Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?

18/06/201417:53(Xem: 4106)
38. Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2



38. Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?

 

Hỏi: Kính thưa thầy, con thường thấy khi hành lễ quý thầy thường thắp ba nén hương để nguyện hương, nhưng con không hiểu thắp ba nén hương đó có ý nghĩa gì? Xin thầy giải đáp cho con rõ.

 

Đáp: Thật ra, trong nhà Phật thường lấy những con số để tiêu biểu tượng trưng thôi. Kỳ thật nó không có quan trọng cho lắm. Vả lại, đã nói là tiêu biểu tượng trưng nên người ta có thể dùng bất cứ con số nào mang ý nghĩa siêu thoát cao đẹp, cũng có thể lấy đó làm tiêu biểu được cả. Như con số tám muôn bốn ngàn pháp môn tu, đó cũng là con số tượng trưng. Pháp môn của Phật nói ra là vô lượng vô biên, chớ đâu phải chỉ có giới hạn con số ngần ấy. Nói con số đó để đối trị tám muôn bốn ngàn trần lao phiền não. Phiền não làm gì có con số tám muôn bốn ngàn, mà nó là vô tận không thể nào đếm hết được.

 

Hoặc giả như các loại xâu chuỗi mà quý tăng ni và Phật tử thường đeo, như chuỗi trường 108 hạt, chuỗi tay 18 hạt v.v… tất cả đó cũng chỉ là những con số tượng trưng thôi. Như xâu chuỗi trường 108 là tượng trưng cho thập bát giới (lục căn, lục trần, lục thức) tức 18, rồi đem con số 18 nầy nhân cho 6 món căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thành ra con số 108. Người tu theo pháp môn Tịnh độ, thì chư Tổ dạy phải lấy việc trì danh niệm Phật làm chính yếu. Do đó, nên người ta dùng những xâu chuỗi nầy để lần từng hạt làm đơn vị mà niệm Phật.

 

Mục đích của sự niệm Phật là để dứt trừ phiền não. Mà phiền não có ra là do sự tiếp xúc của căn, trần và thức, rồi kèm theo sự hợp tác làm việc chặt chẽ của 6 món căn bản phiền não. Do đó, mà chúng sanh tạo nghiệp thọ khổ luân chuyển nổi trôi mãi trong tam đồ lục đạo. Muốn dứt trừ những thứ phiền não đó, thì chúng ta phải thu nhiếp sáu căn không cho tiếp xúc với sáu trần. Căn và trần không tiếp xúc với nhau, thì thức cũng không do đâu mà phân biệt. Đồng thời, khi đó, chúng ta phải hết lòng tập trung chú tâm vào câu hiệu Phật. Không để tâm suy nghĩ bất cứ chuyện gì khác. Nhờ đó, mà tâm ta được an định. Tâm An định tức là không có phiền não, mà phiền não không có, thì ngay đó là ta đã được an lạc giải thoát rồi.

 

Nói thế, để Phật tử thấy rằng, tất cả đều là những con số mang ý nghĩa tiêu biểu tượng trưng thôi. Cũng vậy, thường người ta chỉ thắp một nén hay ba nén hương, chớ người ta không thắp 2 nén hoặc 4 nén, tức là những con số chẵn.. Lý do tại sao? Vì người ta cho rằng con số lẻ là con số âm và số chẵn là số dương. Vì thế khi thắp hương cúng vái cho người mất, thì người ta chỉ thắp 1 cây hoặc 3 cây, chớ không ai thắp 2 cây hoặc 4 cây bao giờ.

 

Đó là lý do mà Phật tử thắc mắc đã hỏi. Riêng trong Phật giáo, với con số 3 nầy, thú thật, tôi chưa thấy kinh sách nào giải thích rõ ràng. Đã nói là tượng trưng, thì ai cũng có thể nêu ra con số để tượng trưng đươc cả. Tuy nhiên, con số nào mà chúng ta thấy mang ý nghĩa tiêu biểu tượng trưng sâu sắc nhứt thì chúng ta có thể lấy con số đó để làm tiêu biểu. Theo chúng tôi, thì lấy con số “Tam vô lậu học” để tượng trưng thì có lẽ hợp lý xác đáng hơn. Vì đây là ba môn học rất hệ trọng trong giáo lý đạo Phật.

 

Có thể nói, toàn bộ hệ thống giáo điển của Phật giáo đều được xây dựng trên ba môn học giải thoát nầy. Rời ba môn học nầy ra, thì không còn là giáo điển của Phật giáo nữa. Lại nữa, khi niệm bài dâng hương, thì người ta thường niệm “Ngũ phần pháp thân hương” mà mở đầu là “Giới hương, Định hương và Huệ hương”, rồi mới Giải thoát, Giải thoát tri kiến hương. Như vậy, vẫn lấy Tam vô lậu học đứng đầu. Chúng tôi thiết nghĩ, có lẽ vì xét thấy tầm mức quan trọng của ba môn học đó như thế, nên người xưa mới lấy con số 3 đó, để làm tiêu biểu khi dâng lên ba nén hương để cúng Phật vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 18612)
Nhóm Vi Trần vừa hoàn tất xong bộ Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng: 1. Tang-Phạn-Hoa-Việt 2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt 3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
11/12/2013(Xem: 31717)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 21843)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
07/12/2013(Xem: 16188)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
03/12/2013(Xem: 51863)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
16/11/2013(Xem: 23887)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
26/10/2013(Xem: 53359)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 6265)
Đức Phật chỉ ra rằng: mọi vật có hình tượng, có thể chất đều sinh diệt, thay đổi không ngừng. Sự thay đổi của vạn vật là định luật. Định luật này chi phối mọi lãnh vực cuộc sống, không ràng buộc bởi thời gian, không gian.
17/10/2013(Xem: 36393)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 26459)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567