Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bố thí tùy duyên

22/01/201103:49(Xem: 3909)
Bố thí tùy duyên

BỐ THÍ TÙY DUYÊN

Có một gia đình muốn mở tiệc nhân ngày sinh nhật của đứa con, nhưng nhà quá nghèo không biết xoay sở sao cho đủ phương tiện đãi khách.

Còn khoảng một tháng nữa là tới ngày sinh nhật, nhà có nuôi một con bò sữa, nên gia đình muốn bữa tiệc hôm ấy phải có món sữa bò tươi, thế là hai vợ chồng nhất trí từ nay đến ngày sinh nhật con, không vắt sữa hàng ngày nữa, mà để dành đến ngày sinh nhật con vắt luôn một thể.

Đến ngày sinh nhật, hai vợ chồng vui mừng tin chắc rằng, gia đình sẽ vắt được rất nhiều sữa đãi khách. Nào ngờ, cả hai vợ chồng cố vắt mãi, nhưng chẳng được giọt sữa nào. Hai vợ chồng buồn bã, hỡi ôi! Xem như trận này gia đình mất “cả chì lẫn chài,” uổng công cả tháng trời để dành, mà nay con bò không cho lấy một giọt sữa. Và cũng từ đây, con bò bị tắt sữa luôn, không có khả năng sản xuất sữa được nữa, vì lâu ngày không vắt sữa.

Câu chuyện trên đã cho ta một kinh nghiệm sống trong cuộc đời. Với quan niệm chờ cho có nhiều tiền rồi mới thực hành hạnh bố thí không khác gì chuyện để dành sữa ở con bò, không có cơ hội có sữa. Nếu ta muốn thực hành bố thí mà nghĩ như vậy thì suốt đời, suốt kiếp ta không giúp gì được cho ai, vả lại, nó sẽ làm lép đi hạt giống từ bi trong ta. Bố thí có nhiều cách, nếu không có tiền của, thấy người khác bố thí, cúng dường ta sanh tâm hoan hỷ, vui theo thì ta và người bố thí đều có phước báu bằng nhau.

Ngày xưa, có một vị Tỳ-kheo nghe nói như vậy, mới thắc mắc hỏi đức Phật: Người bố thí, cúng dường có phước là lẽ đương nhiên, còn người tùy hỷ vui theo tại sao có phước ngang bằng? Đức Phật đưa ra một ví dụ: Có người đang đốt một ngọn đèn, rồi có hàng trăm người đem đèn tới mồi theo. Ta thấy, ngọn đèn kia vẫn cháy sáng không mất, và hàng trăm ngọn đèn khác cũng được cháy lên tỏa sáng khắp nơi.

Cũng vậy, người cúng dường được phước giàu sang trong hiện tại và mai sau là lẽ đương nhiên rồi. Còn người tùy hỷ khi thấy người khác thực hành bố thí, cúng dường, không sanh tâm tật đố, ganh ghét được phước không nóng giận, bởi nóng giận dễ dẫn đến hận thù, rồi tìm cách trả đũa không có ngày dứt. Do không ganh ghét, tật đố, oán giận nên người ấy sống được an lành, hạnh phúc. Vì thế đức Phật nói hai người phước báu bằng nhau là như vậy.

-Bố thí có hai dạng: Bố thí trong sạch và bố thí không trong sạch.

-Bố thí vì cầu danh muốn ai cũng biết đến mình, thấy mình là trung tâm của vũ trụ mình hơn người không ai bằng.

Hoặc vì ganh ghét mà bố thí, bố thí cho bỏ ghét, hoặc bố thí vì muốn dụ dỗ người ta mê hoặc lòng người, bố thí để chứng tỏ mình là người giàu có hơn người hay bố thí để lấy lòng cấp trên. Nói tóm lại tất cả hành vi bố thí vì tư lợi cá nhân, vì tâm xấu xa, ích kỷ, vì tâm muốn hơn người được gọi chung là bố thí không trong sạch. Còn các hành động bố thí:

- Vì thương người mà cho,

- Vì bổn phận mà cho,

- Vì hy sinh mà cho,

- Vì giác ngộ mà cho.

Thực hành bố thí như trên là vì lợi ích cho người được gọi là bố thí trong sạch, ta vì tâm từ bi, vì lòng thương người mà bố thí, không có tâm mong cầu người biết ơn hay đền ơn đáp nghĩa. Người bố thí cúng dường với tâm bình đẳng không phân biệt thân sơ, tùy duyên cúng dường giúp đỡ không tính toán lợi hại thì mới được phước báu không thể nghĩ bàn.

Tóm lại, người bố thí cúng dường với tâm bình đẳng, không phân biệt thân sơ, tùy duyên mà bố thí cúng dường thì người đó được gọi là người đại bố thí hay đại thí chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 18082)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 16415)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 15452)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 18381)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 11440)
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật, Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"
16/12/2013(Xem: 14227)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 9147)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 36122)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10842)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
14/12/2013(Xem: 9288)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]