Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

80. Ý nghĩa chánh báo và y báo.

19/06/201420:08(Xem: 3963)
80. Ý nghĩa chánh báo và y báo.

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2


80. Ý nghĩa chánh báo và y báo.

 

Hỏi: Kính bạch thầy, xin thầy hoan hỷ giải thích cho con rõ ý nghĩa của chánh báo và y báo là như thế nào?

 

Đáp: Chánh báo và y báo là thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo. Nói chánh báo là chỉ chung cho các loài hữu tình chúng sanh. Đặc biệt tiêu biểu là loài người. Vì loài người là loài hữu tình cao cấp thượng đẳng. Không có loài hữu tình nào có trí khôn thông minh bằng loài người. Còn y báo là chỗ nương tựa cho các loài hữu tình. Chữ y là nương; báo là đáp lại. Nghĩa là chỗ để cho các loài hữu tình nương tựa mà sống. Nói cách khác, đây thuộc về loài vô tình chúng sanh hay khí thế gian. Theo sinh vật học, thì hữu tình thuộc về loài động vật. Còn vô tình hay y báo thuộc về loài thực vật và khoáng vật. Nói gọn cho dễ hiểu hơn, chánh báo thuộc về con người. Y báo thuộc vể môi trường cảnh vật chung quanh. Như vậy, giữa chánh báo và y báo có sự sống hỗ tương liên quan mật thiết với nhau. Nhưng chánh báo là chủ động tạo tác, còn y báo là phụ thuộc vào chánh báo. Như những thứ: nhà cửa, xe cộ, vườn tượt, cây cối, ao hồ, đất đá, sông biển v.v… tất cả đều thuộc về y báo.

 

Một chánh báo tốt đẹp trang nghiêm, thì y báo cũng tùy đó mà trang nghiêm tốt đẹp theo. Muốn cho y báo, tức hoàn cảnh môi trường sinh thái chung quanh được an lành tốt đẹp, thì trước hết phải giáo dục xây dựng chánh báo, tức giáo dục xây dựng con người. Nghĩa là phải giáo dục xây dựng con người có một đời sống đạo đức văn minh, văn hóa cao đẹp cả hai phương diện về thể chất cũng như tinh thần. 

 

Muốn biết một quốc gia có nền văn hóa mức sống tiến bộ cao hay thấp, hãy thử nhìn vào y báo, tức hoàn cảnh môi trường sống chung quanh của quốc gia đó, thì chúng ta sẽ biết ngay. Nhất là những nơi sinh hoạt công cộng như: bến xe, đường xá, cầu xí, phố thị v.v…Cứ nhìn vào những nơi nầy, thì chúng ta cũng có thể đánh giá biết được phần nào đời sống trình độ dân trí của người dân, cũng như hệ thống tổ chức cai trị của quốc gia đó. Nhất là đời sống kinh tế của họ. Không cần phải tìm hiểu ở đâu xa. Cứ nhìn vào y báo người ta có cũng thể biết được chánh báo. Ngược lại cũng thế. Thí như nhìn vào sự trang trí của một căn nhà, hay khu vườn (y báo) ta cũng có thể đoán định được phần nào về cá tánh khuynh hướng đời sống của những người (chánh báo) trong căn nhà đó. Trái lại, nếu là người có nếp sống bê bối cẩu thả, thì cảnh trí chung quanh họ cũng bê bối không trang nhã ngăn nắp trật tự.

 

Dựa theo ý nghĩa cụ thể nầy, nếu ta khéo biết ứng dụng chánh báo và y báo vào đời sống tu hành của chúng ta, thì cũng rất là hay và có nhiều điều lợi ích thiệt thực. Sự tu hành, trước hết là ta phải sửa ở nơi chánh báo, tức sửa ở nơi thân tâm của ta. Nếu thân tâm của ta được an bình tốt đẹp, thì cảnh vật chung quanh ta (y báo) cũng theo đó mà an ổn tốt đẹp theo. Đó là chúng ta khéo biết tu sửa ở nơi cái gốc. Hễ cái gốc vững chắc lành mạnh tốt đẹp rồi, thì cái ngọn cũng theo đó mà có nhiều khởi sắc tốt đẹp. Bởi vì mọi vật đều do chính con người tạo ra. Con người có đạo đức tốt đẹp, thì tạo ra cảnh vật chung quanh cũng trang nhã xinh lịch tốt đẹp. Nghĩa là, ai trông thấy cũng khen ngợi thích thú.

 

Kinh A Di Đà đã diễn tả cho chúng ta thấy rõ điều đó. Những nét đẹp thù thắng cực kỳ trang nghiêm thanh tịnh ở thế giới Cực lạc, đều do đức Phật A Di Đà và nhơn dân ở cõi đó tạo ra. Từ chánh báo đến y báo, tất cả đều cực thắng trang nghiêm thanh tịnh. Được thế do đâu? Phải chăng tất cả đều do chánh báo tạo tác mà ra. Điều đó, đủ chứng minh cho thấy, việc giáo dục xây dựng chánh báo (con người) mới là điều quan trọng tối thiết yếu. Câu nói: “Tâm bình thế giới bình” hay “Tâm xuân thế giới xuân”, đó là nói lên ý nghĩa của chánh báo và y báo. Muốn thế giới hòa bình, thì trong tâm của mỗi người phải có hòa bình trước. Nếu không được vậy, thì đó chỉ là điều mơ mộng ảo huyền mà thôi!

 

Mong sao mỗi chánh báo (tức mỗi con người) tự trau dồi đạo đức, tu tâm sửa tánh, xây dựng đời sống thân tâm an bình tốt đẹp, đừng tiếp tục gây nên thảm họa chiến tranh và làm ô nhiễm môi trường. Được vậy, lo gì y báo (môi trường sống) không mang lại cho con người có nhiều tinh khiết mát mẻ trong lành tốt đẹp để cho con người thụ hưởng tạo nên một đời sống hòa bình an vui hạnh phúc tuyệt vời vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 7544)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
23/04/2013(Xem: 3967)
Từ Tổ truyền xuống nên gọi là Tổ sư thiền, Đạt Ma từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc, người ta gọi là Đạt Ma thiền. Thiền này do đức Phật Thích Ca đích thân truyền, không qua văn tự lời nói, tất cả Phật nói trong kinh điển đều qua văn tự lời nói. Trong hội Linh sơn.
10/04/2013(Xem: 16969)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
08/04/2013(Xem: 20211)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 13146)
Ni Sư Ayya Khema sinh ra là người theo Do Thái giáo nhưng lại là người Phật tử khi từ giã cõi đời. Gần cả cuộc đời bà du hành khắp nơi trên thế giới cùng với gia đình, và chỉ trở về Đức vào những năm cuối đời. Một số chuyến phiêu lưu của bà được kể lại trong quyển hồi ký thú vị, I Give You My Life (Quà Tặng Cuộc Đời).
08/04/2013(Xem: 6652)
Trong khi phụ trách môn Anh Văn tại trường Cơ Bản Phật Học Vĩnh Nghiêm và trường Cao Cấp Phật Học Vạn Hạnh thành phố Hồ Chí Minh, tôi may mắn đọc được một ...
08/04/2013(Xem: 10470)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 7241)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
20/02/2013(Xem: 3178)
Khi Đức Phật ra đời, Ngài đã chỉ bày rõ ràng, cặn kẽ cho người xuất gia cũng như người tại gia ở từng địa hạt một của tâm linh... HT Thích Như Điển
20/02/2013(Xem: 13769)
Những Câu Chuyện Linh Ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (trọn bộ 03 tập) do HT Thích Như Điển dịch Việt: Năm 2007 khi chúng tôi đang nhập thất tại Úc Châu thì có một Phật Tử tên là Huỳnh Hiệp từ Hoa Kỳ có liên lạc qua bằng E-mail cho Thầy Hạnh Tấn và nhờ tôi phiên dịch tác phẩm "Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchù - Nhật Bản“ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Tôi bảo cứ gởi một số chuyện tiêu biểu sang Úc, tôi dịch thử. Nếu đồng ý với cách dịch ấy thì tôi sẽ tiếp tục. Sau một tuần lễ, tôi gởi trở lại 3 chuyện đầu đã dịch của quyển một cho Phật Tử nầy và anh ta rất hoan hỷ và nhờ tôi dịch tiếp cho đến hết quyển sách. Tôi trả lời rằng: "Tôi rất sẵn sàng; nhưng tôi rất ít thì giờ; khi nào xong tôi chưa biết; nhưng tôi sẽ cố gắng. Đồng thời việc đánh máy sẽ giao cho các anh chị em thực hiện". Cầm quyển sách trên tay độ 400 trang A4 thấy cũng hơi nhiều; nhưng thôi, cứ cố gắng vậy. Ông bà mình thường nói: „Kiến tha lâu đầy tổ“ quả câu nầy chẳng sai chút nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567