát thanh tại Tây Tạng nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định xã hội tại đây. Tuy nhiên, đáng kể nhất chính là tuyến đường sắt nối liền từ Cách Nhĩ Mộc (tỉnh Thanh Hải) đến Lhasa (Tây Tạng) với tổng số tiền do Chính phủ Trung Quốc đầu tư lên tới 7 tỉ USD.

duonglentaytang-09
Con đường sắt “xuyên thế kỷ” từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa này phải xuyên qua hàng chục trái núi trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt


Đáng nói là chính công trình này, từ những năm 1990 khi được Chính phủ Trung Quốc mời nghiên cứu thực hiện, sau một thời gian điều nghiên thực địa, các chuyên gia hàng đầu của châu Âu đã lắc đầu từ chối vì cho đó là chuyện không tưởng khi phải đào hầm xuyên qua hàng chục trái núi trong điều kiện khí hậu, tự nhiên quá khắc nghiệt.

Thật ra sự quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc trong việc đầu tư cho Tây Tạng cũng vì vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng của nơi này: phía nam sát dãy Himalaya và tiếp giáp lãnh thổ với các nước Nepal, Bhutan, Ấn Độ, Myanmar, Sikkim... Phía tây giáp với khu vực Kashmir.

Trong tương lai Tây Tạng có khả năng trở thành con đường thông thương giao lưu giữa Trung Quốc với các nước Nam Á. Những ngày cuối năm 2004, tuyến đường sắt Thanh - Tạng nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng, dài 1.118km, có độ cao 4.000m trở lên, nơi cao nhất tới 5.072m đã hoàn thành được hơn 2/3. Các trục đường quốc lộ quan trọng đến Tây Tạng từ Tứ Xuyên, Vân Nam và Tân Cương cũng đã được lên kế hoạch.

Theo dự kiến, tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng sẽ hoàn thành vào năm 2007. Khi đó những thị trấn, đô thị sẽ mọc lên dọc tuyến xe lửa... Bất giác thấy lòng mình nghĩ vẩn vơ: những người Tây Tạng “nhút nhát”, sống khép kín có lẽ không phù hợp với sự văn minh, họ sẽ đi đâu? Về bên kia những dãy núi phủ đầy băng giá chăng?

duonglentaytang-10
Nằm lạy theo phương thức ngũ thể của người Tây Tạng trước cửa đền Đại Chiêu

Đêm đầu tiên về đến nhà sau gần ba tuần lang thang trên 15.000km với đủ mọi phương tiện: xe buýt, tàu lửa, tàu cánh ngầm, máy bay và cả… đi bộ, lẽ ra phải ngủ ngon nhưng tôi cứ trằn trọc.

Tôi đốt chút cỏ hương mang về từ Tây Tạng. Mùi hương hơi gắt, nồng khá “khó chịu” đối với tôi từ những ngày đầu đến cao nguyên Thanh Tạng nay cứ đẩy tôi về với những kỷ niệm chưa kịp phủ lớp bụi thời gian.

Trong làn khói mỏng như hiện ra hình ảnh những dãy núi phủ đầy tuyết trắng; đoàn người Tây Tạng hành hương tay xoay bánh xe luân hồi miệng rì rầm đọc kinh ê a như một giai điệu bất tận; vị lạt ma tụng kinh trong nắng sớm những ngày đầu đông và cả tiếng trống tụng kinh vẫn gõ nhịp đều đặn, khoan thai giữa thế giới xô bồ trần tục…

Hồn tôi e gửi về Tây Tạng mất rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/03/2014(Xem: 29880)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
06/03/2014(Xem: 8523)
So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước. Luận viết: “Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuận mà tu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuận mà tu hành trì giới ba la mật. Vì biế
23/02/2014(Xem: 12646)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây. Trước tiên tôi muốn cảm ơn ban tổ chức cũng như ông thống đốc
23/02/2014(Xem: 10689)
Buổi sáng như thường lệ, ngài đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực thì thấy Thi Ca La Việt – một gia chủ – với áo thấm ướt, tóc thấm ướt, đang đứng chấp tay đảnh lễ các phương. Hết đông sang tây, hết tây sang nam v.v… Cứ thế mà lạy đủ sáu phương. Thấy vậy đức Phật hỏi:
23/02/2014(Xem: 6845)
Chúng ta hãy tạo động lực bằng cách nghĩ rằng ta đã tạo nhiều ác nghiệp ở kiếp này và trong vô lượng kiếp trước. Những ác nghiệp này, khi kết trái, sẽ trở thành những nỗi đau khổ liên tục nếu ta không thanh lọc (rửa sạch) chúng.
22/02/2014(Xem: 5250)
Cuối năm 1992, chúng tôi suy yếu đi Vũng Tàu dưỡng bệnh, ở nhờ nhà của một Phật tử. Chủ nhà vì chúng tôi mới xây cất xong. Nhà nằm trên mảnh đất bằng phẳng, bên cạnh sườn núi đá, dưới chân là biển cả mênh mông. Gió biển thổi vào mát rượi
22/02/2014(Xem: 9325)
Nhân quả là đạo lý căn bản của người học Phật. Người tu, nhất là tu Thiền cần phải hiểu rõ, nhận kỹ điểm này, không để sảy chân sa đọa phải hối hận kiếp kiếp lâu dài. Bời người tu Thiền thường nghe nói: “Xưa nay không một vật”, thì nhân quả để ở chỗ nào? Nhân quả có hay không ?
20/02/2014(Xem: 9449)
Mùa đông năm 1991, tôi ra Vũng Tàu dưỡng bệnh ở nhờ thất Thích Ca của Quan Âm Phật đài. Trước cưả thất nhìn xuống mặt biển có cây bồ đề sum sê che rợp, râm mát cả thất. Tôi thường ra đứng dưới tàng cây nhìn xuống biển. Một hôm, tôi đứng nhìn ra biển thấy biển cả thênh thang sóng bủa trắng xóa, lúc đó có chú thị giả đứng bên cạnh, nhìn sang chú tôi hỏi: "Ðố chú nước có dậy sóng không?"
19/02/2014(Xem: 6463)
Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần lớn trong nhận thức của con người đều cho rằng: người nghèo cùng thì không có cái giàu có hiện hữu, và ngược lại, giàu có thì không có cái nghèo khổ hiện hữu.
19/02/2014(Xem: 5273)
Tại sao an ủi lớn nhất của đời người là bố thí? Vì người nghèo đang thiếu thốn, khó khăn được sự giúp đỡ sẽ có thể vượt qua cơn hoạn nạn. Bố thí theo nghĩa thông thường là giúp đỡ, sẻ chia
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]