Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33 câu nói ý nghĩa cho cuộc sống

04/04/201207:45(Xem: 2613)
33 câu nói ý nghĩa cho cuộc sống

phat-ngoc_111
 
1-Người Phật tử cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động của mình là thiện hay bất thiện, để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp.

2-Người Phật tử khi đến chùa đọc kinh nghe pháp, khi hiểu rõ lời Phật dạy sau đó mới đem áp dụng vào cuộc sống của mình để có được an lạc hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

3-Người Phật tử khi đi chùa phát tâm cúng dường phải biết nhu cầu ở trong chùa là gì, để việc phát tâm cúng dường của chúng ta có được lợi ích thật sự mà không lãng phí xa hoa.

4-Người Phật tử phải sống có trách nhiệm đối với gia đình người thân, biết hướng con cháu mình tin sâu nhân quả, sống mẫu mực đạo đức thì trong tương lai gia đình, xã hội, đất nước mới được hạnh phúc tốt đẹp.

5-Người Phật tử không nên quá coi trọng đồng tiền mà để tâm dính mắc chấp trước vào đó, sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn nhiều, có sức khỏe thì mới làm được nhiều việc có lợi ích cho mình và người khác.

6-Người Phật tử bất cứ môi trường và điều kiện nào cũng phải biết sống thích nghi, ta có thể sống một mình mà không cảm thấy cô đơn, vì ta lúc nào cũng sống trong chánh niệm tỉnh giác.

7-Người Phật tử chân chính nên biết: “Thành công hay thất bại, là con đường thể nghiệm cuộc sống. Hạnh phúc hay khổ đau, trước sau gì ai cũng phải biết”.

8-Người Phật tử biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tại và mai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người và vật.

 

9-Mọi thứ trong cuộc đời đều có giá của nó, ít ai được trọn vẹn. Được cái này thì phải mất cái kia, muốn nhận thật nhiều thì phải cho đi tất cả, muốn được thành công và hạnh phúc lâu bền thì ta phải trả giá bằng sự nỗ lực và cố gắng trong kiên trì bền bỉ.

 

10-Phật tử tu hành hay bị thối chuyển, bởi vì hay cầu khẩn van xin không tin tưởng chính mình. Mọi người ai cũng có khả năng nhận diện tâm qua sự xúc chạm thấy nghe hay biết, mới có thể trở nên hiền từ, sống chân thật, đạo đức và biết giúp đỡ sẻ chia, bằng tình người trong cuộc sống.

 

11-Gia đình người thân biết tu tâm, thì mới được bình yên, an vui, hạnh phúc. Xã hội có tu tâm, thì đất nước mới an cư lạc nghiệp trên tinh thần đoàn kết vì đạo pháp và dân tộc bằng trái tim có hiểu biết.

12-Thế giới ai cũng biết tu tâm, thì mọi người sống trong hòa bình. Phật tử biết tu tâm, mới mau vượt qua biển khổ sông mê. Và Phật dạy không thấy ai là kẻ thù chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.

13-Người nhiều bận rộn trong công việc giúp đỡ sẻ chia sẽ tránh được thị phi, còn quá nhàn rỗi mà không biết tu sẽ dễ sinh ra những sai lầm đáng tiếc.

14-Người Phật tử chân chính phải biết, kho tàng vô tận của ta là từ bi hỷ xả được thể hiện qua nụ cười chân thật và hành động dấn thân vì lợi ích chung.

15-Người Phật tử nên tìm hiểu cho chín chắn lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mỗi ngày học Phật, mỗi ngày tu tập sẽ giúp cho ta thay đổi cách nhìn trong cuộc sống, vì không cố định nên ta mới tu hành được.

16-Người Phật tử sống phải biết chuyên cần học hỏi rèn luyện tu sửa làm việc, dấn thân đóng góp phụng sự xã hội trong chánh niệm tỉnh giác, để không làm tổn hại mình và người khác.

17-Người Phật tử không chê trách dèm pha phỉ báng người khác, luôn khen ngợi việc làm tốt, không tạo ra oan gia trái chủ gây chia rẽ hận thù. Tâm luôn định tĩnh sáng suốt, nhờ biết cách làm chủ bản thân.

18-Người Phật tử chân chính biết thương yêu tôn trọng lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết, thì tình yêu ngày càng thêm gắn bó và an lạc hạnh phúc nhiều hơn.

19-Người Phật tử chân chính hãy nên nhớ rằng từ bi là phương thuốc nhiệm mầu, trị lành các bệnh khổ đau ở đời, nhờ biết giữ giới, thiền định và buông xả.

20-Người Phật tử hãy giữ tâm mình không bị loạn động bởi những thứ ô hợp, phải quấy, tốt xấu, đúng sai. Muốn làm chủ bản thân thì phải định tĩnh, sáng suốt mới không bị dòng đời cuốn trôi.

 

21-Người Phật tử phải biết buông bỏ những kiến chấp sai lầm và các tạp niệm xấu ác. Nhờ vậy cuộc sống lúc nào bình yên hạnh phúc trong từng phút giây.

 22-Trong cuộc sống, con người thường bị dính mắc vào những thứ như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng mà đánh mất bản thân mình. Chính vì thế, họ thường hay oán giận thù hằn mỗi khi có việc trái ý nghịch lòng.

23-Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, với vô vàn những thứ cám dỗ thúc đẩy sự ham muốn của con người, bởi vậy, một người không tin nhân quả và rèn luyện đạo đức thì không thể có cuộc sống hạnh phúc thật sự.

24-Người Phật tử phải nên biết đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã không còn nữa. Con người đối xử không tốt với nhau bởi thất tình lục dục mà ngày đêm hao tâm tổn chí, cuối cùng khi ra đi chỉ mang theo hai bàn tay trắng?

25-Người Phật tử nên nhớ khi con người có quyền và tiền trong tay thì hạnh phúc tinh thần sẽ mất đi. Vì lo sợ mất mát, sợ người chiếm đoạt, những thứ không thuộc về mình mà cố nắm giữ chỉ gây thêm phiền muộn khổ đau.

26-Người Phật tử nên biết không tranh thì an ổn, không giết không hại người vật thì an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh. Người hay giúp đỡ sẻ chia thì tâm từ bi rộng lớn mà sống đời an vui, hạnh phúc.

27-Người Phật tử hãy nên làm chủ khen chê, vì khi được khen ai cũng thích thú vui vẻ, khi bị chê ai cũng cảm thấy mình bị xúc phạm. Vượt qua mọi khen chê mà an ổn sống đời hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

28-Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc nhất vì không thấy thiếu thốn, người tham lam ích kỷ, hà tiện keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo nhất thiên hạ vì tâm toan tính hại người.

29-Con người sống không thể không có niềm tin, nhưng niềm tin đó phải là chánh tín nhân quả, được xây dựng trên cơ sở có chánh kiến, chánh tư duy bằng sự thấy biết chân chính nhờ biết buông xả.

30-Người Phật tử không nên tiếc nuối về quá khứ tốt xấu, đúng sai mà đánh mất chính mình trong hiện tại, vì ta đang sống hạnh phúc trong từng phút giây của hiểu và thương.

31-Người Phật tử biết tu học và buông xả nên có niềm vui chân thật, thì người đó không chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn hiến tặng niềm vui đến cho nhiều người.

32-Một niềm tin thiếu hiểu biết đúng như thật gây tác hại, ảnh hưởng xấu, làm trở ngại cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội, gieo bất an, khổ não cho nhiều người thì đó không phải là niềm tin đúng đắn, chúng ta cần loại bỏ.

33-Người Phật tử nên biết, vật chất chỉ giúp cho ta có được cuộc sống đầy đủ bởi nhà lầu, xe hơi, tiền bạc thức ăn ngon…nhưng để thật sự an lạc hạnh phúc, ta phải biết buông xả về sự chấp trước ta, người, chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2016(Xem: 9081)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
11/02/2016(Xem: 4302)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát. Bài viết này sẽ sắp xếp các lý luận sao cho thực dụng, có lợi cho tất cả những người quan tâm và muốn bước vào Thiền Tông. Tính thực dụng trong cách an tâm sẽ trình bày cụ thể, trong mức có thể được. Bản thân người viết tự xét sở học bất toàn, nên sẽ tránh ý riêng tối đa, để chủ yếu dựa vào các kinh Pali phổ biến, có sẵn với các bản Anh văn trên mạng.
24/12/2015(Xem: 4420)
Mỗi người khi sinh ra cũng chỉ với hai bàn tay trắng, rồi tùy theo phước báo và nghiệp lực gieo tạo, mà được trưởng thành trong ấm êm, đầy đủ, vinh danh, hay kiêu mạn, mặc sức thụ hưởng, hoang phí, làm việc thất đức để phải chịu cảnh bần cùng, đọa đày, khổ cực. “Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh” kia mà ? Ai ràng buộc chúng ta mà phải cần giải thoát ? tất cả cũng đều do ta gieo tạo, rồi tự thọ nhận lấy quả báo mà thôi! Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình
23/12/2015(Xem: 7944)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 4900)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng. Bồ tát thấy tính bản nhiên như pha lê này hiện hữu trong tất cả chúng ta, và bằng việc nhận ra sự tuyệt đẹp của năng lực con người chúng ta, đã luôn luôn có sự tôn trọng.
29/11/2015(Xem: 4529)
Các thanh niên dòng Da Xá trông thấy tướng hảo giải thoát của các vị Thánh này, nên đã phát tâm xuất gia. Cha mẹ và vợ con của các thanh niên Da Xá tìm đến Lộc Uyển thấy hào quang của Đức Phật và đại chúng trang nghiêm cũng phát tâm quy y Tam bảo. Từ đó, Phật giáo có mặt ở Ấn Độ và trải qua suốt thời gian dài hơn 2500 năm, Phật giáo đã được truyền bá từ nước này sang nước khác, có lúc thạnh, lúc suy. Tìm hiểu nguyên nhân nào làm Phật pháp hưng thạnh, hay suy đồi, để chúng ta giữ gìn và phát triển được đạo pháp.
28/11/2015(Xem: 5344)
“Nếu có Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh. Nếu không có ái và kỉnh thì làm tổn hại tín. Nếu không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Nếu không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm chánh trí. Nếu không có chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại gìn giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn. “Nếu Tỳ-kheo nào biết hổ thẹn thì có ái và kỉnh. Nếu có ái và kỉnh thì thường có tín. Nếu có tín thì thường có chánh tư duy. Nếu có chánh tư duy thì thường có chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu giải thoát thì liền được Niết-bàn.
28/09/2015(Xem: 5718)
Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.
26/09/2015(Xem: 5672)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và rõ ràng; Chỉ như sự chửa bệnh của một ông Bác sĩ: "Nầy các tỳ kheo, bởi vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn Sự Thật Cao Quý mà ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trãi qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử... Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt 4 SỰ THẬT: 1) SỰ THẬT về KHỔ, 2) SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ 3) SỰ THẬT về NIẾT BÀN (lúc khổ tận diệt) 4) SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn khổ đau vì sinh tử nữa."
08/09/2015(Xem: 5129)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng. Tứ vô lượng tâm là Bốn tâm vô lượng bao gồm: Từ vô lượng tâm, Bi vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm và Xả vô lượng tâm. “Từ” nguyên văn là: “Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567