Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02-Tam qui

28/01/201109:41(Xem: 8669)
02-Tam qui

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

TamQui

I.-MỞÐỀ

Sốngtrongcuộc đời muôn mặt, người muốn chọn lấy một lốiđi, vạch ra một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa và an lành,thật không phải là việc dễ. Chúng ta là khách lữ hành đangđứng trước ngã tư ngã năm, mà chưa biết cuối cùng cáccon đường ấy sẽ đưa đến đâu? Chọn lấy một con đườngđể đi đến suốt đời, phải khôn ngoan sáng suốt lắm mớikhỏi hối hận về mai sau. Nhưng mà bắt buộc chúng ta phảichọn lấy, đừng nhờ nhõi, đừng nghe lời xúi giục, vìđây là con đường tự ta đi không ai thế ta được. Chọnkỹ rồi sẽ đi, là thái độ của kẻ khôn ngoan; nhắm mắtđi càn phó mặc đến đâu hay đến đó, là kẻ khờ dại,mang cả cuộc đời làm một trò chơi. Người trí phải nhìnkỹ, phải xem xét tường tận trước khi mình cất bước đitrên một con đường nào. Qui y Tam Bảo quả là đã đặt mìnhtrên một con đường đi đến tận cùng. Ðến tận đầu đườnglà suốt cuộc đời của chúng ta. Việc làm này cần phảihiểu biết rõ, nhận thức tường tận, mới phát tâm Qui y.Phát nguyện Qui y là chúng ta đã đặt định hướng cho cảcuộc đời. Nếu không hiểu biết gì thì việc Qui y mất hếtý nghĩa của nó.

II.-ÐỊNH NGHĨA

Tamqui nói đủ là Qui y Tam Bảo. Tam Bảo là Phật bảo, Pháp bảovà Tăng bảo. Phật là chỉ đức Phật Thích-ca Mâu-ni, do trướckia Ngài tu hành giác ngộ thành Phật. Pháp bảo là giáo phápdo đức Phật nói ra chỉ dạy đường lối tu hành. Tăng Bảolà những vị tu hành theo giới luật và chánh pháp của đứcPhật.

Tạisao gọi là Phật bảo?

- Từmột kẻ phàm phu như chúng ta tu hành thành Phật thật là chuyệnít có trên nhân gian này. Thế nên trong kinh thường nói Phậtra đời khó gặp, như hoa Ưu-đàm một ngàn năm mới trổ mộtlần. Bởi ít có khó gặp nên nói là báu. Hơn nữa, giác ngộthành Phật tự bản thân Ngài đã thoát khỏi sanh tử luânhồi, đem chỗ giác ngộ ấy dạy lại cho người cùng ra khỏisanh tử, là điều cao cả nhất trần gian nên gọi là báu.

Thếnào gọi là Pháp bảo?

- Chánhpháp xuất thế hi hữu do đức Phật dạy lại, người ngherất khó hiểu khó thấu đáo được. Nhưng một khi đã hiểu,ứng dụng tu hành có thể chuyển đời phàm phu trở thànhthánh nhân, pháp như vậy còn gì quí báu bằng. Pháp của Phậtdạy là chân lý, dù trải thời gian bao lâu chân lý ấy vẫnrạng ngời như hòn ngọc báu. Những kẻ đang lạc lối trongđêm đen, bất thần gặp được ngọn đuốc, vui mừng quítiếc thế nào, người học đạo gặp được chánh pháp cũngnhư thế. Người đang bị chìm đắm ngoài bể cả, trông thấymột con thuyền đến vớt, vui mừng sung sướng quí mến thếnào, người học đạo gặp được chánh pháp cũng như thế.Cho nên nói "trăm ngàn muôn kiếp khó tìm gặp".

Thếnào gọi là Tăng bảo?

- Tănglà chỉ cho một nhóm tu sĩ học theo Phật, sống chung nhau đúngtinh thần Lục hòa. Sống đúng tinh thần Lục hòa là việcít có trên nhân gian này. Bởi vì người thế gian sống đuađòi giành giật hơn thua với nhau, không bao giờ họ sốnghòa thuận như thế được. Lục hòa là: thân hòa chung ơ,ûmiệng hòa không tranh cãi, ý hòa đồng vui, giới luật hòacùng giữ, hiểu biết hòa cùng giải, lợi hòa chia đồng.Sáu điều này là tinh thần của Tăng. Nếu có người đầutròn áo vuông mà không sống theo tinh thần Lục hòa cũng khônggọi là Tăng. Ở trong tập thể từ bốn người trở lên,hằng hòa thuận chung sống đúng tinh thần Lục hòa, việcnày rất khó làm đối với người thế gian. Vì thế, tu sĩsống khuôn theo tinh thần Lục hòa, thật là một điều quíbáu ở trên nhân gian. Vả lại, trên sự tu hành, các vị ấytự mình đã vơi cạn phiền não, còn dạy bảo kẻ khác dẹpbỏ phiền não. Chính những vị ấy đã được phần nào anổn thanh tịnh, lại hướng dẫn người đến chỗ an ổn thanhtịnh. Bởi lẽ ấy, gọi các ngài là Tăng bảo.

Thếnào là Qui y?

- Quilà trở về, y là nương tựa. Trở về nương tựa với Phật,Pháp và Tăng gọi là Qui y Tam Bảo. Từ lâu, chúng ta mãi chạytheo dục lạc tạo nghiệp đau khổ, nay hồi tâm thức tỉnhquyết định trở về nương tựa với Tam Bảo. Tam Bảo làchỗ cứu kính để cho đời chúng ta nương tựa, không còntạo nghiệp đau khổ, mà thường đem sự an lạc lại cho chúngta. Ðây là sự hồi tâm tỉnh giác phát nguyện trở về củachúng ta. Sự tỉnh giác này là nền tảng của lâu đài trítuệ, nó là bước đầu trên con đường về quê hương giácngộ. Ðặt nền tảng này vững chắc thì lâu đài trí tuệmới được lâu dài. Ðó là sự hệ trọng của tinh thầnQui y.

III.-QUI Y TAM BẢO BÊN NGOÀI

PhậtPháp Tăng là đối tượng để chúng ta Qui y. Nguyện noi theocon đường đức Phật đã đi là Qui y Phật. Quyết thực hànhnhững lời chỉ dạy của Ngài còn ghi trong kinh điển là Quiy Pháp. Thuận theo sự hướng dẫn tu hành của chúng Tăng làQui y Tăng. Từ đây bước đi, cuộc sống của chúng ta lấyTam Bảo làm mẫu mực, nhắm thẳng theo đó mà tiến tới,khỏi phải nghi ngờ dò dẫm như thuở nào. Chúng ta là hoatiêu, Tam Bảo là ngọn hải đăng. Cứ nhắm theo hải đăngmà lái con thuyền thân mạng của chúng ta cho đến đích. SongPhật pháp, người Phật tử quyết định tin theo không cònchút do dự, còn Tăng thì phải cẩn thận để khỏi nhậnlầm. Tăng là tập đoàn Tăng lữ sống đúng tinh thần Lụchòa, không phải tính cách cá nhân. Nếu một vị sư đứngra làm lễ Qui y cho Phật tử, chính vị ấy đại diện chotập đoàn. Qui y Tăng là qui y với những vị sư sống đúngtinh thần Lục hòa, không phải cuộc hạn riêng vị sư truyềntam qui ngũ giới cho mình. Nếu vị đại diện truyền qui giớiấy có tu được hay không tu được, người thọ pháp qui giớivẫn đã Qui y Tăng rồi. Khi qui y một vị Tăng tức là đãqui y tất cả chư Tăng, nếu vị nào sống đúng tinh thầnhòa hợp. Phật tử có quyền học hỏi tất cả Tăng chúng,không nên hạn hẹp nơi ông thầy của mình. Ðược vậy mớiđúng tinh thần Qui y Tam Bảo bên ngoài.

IV.-QUI Y TAM BẢO TỰ TÂM

Phậtpháp bao giờ cũng phải đủ hai mặt, Tam Bảo bên ngoài làđối tượng, Tam Bảo tự tâm là bản chất. Nương Tam Bảobên ngoài, chúng ta phát triển Tam Bảo của tự tâm. Trong ngoàihỗ tương để viên mãn công phu tu hành, là mục tiêu chánhyếu của đạo Phật.

Thếnào là Tam Bảo tự tâm?

Tánhgiác sẵn có nơi chúng ta là Phật bảo. Lòng từ bi thươngxót cứu giúp chúng sanh là Pháp bảo. Tâm hòa hợp thảo thuậnvới mọi người là Tăng bảo. Nhờ Phật bảo bên ngoài, chúngta đánh thức tánh giác của mình, trở về nương tựa tánhgiác của mình là Qui y Phật. Nhờ Pháp bảo bên ngoài, chúngta dấy khởi lòng từ bi đối với chúng sanh, trở về nươngtựa với lòng từ bi của mình là Qui y Pháp. Do chư Tăng bênngoài gợi lại cho chúng ta có tinh thần hòa hợp thuận thảo,trở về nương tựa với tinh thần hòa hợp thuận thảo củamình là Qui y Tăng. Phật Pháp Tăng bên ngoài là trợ duyêngiúp chúng ta phát khởi Phật Pháp Tăng của tự tâm. Ví nhưông thầy giáo làm trợ duyên cho đứa học trò mở mang kiếnthức của nó. Có ông thầy giáo cần cù, mà đứa học tròlười biếng không chịu học, ông thầy cũng trở thành vôích. Cũng thế, có Tam Bảo bên ngoài, người Phật tử khôngcố gắng đánh thức Tam Bảo của chính mình, Tam Bảo bênngoài cũng thành vô nghĩa. Tam Bảo bên ngoài là điều kiệntối thiết yếu với người Phật tử, nhưng có được giácngộ giải thoát chính là khả năng của Tam Bảo tự tâm. Chỉbiết có Tam Bảo bên ngoài là chấp sự bỏ lý. Một bề tinvào Tam Bảo của tự tâm không cần biết đến Tam Bảo bênngoài, là chấp lý bỏ sự. Người Phật tử chân chánh phảiviên dung sự lý mới khỏi trở ngại trên đường tu.

V.-NGHI THỨC QUI Y

Trọngtâm chủ yếu trong buổi lễ Qui y, chính lúc Phật tử quìtrước Tam Bảo, ba lần phát nguyện: "Ðệ tử... xin suốtđời qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng."Câu phát nguyệnnày tự đáy lòng Phật tử phát xuất, không do sự ép buộcxúi giục nào. Ba lần phát nguyện như vậy là gieo hạt giốngvào sâu trong tàng thức, khiến đời đời không quên. Ðâylà tinh thần tự giác tự nguyện. Hình thức nghi lễ chỉgiúp thêm ấn tượng quan trọng cho giờ phút phát nguyện ấythôi. Khi chúng ta tỉnh giác nguyện theo Tam Bảo thì đời tađược lợi ích. Nếu trên đường tu có lúc nào bị vô minhche đậy không nhớ Tam Bảo, chúng ta tự chịu thiệt thòi.Nhà Phật không bắt buộc chúng ta thệ những gì nặng nềđể không bỏ đạo. Của báu cho người nếu ưng nhận lờithì được lợi ích, không ưng nhận thì thôi, bắt buộc làmgì. Trừ ra có hậu ý gì, mới bắt buộc những câu thề nặngđể không dám bỏ. Người hiểu được chỗ này mới thấygiá trị chân thật của đạo Phật. Tất cả sự dụ dỗép buộc để theo đạo, nhà Phật hoàn toàn phản đối. Mỗingười tự nhận thức rõ ràng về đạo Phật rồi phát tâmđến với đạo, mới đúng tinh thần Phật tử. Hiểu rồimới theo là hành động đúng với tinh thần giác ngộ. Dùngthuật hay, phép lạ để dẫn người vào đạo, đó là mêtín. Dùng mọi quyền lợi để dụ người ta vào đạo, đólà cám dỗ kẻ ngu si, không phù hợp với tinh thần giác ngộ.Chúng ta có bổn phận giải thích để người khác hiểu pháttâm qui y là, người truyền đạo chân chánh. Nghi thức trịnhtrọng trong buổi lễ qui y, chỉ là trợ duyên cho lời phátnguyện của chúng ta được thành tựu viên mãn. Nghi lễ nàykhông có nghĩa là Phật sẽ ban ơn cho chúng ta trọn đời đượcan lành.

VI.-KHẲNG ÐỊNH LẬP TRƯỜNG

Saukhi qui y Tam Bảo, chúng ta khẳng định lập trường một cáchtỏ rõ: "Qui y Phật, không qui y thiên, thần, quỉ, vật."Chúng ta đã nhận định kỹ càng quyết chí theo Phật là đấnggiác ngộ, không lý do gì lại theo thiên, thần, quỉ, vật.Bởi vì thiên, thần, quỉ, vật vẫn chưa giác ngộ, còn bịluân hồi như chúng ta. Song cũng có một số Phật tử đãqui y Phật, mà vẫn chạy theo quỉ thần. Những người nàyvì tham lợi lộc, vì thích mầu nhiệm, nên đã đi sai đườngPhật pháp. Thậm chí vì sự mê tín của họ, họ trở lạikính trọng quỉ thần hơn Phật. Ðây là hiện tượng xấuxa để khách bàng quang phê bình Phật giáo.

"Quiy Pháp, không qui y ngoại đạo tà giáo."Chánh pháp củaPhật là chân lý, cứu giúp chúng sanh một cách thiết thực,như ông thầy thuốc đối với bệnh nhân. Hiểu được lẽchân thực này, còn lý do gì chúng ta chạy theo ngoại đạotà giáo. Chúng ta tự nhận mình yêu chuộng chân lý, cầu mongsự thoát khổ thiết thực, ngoại đạo tà giáo còn gì hấpdẫn được chúng ta. Chỉ có những kẻ ba phải nghe đâu chúcđó, mới có những hành động đổi thay vô lý như vậy. Dùcó những phép tà ngoại linh thiêng muốn gì được nấy, chúngta cũng không khởi lòng tham theo họ. Hoặc họ có những phươngthuốc linh mầu nhiệm bệnh gì cũng cứu khỏi, là Phật tửchân chánh thà chịu chết chớ không cầu xin. Thân này cógiữ gìn khéo mấy, cuối cùng cũng tan hoại, lạc vào đườngtà kiếp kiếp khó ra khỏi.

"Quiy Tăng, không qui y bạn dữ nhóm ác."Chúng ta đã chọnlựa những vị hiền đức nương theo, khiến đời mình vềgần với đức hạnh. Bạn dữ nhóm ác đối với người biếtđạo cần phải tránh xa. Bởi vì "gần mực thì đen gần đènthì sáng", hay "gần đồ tanh hôi mình bị hôi lây, gần vậtthơm tho mình được thơm lây". Vì thế, chúng ta phải can đảmđi đúng đường của mình đã chọn, dù có bị khinh khi mạlỵ, ta cũng cứ thế mà đi. Bởi vì chúng ta đâu phải làkẻ mù quáng, mà đành bỏ cái tốt gần cái xấu. Khẳng địnhlập trường rõ ràng là người có ý chí cương quyết. Nếungười tu hành mà thiếu ý chí này, dễ bị gió lung lay.

VII.-KẾT LUẬN

Quiy Tam Bảo là nền móng tòa nhà giác ngộ, là nấc đầu trêncây thang giải thoát, là những bước đầu trên con đườngvề quê hương vô sanh. Muốn tòa nhà vững chắc, cần phảicó nền móng kiên cố. Cần vượt tột cây thang giải thoát,nấc đầu phải bước cho vững. Thích sự an lành ở quê hươngvô sanh, những bước đầu trên con đường trở về phảiđi cho đúng. Thiếu nền móng Tam Qui thì tòa nhà giác ngộkhông sao xây cất được. Không có nấc đầu, khó ai có thểleo tận cây thang giải thoát. Những bước đầu trên con đườngvề quê đã sai, trăm ngàn bước sau cho đến càng đi càngsai. Vì thế, Qui y Tam Bảo có tầm quan trọng vô cùng. Mỗingười muốn đến với đạo Phật phải từ cửa Qui y màvào, không như thế thì học Phật mất căn bản. Bởi nó đóngmột vai trò quan trọng như vậy, nên người Phật tử phảithận trọng trong việc phát nguyện Qui y. Ðừng vì là Qui ycho có phước, cho khỏi bệnh hoạn, cho Phật gia hộ qua taiách..., đều là lý do mê tín trái với tinh thần tự giáctự nguyện của Ðạo Phật.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 818)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 4058)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2256)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 20360)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 10667)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 5797)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 7992)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 11955)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 7303)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5100)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567