Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Chinh phục đỉnh tử thần

23/11/201204:48(Xem: 4848)
03. Chinh phục đỉnh tử thần

Đường lên Tây Tạng

Nguyễn Tập

Kỳ 3:
Chinh phục đỉnh tử thần

TT - Tại bến xe Cách Nhĩ Mộc (tỉnh Thanh Hải) chúng tôi phát hiện rất nhiều xe đi Lhasa - linh hồn Tây Tạng, thành phố của các chư thiên. Du lịch bụi vào Lhasa bằng đường bộ ở VN hầu như chẳng có mấy người (ngay cả Tây balô chuyên nghiệp cũng ngán ngại) vì phải vượt qua đèo tử thần - một trong vài ngọn đèo cao nhất - hơn 5.200m, có không khí loãng và áp suất thấp.

Con đèo này có thật sự ghê gớm như tên gọi của nó không? Phải đi mới biết...

duonglentaytang-04

Đường lên đỉnh tử thần


Tìm đường vào Lhasa

Từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa chỉ mất gần 24 giờ (hơn 1.500km), vé lại rẻ. Đối với tôi, chưa bao giờ mơ ước được đặt chân một lần đến Lhasa - vùng đất đầy huyền thoại này - lại gần với “tầm chân” đến thế.

Sáng hôm sau dậy sớm, nhân viên khách sạn cho biết có một xe bốn chỗ đi Lhasa với giá 350 tệ/người (khoảng 700.000đ). Các tay cò bến xe vào tận khách sạn ra giá với chúng tôi chỉ 300 tệ/người, bao luôn giấy phép (?!).

Một kinh nghiệm học được từ chuyến khảo sát năm ngoái: biết chúng tôi là người nước ngoài, dọc đường họ có thể sẽ đòi thêm những số tiền lớn. “Nếu không đồng ý thì xuống xe”. Giữa cao nguyên hoang vu không một bóng người, với cái lạnh âm vài chục độ thì chết là cái chắc.

Ở Trung Quốc, nhất là những tỉnh miền Tây hẻo lánh cũng có hiện tượng “xe cướp” (nhưng “cơm tù” thì chưa nghe nói). Vì thế chúng tôi quyết định đi xe của công ty (dù mắc nhưng an toàn hơn). Chuẩn bị đồ đạc, mua ba bình dưỡng khí đề phòng choáng độ cao, sắp sửa lên đường thì biết chuyến xe bị hủy.

Không phải ngẫu nhiên mà thế giới ví Tây Tạng là cực thứ ba của Trái đất.

Ngoài việc giống Nam và Bắc cực là cùng có điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, địa hình phức tạp, Tây Tạng - thế giới của tâm linh với 16.000 tu viện lớn nhỏ - còn là nơi có thiên sử thi Vua Gesse dài nhất thế giới được phát hiện cách đây hơn 1.000 năm (đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới)…

Chính tại đây, các nhà khoa học đã sửng sốt khi phát hiện rằng người Tây Tạng là giống dân duy nhất trên thế giới có một số gen đã bị biến dạng để thích nghi với môi trường.

Mới đây, tại một sườn núi cách Lhasa - thủ phủ của Tây Tạng - 85km, các nhà khoa học đã tìm thấy 19 dấu chân và dấu tay người sống cách đây 20.000 năm.

Khu tự trị Tây Tạng ngày nay có diện tích 1,2 triệu km2(gần gấp bốn lần diện tích VN) nhưng dân số chỉ vài triệu người.

Chúng tôi càng lo lắng hơn khi có thể đối mặt với những mối nguy hiểm rình rập nếu đồng ý đi chuyến xe của “cò”. Vừa quyết định bỏ tham vọng vào Lhasa thì có thông tin mới: một chiếc xe khác vào Lhasa khá an toàn với giá 500 tệ/người. Chúng tôi quyết tâm lên đường.

Để tránh gặp rắc rối với đám “cò”, trước khi lên xe khách chúng tôi phải tiếp tục chuyển qua taxi khác để vượt trạm kiểm soát. Từ Golmud đến Lhasa phải vượt qua ba trạm kiểm soát rất gắt gao.

Gần đến trạm thứ nhất, từ đằng xa, tôi đã thấy một đoàn xe xếp hàng, một toán công an nai nịt súng ống đến kiểm tra từng xe một. Quá run, sợ trách nhiệm, tay tài xế taxi yêu cầu chúng tôi đi bộ qua trạm. “Phóng lao phải theo lao”, làm theo lời taxi lúc này là “tự sát”.

Anh Kim Sơn - bạn đồng hành - yêu cầu tôi giả câm điếc, làm mặt lạnh ngồi trên xe. Chiếc balô du lịch được phủ lên chiếc áo gió to để ngụy trang. Xe đến gần, hai anh công an ghé mắt săm soi hỏi han tài xế khá kỹ.

Có lẽ chúng tôi quá giống người Hoa, sau một lúc chúng tôi lọt qua được trạm thứ nhất. Đến trạm hai, bổn cũ soạn lại, chúng tôi cũng lọt qua. Ra ngoại ô, chúng tôi chuyển xe để chính thức bắt đầu con đường vào Lhasa.

Xây xẩm trên đỉnh đèo tử thần

Có một câu chuyện về một cặp vợ chồng, do điều kiện công tác người chồng vào Lhasa làm việc một thời gian khá lâu. Quá nhớ chồng, nhà lại nghèo không đủ tiền mua vé máy bay, cô vợ tìm cách vượt đèo thăm chồng.

Niềm mơ ước giản dị đó mãi mãi không thực hiện được vì cô đã ngất và chết trên đỉnh đèo do áp suất và không khí quá loãng. Dù đã mua bình oxy, chuẩn bị khá kỹ nhưng những câu chuyện bi thương về đường đèo tử thần này làm chúng tôi thật sự lo lắng.

10g30 xuất phát, dù trưa nhưng nhiệt độ vẫn dưới 50C. Các dòng sông đều đóng băng. Trước mắt tôi, hai bên đường là một thảo nguyên vắng lặng đến rợn người. Chỉ có vài chiếc xe bé như con kiến lầm lũi “bò” giữa xung quanh là những ngọn núi đã phủ đầy tuyết trắng.

Chỉ mới tưởng tượng nếu bị “rớt” lại trên đường cho dù không chết vì cảm lạnh thì cũng chết vì cô đơn giữa cả ngàn kilômet không một bóng người này, tôi bất giác rùng mình...

Con đường cao tốc nối từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa khá tốt nhưng hẹp và quanh co, chỉ vừa đủ hai làn xe chạy. Những chuyến xe từ Lhasa đi ngược về phía chúng tôi đều đóng đầy tuyết, bám luôn cả mặt trong của xe.

Xe chạy êm, đêm qua lại ngủ chưa đến 5 tiếng nhưng chúng tôi vẫn không dám ngủ vì khi ngủ sức đề kháng của con người sẽ yếu nhất, dễ “ngủ... luôn” nên ai cũng cố gắng thả lỏng người. Đó là cách tiết giảm tối đa lượng tiêu thụ oxy để vượt qua chặng đường khó khăn này.

14g, nhiệt độ lúc này xuống đến âm 120C. Con đường đi Lhasa vẫn xa tít tắp. Không cột cây số, không bảng báo hiệu, chỉ có thời gian làm mốc định vị. Đường xấu hơn, vẫn là đường trải nhựa nhưng đã bị băm nát bởi hàng đoàn xe tải từ các tỉnh về Lhasa.

Tim tôi bắt đầu đập mạnh hơn, cặp vợ chồng đi cùng chuyến xe đã thiếp đi. Thấy hơi mệt, anh Kim Sơn lấy bình oxy ra, ngay lúc đó tài xế quay lại quát: “Bình oxy phải để lúc khẩn cấp nhất, nếu còn chịu được hãy để cơ thể tự thích ứng lấy”.

14g45: Người vợ ói, mũi sặc ra máu cam. Lúc này đầu chúng tôi cũng nặng như bưng. Người đàn ông đồng hành - là dân địa phương - cũng ngầy ngật không nói tiếng nào. Chúng tôi ngỏ ý đưa bình oxy cho cô vợ nhưng họ lắc đầu.

14g52: Một chiếc xe chở khách do đường đèo quanh co, đâm sầm ra vệ đường, đầu bẹp gí. Tôi định lấy máy ảnh ra chụp nhưng không dám vì dễ bị công an để ý.

15g07: Hai chiếc xe tải đâm ngược vào nhau. Trên một chuyến xe ngược chiều, một chiếc xe cẩu chở một chiếc xe tải khác đều bẹp dúm dó. Con đường đến đoạn đèo tử thần ngày càng gần, sự căng thẳng trong chúng tôi cũng tăng lên.

18h45: Bác tài xế quay lại báo chúng tôi biết bắt đầu vào đoạn đèo tử thần. Mắt bác tài lạnh tanh, nhưng mặt săn lại. Ông đốt thuốc liên tục, thỉnh thoảng lại kín đáo liếc nhìn kính chiếu hậu xem tình hình mỗi người trên xe. Càng lúc đầu tôi càng như bị vòng kim cô siết chặt vào hai thái dương. Nhức đầu kinh khủng. Cô hành khách đi cùng lại ói lần nữa. Lúc này người chồng hốt hoảng mượn bình oxy của chúng tôi chụp vào mặt vợ.

duonglentaytang-05
Trên đỉnh đèo tử thần cao hơn 5.200m


Lên đỉnh đèo xe ngừng lại. Vừa bước xuống xe định chụp vài tấm hình, chúng tôi đều lảo đảo: lạnh quá, ngực như bị ép lại, đầu như có ai dùng búa gõ liên tục. Do trời sắp tắt nắng, quên mất lời dặn của anh Sơn, tôi đã làm một việc nguy hiểm chết người: chạy từ chỗ này sang chỗ khác để chụp hình.

Anh Sơn xanh mặt, tài xế phóng xe ngay đến chỗ tôi và lôi lên xe: “Trên độ cao này, chỉ cần chạy thêm vài bước nữa thôi, có thể cậu sẽ gục xuống”. Hậu quả đến liền sau đó, tôi xây xẩm mặt mày. Dù đã chụp bình oxy để thở nhưng tôi vẫn thấy choáng váng nhức đầu và muốn ói…

Có lẽ do khuya quá và mùa đông không có du khách đến vùng này nên chốt kiểm tra cuối cùng tại Lhasa cũng có phần dễ dãi. 1g35 sáng, chúng tôi chính thức bước vào Lhasa, kết thúc chặng đường đáng nhớ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2014(Xem: 18865)
Trên ngực Phật, hay trên những trang kinh của Phật, ta thường thấy có chữ VẠN. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẵn: Một là, “chữ vạn” hướng xoay theo chiều kim đồng hồ (lối viết A); hai là”chữ vạn” xoay ngươc chiều kim đồng hồ (lối viết B)
15/08/2014(Xem: 12998)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
06/08/2014(Xem: 5165)
Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa. Lá thư thứ nhất: “Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu.
18/07/2014(Xem: 15146)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
20/06/2014(Xem: 5029)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế.
20/06/2014(Xem: 4931)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước ,có nói đến Tâm là chủ tể.Đích thực,con người trên đời này làm nên vô số việc tốt,xấu,học hành,nên danh,nên nghiệp ,mưu sinh sống đời hạnh phúc,khổ đau,cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật ,thành Thánh, Nhân bản,v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo).Qua đây cho ta thấy rằng;tâm là con người thật của con người,(động vật có linh giác,giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra,bản thân con người,chỉ là một khối thịt bất động.
16/06/2014(Xem: 4922)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) . Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, B
10/06/2014(Xem: 8953)
Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh
02/06/2014(Xem: 11813)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 5628)
Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]