Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?

18/06/201416:12(Xem: 3812)
9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 2



9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?

 

Hỏi: Một Phật tử khi quy y và thường xuyên sinh hoạt với một chùa, nhưng lại đến công quả và dự khóa tu ở một ngôi chùa khác, như thế, thì có lỗi là bỏ chùa của mình hay không?

 

Đáp: Đây là một quan niệm mang nặng thành kiến thật quá ích kỷ hẹp hòi. Thiết nghĩ, Phật tử chúng ta cần nên tránh. Hiện tượng nầy, thường xảy ra trong hàng ngũ Phật tử chúng ta. Đó là một quan niệm không mấy tốt đẹp cho sự tu học. Người Phật tử phải có một tấm lòng bao dung rộng mở. Không nên nghĩ rằng, chỉ có ngôi chùa mình quy y và thường xuyên sinh hoạt mới là chùa mình. Còn những ngôi chùa khác thì không phải chùa mình. Chính cái quan niệm hẹp hòi ích kỷ nầy, mà phát sanh ra có những tệ nạn tranh chấp hơn thua với nhau. Đây là một lỗi lầm rất lớn, mà hầu như đại đa số Phật tử chúng ta đều mắc phải. Người Phật tử không nên bảo thủ cố chấp như thế.

 

Đành rằng, ngôi chùa mà mình đã quy y thọ giới, chính nơi đó đã từng ấp ủ nuôi lớn đời sống tâm linh của mình. Tất nhiên, là mình phải có bổn phận đóng góp công sức xây dựng duy trì và phát triển. Thông thường, người ta gọi đó là ngôi Chùa Tổ hay Tổ Đình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mình không được quyền tới lui tu học hoặc làm công quả đóng góp ở các ngôi chùa khác. Giả như chùa mình (tạm gọi như thế, chớ thật ra trên đời nầy không có cái gì là thật mình hay của mình cả) không có tổ chức tu học, dù có đi chăng nữa, nhưng nó cũng không đáp ứng đúng theo nhu cầu tu học của mình. Trong khi đó, thì những ngôi chùa khác lại có mở ra những khóa tu học đàng hoàng. Sự tổ chức tu học nơi đó rất chu đáo trang nghiêm và có chất lượng cao. Xét thấy, rất phù hợp cho nhu cầu tiến thân tu học của mình, mà lâu nay mình hằng ao ước mong muốn. Nhưng vì mình chưa có đủ cơ duyên để được tu học.

 

Có Phật tử lòng thì cũng muốn đi dự, nhưng vẫn còn áy ngại e dè không biết mình đi như thế có lỗi với thầy và chùa mình không? Vì sợ người ta cho rằng, mình không trung thành với thầy với chùa mình. Do nghĩ thế, nên Phật tử lại ngần ngại không dám đi. Nếu Phật tử có ý nghĩ như thế, thì đó là cả một sự mất mát thiệt thòi lớn lao cho Phật tử. Như thế thì thử hỏi trên bước đường tu hành làm sao Phật tử có thể tiến bộ cho được? Tôi nghĩ, không có vị thầy bổn sư nào mà có tâm lượng hẹp hòi ích kỷ như thế.

 

Phật tử nên nhớ rằng, khi Phật tử quy y Tam bảo, thì vị thầy truyền giới cho Phật tử chỉ là đại diện chung cho thập phương Tăng mà truyền trao giới pháp cho Phật tử. Như thế, thì Phật tử không những chỉ riêng kính trọng và học hỏi với vị thầy mình quy y không thôi, mà còn phải kính trọng và học hỏi đối với tất cả những Tăng, Ni khác. Đó mới đúng nghĩa là người Phật tử.

 

Đến việc đi chùa cũng thế. Ngôi chùa mà mình quy y lãnh thọ giới pháp, tuy đó là chùa gốc của mình, nhưng không vì thế mà mình không được đi tu học hay công quả ở các chùa khác. Vì chùa là của chung cho tất cả, chớ không dành riêng cho bất cứ người nào. Nếu ai còn thấy có sở hữu riêng tư, thì đó chưa phải là người tu theo đạo Phật. Vì còn chấp ngã, chấp pháp quá nặng. Như thế, thì làm sao tương ưng với đạo lý giác ngộ giải thoát? 

 

Nhân câu hỏi của Phật tử, tôi cũng xin thành tâm góp thêm chút ý kiến về việc người Phật tử đi chùa. Thiết nghĩ, người Phật tử đi chùa nên có quan niệm cho thật rõ ràng. Mục đích của Phật tử đi chùa không phải chỉ có làm công quả không thôi, mà còn phải cố gắng nghe giảng pháp tìm hiểu học hỏi giáo lý Phật dạy. Phật tử có chịu khó cố gắng thường xuyên học hỏi, nghe pháp, thì Phật tử mới mở mang trí huệ và mới biết được đường lối tu hành đúng theo lời Phật Tổ chỉ dạy. Từ đó, Phật tử mới đem ứng dụng giáo pháp Phật dạy vào đời sống thực tế hằng ngày. Như vậy, thì mới có lợi ích thiết thực cho bản thân mình, cho gia đình và xã hội. Có học hỏi chánh pháp, thì người Phật tử mới có đủ khả năng quán chiếu phân biệt nhận rõ được lẽ chánh tà chân ngụy. Và như thế, thì Phật tử sẽ không bị lầm lạc rơi vào con đường tà ngoại.

 

Tuy rằng, việc đóng góp công sức cho chùa của Phật tử, đó là việc tốt nên làm. Vì ai cũng muốn cho mình có thêm phước đức. Thế nhưng, đó không phải là việc chánh yếu quan trọng, mà người Phật tử lại phải bỏ hết công sức đầu tư vào đó. Vì nếu Phật tử có thật tâm công quả, thì cũng chỉ hưởng được phước báo hữu lậu mà thôi. Phước báo nầy có giới hạn, chỉ hưởng dụng một lúc nào đó thì hết. Cho nên Phật dạy người Phật tử phải tu cả hai: “ Phước Trí trang nghiêm”. Phải tu phước và tu huệ, phước huệ có lưỡng toàn thì mới có thể thành Phật được.

 

Hơn nữa, Phật tử nên nhớ rằng, chùa là của chung, ai cũng có thể làm giúp được cả. Người đời thường nói: “có mợ thì chợ cũng đông, không mợ thì chợ cũng không bữa nào”. Nếu không có mình, thì cũng vẫn có người khác làm. Đôi khi mình làm một công việc nào đó giúp cho chùa lâu năm, rồi ỷ mình có công lao nhiều lại sanh tâm cống cao ngã mạn khinh khi coi thường người khác. Vì nghĩ rằng, mình là người có công lao giúp cho chùa nhiều nhứt, không có ai hơn mình. Thậm chí, có người còn khinh thường lấn lướt luôn cả chư Tăng, Ni trong chùa. Người ta gọi những kẻ đó là mắc phải cái chứng bệnh “Công thần” rất nặng. Đi chùa với thái độ hành xử như thế, thì chẳng những mình không có phước chi hết, mà lại còn gây thêm tội lỗi nữa. Thử hỏi lỗi đó do đâu? Do vì mình thiếu học hỏi hiểu biết chánh pháp. Chẳng những mình không chịu học hỏi, nghe pháp, mà trái lại còn sanh tâm ngã mạn khinh chê những người khác. Người như thế, thật là đáng tội nghiệp thương xót biết bao!

 

Chúng ta thử nghĩ, nếu mọi người đến chùa chỉ biết có một mặt là làm công quả giúp cho chùa không thôi, không học hỏi giáo pháp tu hành gì cả, như thế, thì không biết tương lai đạo Phật sẽ đi về đâu? Và như thế, thì Phật giáo chỉ còn lại cái xác là những ngôi chùa, còn cái hồn thì không có. Tạo chùa như thế, thì thật là phí công vô ích quá! Tạo cảnh chùa với mục đích là để cho người Phật tử có nơi chiêm bái tu học. Sự tu học mới là phần quan trọng chính yếu. Còn tất cả những phần khác đều là phụ thuộc. Đó là chưa nói, khi làm công quả có người còn sanh tâm giận hờn ganh ghét người nầy, chê bai trách móc người kia. Nghĩa là phước đâu không thấy, mà chỉ thấy toàn là phiền não không thôi. Điều nầy là một sự thật không sao tránh khỏi.

 

Cứ nhìn vào thực tế và những việc làm của họ thì ta sẽ thấy rất rõ điều đó. Từ sự bất hòa ganh ghét đố kỵ nhau, rồi họ lập thành phe nhóm để chống báng công kích lẫn nhau. Phe nhóm nào mạnh, to mồm lắm miệng, thì thắng thế hơn. Thế là, vô tình người Phật tử biến ngôi Già lam tôn nghiêm thanh tịnh, trở thành nơi chỗ tranh cãi đấu đá hơn thua với nhau. Phật ở trên cao nhìn thấy cảnh tượng nầy, Ngài cũng thật vô cùng thương xót! Nhưng không biết phải làm sao khuyên giải đám đệ tử si mê của mình? Ngẫm nghĩ, thật là quá đau lòng!

 

Tóm lại, việc tu học hay làm công quả giúp cho chùa là quyền quyết định của mỗi người. Người Phật tử không phải chỉ có tu học hay làm công quả ở chùa mình quy y không thôi, mà Phật tử cũng có thể đi tu học hay làm công quả ở bất cứ ngôi chùa nào khác nếu mình muốn. Tuy nhiên, theo lời Phật dạy, người Phật tử cần phải có trí huệ sáng suốt để biện biệt suy xét cẩn thận những điều lợi và hại qua hành động của mình. Phải xét rõ những nơi mà mình đến tu học, hay công quả có phù hợp đúng với Chánh pháp Phật dạy hay không? Nếu xét thấy, nơi nào có lợi ích thiết thực cho việc tu học của mình, thì mình có quyền đến đó để tu học. Không ai có quyền ngăn cấm mình cả. Đi tham dự tu học là điều tốt đáng khích lệ tán dương, nhưng tuyệt đối, người Phật tử không nên chê bai nói xấu chùa nầy, chùa nọ. Đó là điều tối kỵ của người Phật tử. Vì như thế, chỉ chuốc thêm tội lỗi cho cái khẩu nghiệp của mình mà thôi.

 

Kính chúc Phật tử có đầy đủ trí huệ sáng suốt để nhận định đúng đắn trong việc tu học của mình. Có thế, thì người Phật tử mới mong đạt được kết quả tốt đẹp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 7523)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
23/04/2013(Xem: 3942)
Từ Tổ truyền xuống nên gọi là Tổ sư thiền, Đạt Ma từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc, người ta gọi là Đạt Ma thiền. Thiền này do đức Phật Thích Ca đích thân truyền, không qua văn tự lời nói, tất cả Phật nói trong kinh điển đều qua văn tự lời nói. Trong hội Linh sơn.
10/04/2013(Xem: 16902)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
08/04/2013(Xem: 20159)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 13086)
Ni Sư Ayya Khema sinh ra là người theo Do Thái giáo nhưng lại là người Phật tử khi từ giã cõi đời. Gần cả cuộc đời bà du hành khắp nơi trên thế giới cùng với gia đình, và chỉ trở về Đức vào những năm cuối đời. Một số chuyến phiêu lưu của bà được kể lại trong quyển hồi ký thú vị, I Give You My Life (Quà Tặng Cuộc Đời).
08/04/2013(Xem: 6622)
Trong khi phụ trách môn Anh Văn tại trường Cơ Bản Phật Học Vĩnh Nghiêm và trường Cao Cấp Phật Học Vạn Hạnh thành phố Hồ Chí Minh, tôi may mắn đọc được một ...
08/04/2013(Xem: 10437)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 7218)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
20/02/2013(Xem: 3164)
Khi Đức Phật ra đời, Ngài đã chỉ bày rõ ràng, cặn kẽ cho người xuất gia cũng như người tại gia ở từng địa hạt một của tâm linh... HT Thích Như Điển
20/02/2013(Xem: 13712)
Những Câu Chuyện Linh Ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (trọn bộ 03 tập) do HT Thích Như Điển dịch Việt: Năm 2007 khi chúng tôi đang nhập thất tại Úc Châu thì có một Phật Tử tên là Huỳnh Hiệp từ Hoa Kỳ có liên lạc qua bằng E-mail cho Thầy Hạnh Tấn và nhờ tôi phiên dịch tác phẩm "Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchù - Nhật Bản“ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Tôi bảo cứ gởi một số chuyện tiêu biểu sang Úc, tôi dịch thử. Nếu đồng ý với cách dịch ấy thì tôi sẽ tiếp tục. Sau một tuần lễ, tôi gởi trở lại 3 chuyện đầu đã dịch của quyển một cho Phật Tử nầy và anh ta rất hoan hỷ và nhờ tôi dịch tiếp cho đến hết quyển sách. Tôi trả lời rằng: "Tôi rất sẵn sàng; nhưng tôi rất ít thì giờ; khi nào xong tôi chưa biết; nhưng tôi sẽ cố gắng. Đồng thời việc đánh máy sẽ giao cho các anh chị em thực hiện". Cầm quyển sách trên tay độ 400 trang A4 thấy cũng hơi nhiều; nhưng thôi, cứ cố gắng vậy. Ông bà mình thường nói: „Kiến tha lâu đầy tổ“ quả câu nầy chẳng sai chút nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567