Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

71. Khi đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của đàn na tín thí có mang tội hay không?

19/06/201420:01(Xem: 3803)
71. Khi đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của đàn na tín thí có mang tội hay không?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2



71. Khi đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của đàn na tín thí có mang tội hay không?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, khi đến chùa thọ bát tu học mà con thọ dụng thức ăn do Đàn na tín thí thập phương dâng cúng. Xin hỏi thọ dụng như thế chúng con có mang tội hay không? Kính xin thầy giải đáp cho con rõ, để con khỏi phải lo sợ. Con kính cám ơn thầy.

 

Đáp: Sự dè dặt cẩn thận lo sợ của Phật tử, tuy không cần thiết, nhưng thật đáng khen. Dù sao Phật tử cũng có tâm tốt khéo biết lo xa vì sợ mang tội. Chứng tỏ Phật tử làm việc gì cũng có sự cân nhắc cẩn trọng. Nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống tâm linh. Đó là điều thật đáng quý kính. Tuy nhiên, Phật tử nên nhớ rằng, mục đích của Phật tử tới chùa là để tu học, chớ đâu phải tới chùa để quậy phá đâu mà Phật tử lại lo sợ mang tội.

 

Phật tử thọ dụng của Đàn na tín thí dâng cúng là để hành thiện tu trì, chớ không phải thọ dụng để làm những việc bất thiện. Như vậy, làm gì có tội mà Phật tử phải ái ngại lo sợ? Thậm chí, có người còn lo ngại sợ làm phiền cho chùa, nhất là sợ phiền những người nấu nướng ở nhà trù, nên họ có ý muốn tự túc đem thức ăn theo trong những ngày đến chùa thọ bát. Đó cũng là một thiện ý rất tốt. Nhưng tôi thiết nghĩ, cũng không cần thiết phải làm như vậy. Vì sao? Vì chùa là môi trường để cho mọi người đến tu học gieo thiện duyên với Tam bảo và cũng để tài bồi thêm phước đức. Ai cũng muốn bòn phước đức cho riêng mình. Kẻ công quả, người cúng thí, họ đều là những người phát tâm hảo ý, muốn giúp thêm phương tiện cho mọi người để được yên tâm tu học.

 

Còn người dự tu cũng muốn cho mình có được an tâm yên ổn mà dốc chí tu hành. Như vậy, ai cũng có phước đức hết cả. Không ai thiệt thòi thua kém hơn ai. Tuy nhiên, điều quan trọng là mỗi người nên tự khắc chế phiền não trong khi hành sự. Phải khéo gìn giữ ba nghiệp thân, miệng, ý của mình cho thanh tịnh. Đó là điều tối thiết yếu mà mọi người nên cẩn thận giữ gìn. Được vậy, thì thật là quý giá biết bao! Một môi trường sống chung hòa hợp trong tinh thần tương trợ tu học như thế, thì thử hỏi còn gì cao quý tốt đẹp cho bằng?!

 

Ở đời, có đôi khi mình chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại sau lưng. Nghĩ rằng, thức ăn do mình tự túc mang theo, không làm phiền và thọ dụng của ai, do đó, nên mình lại sanh tâm ỷ lại và xem nhẹ xao lãng việc thúc liễm tu hành. Còn nếu như mình thọ dụng của Đàn na tín thí, và những người khổ cực nấu nướng cho mình thọ dụng, tất nhiên, là mình sẽ không dám khinh thường lơ là trong việc hành trì bái sám tu niệm. Vì sợ mang tội mắc nợ họ, nên mình phải nỗ lực tinh tấn chuyên tâm tha thiết tu hành. Nhờ đó, mà mình và họ cả hai đều được lợi lạc rất lớn vậy.

 

Ngược lại, có người đến chùa không lo tu niệm, chẳng những thế, mà họ còn có tâm bất hảo, gây ra nhiều chuyện rắc rối lôi thôi, tổn mình, hại người, với tâm niệm bất chánh như thế, thì mới thật là có tội. Tội là do ba nghiệp bất chánh của họ gây ra. Tới chùa thay vì lo thúc liễm thân tâm để lo công phu tu học, hay làm công quả, họ lại gây ra những điều phiền phức cho chùa và cho mọi người. Như lớn tiếng tranh chấp cãi vã hơn thua với nhau. Vì ỷ mình có công lao lớn giúp cho chùa. Vì tự cao ngã mạn, nên họ gây ra xáo trộn làm loạn động trong chúng. Bản thân họ đã bị ngọn lửa phiền não sân si đốt cháy bất an, rồi còn gây ra làm cháy lan động tâm niệm của những người khác. Người có tâm niệm và hành động như thế, mới quả thật là có tội. Họ là người không xứng đáng thọ dụng thức ăn của Đàn na tín thí dâng cúng. 

 

Trái lại, Phật tử đi chùa đâu có phải như hạng người nói trên. Phật tử đến chùa là để thọ bát tu học. Suốt thời gian thọ bát ở chùa, Phật tử tuân hành giữ gìn oai nghi phẩm hạnh của một người tập tu theo công hạnh của người xuất gia. Phật tử tụng kinh, niệm Phật, giữ đúng theo thời khóa. Tu hành như vậy, thì tại sao Phật tử lại ái ngại lo sợ mang tội? Ăn của Đàn na tín thí dâng cúng, với điều kiện là mình không tu, thì mới mắc nợ họ.

 

Tóm lại, sự lo ngại của Phật tử tuy rất tốt, nhưng không phải như Phật tử nghĩ đâu. Chỉ sợ là Phật tử không đến chùa tu học thôi, một khi đã đến chùa thật tâm tu niệm, thì Phật tử sẽ được tăng trưởng phước đức và có nhiều lợi lạc trong việc mở mang trí huệ. Vì một ngày Phật tử thọ bát quan trai ở chùa, đó là Phật tử đang tu tập thật hành theo công hạnh của người xuất gia. Đó là hướng tu xuất thế nhằm mục đích thăng tiến trên bước đường giác ngộ giải thoát. Như thế, thì chỉ tăng thêm phước đức chớ làm gì mang tội?

 

Kính mong Phật tử luôn cố gắng tinh tấn hành trì đúng theo quy chế của thiền môn đã đặt định hướng dẫn trong ngày thọ bát.

 

Kính chúc Phật tử trí huệ sáng suốt, Bồ đề tâm bất thối, tinh tấn tu hành, chóng đạt thành sở nguyện.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 20329)
Nhóm Vi Trần vừa hoàn tất xong bộ Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng: 1. Tang-Phạn-Hoa-Việt 2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt 3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
11/12/2013(Xem: 35031)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 24172)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
07/12/2013(Xem: 21705)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
03/12/2013(Xem: 57544)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
16/11/2013(Xem: 27393)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
26/10/2013(Xem: 62355)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 6868)
Đức Phật chỉ ra rằng: mọi vật có hình tượng, có thể chất đều sinh diệt, thay đổi không ngừng. Sự thay đổi của vạn vật là định luật. Định luật này chi phối mọi lãnh vực cuộc sống, không ràng buộc bởi thời gian, không gian.
17/10/2013(Xem: 39748)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 29907)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]