Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Lhasa, những ngày đầu đông

23/11/201204:48(Xem: 4621)
05. Lhasa, những ngày đầu đông

Đường lên Tây Tạng

Nguyễn Tập

Kỳ 5:
Lhasa, những ngày đầu đông

TT - Vào thế kỷ thứ 7, tương truyền chỗ xây đền Đại Chiêu (một trong những đền nổi tiếng nhất Tây Tạng) ngày nay chính là một hồ nước bị ma nữ ám. Công chúa Văn Thành (thời nhà Đường) trong thời gian làm dâu ở xứ Tây Tạng hiểu phong thủy bèn ném chiếc nhẫn mình hay đeo và cho dê đổ đất vào hồ để khắc chế yêu nữ.

Theo tiếng Tây Tạng, dê là “ra” (linh vật của thần hộ pháp Damcen), đất là “sa”. Từ đó chốn này mang tên Rasa, dần dần biến thành Lhasa, tên gọi ngày nay của thủ phủ Tây Tạng.

duonglentaytang-08
Diễu hành, đọc khẩu hiệu trước buổi làm việc tại một siêu thị ở Lhasa - cách làm phổ biến ở Đài Loan, Hong Kong đã được đưa lên thành phố của các chư thiên này


Các chư thiên đâu rồi?

Là nơi cao nhất thế giới so với mực nước biển, độ cao trung bình từ 4.000m trở lên (trong đó diện tích cao trên 4.500m chiếm 65%), nơi đây từng được gọi là “nóc nhà thế giới”, được mệnh danh là “cực thứ ba của Trái đất” nhưng bây giờ điều đó có lẽ chỉ là quá khứ. Chúng tôi bước vào Lhasa đã gần 2g sáng. Dù đọc rõ ràng dòng chữ “Welcome to Lhasa” nhưng tôi vẫn còn ngờ ngợ: đường sá rộng rãi, nhà ở, khách sạn, xe cộ khá hiện đại. Lẽ nào các chư thiên lại ở khách sạn, đi ôtô?

8g sáng. Lhasa giờ này chưa thức dậy. Trời hãy còn mờ mờ tối, ngoài đường chỉ lác đác vài người đạp xe. Nơi tôi ở đối diện với tòa nhà China Telecom cao lớn ngạo nghễ, xung quanh là các khách sạn, hàng quán. Định tìm một quán ăn của người Tây Tạng để tìm hiểu đặc sản ở đây nhưng không thấy.

Buổi sáng, rảo bước khắp một đoạn dài trên Bắc Kinh trung lộ vẫn chỉ thấy toàn là nhà hàng, quán ăn, quầy lưu niệm của người Hán. Theo tài liệu gần đây, Tây Tạng là khu dân cư thuần nhất với 95% dân số là dân tộc Tạng nhưng có lẽ đó là những số liệu thống kê cũ, chưa được cập nhật?

Nhưng rồi chúng tôi cũng tìm thấy một quán trà bơ của người Tây Tạng. Quán nhỏ nhưng đông, khách tràn ra cả ngoài đường. Buổi sáng trời lạnh ngắt, uống tách trà bơ (làm từ sữa bò yak) mùi hơi gây gây nhưng cái hậu ngọt, thơm rất nhẹ nhàng tự nhiên thấy ấm người hẳn. Chỉ cần 1 tệ (2.000 đồng) là có thể ngồi uống mệt nghỉ. Mỗi bàn để sẵn một bình trà bơ nóng, uống hết chủ quán lại châm tiếp bình khác.

Chúng tôi cũng đến cung điện Potala (chữ potala là phiên âm của chữ phổ đà la, tức là cung điện của bồ tát), nơi ở, làm việc ngày xưa của các vị Phật sống của người Tây Tạng: Đạt Lai lạt ma. Từ chỗ tôi ở đến Potala khoảng 2km, ăn sáng, đi bộ đến cũng vừa lúc nắng lên.

Biểu tượng thành phố Lhasa - điện Potala - vẫn đẹp như ngàn năm nay nhưng bước vào trong bạn sẽ hiểu được ngay đó chỉ còn là cái vỏ không hồn. Lại một vài “anh lạt ma” ngồi ở góc điện đợi gom tiền của du khách cúng dường, còn có một vài anh lính mặc quân phục, nai nịt súng ống hẳn hoi (tuy họ rất lịch sự với du khách). Không tiếc 100 tệ (200.000 đồng) mua vé vào cửa nhưng cái mất mát của cảm giác thiêng liêng về ngôi đền - kỳ quan thế giới - thì tôi cứ tiếc mãi.

Đi bộ lang thang khắp các đường phố Tây Tạng tự nhiên tôi thấy chán vì các hàng quán, cửa hiệu nhan nhản trên phố không mấy khác so với nhiều tỉnh, thành khác ở Trung Quốc. Khác chăng chỉ ở mọi tấm bảng hiệu ngoài phần tiếng phổ thông khá lớn ở giữa thì phần phía trên có dòng chữ Tây Tạng nhỏ xíu. Khắp đường phố người ăn xin cũng khá nhiều.

Lhasa nhỏ nhưng những cơ quan công quyền, các cơ sở, cơ quan đều được xây dựng cực kỳ bề thế, đều tọa lạc tại những con đường đẹp nhất. Có một điều buồn cười và khá lạ là cứ bước lên taxi thì trả 10 tệ (khoảng 20.000 đồng) và cứ việc đi bất cứ đâu trong thành phố. Có lẽ do Lhasa quá nhỏ chăng?

Con đường thế kỷ

Ngày nay bất kỳ ai đến khu tự trị hẳn cũng sẽ ngạc nhiên tột độ trước sự thay đổi không ngờ của bộ mặt Tây Tạng. Hạ tầng cơ sở tại đây đã được Chính phủ Trung Quốc đầu tư tối đa.

Với diện tích 1,2 triệu km2(gần gấp bốn lần diện tích VN) nhưng dân số chỉ vài triệu người, vậy mà đường xây rất rộng rãi, cửa hàng san sát không khác mấy với kiểu đô thị của Thành Đô (Tứ Xuyên).

Đặc biệt là cầu đường, thậm chí cả những nơi hẻo lánh hầu như chỉ có khách hành hương đi lại, đường sá, cầu cống cũng rất thuận tiện, chưa kể những công trình bệnh viện, trường học…

Mới đây Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng hơn 12 triệu USD để thiết lập 70 đài phát thanh tại Tây Tạng nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định xã hội tại đây. Tuy nhiên, đáng kể nhất chính là tuyến đường sắt nối liền từ Cách Nhĩ Mộc (tỉnh Thanh Hải) đến Lhasa (Tây Tạng) với tổng số tiền do Chính phủ Trung Quốc đầu tư lên tới 7 tỉ USD.

duonglentaytang-09
Con đường sắt “xuyên thế kỷ” từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa này phải xuyên qua hàng chục trái núi trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt


Đáng nói là chính công trình này, từ những năm 1990 khi được Chính phủ Trung Quốc mời nghiên cứu thực hiện, sau một thời gian điều nghiên thực địa, các chuyên gia hàng đầu của châu Âu đã lắc đầu từ chối vì cho đó là chuyện không tưởng khi phải đào hầm xuyên qua hàng chục trái núi trong điều kiện khí hậu, tự nhiên quá khắc nghiệt.

Thật ra sự quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc trong việc đầu tư cho Tây Tạng cũng vì vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng của nơi này: phía nam sát dãy Himalaya và tiếp giáp lãnh thổ với các nước Nepal, Bhutan, Ấn Độ, Myanmar, Sikkim... Phía tây giáp với khu vực Kashmir.

Trong tương lai Tây Tạng có khả năng trở thành con đường thông thương giao lưu giữa Trung Quốc với các nước Nam Á. Những ngày cuối năm 2004, tuyến đường sắt Thanh - Tạng nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng, dài 1.118km, có độ cao 4.000m trở lên, nơi cao nhất tới 5.072m đã hoàn thành được hơn 2/3. Các trục đường quốc lộ quan trọng đến Tây Tạng từ Tứ Xuyên, Vân Nam và Tân Cương cũng đã được lên kế hoạch.

Theo dự kiến, tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng sẽ hoàn thành vào năm 2007. Khi đó những thị trấn, đô thị sẽ mọc lên dọc tuyến xe lửa... Bất giác thấy lòng mình nghĩ vẩn vơ: những người Tây Tạng “nhút nhát”, sống khép kín có lẽ không phù hợp với sự văn minh, họ sẽ đi đâu? Về bên kia những dãy núi phủ đầy băng giá chăng?

duonglentaytang-10
Nằm lạy theo phương thức ngũ thể của người Tây Tạng trước cửa đền Đại Chiêu

Đêm đầu tiên về đến nhà sau gần ba tuần lang thang trên 15.000km với đủ mọi phương tiện: xe buýt, tàu lửa, tàu cánh ngầm, máy bay và cả… đi bộ, lẽ ra phải ngủ ngon nhưng tôi cứ trằn trọc.

Tôi đốt chút cỏ hương mang về từ Tây Tạng. Mùi hương hơi gắt, nồng khá “khó chịu” đối với tôi từ những ngày đầu đến cao nguyên Thanh Tạng nay cứ đẩy tôi về với những kỷ niệm chưa kịp phủ lớp bụi thời gian.

Trong làn khói mỏng như hiện ra hình ảnh những dãy núi phủ đầy tuyết trắng; đoàn người Tây Tạng hành hương tay xoay bánh xe luân hồi miệng rì rầm đọc kinh ê a như một giai điệu bất tận; vị lạt ma tụng kinh trong nắng sớm những ngày đầu đông và cả tiếng trống tụng kinh vẫn gõ nhịp đều đặn, khoan thai giữa thế giới xô bồ trần tục…

Hồn tôi e gửi về Tây Tạng mất rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 825)
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
19/10/2024(Xem: 455)
Ba-la-mật = Ba-la-mật-đa 波羅蜜多 (P: pāramī; S: pāramitā; E: perfection) được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (到彼岸: đạt đến bờ bên kia), Độ (度), Cứu cánh (究竟: thực tại tối hậu). Ba-la-mật đặc trưng cho hành động của bậc giác ngộ vượt lên nhị nguyên đối đãi, vượt thoát các dính mắc, các phiền não gây ra bởi Tham-Sân-Si, nghĩa là mọi hành động của bậc giác ngộ đều hợp với chân lý Duyên khởi, đồng nghĩa là mọi hành động này đều xuất phát từ một nội tâm Vô ngã, được gọi là Duy tác (惟作; P: Kiriyā; S: Kriyā; E: Only-action).
19/06/2024(Xem: 1255)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
01/10/2023(Xem: 1432)
Nhiều Phật tử thường nói với nhau như một lời nhắn nhủ: "Tiền tài danh vọng dù giàu nứt đố đổ vách, hằng tỉ đô la, siêu xe, dinh thự, quyền cao chức trọng...khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang được gì ngoài nghiệp“. Vậy nghiệp là gì, là quá trình trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý, không chỉ kiếp này mà kể luôn những kiếp trước, những hành động dù thiện hay ác đều tạo nên nghiệp. Nghiệp tốt đến từ ý tưởng và hành vi tốt sẽ có kết quả tốt. Trái lại nghiệp xấu sẽ mang lại khổ đau. Đơn giản vậy thôi.
09/09/2023(Xem: 2212)
Lộ Trình Tu Tập: Giới, Định và Tuệ
04/11/2022(Xem: 3021)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
23/09/2022(Xem: 2478)
Tại Pháp, cơn đại dịch thực sự bắt đầu vào khoảng tháng ba năm 2020, với các lịnh phong tỏa, hạn chế những sinh hoạt bình thường của dân chúng như mua bán, di chuyển, tụ họp, ngay cả các công ty, công sở, các văn phòng cũng phải hạn chế số nhân viên, nhân công…Nhưng oái ăm thay, tại các bệnh viện thì bịnh nhân quá đông mà bác sĩ, y tá, phụ tá, cho đến hạ tầng cơ sở, các lao công lo phần vệ sinh, quét dọn cũng không đủ để đảm nhiệm cho xuể mọi công việc. Khởi đầu nạn dịch quả thật đem lại nhiều lo âu cho mọi người. Nhưng rồi, phía chính phủ cũng như dân chúng, ai cũng phải cố gắng, hi sinh để đương đầu với đại nạn. Và dần dà những khó khăn ban đầu cũng được khắc phục.
20/09/2022(Xem: 2637)
Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng) -Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.
15/06/2022(Xem: 3651)
Bản ngã là một chủ đề từ lâu các nhà chú giải và quý giảng sư thường nhắc đến. Người viết chưa đủ khả năng lạm bàn, nhưng sở dĩ bài viết này có được…đó nhờ mục hỏi đáp của Trung tâm Hộ Tông với tiêu đề “ BẢN NGà VÀ ĐẠI NGÔ qua các câu hỏi của tứ chúng từ khắp nơi trong và ngoài nước gửi về và đã được Hoà Thượng Viên Minh hồi đáp.
24/02/2022(Xem: 8474)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]