Lời giới thiệu
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
Như Lama thường xuyên muốn chỉ rõ, các pháp thoại của ngài không phải là những bài thuyết giảng khô khan, mang triết lý suông, trừu tượng mà đó là những phương pháp thực tế, bình dị để tìm kiếm và hiểu rõ tâm. Lama luôn luôn yêu cầu chúng ta nhận thấy minh là ai, mình là gì. Với phong thái phi phàm, đầy kích động, ngài giám thách thức chúng ta khảo cứu những định kiến của mình một cách can đảm với hy vọng rằng chúng ta sẽ tự nhận thấy rõ cách thức mọi thứ xuất phát từ tâm thức; chúng ta tạo nên khổ đau và hạnh phúc của chính mình; chúng ta phải tự gánh lấy trách nhiệm về bất cứ điều gì mình kinh qua dù tốt hay xấu.
Trong phần này, chúng tôi cung cấp cho ba pháp thoại của đức Lama Yeshe dựa trên đề tài chung của Phật giáo. Chúng là những bài diễn thuyết được trình bày chủ yếu cho các thính giả phương Tây cách đây gần 30 năm. Tuy nhiên, như đức Lama đã muốn chỉ rõ, giáo pháp vô tận của đức Phật là phổ biến thích hợp, cũng như đã từng hình thành lần đầu tiên cách đây hơn 2500 năm. Do đó, bây giờ, không còn nghỉ ngờ rằng, chỉ vỏn vẹn 30 năm xuất hiện phổ biến, các pháp thoại của Lama Yeshe thích ứng toàn cầu như chúng trở lại trong những năm 70.
Mỗi bài diễn thuyết được theo sau với một loạt các câu hỏi và câu trả lời. Đức Lama và thính giả của ngài luôn luôn an vui trong việc cho và nhận của những thay đổi sống động này, và có nhiều thú vị trong mọi thứ hiện hữu. Đối với hầu hết nhiều người, đó mãi mãi là lần đầu tiên tiếp xúc với một Lama Tây Tạng, và họ mang theo những nghi vấn quan trọng trong nhiều năm dài của mình. Rất rõ ràng, đức Lama đã giải đáp mọi cật vấn với lòng từ bi cao cả, tính hài hước và sự tự tin.
Mặc dù các pháp thoại này được gọi là những bài diễn thuyết, nhưng tôi nghỉ đức Lama đã chỉ dẫn mỗi chúng ta áp dụng chúng như một tấm gương phản chiếu tâm mình và vượt thoát khỏi ngôn từ, nhận thấy tự thân và trở thành nhà tâm lý học của chính mình.
Tôi rất cám ơn Cheryl Bentsen, Rand Engel và Wendy Cook về những bình luận sâu sắc của họ, trong đó đã cải thiện đáng kể phiên bản được chọn lộc về những pháp thoại này.
Ban biên tập
Chương 1
Tìm Thấy Chính Mình Qua Đạo Phật
Nghiên cứu Phật giáo có nghĩa là chúng ta đang nghiên cứu chính mình, bản chất của tâm chúng ta. Thay vì chú trọng vào đấng tối cao, đạo Phật nhấn mạnh các vấn đề thực tiển hơn, chẳng hạn như cách để điều chỉnh cuộc sống, cách để hợp nhất tâm và cách để giữ cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta luôn luôn an vui và lành mạnh. Nói cách khác, đạo Phật luôn luôn chú trọng đến trí tuệ nhận thức thực nghiệm hơn là một số quan điểm mang tính giáo điều. Trên thực tế, chúng ta không bao giờ xem đạo Phật là một tôn giáo theo ý nghĩa thông thường của thuật ngữ này. Theo quan điểm của các Lama, Phật giáo tồn tại trong lãnh vực của triết học, khoa học và tâm lý học hơn.
Theo bản năng, tâm của con luôn tìm kiếm hạnh phúc. Dù ở phương Đông hay phương Tây cũng không có khác biệt; mọi người đang hướng đến một điều tương tự. Tuy nhiên, nếu sự tìm kiếm hạnh phúc của bạn khiến bạn chấp thủ với cảm xúc trong thế giới cảm giác, thì có thể rất nguy hiểm. Bạn không có sự chế ngự.
Bây giờ, đừng nghĩ rằng sự chế ngự là việc của phương Đông, là việc của Phật giáo. Tất cả chúng ta đều cần sự chế ngự, đặc biệt là những người bị cuốn hút vào đời sống vật chất. Trên phương diện tâm lý và cảm xúc, chúng ta quá lệ thuộc vào những đối tượng của chấp thủ. Theo quan điểm của Phật giáo, đó chính là tâm bệnh hoạn; người mắc bệnh tâm thần.
Trên thực tế, bạn đã biết rằng chỉ phát triển khoa học công nghệ ngoại tại thì không thể làm thỏa mãn tham vọng thuộc chấp thủ của mình hoặc giải quyết các vấn đề cảm xúc khác của bạn. Tuy nhiên, những gì Phật giáo cho bạn thấy là bản chất đặc thù của tiềm năng con người, khả năng tiếp thu của tâm nhân loại. Khi nghiên cứu cứu Phật giáo, bạn biết rõ mình là gì và cách để phát triển xa hơn; thay vì đặt nặng vào một số hệ thống tín ngưỡng siêu nhiên, các phương phps của Phật giáo dạy bạn phát huy hiểu biết sâu sắc về chính mình và tất cả các hiện tượng khác.
Tuy nhiên, dù là người sùng đạo hay theo chủ nghĩa duy vật, tín đồ hoặc người vô thần, thì điều quan trọng là bạn phải biết cách tâm mình hoạt động. Nếu không, bạn sẽ loanh quanh với suy nghỉ mình đang mạnh khỏe, trong khi trên thực tế, có nguồn gốc sâu xa của các cảm xúc đau khổ, nguyên nhân đích thực của tất cả các căn bệnh tâm lý, đang lớn dần trong bạn. Do đó, tất cả những gì mất mát là một số điều nhỏ nhặt ngoại tại đang biến đổi, một điều gì đó vô nghĩa đang trở nên sai lầm, và trong chốc lát, bạn hoàn toàn thất vọng. Với tôi, điều đó cho thấy bạn mắc bệnh tâm. Tại sao? Bởi vì bạn bị thế giới tri giác ám ảnh, bị chấp thủ che lấp, nằm dưới sự kiểm soát nguyên nhân cơ bản của các vấn đề, nên không biết bản chất của tâm mình.
Không sao cả nếu bạn nổ lực bác bỏ những gì tôi đang nói bằng cách bảo rằng bạn không tin điều đó. Đây không phải là vấn đề của niềm tin. Dù bạn có khăng khăng bảo rằng “tôi không tin mình có lỗ mùi”, thì mũi của bạn vẫn tồn tại ở đó, nằm ngay giữa hai con mắt của bạn. Mũi của bạn luôn tồn tại ở đó, dù bạn có tin hay không.
Tôi đã từng gặp nhiều người tuyên bố kiêu ngạo rằng “tôi không phải một tín đồ”. Họ quá tự hào về sự thiếu hụt chuyên môn của niềm tin vào bất cứ điều gì. Bạn hãy quán sát kỉ; điều này thực sự trở nên quan trọng để biết. Trong thế giới ngày nay, có quá nhiều mâu thuẫn. Người theo khoa học duy vật cho rằng “tôi không tin”; những người theo tôn giáo nói “tôi tin tưởng”. Tuy nhiên, chẳng sao cả về những gì bạn nghỉ, bạn vẫn cần phải biết rõ bản chất đặc trưng của tâm mình. Nếu không biết, thì cũng chẳng sao cả dù bạn có nói về những khuyết điểm của chất thủ bao nhiêu đi nữa, bạn không có khái niệm về chấp thủ thực sự là gì hoặc cách để chế ngự nó. Ngôn từ là rất dể. Những gì thực sự khó khăn là phải hiểu rõ bản chất đích xác của chấp thủ.
Ví dụ, ban đầu, khi con người chế tạo xe hơi và máy bay, mục đích của họ là có thể thực hiện mọi công việc nhanh chóng hơn để họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra cho thấy con người lại bận rộn hơn bao giờ hết. Hãy nhìn vào cuộc sống hằng ngày của bạn. Bởi vì chấp thủ, bạn bị cuốn hút vào thế giới cảm giác cụ thể của sự tạo tác chính mình, phủ nhận không gian hoặc thời gian để nhận thấy thực tại của tâm mình. Theo tôi, đó là định nghĩa của một đời sống khó khăn. Bạn không thể tìm thấy được sự thỏa mãn hoặc an vui. Nên biết, trên thực tế, hạnh phúc và an vui thực sự đều xuất phát từ tâm, chứ không bao giờ xuất phát từ các hiện tượng bên ngoài. Tuy nhiên, một số người thông minh và hoài nghi hiểu rõ ở mức độ các đối tượng vật chất không bảm đảm được một cuộc sống thú vị đáng giá và đang nổ lực nhận thấy nếu thực sự có một điều gì đó khác có thể biểu hiện sự thỏa mãn đích xác.
Khi nói về khổ đau, đức Phật vốn không đơn thuần chỉ cho các vấn đề bên ngoài như bệnh tật và thương tổn, mà Ngài đề cập đến thực tế bản chất bất mãn của tâm là khổ đau. Chẳng sao cả nếu có bao nhiêu điều bạn nhận được, nó không bao giờ làm thỏa mãn tham vọng của bạn tốt hơn hoặc nhiều hơn. Tham vọng không dứt này là khổ đau; bản chất của nó là tâm trạng thất bại mang tính cảm xúc.
Tâm lý học Phật giáo nêu ra sáu vọng tưởng cơ bản làm hư hỏng tâm con người, quấy rối sự an vui của tâm, khiến tâm trở nên vọng động, đó là: vô minh, chấp thủ, tức giận, kiêu căng, nghi ngờ và quan điểm lệch lạc. Sáu vọng tưởng này là thái độ tâm thức, chứ không phải thuộc các hiện tượng bên ngoài. Phật giáo nhận mạnh rằng để khắc phục những vọng tưởng này, nguồn gốc của tất cả khổ đau, thì niềm tin và lòng tin không giúp được gì nhiều, mà quan trọng là bạn phải hiểu rõ bản chất của chúng. Nếu không quán chiếu tâm mình với trí tuệ nhận thức nội tại, bạn sẽ không bao giờ thấy được những gì đang tồn tại ở đó. Nếu không quán chiếu, thì dù có nói về tâm và các cảm xúc của mình bao nhiêu đi nữa, bạn sẽ không bao giờ thực sự hiểu được rằng cảm xúc cơ bản của bạn là vị kỉ quá mức và đây là những gì khiến bạn trở nên rối rắm.
Bây giờ, để khắc phục bản ngã, không có nghĩa là bạn phải từ bỏ tất cả những sở hữu của mình. Hãy giữ lấy những sở hữu của bạn; chúng không phải những gì khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn. Bạn quá bận rộn bởi vì bạn đang vướng vào những sở hữu của mình với chấp thủ; bản ngã và chấp thủ làm ô nhiễm tâm bạn; khiến tâm trở nên mờ mịt, vô minh và vọng động, khiến cho ánh sáng của trí tuệ bị che khuất. Giải pháp cho vấn đề này là thiền.
Thiền không đơn thuần chỉ là sự phát triển của việc tập trung vào một đối tượng duy nhất, ngồi yên trong một gốc kín nào đó mà không làm việc gì hết. Thiền là trạng thái tỉnh giác của tâm, là sự dối lập của vô minh; thiền là trí tuệ. Bạn nên duy trì sự tỉnh thức ở mỗi giây phút trong cuộc sống hằng ngày của bạn, nhận thức hoàn toàn về những gì bạn đang làm và tại sao cũng như cách bạn đang thực hiện nó.
Chúng ta thực hiện tất cả mọi thứ hầu như trong trong vô thức. Chúng ta ăn, uống và nói chuyện trong vô thức. Mặc dù có ý định để trở nên tỉnh thức, nhưng chúng ta hoàn toàn không nhận biết về những khổ đau đang xung đột trong tâm mình, ảnh hưởng đến mọi thứ chúng ta đang thực hiện.
Hãy quan sát chính bạn; hãy thử nghiệm. Tôi không phán quyết hoặc đẩy bạn xuống vực thẳm. Đây là cách mà Phật giáo thể hiện. Nó đưa ra những ý tưởng để bạn có thể quán sát theo kinh nghiệm của mình nhằm thấy rõ liệu chúng có thực hay không. Nó rất thực tế; tôi không nói về một điều gì đó xa vời thực tế ở trên mây trên mưa. Ngược lại, đó là một điều thực sự rất đơn giản.
Nếu không biết bản chất đặc thù của chấp thủ và các đối tượng của nó, thì làm sao bạn có thể phát khởi tình thương đối với bạn bè, cha mẹ hoặc đất nước của mình? Theo quan điểm của Phật giáo, điều đó không thể xảy ra. Khi gây tổn hại cho cha mẹ hoặc bạn bè của mình, thì tâm vô ý thức của bạn đang hoạt động. Khi trở nên tức giận, thì người tức giận ấy hoàn toàn quên lãng những gì đang xảy ra trong tâm mình. Vô ý thức khiến chúng ta gây tổn hại và thiếu tôn trọng những chúng sanh khác; vô ý thức trong hành vi và trạng thái tâm khiến chúng ta đánh mất nhân tính. Đó là tất cả. Thật đơn giản phải không?
Dạo này, nhiều người nghiên cứu và tập luyện để trở thành những nhà tâm lý học. Theo quan điểm của đức Phật thì mỗi người nên trở thành một nhà tâm lý học. Mỗi người trong chúng ta nên biết rõ tâm của chính mình; bạn nên trở thành nhà tâm lý của chính bạn. Điều này chắc chắn có thể xảy ra; mỗi con người đều có khả năng hiểu rõ tâm mình. Khi hiểu rõ tâm mình, bạn có thể điều phục nó một cách tự nhiên.
Đừng nghỉ rằng sự chế ngự là một vài cuộc du goạn đến Hy Mã Lạp Sơn hoặc trở nên dễ dàng hơn cho những người không có nhiều sở hữu. Đó không phải là sự thực tất yếu. Kế tiếp, bạn có cảm xúc buồn bã, hãy quán chiếu chính mình. Thay vì bận rộn thực một điều gì đó gây xao lãng tự thân, bạn hãy thư giãn và cố gắng trở nên tỉnh thức về những gì mình đang làm. Hãy tự hỏi “tại sao tôi làm điều này? Bằng cách nào tôi thực hiện nó? Nguyên nhân gì?”. Bạn sẽ nhận thấy điều này trở nên một kinh nghiệm tuyệt vời. Vấn đề chủ yếu của bạn là thiếu trí tuệ nhận thức sâu sắc, thiếu tỉnh giác hoặc hiểu biết. Do đó, bạn sẽ khám phá ra rằng thông qua hiểu biết, bạn có thể dể dàng giải quyết các vấn đề của mình.
Để cảm nhận tình thương đối với người khác, bạn phải biết bản chất của đối tượng mình thương. Nếu không, thậm chí bạn nói “tôi thương anh ấy; tôi thương cô ấy”, thì đó chỉ là tâm kiêu ngạo của bạn dựa trên tính vị kỉ với người khác. Hãy chắc chắn rằng bạn biết làm thế nào và tại sao. Rất quan trọng nếu bạn trở thành nhà tâm lý học của chính mình. Sau đó, bạn có thể điều tiết bản thân qua trí tuệ hiểu biết của tâm mình; bạn sẽ có thể thư giản và ưa thích bạn bè và những sở hữu của mình thay vì trở nên luôn bận rộn, bực bội và hoang phí đời mình.
Để trở thành nhà tâm lý học của chính mình, bạn không cần phải học hỏi một số triết lý quan trọng. Tất cả những gì bạn phải làm là quán chiếu tâm mình mỗi ngày. Bạn đã quan sát kỉ những thứ thuộc vật chất mỗi ngày—mỗi buổi sáng, bạn kiểm tra thức ăn trong nhà bếp—nhưng bạn chưa bao giờ xem xét tâm mình. Việc quán chiếu tâm bạn là điều quan trọng hơn.
Tuy nhiên, hầu hết nhiều người dường như tin vào chiều hướng ngược lại. Dường như họ nghỉ rằng họ có thể mua được giải pháp đối với bất cứ vấn đề nào mà mình đang đối mặt. Quan điểm duy vật cho rằng tiền bạc có thể được bất cứ những gì bạn cần cho hạnh phúc, bạn có thể mua tâm an vui, rõ ràng là không thực, nhưng mặc dù bạn không nói ra, thì đây là những gì bạn đang suy nghỉ. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Ngay cả những người được xem là mộ đạo, thì họ cũng cần phải hiểu rõ tâm mình. Chỉ có niềm tin thì không bao giờ chấm dứt được các vấn đề; trí tuệ nhận thức hiểu biết mới luôn luôn giải quyết được các vấn đề. Chính đức Phật đã dạy rằng chỉ tin tưởng vào Phật thôi là rất nguy hiểm; thay vì chỉ tin tưởng vào một điều gì đó, con người nên ứng dụng tâm mình để nổ lực khám phá bản chất đích thực của chính họ. Niềm tin dựa trên sự hiểu biết là rất vững chắc; khi bạn nhận thức hoặc biết rõ về một điều gì đó, thì niềm tin tự động phát sinh. Tuy nhiên, nếu niềm tin của bạn dựa trên quan niệm sai lầm, thì nó dễn dàng bị băng hoại bởi những gì người khác nói.
Bất hạnh thay, mặc dù họ cho mình là mộ đạo, nhưng nhiều người có khuynh hướng về tâm linh rất yếu kém. Tại sao? Bởi vì họ không hiểu bản chất đích thực của tâm mình. Nếu thực sự biết tâm mình là gì và cách nó hoạt động, thì bạn sẽ hiểu rằng đó là năng lực của tâm khiến bạn trở nên lành mạnh. Khi hiểu rõ nhận thức hoặc quan điểm của tâm mình về thế giới, bạn sẽ nhận thấy rằng không những mình thường xuyên nắm bắt thế giới cảm xúc, mà còn nhận thấy những gì mình đang nắm bắt chỉ đơn thuần là ảo tưởng. Bạn sẽ thấy rằng mình quá quan tâm đến những gì đang xảy ra trong một tương lai không tồn tại và hoàn toàn vô ý thức trong hiện tại, đồng thời bạn đang sống trong một kế hoạch chỉ đơn thuần được vạch sẵn. Bạn không cho rằng tâm vô ý thức trong hiện tại và luôn luôn nắm bắt ở tương lai là không lành mạnh?
Rất quan trọng nếu có nhận thức trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Bản chất của nhận thức và trí tuệ là an vui và hạnh phúc. Bạn không cần phải nắm bắt một vài kết quả hạnh phúc ở tương lai. Miễn đi theo con đường hiểu biết đúng đắn và hành động đúng đắn với hết khả năng của bạn, thì kết quả sẽ lập tức hợp nhất với hành động. Bạn không cần phải suy nghỉ “nếu suốt đời mình hành động đúng, thì có lẽ tôi sẽ có được một vài kết quả tốt trong kiếp sau”. Bạn không nên ám ảnh bởi những nhận thức đạt được trong tương lai. Nếu hành động trong hiện tại với hiểu biết càng nhiều như có thể, bạn sẽ hoàn toàn đạt được an vui vĩnh viễn vô hạn. Và tôi nghỉ rằng điều đó là quá đủ cho tôi trong pháp thoại này. Tốt hơn chúng ta nên có một cuộc vấn đáp thay vì để tôi cứ thuyên thuyên thuyết giảng. Cám ơn các bạn.
Hỏi: Khi trình bày về thiền, Ngài vốn không đề cập đến sự mường tượng. Dường như một số người nhận thấy nó tương đối dể tưởng tượng trong khi số khác lại nhận thấy rất khó khăn để tưởng tưởng. Vậy, quan trọng là làm thế nào nhằm phát huy khả năng hình dung mọi thứ xuất hiện trong tâm?
Lama: Nhiều người gặp vấn đề trong việc hình dung về những gì được mô tả với họ, đơn giản là bởi vì họ không tập luyện tâm mình, nhưng đối với người khác điều đó xảy ra bởi vì khả năng sáng tạo của họ nghèo nàn; họ quá đặt nặng vào vật chất. Có lẽ họ nghỉ rằng tất cả cuộc sống của họ đều thuộc về cơ thể vật lý, chứ không có tâm ngoại trừ bộ não. Tuy nhiên, đạo Phật có những giải pháp, do đó, bạn có thể rèn luyện tâm mình và phát huy khả năng tưởng tượng trong thiền định. Nhưng trên thực tế, bạn tưởng tượng trong suốt ngày dài. Bạn ăn sáng là một sự tưởng tượng. Bất cứ khi nào bạn đi mua sắm và suy nghỉ “cái này rất đẹp” hoặc “tôi không thích cái đó”, bất cứ lúc nào bạn đang quan sát đều là một dự án của tâm mình. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, thấy mặt trời đang rọi vào và suy nghỉ “ồ, hôm nay trời thật tuyệt”, đó là tâm của bạn đang tưởng tượng. Thực chất, sự tưởng tượng được hiểu biết rất tốt. Ngay cả những chủ hiệu và các nhân viên quảng cáo biết rõ tầm quan trọng của sự tưởng tượng , vì thế họ tạo ra những băng rôn hoặc các bảng yết thị nhằm thu hút chú ý của bạn: “Mua cái này!”. Họ biết rằng những điều bạn thấy đều tác động đến tâm và sự sự tưởng tưởng của bạn. Sự tưởng tượng không phải một điều gì đó siêu tự nhiên, mà nó có hệ thống khoa học.
Hỏi: Từ những gì Ngài trình bày, tôi có cảm giác rằng Ngài hơi phê bình xã hội phương Tây, cười nhạo vào những gì chúng tôi thực hiện và cách chúng tôi phát triển thiếu văn minh. Tôi thực sự không nêu ra câu hỏi, nhưng Ngài dự định gì cho nhân loại trong tương lai về những giới hạn của cái được gọi là tiến bộ phương Tây đang phát triển: máy bay lớn hơn, nhà cửa lớn hơn, siêu thị lớn hơn? Ngài có dự tính gì về xã hội phương Tây trong tương lai?
Lama: Tôi nhận thấy rằng người phương Tây đang trở nên quá ư bận rộn và lo lắng nhiều hơn. Tôi không chỉ trích vật chất hoặc sự phát triển công nghệ như thế, mà chỉ nói đến việc tâm không được điều tiết. Bởi vì bạn không biết mình là ai và mình là gì, nên bạn hoang phí đời mình trong chấp thủ mù quáng về những gì mà tôi gọi là “siêu thị lòng tốt”. Bạn thường suy nghỉ nhiều về cuộc sống chính mình; bạn khiến bản thân trở nên bồn chồn. Thay vì hợp nhất cuộc sống của mình, bạn lại tách nó ra từng mảnh vụn. Hãy quán chiếu chính mình. Tôi không hề áp đặt bạn. Trên thực tế, Phật giáo không cho phép chúng ta áp đặt cách sống của bất cứ ai mang tính giáo điều. Tất cả những điều tôi đang cố gắng gợi ý là bạn nên quan tâm nhìn nhận các pháp (hiện tượng sự vật) theo cách khác.
Hỏi: Cũng như Ngài, Lama, chúng tôi thấy hầu hết các bậc thầy ở Tây Tạng đều là đàn ông. Tôi muốn biết liệu có người phụ nữ nào tái sanh thành Lama hoặc bậc thánh thiện?
Lama: Vâng, tất nhiên. Đàn ông và phụ nữ đều hoàn toàn bình đẳng khi họ phát triển các trạng thái tâm cao hơn. Ở Tây Tạng, đôi lúc, các Tăng sĩ phải học hỏi từ những nữ tu. Đạo Phật dạy rằng bạn không thể xét đoán con người ở hình thức bên ngoài; bạn không thể nói: “anh ta chẳng có gì, tôi mới đặc biệt”. Bạn đừng bao giờ nói người này cao hơn và người kia thấp hơn khi chỉ nhìn biểu hiện bề ngoài của họ.
Hỏi: Vai trò của Tỳ kheo ni rất khác với vai trò của Tỳ kheo?
Lama: Thực sự không có gì khác biệt. Họ cùng nghiên cứu Phật pháp và chỉ dạy học trò của mình đi theo cùng một hướng.
Hỏi: Đôi lúc rất khó để tìm được một vị thầy. Thật nguy hiểm khi cố gắng thực tập mật chú, chẳng hạn không có vị thầy hướng dẫn mà chỉ đọc qua sách vở rồi thực hành theo?
Lama: Vâng, rất nguy hiểm. Nếu không có những hướng dẫn rành mạch, bạn không thể chọn lựa chính xác một cuốn sách về mật chú và nghỉ rằng “ồ, các ý tưởng kỳ quái gì đây. Tôi muốn thực tập điều này ngay bây giờ!”. Thái độ này không bao giờ đưa đến các nhận thức. Bạn cần sự hướng dẫn của một vị thầy có kinh nghiệm. Đương nhiên, các ý tưởng trở nên kỳ quái, nhưng nếu không biết phương pháp, bạn không thể áp dụng chúng vào kinh nghiệm của chính mình; bạn phải có cách thức. Nhiều tác phẩm Phật giáo đã được dịch ra tiếng Anh. Những tác phẩm này sẽ cho bạn biết “chấp thủ là không tốt; đừng tức giận”, nhưng bằng cách nào để thực sự thoát khỏi chấp thủ và sân hận? Thành điển cũng chỉ dạy về lòng từ bi, nhưng làm sao bạn áp dụng lòng từ bi vào kinh nghiệm của chính mình? Bạn cần phương pháp, và đôi lúc, phải có một vị thầy dạy cho bạn điều đó.
Hỏi: Người phương Tây nên làm gì khi họ không thể tìm được một vị thầy? Những người đó thực sự phải đến phương Đông để tìm thầy?
Lama: Đừng lo, Khi cơ duyên chín muồi, bạn sẽ gặp thầy của mình. Đạo Phật không tin tưởng rằng bạn có thể áp đặt người khác; “mỗi người nên học thiền định; mỗi người nên trở thành Phật tử”. Điều đó thật ngớ ngẩn. Áp đặt con người là điều ngu xuẩn. Khi bạn sẳn sàng, một số năng lực hấp dẫn sẽ đưa bạn đến với vị thầy của mình. Về việc đi đến phương Đông, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn. Hãy quan sát kỉ. Điều quan trọng là phải quán chiếu với trí tuệ chứ không phải với niềm tin mù quáng. Đôi lúc, ngay cả khi đến phương Đông, bạn vẫn không thể tìm được một vị thầy và làm mất thời gian nữa.
Hỏi: Quan điểm của Phật giáo ra sao về việc tự sát?
Lama: Những người tự hủy hoại sự sống của mình, họ không hiểu rõ mục đích hoặc giá trị của việc được sinh ra làm người. Họ tự sát vì vô minh. Họ không thể tìm thấy sự thỏa mãn, nên họ họ nghỉ “tôi tuyệt vọng”.
Hỏi: Nếu một người thoát khỏi vô minh, có lẽ người ấy tin tưởng rằng mình đã chứng đắc giác ngộ. Vậy, mục đích của người ấy tiếp tục sống để làm gì?
Lama: Người ngu nghỉ mình được giác ngộ là hoàn toàn làm ô nhiễm tâm thức và chỉ làm pha lẫn vô minh mà mình đã có. Tất cả những gì anh ta phải làm là kiểm soát những hành động thuộc tâm buông lung của mình và sẽ nhận thức rõ mình chưa đạt giác ngộ. Cũng vậy, bạn không cần phải hỏi người khác “tôi được giác ngộ không?”. Chỉ cần quán sát kinh nghiệm của chính bạn. Giác ngộ là một điều tối thượng mang tính cá nhân.
Hỏi: Tôi thích cách Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của hiểu biết về niềm tin, nhưng tôi nhận thấy rất khó để biết bằng cách nào một người được nuôi dưỡng ở phương Tây hoặc được trao truyền nền giáo dục mang đầy tính khoa học có thể hiểu rõ quan điểm về việc tái sinh: đời sống quá khứ, hiện tại và tương lai. Làm sao Ngài có thể chứng minh chúng tồn tại?
Lama: Nếu nhận thức rõ sự liên tục của tâm mình từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ cho đến hiện tại, thì bạn sẽ hiểu ngay. Sự liên tục thuộc năng lực tâm thức của bạn rất giống như luồng điện phát ra từ máy điện chạy qua dây điện cho đến khi nó thắp sáng bóng đèn. Từ lúc được thụ thai, khi cơ thể của bạn hình thành, năng lực tâm thức luôn luôn chạy theo cơ thể—thay đổi, thay đổi và thay đổi—nếu nhận thức rõ điều đó, bạn có thể dể dàng hiểu biết hơn về sự liên tục trước đó thuộc tâm thức của chính mình. Như tôi đã trình bày, nó không bao giờ đơn thuần là một vấn đề của niềm tin. Tất nhiên, ban đầu, thật khó để chấp nhận quan điểm về tái sanh bởi vì hiện nay nó giống như một quan điểm mới mẽ đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là những người được nuôi dạy ở phương Tây. Họ không dạy bạn sự liên tục của ý thức ở trường học; bạn không được học bản chất của tâm—bạn là ai, bạn là gì—ở trường đại học. Vì vậy, đương nhiên, tất cả đều trở nên mới mẽ đối với bạn. Nhưng nếu nghỉ rằng thật quan trọng để biết bạn là ai, bạn là gì, và nghiền ngẩm tâm mình qua thiền định, thì bạn sẽ dể dàng đi đến hiểu biết sự khác biệt giữa thân và tâm của mình; bạn sẽ nhận ra sự liên tục của ý thức chính mình; từ đó, bạn sẽ thấy được những đời trước của bản thân mình. Nên biết, không cần thiết chỉ chấp nhận sự tái sanh dựa trên niềm tin.
Hỏi: Xin Ngài có thể giải thích rõ mối liên hệ giữa thiền, giác ngộ và năng lực phi thường của tâm, chẳng hạn như lấy rõ tương lai, đọc được tâm của người khác và thấy dược những gì xảy ra một nơi rất xa xôi?
Lama: Dù chắc chắn có thể chứng đạt trí tuệ siêu việt qua việc phát triển thiền định nhất tâm, nhưng chúng ta vẫn còn một quảng đường dài để tiến bước. Khi từ từ đạt được hiểu biết tốt hơn về tâm thức của chính mình, bạn sẽ dần dần phát triển khả năng để thấy rõ những điều như vậy. Tuy nhiên, không phải dể dàng, nơi bạn thiền định chỉ đọt nhiên dứt khoát bạn có thể thấy được tương lai hoặc trở nên giác ngộ. Nó cần có thời gian.
Hỏi: Nếu Ngài đang thực tập thiền, hoạt động hướng đến giác ngộ, thì các năng lực ấy xuất hiện với sự chế ngự hoặc trong giây lát, hoàn toàn không có sự chế ngự?
Lama: Các năng lực xuất hiện với sự chế ngự. Chúng không giống như những ảo giác xúc cảm mong lung mà bạn kinh qua sau khi sử dụng chất gây nghiện. Ngay cả trước khi chứng đạt giác ngộ, bạn có thể phát huy trí tuệ trong những đời sống oqr quá khứ, tương lai của mình và đọc được tâm thức của người khác, nhưng điều này chỉ xuất hiện thông qua sự chế ngự và dần dần phát triển trí tuệ.
Hỏi: Ngài có năng lực tách rời tâm mình ra khỏi thân và để linh hồn đi chu du hoặc thực hiện những điều khác?
Lama: Không.
Hỏi: Đức Thánh Thiện Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) có năng lực để thực hiện điều đó?
Lama: Phật giáo Đại thừa của Tây Tạng nhất định hàm chứa một truyền thống truyền miệng nguyên vẹn về các lời dạy dựa trên sự phát triển các năng lực phi thường, điều đã từng xảy ra từ bậc thầy khả kính đến đệ tử trong thời đức Phật tới hiện nay, nhưng mặc dù lời dạy đó tồn tại, thì không có nghĩa rằng tôi đã đạt được nó. Hơn nữa, Phật giáo Tây Tạng ngăn cấm bất cứ vị Lama nào có được các nhận thức như vậy mà công bố chúng. Ngay cả khi chứng đạt giác ngộ, trừ lúc có cơ duyên tốt, bạn không được phép đi khắp nơi để nói với mọi người rằng bạn là một vị Phật. Hãy hết sức thận trọng. Hệ thống của chúng tôi khác với hệ thống của các bạn. Ở phương Tây, bạn nghe mọi người nói “hôm qua, Chúa đã báo mộng cho tôi”. Chúng tôi nghỉ điều đó có thể trở nên nguy hiểm đối với những người khi loan truyền các chi tiết về những kinh nghiệm bí ấn của họ, do đó, chúng tôi không chấp nhận nó.
Hỏi: Cách đây vài năm, tôi đã đọc tác phẩm “con mắt thứ ba” nói về một tu sĩ có những năng lực phi thường. Vậy, có bao nhiêu người đã mở được con mắt thứ ba của họ?
Lama: Những gì tác giả của cuốn sách đó, Lobsang Rampa, nói là một khái niệm thiển cận sai lầm. Con mắt thứ ba không phải là một cái gì đó thuộc về vật chất mà là phép ẩn dụ về trí tuệ. Con mắt thứ ba của bạn là con mắt nhìn thoát khỏi cảm giác nhận thức thông thường trong bản chất của chính tâm mình.
Hỏi: Bởi vì đạo Phật tin vào sự tái sanh, Ngài có thể cho biết thời gian giũa các kiếp sống cách nhau bao lâu?
Lama: Có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ một vài giây phút cho đến bảy tuần. Ngay khi ý thức rời khỏi cơ thể, thân trung ấm vi tế xuất hiện và chờ đợi nó. Nhờ sức mạnh của tham ái đới với cơ thể vật lý khác, trạng thái trung ấm tìm kiếm sắc thân phù hợp, và khi tìm được rồi, thì nó liền tái sanh.
Hỏi: Đạo Phật giải thích thế nào về sự bùng nổ dân số? Nếu Ngài tin vào sự tái sanh, thì việc dân số luôn luôn phát triển cần phải lý giải ra sao?
Lama: Điều đó rất đơn giản. Giống như khoa học hiện đại, Phật giáo nói về sự tồn tại của hàng tỷ thiên hà. Ý thức của một người được sinh ra trên địa cầu này có lẽ xuất phát từ một thiên hà xa xôi, được tiếp diễn liên tục do sức mạnh của nghiệp, điều kết nối năng lự tâm thức của người đó với hành tinh này. Mặt khác, ý thức của một người chết trên trái đất này có lẽ ngay thời điểm chết theo nghiệp dẫn đến tái sanh vào một thiên hà khác xa xôi từ đây. Nếu tâm càng bị thu hút vào trái đất càng nhiều, thì dân số tăng trưởng; nếu càng ít, thì dân số suy giảm. Diều đó không có nghĩa tâm thức mớ mẽ đang đi vào tồn tại. Mỗi tâm thức đang tái sanh trên địa cầu này đều xuất phát từ kiếp trước của nó—có lẽ trong một thiên hà khác, có lẽ trên địa cầu này, nhưng hoàn toàn đều có nơi chốn—phù hợp với bản chất tuần hoàn của sự sống trần gian.
Hỏi: Thiền của Phật giáo tốt hơn so với bất cứ hình thức thiền định khác hoặc chỉ đơn giản là một hình thức thiền định khác nhau phù hợp với những người khác nhau?
Lama: Tôi không thể nói rằng thiền Phật giáo tốt hơn phuong pháp của các tôn giáo khác. Tất cả đều phụ thuộc vào cá nhân mỗi người.
Hỏi: Nếu một người đã thực tập một hình thức thiền định nào đó và cho rằng thiền siêu việt, vậy thì sẽ có bất cứ điểm nổi bật nào mà người đó cố gắng thực tập thiền Phật giáo?
Lama: Không cần thiết. Nếu bạn nhận thấy sự thực tập thiền định của mình thức tỉnh tâm mình và mang đến thỏa mãn an vui vĩnh viễn, thì tại sao phải nổ lực với bất cứ điều gì nữa? Nhưng nếu, bất kể sự thực tập của bạn, tâm bạn còn bị ô nhiễm và các hành động của bạn không được kiểm soát—thường xuyên theo bản năng gây hại cho người khác—thì tôi nghỉ rằng bạn còn một con đường dài để đi. Đó là một điều thuộc cá nhân mỗi người.
Hỏi: Một vị Bồ-tát có thể trở thành một người theo chủ nghĩa Max để tạo ra sự hài hòa trong hội? Tôi muốn nói có một chỗ đứng cho Bồ-tát trong chủ nghĩa Max, ngược lại, trong chủ nghĩa Max có chỗ đứng cho Bồ-tát hay không? Chủ nghĩa Max có thể trở thành một công cụ trong việc loại bỏ khổ đau của tất cả chúng sinh?
Lama: Vâng, thực sự rất khó đối với một người như tôi khi bàn luận về hành động của một vị Bồ-tát, nhưng tôi có nghi ngờ về một vị Bồ-tát trở thành người cộng sản để chấm dứt các vấn đề xảy ra trong xã hội. Các vấn đề tồn tại trong tâm của các cá nhân, chứ không phải ở trong xã hội bạn đang sống, xã hội chủ nghĩa, cộng sản hoặc tư bản. Bạn phải quán chiếu tâm mình. Vấn đề của bạn không phải là vấn đề của xã hội, không phải là vấn đề của tôi. Bạn phải chịu trách nhiệm về các vấn đề của chính mình, cũng như chịu trách nhiệm về giải thoát và giác ngộ của chính bạn. Nếu không, bạn sẽ nói rằng “siêu thị giúp con người bởi vì họ có thể mua những thứ họ cần. Nếu làm việc trong siêu thị, tôi sẽ thực sự đóng góp cho xã hội”. Do vậy, sau khi làm việc đó một thời gian, bạn sẽ nói rằng “có lẽ siêu thị không giúp được gì nhiều. Tôi sẽ giúp đở người khác nhiều hơn nếu làm việc trong cơ quan”. Những điều đó không thể giải quyết các vấn đề trong xã hội. Tuy nhiên, trước hết, bạn phải quán sát nơi bạn vốn có ý tưởng trở thành một người cộng sản, một vị Bồ-tát có thể giúp đở tất cả chúng sinh.
Hỏi: Tôi nghỉ nhiều người trên thế giới ngày nay đang đói khát, thiếu thốn những nhu cầu cơ bản trong khi họ lo lắng về tình trạng đói kém, an toàn và an ninh của gia đình họ, thật khó khăn cho họ để nắm bắt các khí cạnh tinh vi hơn về hiện tượng vạn hữu, cũng như bản chất của tâm họ?
Lama: Vâng, tôi hiểu những gì bạn đang nói. Nhưng đừng quên rằng người đói nghèo bận tâm về cái đói và người giàu sang bị ám ảnh về những điều gì khác mua trong siêu thị là cơ bản giống nhau. Đừng chỉ chú ý vào những người túng quẩn về mặt vật chất. Trên phương diện tâm thức, giàu nghèo đều trở nên bối rối, và về cơ bản, người này bất hạnh như người kia.
Hỏi: Nhưng Ngài Krishna[1] đã thống nhất Ấn Độ trong một cuộc chiến tâm linh, cuộc chiến về giáo pháp, kết quả, cùng một lúc, tất cả dân Ấn Độ đã có năng lực để tiến hành thực tập tâm linh. Bây giờ, chúng ta không thể truyền bá giáo pháp giữa tất cả con người trên địa cầu này và thiết lập một xã hội toàn diện qua chủ nghĩa xã hội tâm linh?
Lama: Trước hết, tôi nghỉ rằng những gì bạn đang nói là tiềm lực rất nguy hại. Chỉ có một số người sẽ hiểu được những gì bạn đang trình bày. Nói chung, bạn không thể cho rằng các hành động gay tổn hại cho tất cả chúng sanh là những hành vi của một vị Bồ-tát. Phật giáo không cho phép bạn giết những chúng sanh khác , ngay cả những lý do được cho là thuộc về tôn giáo. Trong Phật giáo, không có những điều như thánh chiến. Bạn phải hiểu điều này. Thứ hai, nó không thể quân bình mọi người trên địa cầu này bằng quyền lực. Cho đến khi bạn hoàn toàn iểu rõ tâm của tất cả chúng sanh khắp thế giới này, đồng thời buông bỏ tâm ích kỉ và cố chấp, bạn sẽ không bao giờ khiến tất cả chúng sanh trở thành một khối thống nhất. Điều đó không thể xảy ra.
Hỏi: Tôi muốn nói khiến cho tất cả mọi người trở nên giống nhau, bởi vì rõ ràng các cấp độ tâm thức rất khác biệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể thiết lập một xã hội nhân loại đại đồng dựa trên cơ sở của học thuyết kinh tế chủ nghĩa xã hội?
Lama: Tôi nghỉ bạn không nên lo lắng về điều đó. Tốt hơn bạn nên lo về xã hội của chính tâm mình. Điều đó có giá trị và thực tiễn hơn việc thực hiện các dự án về những gì đang xảy ra ở thế giới xung quanh bạn.
Hỏi: Nhưng sự thực tập tâm linh không phải là để tạo nên sự quân bình giữa nhận thức của Ngài và phục vụ nhân loại?
Lama: Vâng, bạn có thể phụng sự xã hội, nhưng không thể cùng lucshowpj nhất các hành động của tất cả chúng sanh. Đức Phật muốn tất cả chúng sanh chứng đạt giác ngộ ngay lập tức, nhưng ác nghiệp của chúng ta quá nặng đến nỗi không kiểm soát được. Bạn không thể vung gậy thần: “tôi muốn mọi người đều trở nên hạnh phúc như nhau” và mong đợi điều đó xảy ra. Hãy tỉnh thức. Chỉ có tâm tỉnh thức mới có thể đem lại bình đẳng và an vui. Bạn không thể thực hiện nó qua giải thích duy lý mang tính cảm xúc. Bạn phải biết những khái niệm cộng sản về cách tốt nhất để quân bình các chúng sanh là rất khác với quan điểm của đức Phật. Bạn không thể lẫn lộn các ý tưởng như vậy. Đừng mỏ mộng viễn vong, mà phải có đầu óc thực tế.
Hỏi: Như vậy, để kết luận, Ngài cho rằng không thể tạo ra một xã hội tinh thần chung trên trái đất này?
Lama: Thậm chí nếu bạn có thể, thì nó sẽ không chấm dứt các vấn đề của con người. Ngay cả khi bạn đã tạo nên một xã hội duy nhất cho cư dân trên toàn vũ trụ, thì cũng vẫn còn tồn tại cố chấp, sân hận và đói nghèo. Các vấn đề nằm ngay trong mỗi cá nhân. Con người không giống nhau; mọi người đều khác biệt. Mỗi người chúng ta cần những phương pháp khác nhau tùy theo cấu tạo tâm lý cá nhân, thái độ tâm thức và tính cách của mình; mỗi người chúng ta cần một cách thức khác nhau để chứng đạt giác ngộ. Đó là lý do tại sao Phật giáo hoàn toàn chấp nhận sự tồn tại của những tôn giáo và triết lý khác. Chúng ta công nhận rằng các tôn giáo và triết lý ấy hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển của nhân loại. Bạn không thể cho rằng bất cứ một quan điểm nào đều phù hợp cho tất cả mọi người. Điều đó chỉ là lý thuyết suông.
Hỏi: Ngài nói gì về việc sử dụng thuốc phiện khiến ý thức khai triển? Một người có thể kinh qua thuật sanh tử dưới tác dụng của thuốc phiện?
Lama: Vâng, có thể—sử dụng quá liều và sớm đủ cho bạn kinh qua thuật sanh tử. Tôi chỉ nói đùa. Thực chất, không có cách nào kinh qua thuật sanh tử khi sử dụng thuốc phiện.
Hỏi: Ngài có thể biết được hào quang của con người?
Lama: Không, nhưng mỗi người đều có một hào quang. Hào quang có nghĩa là sự rung động. Mỗi người chúng ta đều có sự rung động tâm lý và vật lý của chính mình. Khi bị rối loạn tâm lý, hoàn cảnh vật lý của bạn thay đổi rõ rệt. Mọi người đều trãi qua điều đó. Khoa học và Phật giáo đều khẳng định tất cả hiện tượng vật lý luôn có sự rung động của chính nó. Vì vậy, trạng thái tâm của con người ảnh hưởng đến sự rung động cơ thể của họ, và những thay đổ này phản chiếu trong ánh hào quang của con người. Đó là lý giải đơn giản về ánh hào quang. Để hiểu sâu hơn, bạn phải thấu triệt tâm mình. Trước hết, phải hiểu rõ tâm mình, sau đó, bạn sẽ biết được tâm của người khác.
Hỏi: Bằng cách nào thiền loại bỏ sự bế tắc cảm xúc?
Lama: Có nhiều cách khác nhau. Một trong những phương pháp ấy là phải hiểu rõ bản chất cảm xúc của bạn. Phương pháp đó, các cảm xúc của bạn được trí tuệ nhận thức chuyển hóa. Việc chuyển hóa cảm xúc của bạn bằng trí tuệ là đều thực sự quan trọng.
Cám ơn các bạn rất nhiều. Chúc ngủ ngon.
Chương II
Tôn Giáo: Con Đường Suy Nghiệm
Nói chung, con người có nhiều khái niệm khác nhau về bản chất tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Những người xem tôn giáo và Phật giáo chỉ ở mức độ trí óc thiển cận sẽ không bao giờ hiểu được ý nghĩa đích thực của nó. Quan điểm của họ thậm chí quá thiển cận đến nỗi sẽ luôn luôn không xem đạo Phật là một tôn giáo.
Trước hết, trong Phật giáo, chúng ta không hứng thú nói nhiều về chính bản thân đức Phật. Đức Phật cũng không muốn mọi người quá sùng bái Ngài, vì thế, cho đến nay, đạo Phật chưa bao giờ khuyến khích tín đồ chỉ đơn thuần tin tưởng vào đức Phật. Chúng ta thường xuyên quan tâm đến việc hiểu biết tâm lý, bản chất của tâm, của nhân loại hơn. Do đó, hành giả Phật giáo luôn luôn nổ lực hiểu rõ thái độ tâm thức, quan điểm, nhận thức và ý thức của họ. Đây là những điều thực sự quan trọng.
Mặt khác, nếu lãng quên bản thân và ảo tưởng của chính mình, thay vào đó, tập trung vào một số khái niệm cao siêu—như “đức Phật là gì?”—thì cuộc du ngoạn tâm linh của bạn trở nên một giấc mộng—như vọng tưởng. Điều đó có thể xảy ra; hãy cẩn thận. Trong tâm bạn không có sự liên hệ giữa đức Phật hoặc Thượng Đế và chính bạn. Chúng hoàn toàn tách rời mọi thứ: bạn hoàn toàn tồn tại ở chỗ này còn đức Phật hoặc Thượng Đế tồn tại ở chỗ kia. Không dín dáng đến bất cứ điều gì. Suy nghỉ theo cách dó là không thực tế. Nó quá cực đoan. Bạn đang đặt điều này xuống tận cùng thấp kém và đưa điều khác lên cao chót vót. Trong Phật giáo, chúng ta gọi đó là tâm nhị nguyên.
Hơn nữa, nếu nhân loại hoàn toàn phủ nhận bản chất, thì điểm tìm kiếm một ý tưởng cao cả hơn là gì? Dù sao, các ý tưởng vốn không phải thực hành. Con người luôn luôn muốn biết tất cả về quả vị cao nhất hoặc bản chất của Thượng Đế, nhưng kiến thức thông minh như vậy không có gì liên hệ với đời sống và tâm của họ. Tôn giáo thực sự là phải nắm bắt nhận thức của chính nó, chứ không phải một bài tập luyện dựa trên sự tích lúy các sự kiện.
Theo Phật giáo, chúng ta không chỉ đặc biệt chú trọng đến việc suy tìm hiểu biết trí óc. Chúng ta phải quan tâm nhiều hơn tới hiểu biết về những gì đang xảy ra ở đây và ngay bây giờ, quan tâm tới nhận thức về kinh nghiệm hiện tại của mình, những gì xảy ra ngay giây phút này, bản chất cốt yếu của chúng ta. Chúng ta muốn biết cách để nhận thấy thỏa mãn, hạnh phúc và an vui thay vì sầu muộn và khổ đau, cách vượt qua cảm nhận rằng bản chất của mình hoàn toàn tiêu cực.
Trên cơ bản, chính đức Phật đã dạy rằng bản chất của con người là thanh tịnh, vô ngã, giống như bầu trời trong xanh, không có mây mù. Mây đến và đi, nhưng bầu trời trong xanh luôn luôn hiện hữu; mây không biến đổi được bản chất cốt yếu yếu của bầu trời. Tương tự, về cơ bản, tâm con người luôn thanh tịnh, không có bất cứ điều gì liên quan đến hữu ngã. Nói chung, dù bạn là người sùng đạo hay không, nếu không thoát khỏi tự ngã của mình, thì bạn hoàn toàn sai lầm; bạn đã tạo nên cho mình một triết lý sống hoàn toàn giả dối, không có gì liên quan đến thực tại.
Thay vì bám chấp vào kiến thức hiểu biết, muốn thấu rõ những gì là điều cao cả nhất đang xảy ra, bạn nên nổ lực nhiều hơn để đạt được nhận thức về bản chất cốt yếu của tâm mình và cách đối phí nó ngay bây giờ. Biết được phương thức hành động có hiệu quả là vô cùng quan trọng: phương pháp là chìa khóa cho bất kỳ tôn giáo nào, điều quan trọng nhất để nghiên cứu học hỏi.
Nói bạn nghe về một kho báu tuyệt vời chứa đựng nhiều vàng bạc quý giá nhưng không có chìa khóa để mở cửa; tất cả khả năng tưởng tượng của bạn về cách sẽ sử dụng tài sản mới tìm được là một sự ảo giác hoàn toàn. Tương tự, mơ tưởng về các quan điểm tôn giáo phi thường và đạt được những kinh nghiệm nhưng không quan tâm đến hành động tức thời hoặc phương pháp chứng đắc thì hoàn toàn không chân thực. Nếu không có phương pháp, không có chìa khóa, không có cách nào để áp dụng tôn giáo của mình vào trong cuộc sống hằng ngày, thì tốt hơn bạn nên dùng coca-cola. Ít nhất nó cũng chặn đứng cơn khát của bạn. Nếu tôn giáo của bạn chỉ đơn giản là một khái niệm, thì nó không có thực, giống như không khí. Bạn phái hết sức cẩn thận rằng bạn hiểu rõ tôn giáo là gì và cách nó được thực tập.
Đức Phật đã dạy: “niềm tin không quan trọng. Đừng tin vào những gì Như Lai nói chỉ vì nói về nó.”. Đây là những ngôn ngữ chết. “Như Lai đã chỉ dạy nhiều phương pháp khác nhau bởi vì có nhiều cá nhân khác biệt. Trước khi nắm bắt bất cứ điều gì, hãy dùng trí tuệ để quan sát xem chúng có phù hợp với cấu tạo tâm lý hoặc tâm của bạn hay không. Nếu những phương pháp của Như Lai tạo nên cảm xúc và hoạt động cho bạn, thì bằng mọi cách nên theo chúng. Nhưng nếu bạn không liên quan gì đến chúng, mặc dù chúng nghe có vẽ tuyệt diệu, thì hãy xa lìa chúng. Chúng được chỉ dạy cho một ai đó khác”.
Bây giờ, chúng ta không thể nói rằng hầu hết mọi người nên tin vào một điều gì đó chỉ vì do đức Phật hoặc Thượng Đế đã nói. Đối với họ, điều đó là chưa đủ. Họ sẽ không chấp nhận nó; họ muốn có chứng cứ. Nhưng những người đó không thể hiểu rằng bản chất của tâm họ là thanh tịnh sẽ không có khả năng để nhận thấy năng lực khám phá sự thanh tịnh vốn có và sẽ đánh mất bấtt cứ cơ hội nào mà họ đã thể hiện như vậy. Về cơ bản, nếu nghỉ rằng tâm mình là tiêu cực, thì bạn có xu hướng đánh mất tất cả hy vọng.
Tất nhiên, tâm của con người bao gồm cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Nhưng tiêu cực chỉ thoáng qua nhất thời. Các cảm xúc lên xuống của bạn cũng giống như mây trên trời. Nếu vượt qua khỏi chúng, thì bản chất cốt yếu thực sự của con người trở nên rõ ràng và thanh tịnh.
Nhiều người hiểu sai về đạo Phật. Ngay cả những giáo sư nghiên cứu Phật giáo cũng chỉ dựa trên ngôn từ và giải thích những gì đức Phật đã dạy theo nghĩa đen. Họ không hiểu các phương pháp, điều mang tính chất đích thực về giáo pháp, của đức Phật. Theo quan điểm của tôi, khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ tôn giáo nào là các phương pháp của nó: cách áp dụng tôn giáo váo trong kinh nghiệm của chính bạn. Càng hiểu rõ cách thực hiện điều đó, tôn giáo của bạn càng trở nên có hiệu quả hơn. Sự thực tập của bạn rất tự nhiên và thực tế; bạn dể dàng hiểu rõ tâm và bản chất của mình, đồng thời không ngạc nhiên về bất cứ điều gì bạn nhận thấy trong đó. Vì vậy, khi hiểu được bản chất của tâm mình, bạn sẽ có khả năng kiểm soát nó một cách tự nhiên; bạn không miễn cưỡng bị ép buộc quá cứng nhắc; hiểu biết tự nhiên mang đến sự chế ngự.
Nhiều người sẽ tưởng tượng rằng việc chế ngự tâm là một sự thúc ép hạn chế và ràng buộc. Thực chất, sự chế ngự là một trạng thái tự nhiên. Bạn sẽ không nói có hay không? Bạn sẽ nói tâm không bị bản chất chế ngự, nghĩa là tâm bị bản chất chế ngự theo cách tự nhiên. Nhưng điều đó không phải vậy. Khi nhận thức bản chất của tâm mình bị chế ngự, thì sự chế ngự xảy ra tự nhiên như khi trạng thái tâm bị chế ngự hiện tại của bạn sanh khởi. Hơn nữa, cách duy nhất để đạt được sự chế ngự qua tâm mình là phải hiểu rõ bản chất của nó. Bạn không bao giờ có thể gây áp lực cho tâm hay thế giới nội tại của mình để thay đổi. Bạn cũng không thể thanh lộc tâm mình bằng cách áp chế hoặc trừng phạt có thể của chính mình. Đó là điều hoàn toàn không thể. Sự bất tịnh, tội ác và tiêu cực hoặc bất cứ điều gì bạn muốn gọi thì nó đều thuộc về tâm lý, một hiện tượng của tâm, vì vậy, bạn không thể chấm dứt nó theo khía cạnh vật lý. Sự gạn lộc thanh tịnh đòi hỏi một kết nối khéo léo của phương pháp và trí tuệ.
Để thanh lộc tâm mình, bạn đừng chỉ tin vào một điều nào đó đặc biệt cao xa—đức Phật hay Thượng Đế. Đừng lo lắng về điều đó. Khi hiểu rõ bản chất bất thường trong cuộc sống hằng ngày của mình, bản tính riêng biệt của thái độ tâm mình, thì tự động bạn sẽ muốn thực hiện một giải pháp.
Dạo này, nhiều người vỡ mộng về tôn giáo; dường như họ nghỉ rằng nó không hoạt động. Tuy nhiên, tôn giáo đang hoạt động. Nó đưa ra những giải pháp kỳ diệu cho tất cả các vấn đề của bạn. Vấn đề là con người không hiểu được bản chất đặc trưng của tôn giáo, vì vậy, họ không có ý muốn thực hiện các phương pháp của tôn giáo.
Hãy nhìn vào đời sống vật chất. Đó là một trạng thái hoàn toàn kích động và xung đột. Không bao giờ bạn có thể đặt để theo cách mình muốn. Bạn không thể chỉ thức dậy vào buổi sáng và quyết định chính xác cách bạn muốn trọn ngày của mình biểu hiện. Hãy quên đi những tuần, những tháng hoặc những năm; thậm chí bạn không thể định trước một ngày. Nếu tôi hỏi nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và bố trí chính xác cách trong ngày của mình vốn sẽ trôi qua thế nào, cách bạn sẽ cảm nhận trong mỗi giây phút, thì bạn sẽ nói gì? Không có cách nào bạn có thể thực hiện điều đó phải vậy không?
Bất kể vật chất khiến bạn thoải mái bao nhiêu, bất kể sắp đặt căn nhà của mình thế nào—bạn có cài hoặc cái kia; bạn đặt cái này ở đây và đặt cái khác ở chổ kia—nhưng chưa bao giờ bạn có thể vận dụng tâm mình theo cách tương tự. Chưa bao giờ bạn có thể xác định cách mà mình sẽ cảm nhận suốt ngày. Bằng cách nào bạn có thể ấn định tâm mình như thế? Làm sao bạn nói “ngày nay tôi sẽ trở nên như cái này”? Tôi có thể nói cho bạn biết về tính bền vững tuyệt đối, miễn là tâm bạn không bị áp đặt, kích động và nhị nguyên, thì không có cách nào cả; điều đó không thể xảy ra. Khi nói điều này, tôi không có ý hạ thấp bạn; tôi chỉ nói về cách hoạt động của tâm. Tất cả những gì điều này cho thấy là bất kể vật chất khiến bạn thoải mái ra sao, bất kể bạn nói với chính mình như thế nào : “ồ, điều này khiến tôi hạnh phúc, hôm nay tôi sẽ hạnh phúc suốt ngày” , thì điều ấy không thể định trước cuộc sống của bạn như vậy. Tự nhiên, các cảm giác của bạn liên tục thay đổi và thay đổi. Điều này cho thấy rằng đời sống vật chất không hoạt động. Tuy nhiên, tôi không có ý nói bạn nên từ bỏ thế giới trần tục và trở thành nhà tu khổ hạnh. Đó không phải là những gì tôi đang nói. Quan điểm của tôi là nếu hiểu rõ những nguyên lý tinh thần cơ bản và thực hiện theo, thì bạn sẽ nhận thấy thỏa mãn và có ý nghĩa trong đời sống của mình nhiều hơn là nguyện vọng chỉ dựa vào thế giới cảm giác. Thế giới cảm giác không thể đáp ứng thỏa mãn cho tâm con người.
Như vậy, mục đích duy nhất về sự tồn tại của những gì được gọi tôn giáo là dể chúng ta hiểu rõ tâm lý, cảm xúc và tâm của chính mình. Bất kể gọi con đường tâm linh là gì, điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết rõ kinh nghiệm và cảm giác của chính mình. Do đó, kinh nghiệm của các Lama về Phật giáo là thay vì đặt nặng vào niềm tin, thì luôn luôn đặt vào tầm quan trọng chủ yếu dựa trên sự thể nghiệm cá nhân, đưa các phương thức của giáo pháp vào trong hành động và đánh giá hiệu quả mà chúng có được ở trên tâm của chúng ta: các phương pháp này có giúp được gì không? Tâm của chúng ta đã thay đổi hoặc vẫn buông lung như thuở ban đầu? Đây là Phật giáo và phương pháp quán chiếu tâm này được gọi thiền.
Đó là một điều thuộc về cá nhân, bạn không thể khái quát hóa được. Tất cả đều nằm trong kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Nếu phương pháp của bạn không đưa ra những giải pháp phù hợp cho các vấn đề, nghi vấn và làm thỏa mãn tâm mình, bạn phải quán chiếu. Có lẽ có một điều gì đó sai lầm với hiểu biết và quan điểm của bạn. Bạn không thể nhất thiết kết luận rằng có điều gì đó sai lầm về tôn giáo của mình chỉ bởi vì bạn đã thử nghiệm nó và nó không hoạt động. Những cá nhân khác nhau đều có những hiểu biết, ý tưởng, quan điểm riêng biệt của họ về tôn giáo, và có thể tạo ra sai lầm. Do vậy, hãy chắc chắn rằng cách bạn hiểu về các ý tưởng và những phương pháp tôn giáo của mình là chính xác. Nếu tạo ra nổ lực đúng đắn dựa trên cơ sở của hiểu biết chính xác, thì bạn sẽ kinh qua sự thỏa mãn nội tại sâu sắc. Như vậy, bạn sẽ tự chứng minh rằng sự thỏa mãn không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì ở ngoại tại. Sự thỏa mãn đích thực xuất phát từ tâm.
Chúng ta thường xuyên cảm thấy khổ đau và thế giới của chúng ta dường như đảo lộn bởi vì tin vào những thứ ngoại tại hoạt động chính xác giống như chúng ta dự kiến và mong đợi chúng đến. Chúng ta mong đợi mọi thứ thay đổi từ bản chất không thay đổi, các pháp vô thường tồn tại mãi mãi. Sau đó, khi chúng thay đổi, chúng ta trở nên khổ đau. Trở nên đau buồn khi một điều gì đó trong nhà mình đổ vỡ cho thấy rằng bạn vốn không thực sự hiểu rõ bản chất vô thường của nó. Khi một thứ gì đó đến thời kỳ phải tan vỡ, nó chắc chắn tan vỡ bất kể bạn mong đợi thế nào.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn mong đợi những thứ thuộc vật chất tồn tại mãi mãi. Không có loại vật chất nào tồn tại mãi mãi; điều đó không thể xảy ra. Bởi vậy, để tìm sự thỏa mãn vĩnh viễn, bạn nên nổ lực trong việc thực tập tâm linh và thiền định hơn là níu kéo thế giới xung quanh mình. Sự thõa mãn vĩnh viễn xuất phát từ tâm của chính bạn, từ trong con người của bạn. Vấn đề chủ yếu là tâm buông lung và bất mãn của bạn, bản chất của chúng là khổ đau.
Biết rõ điều này, khi bất cứ vấn đề gì xảy ra, thay vì trở nên nên u sầu bởi lẽ kỳ vọng bất thành của bạn và luôn xao lãng chính mình với một số hoạt động ngoại tại, hãy giảm bớt căng thẳng, ngồi xuống và quán chiếu tình huống với tâm của chính mình. Đó là một cách khéo léo hơn nhiều trong việc giải quyết các vấn đề và an tịnh tâm của bạn. Hơn nữa, khi thực hiện điều này, bạn đang cho phép trí tuệ nhận thức bẩm sinh phát triển. Trí tuệ không bao giờ có thể tăng tiến trong tâm buôn lung, xáo trộn và kích động.
Trạng thái tâm kích động là một trở ngại lớn đối với việc chứng đạt trí tuệ của bạn. Vì vậy, bạn có quan điểm sai lầm khi cho rằng bản ngã và bản chất của tâm mình là một và giống nhau. Nếu đó là những gì bạn tin tưởng, thì sẽ không bao giờ có khả năng thoát khỏi chúng và vượt qua bản ngã thực sự. Miễn là tin tưởng rằng mình hoàn toàn ở trong bản chất của tiêu cực và tội ác, thì bạn sẽ không bao giờ có thể vượt qua chúng. Những gì bạn tin tưởng là rất quan trọng và có hiệu quả tạo ra những quan điểm sai lầm vĩnh viễn của mình. Người phương Tây dường như nghỉ rằng nếu không hợp nhất với bản ngã, thì bạn không có sự sống, không có công việc hoặc thực hiện bất cứ điều gì. Đó là một sự ảo tưởng nguy hiểm—bạn không thể tách rời bản ngã khỏi tâm mình và cuộc sống. Đó là vấn đề lớn của bạn. Bạn nghỉ rằng nếu đánh mất bản ngã, thì bạn sẽ đánh mát nhân cách, tâm và bản chất con người của mình.
Điều đó đơn thuần không phải là sự thực. Bạn không nên lo lắng về nó. Nếu đánh mất bản ngã của mình, bạn trở nên hạnh phúc—bạn sẽ có hạnh phúc. Nhưng tát nhiên, điều này sanh khởi nghi vấn, bản ngã ấy là gì? Người phương Tây dường như có quá nhiều ngôn từ để nói về bản ngã, nhưng liệu họ có biết bản ngã thực sự là gì không? Dẫu sao, nó cũng không phải cách để hoàn thiện tiếng Anh của bạn, bản ngã không phải là một từ; từ ngữ chỉ là biểu tượng. Bản ngã thực chất đang ở trong bạn: đó là quan niệm sai lầm rằng chính bạn vốn tồn tại vĩnh cữu và độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, những gì bạn tin tưởng đều là “cái tôi” không tồn tại.
Ở đây, nếu tôn vốn yêu cầu mọi người phải quán chiếu sâu sắc, vượt thoát ngôn từ, những gì họ suy nghỉ về bản ngã, thì mỗi người nên có một ý tưởng khác biệt. Tôi đang nói đùa; đây là kinh nghiệm của tôi. Bạn nên quán chiếu chính mình. Chúng ta luôn luôn nói một cách hời hợt “đó là bản ngã của bạn” nhưng chúng ta không có ý tưởng về bản ngã thực sự là gì. Thậm chí, đôi lúc, chúng ta dùng thuật ngũa này theo cách miệt thị “ồ, đừng lo lắng, đó chỉ là bản ngã của bạn mà thôi” hoặc thỉnh thoảng giống như vậy, nhưng nếu quán chiếu sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy một người bình thường nghỉ rằng bản ngã ấy là nhân cách và cuộc sống của anh ta. Nam giới cảm thấy nếu đánh mất bản ngã của mình, họ sẽ đánh mất nhân cách của họ; họ sẽ không còn là đàn ông nữa; nữ giới cảm thấy rằng khi họ đánh mất bản ngã của mình tức là họ đánh mất nhân cách phụ nữ của họ. Đó không phải là sự thực; không phải sự thực hoàn toàn. Tuy nhiên, căn cứ vào hiểu biết về cuộc sống và bản ngã của người phương Tây, thì điều đó gần như những gì nó hiện hữu. Họ nghỉ rằng bản ngã là một cái gì đó tích cực trong cảm giác mà nó cần thiết cho cuộc sống trong xã hội. Họ cho rằng nếu không có một bản ngã, thì bạn không thể hòa lẫn vào xã hội. Bạn phải quán chiếu sâu sắc hơn—dựa trên cấp độ tâm lý chứ không phải khía cạnh vật lý. Nó rất thú vị.
Thậm chí nhiều nhà tâm lý mô tả bản ngã như là một cấp độ hời hợt đến nổi bạn sẽ nghỉ đó là một thực thể vật lý. Theo quan điểm của Phật giáo, bản ngã là một khái niệm tâm lý, không phải là một cái gì đó thuộc vật lý. Tất nhiên, các triệu chứng về hoạt động của bản ngã có thể biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ, giống như khi một người trở nên tức giận, thì khuôn mặt và cơ thể của anh ta phản ánh sự kích động tức giận đó. Tuy nhiên, đây không phải là bản thân của tức giận; nó là một triệu chứng của tức giận. Tương tự, bản ngã không phải là những biểu hiện ngoại tại của nó mà là một yếu tố tâm thức, một thái độ tâm lý. Bạn không thể nhìn nhận nó từ khía cạnh bên ngoài.
Khi thực tập thiền, bạn có thể thấy tại sao hôm nay mình phấn khởi, ngày mai mình u buồn: tính khí thất thường là do tâm bạn gây ra. Con người không quán chiếu chính mình hiểu rõ những lý do hời hợt như “hôm nay, tôi cảm thấy không vui vì mặt trời không rọi ánh nắng”, nhưng hầu hết thời gian bạn lên xuống thất thường là chủ yếu vì các yếu tố tâm lý.
Khi một cơn gió mạnh thổi qua, các đám mây tan biến và bầu trời trong xanh hiện ra. Tương tự, khi năng lực trí tuệ hiểu rõ bản chất của tâm sanh khởi, thì mây đen của bản ngã biến mất. Thoát khỏi bản ngã—tâm buông lung và kích động—thì sống trong an vui và hạnh phúc vĩnh viễn. Đó là lý do tại sao đức Phật đã đưa ra những giải thích sâu sắc về hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của bạn. Đặc biệt khi tâm tiêu cực sanh khởi, thay vì hoảng sợ, bạn nên quán chiếu nó cẩn thận hơn.
Bạn thấy đó, đạo Phật không phải hoàn toàn là một tôn giáo khéo léo, luôn luôn nổ lực tránh xa tội ác. Đạo Phật trình bày chính xác bạn là gì và những gì tâm của bạn đang thể hiện ngay đây và bây giờ. Đó là những gì khiến nó trở nên quá thú vị. Bạn không thể mong đợi để chỉ nghe những điều tích cực. Chắc chắn rằng bạn có một khía cạnh tích cực, nhưng đâu là các khía cạnh tiêu cực thuộc bản chất của bạn? Để đạt được hiểu biết bình đẳng giữa hai khía cạnh ấy, hiểu biết hoàn toàn về sự hiện hữu của mình, thì bạn phải xem xét kỉ các đặc tính tiêu cực và tích cực của mình mà không cần nổ lực che đậy chúng. Tôi không có nhiều thời gian hơn để trình bày ngay bây giờ, nhưng tôi rất vui để trả lời một số câu hỏi.
Hỏi: Lama, Ngài vốn cho rằng chúng ta nên thể hiện hơn là che đậy các hành động tiêu cực của mình và để cho tính chất tiêu cực biểu lộ?
Lama: Nó bị phụ thuộc. Ở đây, có hai điều. Nếu cảm xúc tiêu cực đã bộc lộ ra bên ngoài, thì chắc chắn tốt hơn nên biểu hiện nó trong một số cách, nhưng thích hợp hơn nếu bạn có thể giải quyết nó trước khi nó đã đi đến mức độ đó. Tất nhiên, nếu bạn không có phương pháp để xử lý các cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ và cố gắng kìm chế quá mức, thì cuối cùng có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng, giống như sự bùng nổ tức giận khiến cho một ai đó cầm súng và bắn chết nhiều người. Những gì Phật giáo chỉ dạy là phương pháp dùng trí tuệ để quán sát cảm xúc và chuyển hóa nó qua thiền định, phương thức cho phép cảm xúc đơn giản biến mất. Việc bày tỏ cảm xúc tiêu cực mãnh liệt ra bên ngoài sẽ để lại một dấu ấn rất sâu trên ý thức của bạn. Dấu ấn này khiến nó dể dàng hơn cho bạn phản ứng lại trong cách gây tác hại tương tự, ngoại trừ lần thứ hai, có lẽ nó trở nên mạnh mẽ hơn lần đầu. Điều này thiết lập nên một chuổi nhân quả nghiệp báo tồn tại mãi mãi như hành vi tiêu cực. Do đó, bạn phải thực tập kỉ năng và quyết định trong việc xử lý tiềm lực tiêu cực, nghiên cứu cách và khi nào biểu nó, đặc biệt, biết cách để nhìn nhận nó chính xác trong từng khía cạnh và dùng trí tuệ chuyển hóa nó.
Hỏi: Xin Ngài giải thích rõ mối quan hệ giữa các phương pháp thiền của Phật giáo và hatha yoga[2]?
Lama: Theo Phật giáo, chúng ta có khuynh hướng tập trung vào sự quán chiếu nội tâm sâu hơn là dựa vào biến động của cơ thể, mặc dù có những thực tập chắc chắn nơi mà các phương pháp thiền định được nâng cao bởi những bài tập luyện vật lý. Nói chung, thiền của Phật giáo dạy chúng ta quán chiếu kỉ mình là gì nhằm hiểu rõ bản chất đích thực của chính mình. Dù sao, thiền Phật giáo không nhất thiết phải ngồi theo tư thế hoa sen và đôi mắt của bạn nhắm lại—thiền có thể được phát huy ở mọi mặt trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Quan trọng là phải nhận biết mọi thứ bạn thực hiện mà không vô tình gây hại cho chính mình và người khác. Cho dù bạn đi đứng, nói chuyện, làm việc, ăn uống… hay làm bất cứ điều gì, thì phải nhận thức rõ các hành động về thân, khẩu và ý của mình.
Hỏi: Các Phật tử có chế ngự năng lượng vũ trụ (prana) hoàn toàn qua tâm?
Lama: Vâng, nếu chế ngự tâm mình, bạn có thể kiểm soát bất cứ điều gì. Nếu ban đầu không chế ngự tâm , thì bạn hoàn toàn không thể điều tiết được cơ thể vật lý của mình. Nếu bạn cổ gắng kiềm chế cơ thể của mình bằng vũ lực, nếu diều tiết chính mình mà không hiểu rõ mối quan hệ của thân tâm, thì nó có thể là rất nguy hiểm và khiến tâm tâm bạn trở nên tai hại rất lớn.
Hỏi: Ngài có thể đạt được trạng thái sâu sắc của thiền định qua việc đi bộ giống như khi ngồi?
Lama: Về mặt lý thuyết, chắc chắn có thể, nhưng nó phụ thuộc vào cá nhân mỗi người. Đối với người mới bắt đầu thực tập, có thể đạt được trạng thái định dể dàng hơn qua tư thế ngồi thiền. Tuy nhiên, các thiền sinh có kinh nghiệm có thể duy trì sự tập trung vào một đối tượng duy nhất, một tâm thức hoàn toàn hợp nhất, bất cứ điều gì họ đang thể hiện, bao gồm cả việc đi bộ. Tất nhiên, nếu tâm của một ai đó hoàn toàn bị xáo trộn, thì thậm chí có ngồi thiền cũng không đủ chỏ anh ta hợp nhất tâm mình. Một trong những tiêu chuẩn của Phật giáo là bạn không thể nói rằng mọi người nên làm điều này, mọi người nên thích điều kia; nó phụ thuộc vào từng cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta có một định nghĩa rõ ràng, phương pháp thực tập thiền theo tiến trình từng bước: trước hết, bạn phát triển điều này, sau đó, chuyển sang điều khác, và tiếp tục kinh qua các cấp độ định tỉnh khác nhau. Tương tự, toàn bộ con đường dẫn tới giác ngộ—chúng ta gọi nó là lam-rim (con đường tuần tự đưa đến giác ngộ)—đã được bố trí trong một cách thức tuần tự hợp lý để mỗi người có thể nhận thấy cấp độ của mình và nắm bắt nó từ đó.
Hỏi: Lama, có thể những khái niệm tiêu cực khác nhau khởi lên trong tâm chúng ta xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài, từ những người khác hoặc có lẽ từ các thần thánh?
Lama: Vâng, đó là một câu hỏi rất hay. Nguyên nhân đích thực, nguồn gốc sâu xa của tính chất tiêu cực, nằm ngay trong tâm chúng ta, nhưng đối với điều này, để biểu hiện thì phải luôn luôn đòi hỏi sự tương tác lẫn nhau với một nguyên nhân kết nối và môi trường, giống như những người khác hoặc thế giới vật chất. Ví dụ, một số người kinh qua trạng thái lắc lư giống như kết quả của những tác động thuật chiêm tinh, hoặc như chấn động của sự vận hành trái đất. Cảm xúc của những người khác thay đổi bất thường bởi vì các biến động hóc môn trong cơ thể họ. Các kinh nghiệm không chỉ xuất phát từ tâm họ mà còn thông qua sự ảnh hưỡng lẫn nhau của năng lực tâm lý và vật lý. Tất nhiên, chúng ta cũng cho rằng trên thực tế chúng ta cơ thể của mình chịu ảnh hưởng dưới những thay đổi độc đáo xuất phát từ tâm. Nhưng tôi không nghỉ đức Phật cho rằng có một số thần thánh bên ngoài gây hại cho bạn như thế. Những gì có thể là tiềm năng nội tại của bạn đang liên kết với một số năng lực bên ngoài và đó là sự tác động qua lại khiến bạn mang bệnh tật.
Bạn có thể thấy từ những kinh nghiệm cuộc sống của chính mình cách thức mà môi trường tác động đến bạn. Khi sống giữa những người an vui, hạnh phúc và khoan dung, bạn có khuynh hướng cảm thấy hạnh phúc và an vui. Khi sống với những người hay gây sự và tức giận, bạn có khuynh hướng trở nên giống họ. Tâm con người như một tấm gương. Tấm gương không phân biệt được mà nó chỉ phản chiếu bất cứ những gì hiện hữu trước nó, bất kể là điều khủng khiếp hay tuyệt vời. Tương tự, tâm bạn tiếp nhận khía cạnh môi trường xung quanh, và nếu không nhận thức được những gì đang xảy ra, thì tâm bạn ngập tràn rác rưởi. Do đó, quan trọng là phải nhận thức rõ những môi trường xung quanh của mình và cách mà chúng tác động đến tâm bạn.
Điều bạn cần phải hiểu về tôn giáo là cách tôn giáo của bạn liên quan đến tâm mình, cách mà nó có mối quan hệ với cuộc sống bạn đang định hướng. Nếu bạn không nắm bắt được điều đó, thì tôn giáo trở nên quái dị; các nhận thức hiểu biết nằm ở chổ đó. Bạn không cần phải đặt nặng niềm tin vào Thượng Đế hay đức Phật, hoặc tội ác hay bất cứ điều gì; đừng lo lắng về tất cả những điều đó. Chỉ cần hành động theo hiểu biết đúng đắn như tốt nhất bạn có thể, thì bạn sẽ đạt được những kết quả ngay bây giờ. Hãy quên đi ý thức siêu nhiên hoặc tình thương siêu nhiên vô bờ bến—tình thương phổ quát từ từ lớn mạnh và vững chắc. Tuy nhiên, nếu chỉ bám chấp vào khái niệm “ồ, thật quái dị!Kiến thức vô tận, năng lực vô biên”, thì bạn chỉ đơn thuần tham dự một cuộc chơi quyền lực. Tất nhiên, năng lực tâm linh thực sự tồn tại, nhưng cách duy nhất bạn có thể đạt được nó là phải thể hiện các hoạt động tâm linh phù hợp. Năng lực xuất phát từ trong chính bạn; mỗi bộ phận của bạn đều trở thành năng lực. Đừng nghỉ rằng năng lực duy nhất thực sự nằm ở chỗ khác, một nơi nào đó trong bầu trời. Bạn có năng lực; tâm của bạn là năng lực.
Hỏi: Theo triết lý Phật giáo, nhận thức là một trong năm uẩn[3] cấu tạo nên con người. Vậy, nó hoạt động thế nào?
Lama: Vâng, đó cũng là một câu hỏi hay. Hầu hết thời gian, nhận thức của chúng ta là ảo tưởng; chúng ta không lãnh hội thực tại. Chắc chắn chúng ta thấy thế gới cảm giác—các hình thái hấp dẫn, màu sắc tươi dẹp, mùi vị ngon lành v.v—nhưng chúng ta không thực sự nhận thức được bản chất đích xác của các hình thái, màu sắc và mùi vị ấy. Đó là cách mà hầu hết thời gian nhận thức của chúng ta mắc phải sai lầm. Bởi vậy, nhạn thức sai lầm của chúng ta xử lý thông tin được năm giác quan cung cấp và chuyển giao thông tin không chính xác đến tâm mình, điều phản ứng lại dưới tác động của bản ngã. Kết quả của tất cả điều này là hầu hết thời gian chúng ta gợi lên ảo tưởng, không thấy rõ bản chất đích thực của các pháp, không thấu hiểu thực tại của thế giới cảm giác.
Hỏi: Nghiệp trong quá khứ có ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta?
Lama: Vâng, nghiệp trong quá khứ tác động đến nhận thức của chúng ta rất nhiều. Bản ngã chúng ta bám chấp vào quan điểm nhận thức buông lung và tâm chúng ta chạy theo nó: toàn bộ trạng thái buông lung là những gì chúng ta gọi là nghiệp. Nghiệp không đơn giản là mọt vài luận thuyết phi lý; nó là những nhận thức hằng ngày mà trong đó chúng ta đang sống, điều ấy là tất cả.
Hỏi: Lama, mối liên hệ giữa thân và tâm là những gì xa vời như sự liên quan của thực phẩm?
Lama: Thân không phải là tâm, tâm không phải là thân, nhưng cả hai có mối liên hệ rất đặc biệt. Chúng có sự quan hệ rất mật thiết và nhạy cảm để hoán chuyển lẫn nhau. Ví dụ, những người hút thuốc phiện, về cơ bản là không ảnh hưởng trực tiếp đến tâm. Tuy nhiên, khi tâm kết nối với hệ thống thần kinh của thân và các cơ quan cảm giác, thì những thay đổi xuất hiện trong hệ thống thần kinh do thuốc phiện đẩy nó ra khỏi sự hài hòa và khiến tâm trở nên ảo tưởng. Có mối liên hệ rất mạnh mẽ giữa thân và tâm. Trong năng lượng thiền quán của Tây Tạng, chúng tôi tận dụng thuận lợi của mối liên hệ mạnh mẽ đó: bằng cách tập trung mãnh liệt vào những hình thái cảm giác của cơ thể, chúng ta có thể tác động phù hợp đến tâm. Do vậy, ngay trong cuộc sống hằng ngày, thức ăn mà bạn dùng và những thứ khác mà cơ thể của bạn tiếp xúc đều có sự ảnh hưởng đến tâm.
Hỏi: Có phải ăn chay (hoặc ăn kiêng) là tốt cho Ngài?
Lama: Ăn chay không phải quan trọng hơn tất cả trừ khi bạn xác định trong các phương thức thực tập chắc chắn đặc biệt để rèn luyện tâm. Sau đó, việc ăn chay có lẽ trở nên rất cần thiết. Đây nhất định là kinh nghiệm của các Lama. Ví dụ, nếu suốt ngày chỉ ăn uống và sau đó nổ lực thực tập thiền vào buổi tối, thì định lực của bạn sẽ rất yếu ớt. Do đó, khi tiến hành thực tập thiền quan trọng, chúng tôi chỉ ăn một ngày một bữa. Buổi sáng, chúng tôi chỉ uống trà; buổi trưa, chúng tôi ăn trưa; buổi tối, thay vì ăn ăn tối, chúng tôi lại uống trà. Đối với chúng tôi, cách thức này khiến cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và cơ thể rất thoải mái; nhưng đối với một số người không đặt mình trong việc rèn luyện tâm, thì chắc chắn cảm thấy điều đó giống như cực hình. Thông thường, chúng tôi không biện hộ việc ăn chay. Chúng tôi nói với mọi người không nên tự trừng phạt bản thân mà đơn giản là chỉ sống hạnh phúc và hợp lý nhằm giữ gìn thân của họ trở nên mạnh khỏe như họ có thể. Nếu cơ thể yếu ớt, thì tâm của bạn trở nên vô dụng. Khi tâm trở nên vô dụng, thì đời sống con người quý giá của bạn thành ra vô nghĩa. Nhưng căn cứ vào những cơ duyên đặc biệt, khi việc ăn chay làm tăng tiến sự thực tập thiền của bạn, khi có một mục đích cao cả hơn, tôi sẽ nói có, ăn chay có thể khiến bạn trở nên tốt đẹp và lương thiện. Cám ơn các bạn rất nhiều. Nếu không còn câu hỏi khác, tôi sẽ dừng ở đây.
Chương III
Đại Cương Tâm Lý Học Phật Giáo
Nghiên cứu Phật giáo không phải là một công việc khô khan mang tính trí óc hoặc những phân tích hoài nghi của một số tôn giáo và học thuyết triết lý. Ngược lại, khi nghiên cứu Phật pháp và học cách thiền định, bạn trở thành chủ đề chính; bạn chủ yếu gắn bó với tâm, bản chất đích thực của mình.
Phật giáo là một phương pháp dùng để điều phục tâm buông lung nhằm chuyển hóa tâm từ khổ đau đến hạnh phúc. Ngay bây giờ, tất cả chúng ta đều có tâm buông lung, nhưng nếu có thể phát huy hiểu biết đúng đắn về bản chất đặc thù của tâm, thì sự chế phục sẽ tự nhiên theo sau và chúng ta sẽ thoát khỏi mê mờ càm xúc cũng như khổ đau mà nó tự động mang đến. Bởi vậy, bất kể bạn là người tin tưởng hay không, sùng đạo hay không sùng đạo, người theo Công giáo hay Ấn Độ giáo, hoặc là nhà khoa học, thiện hay ác, người phương Tây hay phương Đông, thì điều quan trọng nhất để biết là tâm của chính mình và cách nó hoạt động.
Nếu không biết rõ tâm mình, thì các khái niệm sai lầm sẽ khiến bạn không thấy được thực tại. Mặc dù bạn có thể cho rằng mình là người thực tập tôn giáo này hay tôn giáo kia, nhưng nếu nghiên cứu sâu sắc hơn, thì bạn thấy mình không thuộc tôn giáo nào cả. Hãy cẩn thận. Không có tôn giáo nào chóng lại hiểu biết về bản chất của chính bạn, nhưng tất cả những người sùng đạo thường xuyên đòi hỏi quá nhiều về học thuyết, lịch sử hoặc triết lý thuộc tôn giáo của họ, nên không hiểu cách và những gì họ hiện hữu, trạng thái tồn tại ngay bây giờ của họ. Thay vì ứng dụng tôn giáo của mình để đạt dược các kết quả của nó—độ sanh, giải thoát, tự do nội tại, hạnh phúc và an vui miên viễn—họ lại chơi những cuộc chơi trí óc với tôn giáo của mình, như thể nó là một sở hữu vật chất.
Nếu không biết cách mà bản chất nội tại của mình phát triển, thì làm sao bạn có thể nhận chân được hạnh phúc miên viễn? Hạnh phúc tuyệt đối nằm ở đâu? Nó không ở trên bầu trời hoặc trong rừng rậm; bạn sẽ không tìm thấy nó trong không trung hay dưới mặt đất. Hạnh phúc vĩnh cữu nằm trong chính bạn, trong tâm, hiểu biết và tinh thần của bạn. Đó là lý do tại sao mà việc quán sát bản chất của tâm bạn trở nên vô cùng quan trọng.
Nếu học thuyết tôn giáo bạn đang theo đuổi không mang lại hạnh phúc và an vui trong cuộc sống hằng ngày của mình, thì điểm cốt yếu là gì? Mặc dù bạn nói “tôi là một người thực tập tôn giáo này hay tôn giáo nọ”, nhưng hãy quán sát kỉ những gì mình đã làm, cách mính hành động, những gì mình đã từng nhận biết từ khi đi theo tôn giáo ấy. Đừng sợ khi truy vấn chính mình đến cùng. Kinh nghiệm của bạn rất tốt. Nó cần thiết để tìm hiểu những gì bạn thực hiện, mặt khác, bằng cách nào bạn biết những gì mình đang làm? Tôi chắc chắn bạn đã biết, niềm tin mù quáng đối với bất cứ tôn giáo nào có thể không bao giờ giải quyết các vấn đề của bạn.
Nhiều người còn yếu kém về việc thực tập tâm linh của họ “ồ, nó dể dàng mà. Tôi đi chùa hoặc nhà thờ mỗi tuần. Điều đó đủ cho tôi rồi”. Đây không phải là câu trả lời. Mục đích tôn giáo của bạn là gì? Bạn muốn có đáp án mình cần hay chỉ thực tập cho vui? Bạn phải quán chiếu. Tôi không xem thường bất cứ ai, nhưng bạn phải chắc chắn về những gì mình đang thực hiện. Sự thực tập của bạn bị các ảo tưởng làm sai lầm và ô nhiễm hoặc nó trở nên duy thực? Nếu phương pháp của bạn dạy bạn hành động và nổ lực một cách đúng đắn nhằm dẫn đến các nhận thức tâm hồn như tình thương, từ bi và trí tuệ, thì rõ ràng nó rất có giá trị. Ngược lại, bạn chỉ hoang phí thời gian của mình.
Các khái niệm làm nhơ bẩn tâm hồn nguy hiểm hơn cả thuốc phiện. Các quan điểm sai lạc và sự thực tập thiếu chính xác bám rể sâu trong tâm bạn, phủ lấp suốt cuộc đời bạn và cú đi theo tâm bạn trong đời sống kế tiếp. Điều đó nguy hiểm hơn nhiều so với một vài cơ bản vật lý.
Tất cả chúng ta ai cũng muốn có hạnh phúc dù sùng đạo hay không sùng đạo, dù người phương Tây hay phương Đông. Mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc, nhưng có thực bạn đang tìm đúng chỗ? Có lẽ hạnh phúc nằm ngay chỗ này, nhưng bạn tìm kiếm ở chỗ kia. Phải chắc chắn rằng bạn tìm kiếm hạnh phúc nơi mà nó được tìm thấy.
Chúng tôi xem lời dạy của đức Phật gần gủi với tâm lý học và triết học hơn là những gì bạn thường xuyên hình dung về tôn giáo. Nhiều người dường như nghỉ rằng tôn giáo chủ yếu là vấn đề của niềm tin, nhưng sự thực tập tôn giáo của bạn phần lớn chỉ dựa vào niềm tin, thì đôi lúc một vấn đề hoài nghi khởi lên từ một người bạn—“bạn đang làm gì trên trái đất này?”—có thể hoàn toàn hủy hoại nó: “ồ, Thượng Đế của tôi ơi! Mọi thứ tôi đã từng làm là sai lầm”. Do đó, trước khi dấn thân vào bất cứ con đường tâm linh nào, hãy chắc chắn rằng bạn biết chính xác về những gì mình đang làm.
Tâm lý học Phật giáo dạy rằng sự cố chấp mang tính cảm xúc đối với thế giới cảm giác bắt nguồn từ các cảm thọ tâm thức và vật chất. Năm giác quan cung cấp thông tin cho tâm bạn, tạo nên các cảm thọ khác nhau, tất cả đều được phân thành ba nhóm: vui, khổ và không khổ không vui. Các cảm thọ này khởi lên trong sự hưởng ứng đối với tác dụng kích thích thuộc tâm lý hoặc vật lý.
Khi chúng ta kinh qua những cảm thọ an vui, thì sự cố chấp mang tính cảm xúc sanh khởi, và khi cảm thọ an vui đó biến mất, thì sự am muốn khởi lên, tham vọng trãi nghiệm nó lần nữa. Bản chất của tâm này là chưa thỏa mãn; nó phá hoại sự yên bình của tâm thức bởi vì bản chất của nó là kích động. Khi kinh qua các cảm thọ khổ đau, tự nhiên chúng ta không thích và muốn tống khứ chúng; sự ác cảm sanh khởi, ngoài ra, còn xáo trộn sự yên bình của tâm thức chúng ta. Khi cảm thấy không khổ không vui, chúng ta phớt lờ những gì đang xảy ra và không muốn thấy thực tại. Do đó, bất cứ cảm thọ nào khởi lên trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta—vui, khổ hoặc không khổ không vui—chúng đều quấy rầy chúng ta trên phương diện cảm xúc và không có sự quân bình hoặc thanh thản trong tâm mình.
Vì thế, việc quán chiếu các cảm thọ theo cách này không có gì liên hệ với niềm tin, phải không? Đây không phải là chuyện của một số người phương Đông trên dãy Hi-mã-lạp sơn. Đây là bạn, là công việc của bạn. Bạn không thể phủ nhận những gì tôi đang nói bằng cách quả quyết “toi không có cảm thọ”. Điều đó quá đơn giản, phải vậy không?
Hơn nữa, nhiều hành động tiêu cực của bạn là những phản ứng đối với cảm thọ. Hãy quan sát chính bạn. Khi bạn cảm thấy an vui là kết quả xự tiếp xúc với mọi người hoặc các đối tượng cảm giác khác, hãy phân tích chính xác cách bạn cảm nhận, tại sao bạn cảm thấy an vui. Cảm giác an vui không nằm ở đối tượng bên ngoài, phải không? Nó nằm trong tâm bạn. Tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều đồng ý cảm giác an vui đó không phải nằm ở bên ngoài bạn. Như vậy, tại sao bạn cảm nhận theo cách đó? Nếu không kinh qua như điều này, thì bạn sẽ không nhận ra các cảm thọ hạnh phúc và an vui, khổ đau và bất hạnh, và không khổ không vui đều nằm trong chính bạn. Bạn sẽ nhận thấy chính mình phải có trách nhiệm chủ yếu đối với các cảm thọ mà mình trãi qua và không thể đổ lỗi cho người khác về những gì bạn cảm nhận: “anh ta làm cho tôi đau khổ; cô ấy khiến tôi đau buồn; chuyện vơ vẫn đó khiến tôi sầu khổ”. Bạn không thể đổ lỗi cho xã hội về các vấn đề của mình, mặc dù đó là những gì chúng ta thường làm, phải vậy không? Điều đó không thực tế.
Khi nhận thức rõ sự tiến triển đích thực về các vấn đề thuộc tâm thức của mình, bạn sẽ không bao giờ đổ lỗi cho bất cứ người nào khác về cách bạn cảm nhận. Nhận thức đó là sự khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp và tôn trọng người khác. Thông thường, chúng ta trở không biết; chúng ta hành động một cách vô ý thức và tự nhiên thiếu tôn trọng, làm tổn thương người khác. Chúng ta không quan tâm, mà chỉ thực hiện nó, đó là nguyên nhân của mọi vấn đề.
Nhiều người, ngay cả một số nhà tâm lý học, dường như nghỉ rằng bạn có thể chấm dứt xúc cảm của tham ái bằng cách biểu lộ nó với một số đối tượng hoặc người khác; nếu chịu đựng khổ đau bởi vì người chồng hay vợ đã từ bỏ mình, thì việc lấy một người khác sẽ giải quyết vấn đề của bạn. Đó là điều không thể xảy ra. Nếu không hiểu được bản chất đặc thù của các cảm thọ an vui, khổ đau và không khổ không vui, thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra bản chất các thái độ tâm thức của mình, và nếu không phát hiện điều đó, bạn có thể không bao giờ chấm dứt các vấn đề thuộc cảm xúc của mình.
Ví dụ, Phật giáo dạy rằng bạn nên có cảm giác tình thương và từ bi đối với tất cả chúng sanh. Vậy, bằng cách nào bạn có thể tạo cảm giác bình thản đối với tất cả chúng sanh trong khi tâm ngu muội và phân biệt dang trổi dậy rất mạnh mẽ trong bản thân mình? Bạn không thể thực hiện, bởi vì cảm xúc của mình quá cực đoan. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc bởi vì cảm giác an vui đã khởi lên qua sự tiếp xúc với một đối tượng đặc biệt, tự nhiên bạn cường điều hóa những gì mình quan tâm là các tính chất tốt đẹp của đối tượng đó, thổi phồng những xúc cảm của mình nhiều đến mức như bạn có thể. Tuy nhiên, bạn nên biết tâm trí mình không thể thần tượng lâu như vậy. Nó chỉ là vông thường, trong chóc lát, và tất nhiên, bạn sẽ sớm hoàn toàn sụp đổ. Sau đó, tâm bất an của bạn trở nên chán nản thất vọng. Bạn phải hiểu chính xác là bao nhiêu năng lực mà bạn tiêu hao trong việc theo đuổi hoặc truy tìm các cảm giác tâm thức. Chúng ta luôn luôn quá cực đoan; chúng ta phải nhận ra con đường trung đạo[4].
Nếu nhìn nhận sâu sắc hơn một tí, bạn sẽ thấy các cảm giác đó chịu trách nhiệm cho các cuộc xung đột xảy ra trên thế giới. Từ việc hai đứa bé đánh nhau vì tranh dành một cục kẹo cho đến cuộc chiến lớn lao giữa các quốc gia vì sự tồn tại của chính họ, vì mục đích gì mà họ đánh nhau? Vì các cảm giác yên bình. Ngay cả những đứa bé còn quá rất nhỏ sẽ đánh nhau bởi vì chúng muốn có cảm giác vui vẽ.
Qua thiền định, bạn có thể dể dàng thấy rõ sự thực về tất cả điều này. Thiền định phơi bày mọi thứ trong tâm của bạn; tất cả tính xác thực và bất tịnh của bạn; mọi thứ có thể được nhận thấy qua thiền định. Tuy nhiên, đừng nghỉ rằng thiền là chỉ việc ngồi im trên sàn nhà theo tư thế kiết già chứ không làm gì gì hết. Phải biết rõ và nhận thấy mọi thứ bạn thực hiện—đi đứng, ăn uống, nói chuyện—đều là thiền định. Càn nhận thức điều này sớm hơn, bạn càng nhanh chóng sẽ thấy rõ hơn rằng bạn phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình, phải chịu trách nhiệm về các cảm giác hạnh phúc mà mình thích cũng như những cảm giác bất hạnh mà mình không thích, không có ai khác điều khiển bạn.
Khi một cảm giác an vui khởi lên, và sau đó theo bản chất, nó biến mất và khiến cho bạn cảm thấy hụt hửng bởi vì bạn muốn níu kéo nó, điều đó khong phải do Thượng Đế, thần Krishna, đức Phật hay bất cứ thực thể tồn tại bên ngoài nào tạo ra. Các hành động của bạn phải ghánh lấy trách nhiệm. Điều đó không phải dể dàng để thấy? Tâm nhu nhược nghỉ rằng “ồ, anh ấy khiến tôi chán ngấy, cô ấy làm tôi có cảm giác kinh tởm”. Đó là tâm nhu nhược hoạt động, luôn luôn cố gắng đổ lỗi cho ai đó hoặc điều gì khác. Thực chất, tôi nghỉ việc quan sát các kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày để thấy rõ cách các cảm giác tâm lý và vật lý của bạn sanh khởi là một điều thú vị để làm. Bạn sẽ chắc chắn thường suyên học hỏi; không lúc nào mà không học hỏi. Theo cách đó, qua sự chuyên cần rèn luyện trí tuệ nhận thức của chính mình, bạn sẽ khám phá nhận thức về an vui và hạnh phúc miễn viễn trong tự thân. Đáng tiếc, tâm nhu nhược không có nhiều năng lực trí tuệ nhận thức; bạn phải nuôi dưỡng năng lực trong chính tâm mình.
Tại sao Phật giáo đại thừa dạy chúng ta phát huy cảm giác bình thản đối với tất cả chúng sanh? Chúng ta thường xuyên chỉ chọn một điều nhỏ bé, một nguyên tử tí xíu, một chúng sinh dơn độc, và nghỉ rằng “đây là đối tượng quan trọng đối với tôi, đây là điều tốt nhất”. Do đó, chúng ta tạo ra những cực đoan về giá trị: hiển nhiên chúng ta cường điệu hóa giá trị của đối tượng mà mình thích và xem thường tất cả những đối tượng khác. Điều này không tốt cho bạn, cho sự bình yên tâm thức của bạn. Thay vào đó, bạn nên quan sát hành vi của mình “tại sao tôi làm điều này? Tâm dối trá và ích kỉ của tôi đang làm dơ bẩn ý thức của tôi”. Sau đó bằng cách thực tập thiền dựa trên sự yên bình—tất cả chúng sanh hoàn toàn đều như nhau trong việc muốn có hạnh phúc và không muốn khổ đau—bạn có thể loại trừ những cực đoan về chấp thủ kinh khủng với đối tượng này và ác cảm dữ dội với đối tượng khác. Theo cách này, bạn có thể dể dàng giữ tâm mình trở nên quân bình và mạnh khỏe. Nhiều người đã từng trãi qua kinh nghiệm này.
Do đó, tâm lý học Phật giáo có thể là sự hổ trợ lớn lao khi bạn đang nổ lực giải quyết các thất vọng quấy rầy cuộc sống hằng ngày của mình. Hãy nhớ rằng khi các cảm giác an vui sanh khởi, thì tham lam, thèm muốn và có chấp theo đó mà trổi dậy; khi các cảm giác bất an sanh khởi, thì ác cảm và ghanh ghét xuất hiện; khi bạn cảm thấy không khổ không vui, thì vô minh, mù quáng đối với thực tại chiếm hữu tâm mình. Qua những lời dạy này, nếu có thể nghiên cứu thực chất về cách các cảm giác sanh khởi và cách mình phản ứng lại chúng, thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên hoàn thiện và bạn sẽ kinh qua nhiều hạnh phúc và an vui. Có câu hỏi nào không?
Hỏi: Phật giáo luôn luôn nói về nghiệp. Vậy, nghiệp là gì?
Lama: Nghiệp là những kinh nghiệm của thân và tâm. Bản thân từ nghiệp (Karma) là tiếng Sanskrit; nó có nghĩa là nguyên nhân và kết quả. Các kinh nghiệm của bạn về hạnh phúc hoặc khổ đau thuộc tâm sinh lý là kết quả của các nguyên nhân chắc chắn, nhưng chính những kết quả đó trở thành nguyên nhân của các kết quả trong tương lai.
Một hành động nào đó gây ra phản ứng lại tức là nghiệp. Cả triết học và khoa học phương Đông giải thích rằng tất cả vật chất đều tương quan lẫn nhau; nếu không hiểu điều đó, bạn sẽ không hiểu cách mà nghiệp tạo tác. Tất cả sự tồn tại, dù nội tại hay ngoại tại, đều không phải ngẫu nhiên mà có; tiềm năng của tất cả hiện tượng nội tại và ngoại tại là phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, năng lực cơ thể của bạn có mối quan hệ với năng lực cơ thể cha mẹ bạn; năng lực cơ thể của họ có mối quan hệ với năng lực cơ thể cha mẹ của họ v.v Sự tiến triển đó là nghiệp.
Hỏi: Niết Bàn là gì và có nhiều người chứng đạt nó không?
Lama: Khi phát huy các năng lực thiền định của mình đến nỗi có thể hợp nhất tâm mình tập trung vào một điểm duy nhất, thì bạn sẽ dần giảm bớt các phản ứng cảm xúc của bản ngã cho đến khi nó hoàn toàn biến mất. Tại thời điểm đó, bạn thoát khỏi bản ngã của mình và phát hiện một trạng thái tâm hạnh phúc an vui tuyệt đối. Đó là những gì chúng ta gọi Niết Bàn. Nhiều người đã chứng đạt trạng thái này và nhiều người hơn nữa đang trên đường đến đó.
Hỏi: Ở Niết Bàn, Ngài chấm dứt sự tồn tại sắc thân; con người biến mất?
Lama: Không, bạn vẫn có một sắc thân, nhưng không có một hệ thống thần kinh bông lung như chúng ta bây giờ. Đừng lo lắng, khi đạt được Niết Bàn, bạn vẫn tồn tại nhưng tồn tại trong một trạng thái hạnh phúc hoàn toàn. Vì vậy, hãy nổ lực chứng đạt Niết Bàn càng sớm càng tốt.
Hỏi: Đức Phật vốn không nói rằng Như Lai sẽ không bao giờ tái sanh một khi đã chứng đắc Niết Bàn?
Lama: Có lẽ, nhưng đức Phật muốn nói gì? Đức Phật muốn nói rằng Ngài không tái sanh trong tình trạng buông lung bị năng lực mạnh mẽ của bản ngã thúc ép, đó là con đường mà tất cả hữu tình chúng ta luân hồi trong sanh tử. Thay vào đó, Ngài có thể tái sanh với sự chế ngự hoàn toàn, mục đích duy nhất của Ngài là cứu độ chúng sanh.
Hỏi: Ngài trình bày quá nhiều về an vui và hạnh phúc, và tôi đang cố gắng dùng tam trí để phân biệt rõ ràng giữa hai điều này. Vậy, chúng giống nhau? Có thể một ai đó nám bắt được an vui nhưng không nắm bắt hạnh phúc?
Lama: Chúng đều giống nhau và chúng ta cần nắm bắt cả hai. Những gì chúng ta nên nhắm tới là kinh nghiệm an vui mà không có chấp thủ; chúng ta nên thưởng ngoạn các cảm giác hạnh phúc của mình trong khi hiểu rõ bản chát của của chủ thể, tâm, đối tượng và các cảm giác của chúng ta. Một ai đó đãchứng đạt Niết Bàn là có thể thực hiện điều này.
Hỏi: Tôi muốn làm sáng tỏ ý nghĩa thiền của Phật giáo. Vậy, tôi có quyền giải thích nó như “hãy quan sát sự chuyển biến của tâm bạn”?
Lama: Vâng, bạn có thể nghỉ về nó theo cách đó. Như tôi đã trình bày trước đây, thiền Phật giáo không có nghĩa phải cần thiết ngồi kiết già và nhắm mắt lại. CHỉ đơn giản quán chiếu cách tâm bạn đang phản ứng lại thế giới cảm giác như chăm lo công việc của mình—đi đứng, nói chuyện, mua sắm hay bất cứ việc gì—thì có thể là thiền định hoàn hảo thực sự và mang lại một kết quả tuyệt vời.
Hỏi: Đối với tái sinh, nó có nghĩa là gì?
Lama: Khi chết, ý thức của bạn tách rời khỏi thể xác, nhập vào trạng thái trung ấm, và từ đó nó được sinh ra trong một sắc thân khác. Chúng ta gọi đó là tái sanh. Năng lực tâm sinh lý đều khác biệt nhau. Năng lực sinh lý là vô cùng giới hạn, nhưng năng lực tâm lý luôn luôn tương tục.
Hỏi: Liệu rằng ý thức có thể phát triển ngay trong trạng thái sau khi chết hay nó chỉ tiến triển trong đời sống đã hình thành?
Lama: Suốt trong quá trình chết, ý thức của bạn thường xuyên tuôn trào, giống như dòng điện, nó bắt nguồn từ máy phát nhưng lại chuyển tải qua nhiều nhà khác nahu, nhiều thiết bị khác nhau v.v và chiếm cứ những đồ dùng khác nhau. Do đó, ý thức có thể phát triển trong trạng thái trung ấm.
Hỏi: Như vậy, tâm không cần một cơ thể vật lý để phát triển?
Lama: Vâng, có một trạng thái thân trung ấm, nhưng nó không giống như cơ thể của chúng ta; nó là trạng thái thân rất nhẹ và nhanh nhẹn.
Hỏi: Khi trì chú, Ngài luôn luôn tập trung vào bất kỳ một trong các cơ quan cảm giác nào của thân hoặc chỉ chú ý vào tâm của mình? Ngài có thể tập trung vào các luân xa[5] của mình hoặc chỉ chý ý đến trọng tâm năng lực?
Điều đó có thể xảy ra, nhưng bạn phải nhớ rằng có những phương háp khác nhau cho những mục đích khác nhau. Đừng nghỉ đức Phật vốn chỉ giảng dạy một phương pháp duy nhất. Đạo Phật bao gồm hàng ngàn, có lẽ thậm chí vô số phương pháp thiền định, tất cả đều được chỉ dạy nhằm thích ứng với thiên hướng và tâm tính khác nhau của vô vàn chúng sanh riêng biệt.
Hỏi: Liệu ý thức phát triển trong đời sống của chúng ta và biến mất khi chúng ta tê liệt một phần của ý thức siêu nhiên nào đó? Giống như Thượng Đế hoặc ý thức vạn năng?
Lama: Không, đó là tâm rất đổi bình thường, đơn giản và tương tục trực tiếp với tâm mà bạn đang có ngay bây giờ. Điều khác biệt là nó đã tách rời khỏi cơ thể của bạn và đang tìm kiếm một thân khác. Tâm trhuuocj trạng thái trung ấm này nằm dưới sự kiểm soát của nghiệp, đồng thời nó trở nên bị kích động, xung đột và xáo trộn. Bạn không thể gọi nó là cao cả hơn hoặc tối thượng.
Hỏi: Quan điểm của Ngài có giống với các khái niệm về đại ngã và tiểu ngã[6] của Ấn Độ giáo?
Lama: Trong khi triết học Ấn Độ giáo chấp nhận có linh hồn (atman) thì Phật giáo không thừ nhận nó. Chúng ta hoàn toàn phủ nhận một “ cái tôi” tồn tại, hoặc một linh độc lập miên viễn. Mọi khía cạnh thuộc thân và tâm của bạn đều là vô thường: luôn luôn thay đổi và thay đổi. Các Phật tử cũng phải nên phủ nhận quan điểm có một địa ngục tồn tại miên viễn. Mọi khổ đau và hạnh phúc mà chúng ta kinh qua đều nằm trong một trạng thái của dòng chảy tương tục, quá tạm bợ, quá vô thường, luôn luôn thay đổi chứ không bao giờ trường cữu. Do đó, phải nhận thức bản chất vô thường của hiện hữu chúng ta và từ bỏ thế giới mà trong đó các đối tượng cảm giác tức thời tiếp xúc với các cơ quan cảm giác tức thời để tạo ra các cảm thọ tức thời, không có điều gì có giá trị để nắm bắt, chúng ta tìm kiếm các nhận thức an vui đời đời, vĩnh viễn của giác ngộ hoặc Niết Bàn.
Hỏi: Ngài nghỉ rằng lễ nghi trở nên quan trọng đối với người phương Tây đang thực tập Phật giáo cũng như người phương Đông, ai có cảm giác đối với nó?
Lama: Điều đó phụ thuộc vào những gì bạn muốn. Thực chất, thiền của Phật giáo không đòi hỏi bạn phải mang theo các đối tượng vật chất; điều duy nhất có ý nghĩa là tâm của bạn. Bạn không cần phải đánh chiêng hay khua trống. Đó là những gì bạn muốn nói về lễ nghi? Rất tốt, vì vậy, bạn không cần phải lo lắng và điều đó đều áp dụng cho phương Đông lẫn phương Tây. Tuy nhiên, một số người cần những điều này; tâm khác nhau nên cần những phương pháp khác nhau. Ví dụ, bạn đeo mắt kính. Nó không phải là một điều quan trọng nhất, nhưng một số người cần đến nó. Tương tự, có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới chỉ dạy nhiều phương pháp khác nhau tùy theo khả năng và trình độ cá nhân của các tín đồ khác nhau. Do đó, chúng ta không thể nói “đây là con đường thực sự duy nhất. Mọi người nên đi theo con đường của tôi”.
Hỏi: Có những phương pháp mới mẽ cần phải có ở phương Tây?
Lama: Không. Không có bất kì phương pháp mới mẽ nào được yêu cầu. Tất cả các phương pháp đều đã có sẳn, bạn chỉ cần khám phá chúng thôi.
Hỏi: Tôi đang nổ lực tìm hiểu mối quan hệ giữa tâm và thân theo quan điểm của Phật giáo. Vậy, tâm quan trọng hơn thân? Ví dụ, trong trường hợp các tu sĩ thực tập thiền quán với kết hợp với việc đọc tụng thần chú, nhất dịnh họ phát triển một phần cơ thể của mình để để đọc tụng, như vậy, thân quan trọng như thế nào?
Lama: Tâm là điều quan trọng nhất, nhưng có một số phương pháp thực tập thiền được tăng tiến bởi các bài tập luyện yoga đích thực. Ngượ lại, nếu cơ thể mắc bệnh, thì có thể ảnh đến tâm của bạn. Do đó, việc giữ gìn thân thể khỏe mạnh cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chú trọng đến thân và xao lãng việc nghiên cứu thực tại của nội tâm, thì điều đó cũng không phải là cách khôn khéo; nó không quân bình và thiếu thực tế. Vì vậy, tôi nghỉ tấ cả chúng ta nên đồng ý rằng tâm quan trọng hơn thân, nhưng trong cùng một thời điểm, chúng ta không thể hoàn toàn lãng quên thân. Tôi đã từng thấy người phương Tây đến phương Đông để nghiên cứu giáo lý, và khi nghe về những vị thầy Du-già của Tây Tạng sống trên những ngọn núi cao mà không có thức ăn, họ liền suy nghỉ “ồ, thật kỳ bí! Tôi muốn trở thành như người siêu việt”. Đó là một quan niệm sai lầm. Nếu sinh ra ở phương Tây, cơ thể của bạn thường thích nghi với các điều kiện chắc chắn riêng biệt, vì thế, để giữ cho thân mạnh khỏe, bạn cần phải tạo ra một môi trường hữu ích. Bạn không thể thực hiện một cuộc du ngoạn đến dãy Hi-mã-lạp sơn. Hãy khôn khéo, đừng quá cực đoan.
Hỏi: Có thực sự khi một người mới chào đời thì tâm của người ấy hoàn toàn trong sáng và thuần khiết?
Lama: Như tất cả chúng ta biết, khi mới sinh ra, tâm của bạn không bị các vấn đề rắc rói thuộc trí óc chiếm hữu quá mức. Tuy nhiên, khi bạn lớn hơn và biết suy nghỉ, nó bắt đầu tràn ngập quá nhiều thông tin, triết lý, cái này, cái kia, cái này tốt, cái kia xấu, tôi nên có cái này, tôi không nên có cái kia…đến nổi bạn tri thức hóa quá mức khiến các thứ phiền não rác rưởi chứa đựng đầy tâm của mình. Điều đó nhất định khiến tâm bạn trở nên tồi tệ hơn nhiều. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn sinh ra vốn hoàn toàn thuần khiết và chỉ sau khi có sự hiểu biết thì bạn mới trở thành bất thiện. Nó không có nghĩa đó. Tại sao không? Trên cơ bản, bởi vì nếu bạn đã thoát khỏi vô minh và chấp thủ, thì bất cứ phiền não nào xuất hiện trong bạn đều sẽ không tồn tại. Tiếc thay, chúng ta không phải như vậy. Về cơ bản, không những chúng ta rộng mở bất cứ phiền não trí óc nào đến từ cuộc sống của mình, mà còn biểu lộ một triệu chứng thú vị lớn lao. Do đó, trong từng giây phút, càng ngày càng nhiều phiền não lấp kín tâm của chúng ta. Bởi vậy, bạn không thể nói tâm của trẻ con mới chào đời là hoàn toàn thuần khiết. Điều đó là sai lầm. Những đứa bé khóc bởi vì chúng có các cảm giác. Khi một cảm giác khó chịu sanh khởi—có lẽ chúng thèm bú sữa mẹ—nên chúng khóc.
Hỏi: Chúng ta có khái niệm này về ý thức luân hồi từ thân này đến thân khác, từ đời sống này đến đời sống khác, nhưng nếu có một ý thức tương tục, thì tại sao chúng ta không nhớ các kiếp trước của mình?
Lama: Có quá nhiều siêu thị thông tin bủa vây lấy tâm khiến chúng ta quên đi các kinh nghiệm trước đây của mình. Khoa học thậm chí cho rằng não bộ bị giới hạn vì nhiều thông tin mới đè nén thông tin củ. Họ nói vậy, nhưng điều đó không phải hoàn toàn đúng chính xác. Về cơ bản, thực chất những gì đang xảy ra, tâm của con người hầu như trở nên vô thức, mê mờ, và bị những kinh nghiệm mới chiếm hữu đến nổi nó quên đi những kinh nghiệm củ. Hãy nhìn lại một tháng qua: chính xác là những gì đã xảy ra, đích thực là những cảm giác gì bạn đã kinh qua trong mỗi ngày? Bạn không thể nhớ ra, có đúng không? Do đó, hãy nhìn lui quá khứ xa hơn, hoàn toàn trở lại thời gian khi bạn vốn chỉ là một vài tế bào nhỏ bé nằm trong bào thai mẹ, rồi hãy quay lại xa hơn thời điểm đó: nó rất khó, phải vậy không? Nhưng nếu thực tập từ từ, liên tục quán sát tâm mình, cuối cùng bạn sẽ ngày càng nhớ ra những kinh nghiệm trước đây của mình. Nhiều người trong chúng ta có thể có kinh nghiệm phản ứng rất kỳ lạ đối với một số việc đã xảy ra và trở nên bối rối trước phản ứng của mình, điều dường vốn không hiện hữu dựa trên bất cứ kinh nghiệm nào trong cuộc sống này: “nó thật phi thường. Tại sao tôi đã phản ứng như vậy? Tôi không biết điều đó xuất phát từ đâu”. Điều đó xảy ra bởi vì dựa trên kinh nghiệm của kiếp trước. Các nhà tâm lý học hiện đại không thể lý giải những phản ứng như vậy bởi vì họ không hiểu sự tương tục của tâm thức, bản chất bất biến của tâm mỗi cá nhân con người. Họ không hiểu rằng các phản ứng tâm thức bắt nguồn từ các động lực thúc đẩy được tạo ra cách đây hằng nghìn năm. Tuy nhiên, nếu duy trì việc quán sát tâm mình bằng thiền định, thì rốt cuộc bạn sẽ hiểu rõ tất cả những điều này qua chính kinh nghiệm của mình.
Hỏi: Có thể trở nên tiêu cực khi nhận ra các kiếp trước? Nó có thể trở thành bất ổn?
Lama: Vâng, nó có thể là một kinh nghiệm tích cực hoặc tiêu cực. Nếu bạn nhận thức rõ các kiếp trước của mình, thì nó sẽ trở nên một kinh nghiệm tích cực. Sự bất ổn xuất phát từ vô minh. Bạn nên nổ lực nhận thức rõ bản chất đặc thù của tiêu cực. Khi bạn nhận thức rõ, thì vấn đề ấy sẽ được giải quyết. Việc hiểu biết bản chất của tiêu cực chính là chấm dứt các vấn đề mà nó mang đến. Bởi vậy, hiểu biết đúng đắn là giải pháp duy nhất cho các vấn đề thuộc tâm sinh lý. Bạn nên thường xuyên quan sát thật cẩn thận cách mà bạn sử dụng năng lực của mình: nó sẽ khiến bạn trở nên hạnh phúc hoặc không hạnh phúc. Đó là trách nhiệm lớn lao, bạn không nghỉ vậy? Đó là sự lựa chọn của bạn: con đường của trí tuệ hoặc con đường của vô minh.
Hỏi: Khổ đau có nghĩa là gì?
Lama: Sự kích động của tâm thức là khổ đau; sự bất mãn là khổ đau. Thực chất, rất quan trọng để hiểu rõ các mức độ tinh vi khác nhau của khổ đau, nếu không, con người sẽ cho rằng “tại sao Phật giáo nói dến khổ đau của mọi người? Tôi đang hạnh phúc mà”. Khi nói về khổ đau, đức Phật vốn không chỉ đến cập đến sự đau đớn của thương tích hoặc nổi khổ của tâm thức mà chúng ta thường kinh qua. Chúng ta cho rằng mình có hạnh phúc, nhưng nếu quan sát kỉ lưỡng hơn về hạnh phúc ấy, chúng ta sẽ nhận thấy vẫn còn tràn đầy bất mãn trong tâm mình. Theo quan điểm Phật giáo, trên thực tế, việc chúng ta không thể kiểm soát tâm mình chính là khổ đau thuộc tâm thức. Điều đó còn tồi tệ hơn những khổ đau thân xác khác mà chúng ta kinh qua. Bởi vậy, khi Phật giáo nói về khổ đau, thì nó đang nhấn mạnh đến mức độ tâm thức nhiều hơn là thân xác, và đó là lý do tại sao, trong những điều kiện thực tiễn, về cơ bản, giáo lý Phật giáo được áp dụng cho lãnh vực tâm lý. Đạo Phật chỉ dạy bản chất của khổ đau ở mức độ tâm thức và các phương pháp diệt tận khổ đau.
Hỏi: Tại sao chúng ta kinh qua khổ đau và học được gì từ khổ đau?
Lama: Điều đó quá đơn giản, không phải vậy? Tại sao bạn khổ đau? Bởi vì bạn quá bị cuốn hút vào hoạt động của vô minh và chấp thủ. Bạn học hỏi từ khổ đau bằng cách nhận thức rõ nó xuất phát từ đâu và chính xác nó là gì mà phải khiến bạn chịu khổ đau. Trong vô vàn kiếp trước của mình, chúng ta đã từng có quá nhiều kinh nghiệm nhưng chúng ta vẫn không học hỏi được gì nhiều. Nhiều người nghỉ họ đang học hỏi từ những kinh nghiệm của mình, nhưng họ không bao giờ học được. Có vô vàn kinh nghiệm ở quá khứ trong vô thức của họ, nhưng họ vẫn không biết gì về bản chất đích thực của chính họ.
Hỏi: Tại sao chúng ta có cơ hội để bị ràng buộc?
Lama: Bởi vì chúng ta đang gợi lên ảo tưởng; chúng ta không thấy được thực tại của chủ thể hoặc đối tượng. Khi bạn hiểu rõ bản chất bám chấp của đối tượng, thì tâm chủ thể bám chấp tự nhiên biến mất. Nó là tâm mơ hồ, tâm bị cuốn hút vào một đối tượng và vẽ ra một kế hoạch xuyên tạc trong nó khiến bạn chịu khổ đau. Đó là tất cả. Nó thực sự hoàn toàn đơn giản.
Hỏi: Tôi đã thấy những biểu tượng hung dữ của các vị thần ở Tây Tạng, tuy nhiên, mặc dù họ trông có vẽ hung tợn, nhưng không xấu ác. Điều đó khiến tôi tự hỏi Phật giáo có nhấn mạnh về cái ác và những điều xấu hay không?
Lama: Phật giáo chưa bao giờ nhấn mạnh về sự tồn tại của cái ác bên ngoài. Cái ác là một biểu hiện trong tâm của bạn. Nếu cái ác tồn tại, thì nó ở ngay trong chính bạn. Không có cái ác bên ngoài để sợ hải. Hình tượng các vị thần phẩn nộ là hiện thân của trí tuệ giác ngộ và giúp cho những người có nhiều tức giận không kiềm chế được. Trong thiền định, người tức giận chuyển hóa sự phẩn nộ của mình thành trí tuệ, điều được hình dung như là một vị thần phẩn nộ; vì vậy, năng lực tức giận của người ấy được trí tuệ chuyển hóa. Nói chung, đó là cách mà phương thức thể hiện.
Hỏi: Ngài nghỉ gì về một người giết người khác để tự vệ? Ngài có nghỉ con người có quyền bảo vệ chính họ, thậm chí trả giá bằng sinh mạng của kẻ xâm hại mình?
Lama: Hầu hết trong các trường hợp giết người để tự vệ, thì đó là sự phẩn nộ không kiềm chế được. Bạn nên bảo vệ chính mình theo cách tốt nhất có thể nhưng không giết hại người khác. Ví dụ, nếu bạn tấn công tôi, thì tôi có thể bảo vệ chính mình nhưng không giết bạn.
Hỏi: Nếu giết tôi là cách duy nhất để bạn tồn tại, thì bạn có làm không?
Lama: Nếu vậy, thì bạn nên giết tôi là tốt hơn.
Vâng, nếu không còn câu hỏi nào nữa, thì chúng ta dừng ở đây. Cám ơn các bạn rất nhiều về mọi thứ.
Phần II
KHIẾN TÂM TRỞ THÀNH MỘT ĐẠI DƯƠNG
Chương IV
Tâm Là Tôn Giáo Của Bạn
Khi nói về tâm, tôi không chỉ trình bày tâm của mình, cuộc du ngoạn của mình. Tôi đang nói về tâm của toàn thể chúng sanh. Cách chúng ta sống và suy nghỉ—mọi thứ đều bị cuốn hút vào khoái lạc vật chất. Chúng ta xem các đối tượng cảm giác là hết sức quan trọng và dành trọn đời cho bất cứ điều gì khiến mình vui vẽ theo xu hướng vật chất, nổi tiếng hoặc phổ biến. Mặc dù tát cả điều này xuất phát từ tâm của mình, nhưng chúng ta hoàn toàn bị các đối tượng ngoại tại chiếm hữu đến nổi không nhận thấy thế giới giới nội tại và chưa bao giờ tự hỏi tại sao mình thấy chúng quá ư thú vị.
Miễn là tồn tại, thì tâm chúng ta là một phần không thể tách rời của mình. Rốt cuộc, chúng ta luôn luôn chao đảo thất thường. Đó không phải là thân chao đảo thất thường mà là tâm chao đảo thất thường—tâm này, chúng ta không hiểu rõ chức năng hoạt động của nó. Bởi vậy, đôi lúc chúng ta phải quán chiếu chính mình—không những quán chiếu thân mà còn quán chiếu tâm. Sau cùng, tâm luôn luôn bảo chúng ta nên làm những gì. Chúng ta phải biết tâm lý của chính mình, hoặc theo thuật ngữ tôn giáo, có lẽ gọi đó là bản chất nội tại của chúng ta. Nói chung, dù gọi nó là gì đi nữa, thì chúng ta cũng phải biết rõ tâm mình.
Đừng nghỉ rằng việc quán chiếu và biết rõ bản chất của tâm bạn chỉ là hành trình của người phương Đông. Đó là một khái niệm sai lầm. Nó là hành trình của bạn. Làm sao bạn tách rời thân hoặc hình ảnh của chính mình ra khỏi tâm? Điều đó không thể được. Bạn nghỉ mình là một người độc lập, tự do đi du lịch khắp thế giới và thưởng ngoạn mọi thứ. Bất kể suy nghỉ gì, thì bạn cũng không tự do. Tôi không nói rằng bạn chịu sự kiểm soát của một ai đó. Ngược lại, đó chính là tâm buông lung và chấp thủ của bạn gây áp lực cho bạn. Nếu khám phá cách bạn gây áp lực cho chính mình, thì tâm buông lung của bạn sẽ biến mất. Bởi vậy, hiểu rõ tâm mình là giải pháp cho tất cả các vấn đề của bạn.
Một ngày trông thế giới thật tuyệt vời; ngày hôm sau trông nó thật khủng khiếp. Tại sao bạn có thể nói lên điều đó? Theo khoa học, thế giới không thể hoàn toàn thay đổi triệt để, mà chính tâm của bạn gây nên những biểu hiện đó. Đây không phải là giáo điều của tôn giáo; sự thăng trầm của bạn không phải giáo điều của tôn giáo. Tôi không nói về tôn giáo; tôi đang nói về cách bạn định hướng cuộc sống hằng ngày của mình, đó là những gì khiến bạn thăng trầm thất thường. Hoàn cảnh của bạn và những người khác không hoàn toàn thay đổi triệt để mà do tâm của bạn. Tôi hy vọng bạn hiểu điều đó.
Tương tự, người này nghỉ rằng thế giới tốt đẹp và con người tuyệt vời, thân thiện, trong khi người khác lại nghỉ mọi thứ và con người thật kinh khủng. Vậy, ai đúng? Theo khoa học, bạn giải thích điều đó thế nào? Đây chỉ là biểu hiện của thế giới cảm xúc thuộc tâm thức cá nhân của họ. Bạn nghỉ “hôm nay như vậy, ngày mai như kia; người đàn ông này như vậy, người phụ nữ đó như kia”. Tuy nhiên, đâu là người phụ nữ hoàn toàn tuyệt đẹp mãi mãi, bất di bất dịch? Ai là người đàn ông tuyệt đối đẹp trai mãi mãi? Họ không tồn tại—họ đơn giản chỉ là những sản phẩm của tâm chính bạn mà thôi.
Đừng mong đợi các đối tượng vật chất làm cho bạn thỏa mãn hoặc khiến cuộc sống trở nên hoàn hảo; điều đó không thể xảy ra. Làm sao bạn có thể trở nên hài lòng bằng vô vàn đối tượng vật chất? Thế nào, ngủ với hàng trăm người khác nhau sẽ khiến bạn thỏa mãn? Điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Sự thỏa mãn bắt nguồn từ tâm.
Nếu không biết rõ tâm lý của chính mình, thì bạn có thể mơ hồ với những gì đang xảy ra trong tâm mình cho đến khi nó băng hoại và bạn hoàn toàn trở nên điên dại. Con người trở nên điên loạn vì thiếu trí tuệ nội tại, vì sự bất lực quán chiếu tâm của họ. Họ không thể lý giải chính mình; họ không biết cách nói với chính họ. Do vậy, họ luôn luôn bị tất cả các đối tượng ngoại tại này làm bận rộn, trong khi bên trong, tâm của họ đang kiệt sức và cuối cùng nó bị tổn thương. Họ khong biết rõ thế giới nội tại của mình, tâm của họ hoàn toàn đồng nhất với vô minh thay vì trở nên tỉnh thức và tham dự vào những phân tích bản thân. Hãy quán chiếu các thái độ tâm thức của chính bạn. Hãy trở thành một nhà trị liệu của chính bạn.
Bạn là người thông minh. Bạn biết rằng chỉ có các đối tượng vật chất không thể mang đến cho bạn sự thỏa mãn, nhưng bạn đừng nên lao mình vào một số hành trình tôn giáo, cảm xúc để thẩm vấn tâm mình. Một số người nghỉ họ thực hiện điều ấy. Sự phân tích bản thân này là một cái gì đó thuộc về tâm linh hoặc tôn giáo. Không cần thiết phải phân biệt chính bạn như là một người theo tôn giáo này hay tôn giáo nọ, triết lý này hay triết lý kia, để đặt mình vào một số phạm trù tôn giáo. Tuy nhiên, nếu muốn có hạnh phúc, bạn phải xem xét cách mà mình định hướng cuộc sống của mình. Tâm của bạn là tôn giáo của bạn.
Khi xem xét tâm mình, bạn đừng duy lý hóa hoặc thúc ép. Hãy thư giản. Đừng bối rối khi các vấn đề sanh khởi. Chỉ cần nhận biết chúng và thấy rõ nơi chúng xuất phát; biết nguồn gốc của chúng. Hãy giới thiệu vấn đề ấy cho chính bạn “đây là vấn đề này. Tại sao nó trở thành vấn đề? Tâm nào khiến nó trở thành vấn đề? Tâm nào cảm thấy nó là vấn đề?”. Khi bạn quán chiếu triệt để, vấn đề ấy tự nhiên biến mất. Diều đó quá đơn giản, phải vậy không? Bạn không cần phải tin vào một điều gì đó. Đừng tin tưởng vào bất cứ điều gì! Dù sao đi nữa, bạn không thể cho rằng “tôi không tin tôi có tâm thức”. Bạn không thể phủ nhận tâm mình. Bạn có thể nói “tôi phủ nhận nhừng triết thuyết phương Đông”— tôi đồng ý. Tuy nhiên, bạn có thể phủ nhận chính mình? Bạn có thể từ chối cái đầu và lổ mũi của mình? Bạn không thể phủ nhận tâm của mình. Do đó, hãy nuôi dưỡng tự thân một cách khôn khéo và nổ lực khám phá nguồn gốc đích thực của an vui.
Khi còn là một đứa bé, bạn vốn thích và thèm ăn kem, sô-cô-la, bánh kẹo và nghỉ rằng “khi lớn lên, tôi sẽ ăn tất cả các loại kem, sô-cô-la, bánh kẹo mà tôi muốn; sau đó, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc”. Bây giờ, bạn có quá nhiều kem, so-cô-la, bánh kẹo như mình muốn, nhưng bạn lại chán ngán. Bạn xác định rằng bở vì điều này không khiến mình hạnh phúc, nên bạn sẽ muốn có xe hơi, nhà lầu, ti vi, chống hoặc vợ--sau đó, bạn sẽ có hạnh phúc. Bấy giờ, bạn có mọi thứ, nhưng xe hơi, nhà lầu, chồng hoặc vợ, con cái của bạn đều trở thành vấn đề. Bạn nhận biết “ồ, đều này chưa thỏa mãn”.
Vậy, sự thỏa mãn là gì? Bạn hãy dùng tâm thức suy ngẫm tất cả điều này và quán chiếu; nó rất quan trọng. Hãy quan sát cuộc sống của bạn từ thời thơ ấu cho đến nay. Đây là thiền phân tích: “hồi đó, tâm tôi vốn như thế này; bây giờ tâm tôi như thế kia, Nó đã thay đổi theo cách này hoặc cách kia”. Tâm của bạn đã thay đổi quá nhiều lần nhưng bạn có bất cứ quyết định nào đối với những gì thực sự khiến mình hạnh phúc? Theo cách hiểu của tôi là bạn bị hoang phí. Bạn biết lộ trình của mình quanh thành phố, cách bạn trở về nhà, nơi để mua so-cô-la, nhưng vẫn bị hoang phí—bạn không thể nhận thấy mục đích của mình. Hãy thực sự quán chiếu—điều này không phải vậy?
Đức Phật dạy tất cả các bạn phải biết mình là ai, cách mình tồn tại. Bạn không cần phải tin tưởng vào bất cứ điều gì. Chỉ cần hiểu tâm bạn: cách nó hoạt động, cách bám chấp và tham vọng sanh khởi, cách vô minh sanh khởi, và các cảm xúc xuất phát từ đâu. Biết được bản chất của tất cả điều đó là đủ; chỉ cần như vậy có thể mang lại an vui và hạnh phúc cho bạn. Nhờ đó, cuộc sống của bạn hoàn toàn thay đổi; mọi thứ đão ngược. Những gì trước đây bạn thấy kinh tởm có thể trở thành tuyệt đẹp.
Tôi nói tất cả các bạn vốn sống nhờ vào sô-cô-la và kem, bạn sẽ nghỉ tôi đã quá điên rồ. “Không, không”, tam cao ngạo của bạn sẽ nghỉ thế. Tuy nhiên, hãy quán sát sâu hơn vào mục đích cuộc sống của bạn. Tại sao bạn có mặt ở đây? Để được mọi người yêu thích? Để nổi tiếng? Để ttichs lũy của cải? Để quyến rũ người khác? Tôi không cường điệu hóa đâu—hãy quán sát chính mình, sau đó bạn sẽ thấy. Từ sự quán sát triệt để, bạn có thể nhận thấy việc dành trọn đời mình để tìm kiếm hạnh phúc nhờ vòa sô-cô-la và kem hoàn toàn vô hiệu hóa tầm quan trọng trong sự đầu thai làm người của bạn. Những con chim và con chó đều có mục đích tương tự. Mục đích của bạn không nên cao cả hơn mục đích của các con chim và con gà?
Tôi không nổ lực quyết định cuộc sống cho bạn, mà chính bạn hãy quán chiếu. Có một đời sống hợp nhất là tốt hơn sống trong tâm thức loạn động. Một đời sống náo loạn không có giá trị và lợi ích cho chính bạn và người khác. Bạn đang sống vì mục đích gì—sô-cô-la? Miếng thịt nướng? Có lẽ bạn nghỉ “tất nhiên, tôi không sống vì thực phẩm. Tôi là một người có giáo dục”. Tuy nhiên, giáo dục cũng xuất phát từ tâm. Không có tâm, thì giáo dục và triết học là gì? Triết học chỉ là sản phẩm của tâm một ai đó, một vài ý tưởng liên kết với nhau theo cách hợp lý. Nếu không có tâm, thì không có triết học, không có học thuyết, không có các môn học tại trường đại học. Tất cả những điều này đều do tâm tạo ra.
Bạn quán sát tâm mình bằng cách nào? Chỉ cần theo dõi cách nó nhận biết hoặc phân tích bất cứ đối tượng nào mà nó tiếp xúc. Hãy quán chiếu những gì các cảm thọ—thoải mái hoặc khó chịu—sanh khởi. Sau đó, hãy quan sát “khi tôi hiểu rõ quan điểm này, cảm giác này khởi lên, cảm xúc kia xuất hiện; tôi phân biệt theo cách như vậy. Tại sao?”. Đây là cách để kiểm nghiệm tâm bạn; đó là tất cả. Nó rất đơn giản.
Khi quan sát tâm mình hợp lý, bạn không còn đổ lỗi cho người khác về các vấn đề của mình. Bạn chấp nhận các hành động sai lầm của mình bắt nguồn từ tâm ô nhiễm và dối trá của chính bạn. Khi bị các đối tượng vật chất bên ngoài làm bối rối, bạn thường đổ lỗi cho chúng và người khác về các vấn đề của mình. Hãy thấy rõ rằng quan điểm dối trá dựa trên các hiện tượng ngoại tại hiến bạn trở nên sai lầm. Khi bắt đầu nhận thức được quan điểm sai lầm của mình, bạn bắt đầu nhận thức rõ bản chất của tâm và vĩnh viễn chấm dứt các vấn đề của mình.
Tất cả điều này đều rất mới mẽ đối với bạn? Không phải vậy. Mỗi khi thực hiện bất cứ điều gì, trước hết, bạn phải quan sát nó và tìm ra phương án giải quyết. Bạn đã làm điều này rồi; tôi không phải nêu ra bất cứ điều gì mới mẽ cả. Sự khác biệt là bạn không thực hiện nó đầy đủ. Bạn phải quán sát nhiều hơn nữa. Điều này không có nghĩa chỉ ngồi một mình trong gốc phòng để chiêm nghiệm đối tượng duy nhất—bạn có thể luôn luôn quán chiếu tâm mình, ngay cả trong khi nói chuyện hoặc làm việc với người khác. Bạn nghỉ rằng việc quán chiếu tâm chỉ dành cho hành trình của người phương Đông? Đừng nghỉ theo cách đó.
Hãy nhận thức rõ bản chất của tâm khác biệt với xương thịt trong cơ thể vật lý của bạn. Tâm bạn giống như một tấm gương phản chiếu mọi thứ mà không có phân biệt. Nếu có trí tuệ hiểu biết, bạn có thể điều chỉnh sự phản chiếu mà mình cho phép nhập vào trong tấm gương tâm. Nếu bạn hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra trong tâm mình, thì nó sẽ phản chiếu bất cứ phiền não nào nó tiếp xúc—những điều khiến bạn mắc bệnh tâm lý. Trí tuệ quán sát của bạn phân biệt được giữa những phản chiếu nào có lợi ích và những phản chiếu nào gây ra các vấn đề. Cuối cùng, khi nhận thức rõ bản chất đích thực của chủ thể và đối tượng, thì tất cả các vấn đề của bạn sẽ biến mất.
Một số người nghỉ rằng họ theo tôn giáo, nhưng tôn giáo là gì? Nếu không quán chiếu bản chất của tâm mình, không đạt được trí tuệ nhận thức, thì bằng cách nào bạn theo tôn giáo? Chỉ có ý tưởng bạn theo tôn giáo—“tôi là Phật tử, tôi là người theo Do Thái giáo, hay bất kỳ tôn giáo nào”—thì hoàn toàn không giúp được gì. Nó không giúp bạn và người khác. Để thực sự giúp ích cho người khác, bạn cần phải đạt được trí tuệ nhận thức.
Các vấn đề lớn nhất của nhân loại là thuộc về tâm lý chứ không phải vật chất. Từ khi sinh ra cho đến chết, con người liên tục bị những khổ đau tâm thức của họ điều khiển. Một số người chưa bao giờ quán sát tâm mình khi những điều tốt đẹp xuất hiện, nhưng khi những thứ tồi tệ xảy ra—một tai nạn hoặc một vài kinh nghiệm khủng khiếp khác—họ lập tức kêu cứu “Thượng Đế ơi, xin cứu giúp con”. Họ tự nhận mình là người theo tôn giáo nhưng đó chỉ là một trò hề. Đối với hạnh phúc hay khổ đau, một người thực tập tôn giáo nghiêm túc luôn duy trì nhận thức bất biến về Thượng Đế và bản chất của chính người ấy. Liệu bạn không phải là người duy lý hoặc thậm chí mơ hồ về tôn giáo! Khi có thời gian tốt đẹp, có sô-cô-la quanh mình, bận rộn với những thú vui cảm giác trần tục, bạn lãng quên chính mình, và nghỉ tới Thượng Đế chỉ khi một điều gì đó kinh khủng xảy ra.
Như chúng ta biết, bất cứ tôn giáo nào trong các tôn giáo trên thế giới, sự giải thích của họ về Thượng Đế hoặc đức Phật v,v chỉ đơn giản là ngôn từ và tâm; chỉ là hai điều này. Bởi vậy, ngôn từ không mang quá nhiều ý nghĩa. Những gì bạn phải biết rõ là mọi thứ—thiện và ác, mọi triết lý và học thuyết—bắt nguồn từ tâm. Tâm của bạn rất vững mạnh. Do đó, nó đòi hỏi sự hướng dẫn bền lâu. Một máy bay lớn cần một phi công giỏi điều khiển; phi công thuộc tâm của bạn chính là trí tuệ hiểu rõ bản chất của nó. Theo cách đó, bạn có thể định hướng năng lực tâm thức mạnh mẽ của mình để làm lợi ích cho cuộc sống thay vì để nó chạy nhảy lung tung giống như một con voi điên, gây tổn hại cho chính mình và người khác.
Tôi không cần phải nói nhiều nữa. Tôi nghỉ bạn hiểu những gì tôi đang trình bày. Lúc này, nếu có một cuộc hội thoại ngắn, thì sẽ hữu ích hơn. Hãy nêu ra các câu hỏi và tôi sẽ cố gắng trả lời. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải đồng ý với những gì tôi nói. Bạn phải hiểu thái độ và tâm của tôi. Nếu không thích những gì tôi đã trình bày, xin cứ mạnh dạn phản bác lại tôi. Tôi thích những người tranh luận với tôi. Tôi không phải là một kẻ độc tài: “bạn nên phải thực hiện điều này; bạn nên phải làm theo điều kia”. Tôi không thể bảo bạn những gì phải làm. Tôi chỉ nêu ra gợi ý; những gì tôi muốn là bạn hãy tự quan sát. Nếu bạn là điều đó, tôi rất hài lòng. Vì vậy, hãy nói với tôi nếu bạn không đồng ý với những gì tôi đã giảng.
Hỏi: Làm sao Ngài có thể quán chiếu tâm mình? Bằng cách nào để thực hiện?
Lama: Phương pháp đơn giản để quán sát tâm mình là phải nghiên cứu cách bạn nhận thức các pháp, cách bạn phân tích các kinh nghiệm của mình. Tại sao bạn có quá nhiều cảm giác khác nhau về người bạn trai/bạn gái của mình thậm chí xuốt trong tiến trình của một ngày? Vào buổi sáng, bạn cảm thấy anh ấy/cô ấy thật tốt, nhưng vào buổi chiều, lại có cảm giác mơ hồ về anh ấy/cô ấy; tại sao như vậy? Người bạn trai/bạn gái của bạn có thực sự hoàn toàn thay đổi từ sáng đến chiều? Không, không hoàn toàn thay đổi, vậy tại sao bạn cảm thấy quá khác biệt về anh ấy/cô ấy? Đó là cách để quan sát.
Hỏi: Nếu không tin tâm mình tạo ra một giải pháp, thì Ngài có thể để mặc nó chạy theo một điều gì đó bên ngoài? Như chính Ngài nói “nếu điều này xảy ra như vậy, tôi sẽ ở đây; nếu điều khác xảy ra, tôi sẽ đến đó”.
Lama: Trước khi thực hiện bất cứ điều gì, bạn nên bạn nên tự hỏi tại sao mình làm điều đó, mục đích của bạn là gì; triến trình hành động nào bạn đang dấn thân vào. Nếu con đường phía trước dường như khó nhọc, có lẽ bạn không nên theo đuổi nó; nếu thấy nó có lợi ích, bạn có thể chắc chắn tiếp tục. Trước hết, hãy quán chiếu. Đừng hành động mà không biết những gì đang hiện hữu trong bạn.
Hỏi: Lama nghĩa là gì?
Lama: Đây là một câu hỏi hay. Theo quan điểm của Tây Tạng, một vị Lama là một người được giáo dục vô cùng tốt về thế giới nội tại và không chỉ biết rõ tâm hiện tại mà còn biết rõ tâm của khứ và vị lai. Nói theo tâm lý học, một vị Lama có thể thấy rõ nơi Ngài xuất phát và đang hiện hữu. Ngài cũng có năng lực để kiểm soát chính mình và khả năng để đưa ra lời khuyên bảo tâm lý cho người khác. Người Tây Tạng xem bất cứ người nào như vậy là Lama.
Hỏi: Ở phương Tây, mẫu người tương tự như Lama là gì?
Lama: Tôi không biết rằng chúng ta có biểu tượng tương đương chính xác ở đây. Có thể đó là một số kết hợp của Linh mục, nhà tâm lý học và bác sĩ. Tuy nhiên, như tôi vừa trình bày, Lama là một người đã thấy rõ bản chất đích thực của tâm mình và tâm người khác và có thể đưa ra các giải pháp hoàn hão cho những vấn đề tâm thức của người khác. Tôi không phê bình họ, nhưng tôi nghi ngờ rằng nhiều nhà tâm lý học phương Tây có trình độ hiểu biết đơn điệu về tâm thức hoặc những vấn đề cảm xúc mà con người kinh qua. Do vậy, đôi lúc, họ nêu ra tính chất hơi nghèo nàn, những giải thích thiển cận đối với các vấn đề mà con người đang trãi qua, chẳng hạn như “khi còn là một đứa bé, mẹ của bạn đã làm điều này, cha của bạn đã làm điều kia…”. Tôi không đồng ý vì nó không chính xác. Bạn không thể đổ lỗi cho cha mẹ vì các vấn đề của mình như thế được. Tất nhiên, các yếu tố môi trường góp phần tạo ra những khó khăn, nhưng nguyên nhân chủ yếu luôn luôn nằm ở bạn; vấn đề cơ bản không bao giờ xuất phát từ bên ngoài. Tôi không biết, nhưng có lẽ các bác sĩ phương Tây quá sợ hãi để giải thích những vấn đề theo cách này. Cũng vậy, tôi đã từng gặp nhiều Linh mục, một số vị là bạn của tôi, nhưng họ có xu hướng không liên hệ nhiều đến thực tại hiện nay và bây giờ. Thay vì tập trung vào các phương pháp thực tiễn nhằm giải quyết những khủng hoảng hằng ngày, họ quá đặt nặng vào các tín ngưỡng tôn giáo, như Thượng Đế, niềm tin v.v Tuy nhiên, con người ngày nay có xu hướng trở nên hoài nghi và thường bác bỏ sự cứu rỗi mà một số Linh mục khẳng định có thể ban phúc lành.
Hỏi: Thiền định giúp Ngài hình thành nên các giải pháp ra sao?
Lama: Thiền hoạt động bởi vì nó không phải là một phương pháp đòi hỏi bạn tin tưởng vào một điều gì đó mà đúng hơn nó là một phương thức bạn có thể đưa vào trong hành động của chính mình. Bạn hãy quán chiếu và xem xét tâm mình. Khi một ai đó không tạo cơ hội tốt cho mình và bản ngã của bạn bắt đầu bị tổn thương, thay vì phản ứng lại, bạn chỉ cần quán sát những gì đang xảy ra. Hãy nghỉ về cách âm thanh chỉ đơn giản phát ra khỏi miệng của người khác, rồi lọt qua tai bạn và gây nên nổi đau trong tâm bạn. Nếu nghỉ về điều này theo cách đúng dắn, thì nó sẽ khiến bạn nực cười; bạn sẽ thấy cách phi lý khi nắm bắt một cái gì đó không thực lại làm cho mình bực bội. Khi ấy, vấn đề của bạn sẽ biến mất—dở hơi! Chỉ cần như vậy. Bằng cách thực tập theo phương thức này, bạn sẽ khám phá qua kinh nghiệm của chính mình cách thiền định hổ trợ và cách nó đưa ra các giải pháp đối với tất cả vấn đề của bạn. Thiền không phải là ngôn từ mà nó là trí tuệ.
Hỏi: Lama, Ngài có thể giải thích sơ bộ về nghiệp?
Lama: Đương nhiên: bạn là nghiệp. Nó thật đơn giản. Thực chất, nghiệp là chữ được dịch từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là nguyên nhân và kết quả. Vậy, nó mang ý nghĩa gì? Hôm qua, một điều gì dó xảy ra trong tâm bạn; hôm nay, bạn kinh qua kết quả. Hoặc hoàn cảnh của bạn: bạn có cha mẹ, bạn sống trong một môi trường nhất định, tất cả điều đó có ảnh hưởng đến bạn. Khi quán sát cuộc sống, mỗi ngày, mọi thứ mình thực hiện, xuyên suốt thời gian, trong tâm bạn có một mắc xích liên tục của động cơ và phản ứng, nguyên nhân và kết quả; đó là nghiệp. Miễn là bạn có thân thể, tương tác với thế giới cảm giác, phân biệt điều là tốt, điều kia xấu, thì tâm của bạn tự nhiên tạo nghiệp, nguyên nhân và kết quả. Nghiệp không phải là triết lý suông mà nó có cơ sở khoa học, khoa học Phật giáo. Nghiệp lý giải cách cuộc sống tiến triển; thân và cảm thọ, màu sắc và cảm giác, phân biệt; toàn bộ cuộc sống của bạn, bạn là gì, nơi bạn xuất phát, cách bạn tồn tại, mối quan hệ của bạn với tâm thức. Nghiệp là lý giải có cơ sở khoa học của Phật giáo về sự tiến hóa. Do đó, mặc dù nghiệp được dịch từ tiếng Sanskrit(tiếng Phạn), nhưng trên thực tế, bạn là nghiệp, toàn bộ cuộc sống của bạn bị nghiệp chi phối, bạn sống trong lãnh vực năng lực tiềm năng của nghiệp. Năng lực của bạn tác động với năng lực khác rồi năng lực khác nữa, và đó là cách toàn bộ cuộc sống của bạn biểu hiện. Theo vật lý vaftaam lý, tất cả đều là nghiệp. Vì vậy, nghiệp không phải là một điều gì đó để bạn tin tưởng vào nó. Bởi vì bản chất đặc thù của tâm và thân mình, nên bạn luôn luôn lên xuống trong sáu nẽo luân hồi[7], dù bạn tin có nghiệp hay không. Theo thế giới vật lý, khi mọi thứ kết hợp cùng nhau—trái đất, biển, bốn yếu tố đất, nước, gió, lữa v.v—tự nhiên tạo ra kết quả; không cần phải có niềm tin để biết điều này xảy ra. Đây là điều tương tự trong thế giới nội tại của bạn, đặc biệt khi bạn tiếp cận với thế giới cảm xúc; bạn luôn luôn phản ứng lại. Ví dụ, năm ngoái, bạn thưởng thức sô-cô-la thơm ngon với nhiều ưa thích, nhưng từ khi nó không còn nữa, vì vậy, bạn cảm thấy vô cùng nhớ nó “ồ, tôi thích một số sô-cô-la”. Bạn nhớ kinh nghiệm của mình trước đây về sô-cô-la; ký ức đó khiến bạn thèm muốn và bám chấp nhiều hơn. Phản ứng về kinh nghiệm trước đây của bạn đó là nghiệp; kinh nghiệm là nguyên nhân, nhớ thèm là kết quả. Nó thực sự quá đơn giản.
Hỏi: Mục đích của Ngài trong cuộc sống này là gì?
Lama: Bạn đang hỏi về mục đích của tôi trong cuộc sống này? Đó là điều cho tôi quán chiếu chính mình, nhưng nếu phải trả lời, tôi sẽ nói mục đích của mình là cống hiến bản thân nhiều như tôi chắc chắn có thể làm vì hạnh phúc của người khác, cũng như trong khi đang nổ lực đem lại lợi ích cho chính tôi. Tôi không thể cho rằng mình đang thành công trong bất kỳ điều này, nhưng những điều đó là mục đích của tôi.
Hỏi: Tâm khác với linh hồn? Khi nói về việc giải quyết các vấn đề của tâm, Ngài muốn nói rằng tâm là vấn đề chứ không phải linh hồn?
Lama: Theo triết lý, linh hồn có thể được giải thích theo một số cách. Theo Cơ Đốc giáo và Ấn Độ giáo, thì linh hồn khác với tâm và được xem như một cái gì đó thường hằng bất biến hoặc tự ngã. Theo quan điểm của tôi, thì không phải như vậy. Trong thuật ngữ Phật giáo, linh hồn, tâm hoặc bạn gọi nó thế nào đi nữa, thì nó vẫn luôn luôn thay đổi, vô thường. Tôi thực không tạo ra sự phân biệt giữa tâm và linh hồn, nhưng trong chính mình, bạn không thể tìm thấy bất cứ cái gì thường hằng hoặc tồn tại vĩnh cữu. Đối với các vấn đề tâm thức, đừng nghỉ rằng tâm hoàn toàn tiêu cực; đó chỉ là tâm buông lung gây ra các vấn đề. Nếu bạn phát triển trí tuệ đúng mức và nhờ đó nhận thức rõ bản chất của tâm buông lung, thì nó tự động biến mất. Tuy nhiên, cho đến khi bạn đạt được trí tuệ, tâm buông lung sẽ hoàn toàn điều khiển bạn.
Hỏi: Tôi đã từng nghe nhiều người phương Tây có thể thấu hiểu triết lý của Phật giáo Tây Tạng về mặt học thức, nhưng họ gặp phải khó khăn trong việc ứng dụng triết lý ấy vào thực hành. Nó tạo ra cảm giác dối với họ, nhưng họ hợp nhất nó với đời sống của mình. Ngài nghỉ gì về trở ngại đó?
Lama: Đó là một câu hỏi rất hay, cám ơn bạn. Phật giáo Tây Tạng dạy bạn phải chiến thắng tâm bất mãn của mình, nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi bạn phải có sự nổ lực nhất định. Để ứng dụng các phương pháp của chúng tôi vào kinh nghiệm của mình, bạn thực tập từ từ từng bước một. Bạn không thể nhảy vọt một cái là đến đích. Nó phải mất thời gian và chúng tôi hy vọng bạn phải gặp rắc rối ngay lúc đầu. Tuy nhiên, nếu càng ít khó khăn thì bạn càng nắm bắt nó dể dàng.
Hỏi: Bản chất đích thực của tâm chúng ta là gì và làm thế nào để nhận thức rõ nó?
Lama: Có hai lãnh vực về bản chất tâm của chúng ta, tương đối và tuyệt đối. Tương đối là tâm lãnh hội và thực hiện chức năng trong thế giới cảm giác. Chúng ta cũng gọi tâm đó là nhị nguyên và bởi vì những gì tôi mô tả như nhận thức về “điều này—điều kia” của nó, nên nó hoàn toàn bị kích động trong bản chất. Tuy nhiên, bằng cách vượt qua tâm nhị nguyên ấy, bạn có thể hợp nhất quan điểm của mình. Tại thời điểm đó, bạn nhận thức bản chất đích thực tuyệt đối của tâm, điều hoàn toàn vượt thoát khỏi sự đối đãi. Về việc giải quyết thế giới cảm giác trong cuộc sống trần tục bình thường hằng ngày của bạn, thì có hai khía cạnh luôn luôn xuất hiện. Sự xuất hiện của hai khía cạnh đó luôn luôn tạo ra một vấn đề. Nó giống như những đứa trẻ—ở một mình thì không sao, nhưng hai đứa ở chung nhau thì luôn luôn gây nên rắc rối. Tương tự, khi năm giác quan của chúng ta phân tích thế giới và cung cấp thông tin đối đãi cho tâm thức, thì tâm chúng ta bám chặt vào quan điểm đó, rồi tự nhiên gây ra xung đột và kích động. Điều này trái nghịch hoàn toàn với kinh nghiệm của an vui và giải thoát nội tại. Do vậy, bằng cách vượt ra khỏi đều đó, bạn sẽ kinh qua an vui tuyệt đối. Nên biết, đây chỉ là một câu trả lời ngắn gọn về những gì bạn đã hỏi và có lẽ nó chưa làm hài lòng lắm, bởi vì nó là một vấn đề lớn. Những gì toi đã trình bày chỉ là một lời giới thiệu đơn giản về đề tài thâm thúy ấy. Tuy nhiên, nếu bạn có một nền tảng vững chắc nào đó đối với chủ đề này, thì câu trả lời của tôi có thể làm bạn hài lòng.
Hỏi: Khi quán sát tâm mình, nó luôn bảo Ngài là sự thực?
Lama: Không, không cần thiết. Đôi lúc các khái niệm sai lầm của bạn trả lời. Bạn không nên lắng nghe chúng. Thay vào đó, bạn phải nói với chính mình “tôi không hài lòng với những gì tâm mách bảo; tôi muốn một câu trả lời tốt hơn”. Bạn nắm bắt sự quán chiếu càng sâu càng tốt cho đến khi trí tuệ của bạn phản ứng lại. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi hay; nếu không có những câu hỏi, thì bạn sẽ không bao giờ có được bất cứ câu trả lời nào. Nhưng bạn không nên hỏi theo cảm tính “cái đó là gì, cái đó là gì và cái đó là gì?Tôi phải tìm ra nó; tôi phải biết”. Nếu có nghi vấn, bạn hãy viết ra và suy nghiệm cẩn thận. Từ từ, câu trả lời đúng sẽ xuất hiện. Nó phải mất thời gian. Nếu hôm nay bạn chưa có câu trả lời, thì hãy để nó trong đầu óc của bạn. Nếu chuyên cần quyết tâm hỏi mãi, thì câu trả lời sẽ xuất hiện, đôi lúc ngay cả trong giấc mơ. Tại sao bạn sẽ có được những câu trả lời? Bởi vì bản chất nền tảng của bạn là trí tuệ. Đừng nghỉ rằng bạn mơ hồ tuyệt vọng. Bản chất con người luôn gồm hai lãnh vực là tích cực và tiêu cực (thiện và ác).
Hỏi: Định nghĩa của Ngài về một bậc thầy là gì?
Lama: Bậc thầy là một người có thể thực sự cho bạn thấy rõ bản chất đích xác của tâm bạn và biết những phương thuốc hoàn hảo cho các vấn đề tâm lý của bạn. Nếu một ai đó không biết rõ tâm mình, thì không bao giờ có thể biết rõ tâm người khác và do đó, không thể trở thành một bậc thầy. Người như vậy không bao giờ có thể giải quyết các vấn đề của người khác. Bạn phải hết sức cẩn thận trước khi nhận một ai đó làm thầy; có nhiều kẻ mạo danh xung quanh bạn. Người phương Tây đôi lúc quá tin tưởng. Một số người quá vội vã: “tôi là một vị Lama, tôi là một người theo thuyết Du-già; tôi có thể cho bạn kiến thức” và giới trẻ phương Tây tha thiết suy nghỉ “tôi chắc chắn rằng ông ta có thể chỉ dạy cho tôi một điều gì đó. Tôi sẽ đi theo ông ta”. Điều này thực sự có thể khiến bạn gặp rắc rối. Tôi đã từng nghe nhiều trường hợp về những người bị các lang băm lừa đảo. Người phương Tây có xu hướng tin tưởng quá dể dàng. Ngược lại, người phương Đông hoài nghi nhiều hơn. Thôi, hãy dành thời gian của bạn để thư giản và quán chiếu.
Hỏi: Sự khiêm tốn luôn luôn đi cùng với trí tuệ?
Lama: Vâng, càng khiêm tốn càng tốt. Nếu luôn luôn thực hành khiêm tốn và trí tuệ, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tuyệt vời. Bạn sẽ luôn tôn trọng mọi người.
Hỏi: Có những ngoại lệ đối với quy tắc đó? Tôi đã từng thấy các bảng quảng cáo cho một nhà lãnh đạo tinh thần mà trên đó nói “ tôi, tấc cả mọi người đều quỳ lạy”. Một người tạo ra tuyến bố như vậy có thể là khéo léo?
Lama: Vâng, nó rất khó để nói, chỉ là như vậy. Điểm then chốt là phải cẩn thận như bạn có thể. Tâm của chúng ta quá khôi hài. Đôi lúc chúng ta hoài nghi về những điều có giá trị đích thực và hoàn toàn chấp nhận những điều mà mình nên bác bỏ. Hãy cố gắng tránh xa những cực đoan và đi theo con đường trung đạo, dùng trí tuệ quán chiếu bất cứ những gì bạn đang tiến hành. Đó là điều quan trọng nhất.
Hỏi: Tại sao có sự khác biệt giữa người phương Đông và người phương Tây như Ngài đã đề cập đến?
Lama: Mọi khác biệt có lẽ không phải là những gì lớn lao. Người phương Tây hơi phúc tạp hơn về mặt tri thức, Nhưng tính liên kết cơ bản của toàn thể nhân loại đều giống nhau; hầu hết thời gian tất cả chúng ta đều muốn hưởng thụ và bận tâm đến những khoái lạc của các giác quan. Theo cấp độ tri thức mà tính cách của chúng ta có lẽ khác biệt. Những khác biệt trong mối liên hệ với các bậc thầy mà mình đi theo là chắc chắn bởi vì người Châu Á có kinh nghiệm hơn trong lãnh vực này.
Hỏi: Việc chứng đạt trí tuệ ở phương Tây khó khăn hơn phương Đông bởi vì ở phương Tây luôn quá nhiều xao lãng bủa vây, tâm của chúng tôi luôn nghỉ về quá khứ, hiện tại, vị lai và dường như chúng tôi có quá nhiều áp lực? Chúng tôi phải hoàn toàn khép mình hoặc những gì?
Lama: Tôi không thể nói rằng việc chứng đạt trí tuệ nhận thức ở phương Tây khó khăn hơn ở phương Đông. Thực chất, việc chứng đạt trí tuệ, hiểu biết bản chất của bạn là một điều thuộc cá nhân mỗi người. Bạn không thể nói nó ở phương Đông dể dàng hơn ở phương Tây. Bạn cũng không thể cho rằng để phát triển trí tuệ nhận thức thì phải từ bỏ đời sống vật chất ở phương Tây. Thay vì hoàn toàn ruồng bỏ tất cả mọi thứ, bạn hãy nổ lực phát huy quan điểm “tôi cần những thứ này, nhưng tôi không thể nói chúng là tất cả những gì tôi cần”. Vấn đề xuất hiện khi bảo thủ cố chấp chế ngự tâm bạn và bạn đặt tất cả niềm tin của mình vào người khác và sở hữu vật chất. Các đối tượng bên ngoài không phải là vấn đề; vấn đề làm tâm chấp thủ bảo với bạn “tôi không thế sống mà không có cái này”. Bạn có thể định hướng cuộc sống theo sự an vui phi thường nhưng trong cùng một thời điểm phải hoàn toàn tách rời ra khỏi những sở hữu của mình. An vui bạn nhận được từ chúng trở nên có ý nghĩa lớn lao nhiều hơn nếu hưởng thụ chúng mà không chấp thủ. Nếu có thể chế ngự điều đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên hoàn hảo. Là người phương Tây, bạn có thuận lợi trong việc nắm bắt tất cả điều này không không cần nổ lực quá nhiều. Ở phương Đông, chúng tôi thực sự phải nổ lực nhiều để có được một số tiện nghi vật chất. Rốt cuộc, có một xu hướng bám víu nhiều hơn vào sở hữu của chúng tôi, điều tạo nên khổ đau hơn. Dù thế nào, vấn đề luôn luôn nằm ở sự chấp thủ. Bạn nên nổ lực cùng lúc giải thoát khỏi chấp thủ trong khi ứng dụng tất cả nó. Tôi hy vọng đã trả lời các câu hỏi của bạn. Cám ơn tất cả các bạn rất nhiều.
Chương V
Giải Pháp Của Phật Giáo Đối Với Căn Bệnh Tâm Thức
Tôi sinh ra gần Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, và được học tại trường Đại học thuộc Tu viện Sera, một trong ba Tu viện nổi tiếng ở Lhasa. Ở đó, họ đã dạy cho chúng tôi cách chấm dứt các vấn đề của nhân loại—không có quá nhiều ván đề mà con người đối mặt trong mối quan hệ với môi trường bên ngoài, ngoại trừ các vấn đề tâm thức nội tại mà tất cả chúng ta đối diện. Đó là những gì tôi đã học—tâm lý học Phật giáo; cách dể điều trị căn bệnh tâm thức.
Mười năm qua, tôi đã làm việc với người phương Tây, thí nghiệm để thấy liệu tâm lý học Phật giáo cũng hoạt động vì tâm của người phương Tây. Theo kinh nghiệm của tôi, nó đã trở nên cực kỳ có hiệu quả. Gần đây, một số các đệ tử này đã mời tôi đến phương Tây để diễn thuyết và hướng dẫn các khóa thực tập thiền, do vậy, tôi mới có mặt ở đây.
Các Lama chúng tôi nghỉ rằng điểm nồng cốt là những vấn đề đó sanh khởi chủ yếu từ tâm, chứ không phải từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, thay vì tôi nói về những điều bạn nhận thấy không phù hợp, có lẽ tốt hơn bạn nêu ra những câu hỏi cụ thể để tôi giải quyết trực tiếp các vấn đề mà bạn quan tâm nhất.
Hỏi: Lama, cám ơn rất nhiều về sự hiện diện của Ngài ở đây. Có thể tôi bắt đầu bằng cách hỏi những gì Ngài muốn nói về “căn bệnh tâm thức”?
Lama: Đối với căn bệnh tâm thức mà tôi muốn nói chính là tâm không thấy rõ thực tại; tâm có xu hướng cường điệu hóa hoặc đánh giá thấp những phẩm chất của con người hoặc các đối tượng mà nó nhận thức, điều luôn luôn làm nảy sinh các vấn đề. Ở phương Tây, bạn không xem đều này là căn bệnh tâm thức, nhưng tâm lý học phương Tây giải thích quá hạn hẹp. Nếu một người nào đó rõ ràng bị quấy rầy cảm xúc, thì bạn xem đó là một vấn đề, nhưng nếu một ai đó không có khả năng cơ bản để thấy rõ thực tại, hiểu biết bản chất đích thực của cô ta/anh ta, thì bạn không thấy được. Không biết rõ thái độ tâm thức cơ bản của bạn là một vấn đề lớn.
Các vấn đề của nhân loại chỉ là khổ đau thuộc cảm xúc hoặc những mối quan hệ bị xáo trộn. Trên thực tế, đó là những vấn đề nhỏ. Nó giống như có một đại dương các vấn đề to lớn này ở dưới đáy, nhưng tất cả chúng ta chỉ thấy các con sóng nhỏ trên bề mặt. Chúng ta chỉ chú trọng đến những điều đó—“ồ, vâng, đó là một vấn đề lớn”—trong khi không biết nguyên nhân đích thực, bản chất bất mãn của tâm con người. Nó rất khó để thấy, nhưng chúng tôi xem những người không nhận thức bản chất tâm bất mãn của họ là căn bệnh tâm thức; tâm họ không lành mạnh.
Hỏi: Lama, Ngài tiến hành việc trị liệu căn bệnh tâm thức bằng cách nào? Làm sao Ngài giúp đở con người mang bệnh tâm thức?
Lama: Vâng, thật tốt và tuyệt vời. Cách trị liệu căn bệnh tâm thức của tôi là nổ lực làm cho người ấy phân tích tính chất cơ bản về vấn đề của chính anh ta. Tôi cố gắng cho anh ta thấy bản chất đích thực của tâm mình, và với tâm mình, anh ta có thể hiểu rõ các vấn đề của chính mình. Nếu làm được điều đó, anh ta có thể tự giải quyết các vấn đề của mình. Tôi không tin rằng mình có thể giải quyết các vấn đề của anh ta chỉ đơn thuần qua cuộc trò chuyện ngắn ngủi với anh ta. Điều đó có thể khiến anh ta cảm thấy tốt hơn một chút, nhưng nó chỉ là hổ trợ tức thời. Nguuoonf gốc các vấn đề của anh ta nằm sâu trong tâm mình; hễ nó có mặt, thì các trường hợp thay đổi sẽ khiến các vấn đề biểu lộ nhiều hơn.
Phương pháp của tôi là để anh ta quán chiếu tâm mình nhằm từ từ thấy rõ bản chất đích thực của nó. Tôi có kinh nghiệm trong việc cho ai đó một lời khuyên đơn giản và khiến anh ta nghỉ “ồ, thật tuyệt, vấn đề của tôi đã biến mất; Lama đã giải quyết nó với chỉ vài lời”, nhưng đó là sự giả tạo. Anh ta đang hình thành nó. Bạn không thể hiểu các vấn đề thuộc tâm thức của chính mình mà không trở thành nhà tâm lý của chính bạn. Điều đó không thể xảy ra.
Hỏi: Bằng cách nào Ngài giúp con người hiểu rõ các vấn đề của họ? Làm sao Ngài thực hiện nó?
Lama: Tôi cố gắng cho họ thấy khía cạnh tâm lý về bản chất của họ, cách để quan sát tâm mình. Khi biết rõ điều này, họ có thể quán sát và giải quyết các vấn đề của chính mình. Tôi cố gắng chỉ dạy cho họ một giải pháp.
Hỏi: Chính xác là phương pháp nào Ngài chỉ dạy để nhận thấy bản chất đích thực về tâm của chúng ta?
Lama: Về cơ bản, nó là một hình thức quán chiếu hoặc trí tuệ nhận thức phân tích.
Hỏi: Đó có phải là một hình thức thiền định?
Lama: Vâng, thiền quan sát hoặc phân tích.
Hỏi: Ngài thực hiện nó bằng cách nào? Làm sao Ngài dạy cho một số người để quán sát?
Lama: Ở đây, tôi nêu ra một ví dụ. Cho rằng tôi có cảm tình tốt về ai đó. Tôi phải tự hỏi bản thân mình “tại sao tôi có cảm tình tốt về người này? Những gì khiến tôi cảm nhận theo cách này?”.Bằng cách quán chiếu điều đó, tôi có thể nhận thấy rằng nó chỉ bởi vì một lần anh ta đã rất tử tế đối với tôi hoặc có một vài nguyên nhân phi lý và nhỏ bé tương tự khác. “Tôi thương anh ta bởi vì anh ta đã làm điều này hoặc điều kia”. Đó là điều tương tự nếu tôi nghỉ xấu về một ai đó; tôi không thích anh ta bởi vì anh ta đã làm như thế. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn để nhận biết liệu các tính chất tốt hoặc xấu có thực sự tồn tại trong người ấy hay không, thì bạn có thể thấy rằng sự phân biệt về người bạn hoặc kẻ thù của mình đều dựa trên nguyên nhân rất nông cạn và phi lý. Bạn dang đem định kiến của mình dặt vào các tính chất vô nghĩa, chứ không hoàn toàn dựa trên quan điểm của người khác. Bạn thấy một số tính chất mà mình áp đặt là tốt hoặc xấu, có lẽ một vài điều người ấy đã nói hoặc đã làm, và đó cường điệu hóa nó quá mức cho phép. Vì vậy, bạn bị kích động bởi những gì mình nhận biết. Qua việc quán chiếu, bạn có thể thấy rằng không có lý do gì để phân biệt theo cách mình thể hiện; nó chỉ khiến bạn trở nên bị trói buộc và căng thẳng trong khổ đau. Sự quán sát này không phân tích người khác mà phân tích chính tâm của bạn, nhawmg thấy rõ cách mình cảm nhận và xác định những gì tâm phân biệt khiến bạn cảm nhận theo chiều hướng đó. Về cơ bản, đây là một giải pháp khác biệt để phân tích một người phương Tây nào đó luôn chú trọng quá mức vào các yếu tố ngoại tại và không đủ để xử lý khía cạnh tâm thức trong kinh nghiệm của con người.
Hỏi: Như vậy, Ngài cho rằng vấn đề nằm trong chính người ấy và không chấp nhận quan điểm xã hội khiến con người trở nên bệnh hoạn?
Lama: Vâng. Ví dụ, tôi đã từng gặp nhiều người phương Tây vướng mắc các vấn đề trong xã hội. Họ bực tức xã hội, cha mẹ của họ và mọi thứ. Khi hiểu rõ tâm lý mà tôi hướng dẫn, họ liền nghỉ “thật buồn cười! Tôi vốn thường xuyên đổ lỗi cho xã hội, nhưng thực chất vấn đề đích xác luôn nằm trong chính tôi”. Sau đó, họ trở nên nhã nhặc với con người, tôn trọng cha mẹ, xã hội, thầy cô của mình và tất cả những người khác. Bạn không thể đổ lỗi cho xã hội vì các vấn đề của chúng ta.
Hỏi: Tại sao con người xáo trộn những điều như vậy?
Lama: Điều đó xảy ra vì họ không biết rõ bản chất đích thực của chính mình. Môi trường, ý tưởng và triết lý có thể trở thành nguyên nhân cộng hưởng, nhưng trước hết, các vấn đề xuất phát từ chính tâm thức của một ai đó. Tất nhiên, cách xã hội được tổ chức có thể kích động một số người, nhưng những hậu quả luôn luôn rất nhỏ. Tiếc thay, con người có xu hướng thổi phòng chúng và trở nên lúng túng. Đây là cách nó hợp nhất với xã hội, nhưng bất cứ ai nghỉ rằng thế giới có thể tồn tại mà không có nó thì họ đang mơ.
Hỏi: Lama, Ngài tìm thấy gì trong đại dương của bản một con người?
Lama: Khi áp dụng biểu thức đó, tôi đang cho rằng các vấn đề của con người giống như một đại dương, nhưng chúng ta chỉ thấy các con sóng trên bề mặt. Chúng ta không thấy được những gì nằm bên dưới các con sóng đó. “Ồ, tôi có vấn đề với anh ta. Nếu tách khỏi anh ta, tôi sẽ giải quyết vấn đề của mình”. Điều đó giống như xem xét các dụng cụ bằng điện mà không hiểu được lực điện bên trong khiến chúng vận hành.
Hỏi: Chúng ta tìm thấy các vấn đề gì nằm bên dưới các con sóng?
Lama: Sự bất mãn. Tâm thất vọng là yếu tố cơ bản của bản chất nhân loại. Chúng ta bất mãn với bản thân; chúng ta thấy vọng về thế giới ngoại tại. Sự thất vọng đó gióng như một đại dương.
Hỏi: Ngài có hỏi người khác những vấn đề về chính anh ta hoặc cách anh ta cảm thấy giúp mình hiểu chính mình?
Lama: Đôi lúc chúng tôi thực hiện nhưng không thường xuyên. Một số người có những vấn đề khá đặc trưng; trong các trường hợp như vậy, nó có thể giúp để biết chính xác những gì các vấn đề đó xuất hiện khiến chúng ta đưa ra các giải pháp đúng đắn. Tuy nhiên, không cần thiết phải thường xuyên bởi về mặt cơ bản, các vấn đề của mọi người đều như nhau.
Hỏi: Ngài phải mất bao lâu để nói chuyện với người đó nhằm giúp anh ta nhận ra vấn đề của mình và cách giải quyết nó? Như Ngài biết, theo tâm lý trị liệu phương Tây, chúng ta phải mất một thời gian lâu dài với các bệnh nhân để giúp họ nhận ra bản chất các vấn đề của chính họ. Ngài sử dụng cách tương tự hoặc thực hiện nó theo phương thức khác biệt?
Lama: Phương pháp của chúng tôi không cần phải mất nhiều thời gian với con người theo cá thể riêng biệt. Chúng tôi giải thích bản chất cốt yếu của các vấn đề và khả năng vượt qua chúng; sau đó, chúng tôi chỉ dạy các kỉ xảo cơ bản để xử lý các vấn đề. Họ thực tập những kỉ xảo này; một lát sau, chúng tôi kiểm tra để thấy rõ những gì kinh nghiệm của họ hiện có.
Hỏi: Về cơ bản, Ngài đang cho rằng đều có các vấn đề giống nhau?
Lama: Vâng, đúng thế. Về cơ bản, phương Đông và phương Tây đều giống nhau. Tuy nhiên, ở phương Tây, con người thường mắc bệnh trên phương diện lâm sàng trước khi bạn sẽ nói họ bị bệnh. Đối với chúng tôi, điều đó quá thiển cận. Theo tâm lý học Phật giáo và kinh nghiệm của các Lama, bệnh tật bùng phát sâu hơn chỉ bởi vì biểu hiện của các triệu chứng lâm sàng. Miễn là đại dương của bất mãn vẫn còn trong bạn, thì những thay đổi nhỏ nhất trong môi trường cũng có thể đủ để gây ra một vấn đề. Đối với chúng tôi, ngay việc trở nên nhạy cảm với các vấn đề trong tương lai cũng có nghĩa tâm bạn không lành mạnh. Về cơ bản, ở đây, tất cả chúng ta đều giống nhau, trong đó tâm của chúng ta thường bất mãn. Cuối cùng, một thay đổi nhỏ nhặt ở môi trường ngoại tại có thể khiến chúng ta mắc bệnh. Vì sao? Bởi vì vấn đề cơ bản nằm trong tâm của chúng ta. Quan trọng là phải diệt tận vấn đề cơ bản hơn là hoang phí hết thời gian của mình để nổ lực giải quyết các vấn đề thuộc cảm xúc bên ngoài. Giải pháp này không chấm dứt kinh nghiệm liên tục về các vấn đề của chúng ta; nó chỉ đơn thuần thay thế một vấn đề mới đối với điều chúng ta tin tưởng mình đã hoàn toàn giải quyết.
Hỏi: Vấn đề cơ bản của tôi giống với vấn đề cơ bản của anh ta?
Lama: Vâng, vấn đề cơ bản của mọi người là những gì chúng ta goi vô minh—không hiểu rõ bản chất của tâm bất mãn. Chỉ cần có tâm thức này, thì bạn đang ở trên cùng chuyến thuyền như mọi người khác. Việc không có khả năng để nhìn rõ thực tại này không phải là vấn đề riêng biệt của phương Đông hay phương Tây. Nó là một vấn đề chung của nhân loại.
Hỏi: Vấn đề cơ bản là không biết rõ bản chất của tâm Ngài?
Lama: Vâng, đúng vậy.
Hỏi: Và tâm của mọi người có bản chất giống nhau?
Lama: Vâng, bản chất đều giống nhau.
Hỏi: Mỗi người có vấn đề cơ bản giống nhau?
Lama: Vâng, nhưng có khác biệt. Ví dụ, cách đây một trăm năm, con người ở phương Tây đã có những vấn đề chắc chắn. Thông qua sự phát triển kỉ thuật ở quy mô lớn, họ đã giải quyết nhiều vấn đề trong số chúng, nhưng bây giờ, các vấn đề khác thay thế cho chúng. Đó là những gì toi đang nói. Các vấn đề mới thay thế các vấn đề củ, nhưng chúng vẫn là vấn đề, bởi vì vấn đề cơ bản còn tồn động. Vấn đề cơ bản giống như một đại dương; những vấn đề chúng ta nổ lực giải quyết giống như các con sóng. Đó là điều tương tự ở phương Đông. Tại Ấn Độ, các vấn đề con người kinh qua trong các làng mạc khác với những vấn đề được kinh qua bởi con người sống ở thủ đô New Delhi, nhưng chúng vẫn là những vấn đề. Dù ở phương Đông hay phương Tây thì vấn đề cơ bản luôn giống nhau.
Hỏi: Lama, như tôi hiểu nó, Ngài đã nói rằng vấn đề cơ bản là thuộc về các cá nhân đánh mất sự tiếp xúc với bản chất của họ. Bằng cách nào chúng ta đánh mất sự tiếp xúc với bản chát của chính mình? Tại sao nó xảy ra?
Lama: Một lý do là chúng ta quá bận tâm với những gì đang xảy ra bên ngoài bản thân. Chúng ta quá chú ý đến những gì đang xảy ra trong thế giới cảm giác mà chúng ta không tận dụng thời gian để quán chiếu những gì đang xuất hiện trong tâm mình. Chúng ta chưa bao giờ tự hỏi tại sao thế giới cảm giác quá hấp dẫn, tại sao những điều xảy ra như chúng thể hiện, tại sao chúng ta phản ứng lại chúng. Tôi không cho rằng chúng ta nên phớt lờ thế giới ngoại tại, nhưng ít nhất chúng ta nên sử dụng một lượng năng lực đủ để phân tích mối quan hệ của mình với nó. Nếu không nhận thức rõ bản chất của cả đối tượng lẫn chủ thể, thì chúng ta thực sự không thể chấm dứt các vấn đề của mình. Bạn cảm thấy rằng đời sống vật chất của mình là hoàn hảo, nhưng bạn có thể tự hỏi “điều này thực sự làm tôi hài lòng? Tất cả điều này có hiện hữu?”. Bạn có thể kiểm tra tâm mình “sự hài lòng thực chất bắt nguồn từ đâu?”. Nếu hiểu được sự hài lòng không chỉ phụ thuộc vào các pháp bên ngoài, thì bạn có thể tận hưởng các sở hữu vật chất và tâm an vui.
Hỏi: Bản chất sự hài lòng của mỗi người là khác nhau hoặc giống nhau đối với con người nói chung?
Lama: Nói một cách tương đối, thì mỗi cá nhân đều có cách nghỉ, cảm giác và phân biệt của anh ta/cô ta; do đó, sở thích của mỗi người là điều thuộc về cá nhân. Nó chỉ ở mức tương đối. Nhưng nếu quan sát sâu hơn, nếu nhìn nhận thâm thúy, kiên định, các cấp độ cảm giác, hạnh phúc và an vui miên viễn hơn, thì bạn sẽ thấy rõ mọi người có thể đạt dược các mức độ an vui đồng nhất. Trong thế giới tương đối, trần tục này, chúng ta nghỉ “những sở thích và khoái lạc của tôi là như vậy, do đó tôi phải có cái này hoặc cái kia. Nếu không nhận thấy mình ở trong các môi trường như vậy, tôi sẽ khổ đau”. Một cách tương đối, các kinh nghiệm của chúng ta đều thuộc về cá nhân; mỗi người chúng ta phân biệt theo cách của riêng mình. Tuy nhiên, về phương diện tuyệt đối, chúng ta có thể kinh qua một cấp độ hạnh phúc thuộc cá nhân.
Hỏi: Lama, Ngài giải quyết các vấn đề của con người bằng cách đặt họa vào thiền định hoặc khiến họ cắt đứt quan hệ vớ thế giới bên ngoài? Đó có phải là cách Ngài trị liệu cho họ?
Lama: Không nhất thiết như vậy. Con người nên hoàn toàn tỉnh thức trước những gì đang xảy ra trong tâm họ và cách mà tâm họ liên hệ đến thế giới bên ngoài, những gì tác động tới môi trường đang hiện hữu trong tâm. Bạn không thể đóng kín cuộc sống của mình với thế giới bên ngoài; bạn phải đối mặt với nó; bạn mở lòng ra với mọi thứ.
Hỏi: Cách trị liệu của Ngài luôn luôn thành công?
Lama: Không. Không nhất thiết như thế.
Hỏi: Những gì khiến nó thành công trong các trường hợp chắc chắn?
Lama: Đôi lúc có vấn đề trong sự truyền đạt; mọi người không hiểu được những tôi đang trình bày. Có lẽ mọi người không có kiên nhẫn để áp dụng những phương pháp mà tôi đã giới thiệu vào trong hành động của mình. Phải mất thời gian để điều trị tâm bất mãn. Việc chuyển hóa tâm thức không giống như tô vẽ một căn nhà. Bạn có thể thay đổi màu sắc của căn nhà trong vòng một tiếng đồng hồ, nhưng mất nhiều thời gian hơn nữa để chuyển hóa thái độ tâm thức.
Hỏi: Ngài đang nói thời gian phù hợp là bao lâu? Nhiều tháng hoặc nhiều năm?
Lama: Nó phụ thuộc vào từng cá nhân và vấn đề chúng ta đang gặp phải. Nếu có vấn đề với cha mẹ mình, bạn có thể giải quyết nó trong vòng một tháng. Tuy nhiên, việc chuyển hóa và vượt qua tâm bất mãn cơ bản thì phải mất nhiều năm. Nhìn thấy các đợt sóng thì rất dể, nhưng thấy được lòng dại dương thì khó hơn. Cám ơn bạn, đó là một câu hỏi rất hay.
Hỏi: Ngài có bất kỳ tiến trình nào mà trong đó lựa chọn những người để nổ lực giúp đở họ?
Lama: Không, chúng tôi không có bất cứ tiến trình chọn lựa nào.
Hỏi: Con người chỉ đến với Ngài?
Lama: Vâng, bất cứ ai cũng có thể đến gặp tôi. Bất kể màu gia, nòi giống, giai cấp hoặc giới tính, tất cả nhân loại đều có tiềm năng như nhau để giir quyết các vấn đề của họ. Không có vấn đề nào mà không thể được giải quyết bằng trí tuệ con người. Nếu có trí tuệ, bạn có thể giải quyết tất cả các vấn đề.
Hỏi: Đối với những người không có trí tuệ như vậy thì sao?
Lama: Lúc ấy, bạn phải chỉ dạy cho họ cách để phát triển trí tuệ. Trí tuệ không phải là trực giác; bạn phải khai mở tâm của họ với trí tuệ.
Hỏi: Ngài có thể giúp những đứa bé giải quyết các vấn đề theo cách này?
Lama: Đó là điều nhất định có thể. Tuy nhiên đối với trẻ con, bạn không thể luôn luôn tri thức hóa. Đôi lúc, bạn phải cho chúng thấy những điều qua kỉ xảo hoặc bằng hành động của bạn. Thỉnh thoảng, không cần phải dùng trí tuệ để bảo chúng phải làm cái này hoặc cái kia.
Hỏi: Lama, lời khuyên thích hợp nào mà Ngài chỉ cho cha mẹ để giúp con cái của họ biết rõ bản chất nội tại của chúng?
Lama: Trước hết, tôi chắc chắn rằng tốt hơn là không nên tri thức hóa bằng miệng. Việc hành động đúng đắn và tạo ra môi trường yên bình có thể mang lại hiệu quả nhiều hơn. Nếu bạn thực hiện, thì tự động các đứa trẻ sẽ học hỏi theo. Ngay cả những em bé dể bị kích động. Tôi nhớ khi còn nhỏ, khi cha mẹ tôi cải vã, toi đã cảm thấy rất khủng khiếp; nó thực sự đau khổ. Bạn không cần phải dạy bảo những dứa trẻ quá nhiều, mà cần phải cư xử phù hợp, ôn hòa và nhẹ nhàng hơn, đồng thời tạo nên một môi trường tốt. Đó là tất cả, đặc biệt khi còn quá nhỏ để hiểu ngôn ngữ.
Hỏi: Cơ thể trong hạnh phúc nhân loại quan trọng như thế nào?
Lama: Nếu muốn có hạnh phúc, thì cơ thể của bạn trở nên mạnh khỏe là điều rất quan trọng, bởi vì sự liên kết chặt chẽ giữa hệ thần kinh vật lý và tâm thức của bạn bạn. Sự nhiễu loại trong hệ thống thần kinh của bạn sẽ gây ra sự nhiễu loạn cho tâm; sự biến chuyển của cơ thể gây nên sự biến chuyển tâm thức. Có một sự liên kết mạnh mẽ giữa thân và tâm.
Hỏi: Ngài có bất cứ lời khuyên nào liên quan đến việc ăn kiêng hoặc hành vi giới tính nhằm giữ cho thân thể khỏe mạnh?
Lama: Cả hai điều trên đều rất quan trọng. Tất nhiên, tất cả chúng ta luôn khác biệt, vì thế, bạn không thể nói rằng việc ăn kiêng tương tự sẽ phù hợp với mọi người. Về cá nhân, cơ thể của chúng ta quen với chế độ ăn kiêng đặc biệt, do vậy, việc thay đổi chế độ ăn uống cơ bản có thể gây sóc với hệ thống cơ thể của chúng ta. Cũng thế, hoạt động tình dục quá nhiều có thể làm cho thân và tâm của chúng ta trở nên suy yếu, năng lực của thiền định hoặc trí tuệ thâm sâu cũng trở nên thiển cận.
Hỏi: Thưa Ngài, quá nhiều là thế nào?
Lama: Lại nữa, điều đó tùy thuộc vào từng cá nhân. Nó không giống nhau đối với mọi người. Năng lực cơ thể của mỗi người đều khác nhau, nên hãy quán sát qua kinh nghiệm của chính bạn.
Hỏi: Tại sao chúng ta có mặt ở đây? Lý do chúng ta sống là gì?
Lama: Nếu có liên hệ đến thế giới cảm giác, thì chúng ta có thân, vì vậy, chúng ta phải sống với chúng.
Hỏi: Tôi sẽ đi về đâu? Tôi phải đi bất cứ nơi nào không?
Lama: Vâng, tất nhiên, bạn không có chọn lựa. Bạn không tồn tại mãi mãi, do đó, bạn phải đi. Cơ thể của bạn do bốn yếu tố (bốn đại) thường xuyên biến đổi đất, nước, gió, lửa tạo nên. Khi chúng tụ hợp, bạn phát trển hợp lý và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu một trong bốn yếu tố đó ly tán, thì có thể gây nên xáo trộn trong cơ thể và kết thức cuộc sống của bạn.
Hỏi: Và sau đó, điều gì xảy ra? Chũng ta có đầu thai không?
Lama: Vâng, chúng phải đầu thai. Tâm hoặc ý thức của bạn khác với cơ thể vật lý, máu thịt của bạn. Khi chết, bạn lìa khỏi thân xác và tâm bạn nương gá vào một thân xác mới. Từ vô thỉ, chúng ta đã từng chết và tái sanh vào thân xác này đến thân xác khác. Đó là những gì chúng ta hiểu. Tâm lý học của Phật giáo dạy rằng ở mức độ tương đối, bản chất đặc thù của tâm là hoàn toàn khác biệt với cơ thể vật lý.
Hỏi: Chũng ta sống để tiếp tục cải thiện chính mình? Khi trở về già, Ngài sẽ tốt hơn bây giờ?
Lama: Bạn không bao giờ chắc chắn được điều đó. Đôi lúc người già tồi tệ hơn trẻ con. Điều đó phụ thuộc vào trí tuệ của bạn. Một số đứa bé thông minh hơn người già. Bạn cần có trí tuệ để tạo nên sự phát triển suốt cuộc đời của mình.
Hỏi: Trong đời này, nếu hiểu được chính mình tốt hơn, thì Ngài cải thiện được trong đời sau?
Lama: Chắc chắn vậy. Bạn càng hiểu rõ bản chất của tâm mình trong đời này hơn, thì sẽ càng thấu đạt bản chất tâm mình trong đời sau hơn. Ngay trong đời này, nếu hôm nay hiểu được bản chất của chính mình tốt hơn, thì tháng sau kinh nghiệm của bạn sẽ trở nên tốt hơn.
Hỏi: Lama, Niết bàn có nghĩa là gì?
Lama: Niết-bàn là phiên âm từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là tự do hoặc giải thoát. Giải thoát ở đây chính là giải thoát nội tại. Điều đó muốn nói con tim của bạn không còn bị tâm bất mãn, buông lung và phóng dật ràng buộc nữa, không bị chấp thủ trói buộc. Khi nhạn thức rõ bản chất tuyệt đối của tâm mình, bạn giải thoát khỏi ngục tù vô minh và có thể tìm thấy an vui mà không hề phụ thuộc vào các đối tượng cảm giác. Tâm của chúng ta bị ràng buộc bởi vì khái niệm về bản ngã; để buông bỏ những ràng buộc này, chúng ta phải buông xã bản ngã của mình. Điều này clex dường như xa lạ đối với bạn, bạn nên buông bỏ bản ngã của mình. Nó chắc chắn không phải là một điều gì đó chúng ta trình bày ở phương Tây. Ngược lại, ở đây, chúng ta được dạy để thiết lập bản ngã; nếu không có một bản ngã mạnh mẽ, bạn sẽ không tồn tại, không phải là con người và thiếu nghị lực. Đây dường như là quan điểm của xã hội.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tâm lý học Phật giáo, khái niệm về bản ngã là vấn đề lớn nhất của chúng ta, là vua của các vấn đề; các cảm xúc khác tương tự giống như các bộ trưởng, bản ngã là vua. Khi thoát khỏi bản ngã, thì nội các của những vọng tưởng khác biến mất, tâm kích động bị ràng buộc không còn tồn tại và bạn đạt được một trạng thái tâm hạnh phúc vĩnh viễn. Đó là những gì chúng ta gọi Niết-bàn, giải thoát nội tại. Tâm của bạn không còn bị lệ thuộc, không bị ràng buộc vào bất cứ điều gì khác nữa, giống như nó đang hiện hữu trong giây phút hiện tại. Bây giờ, bởi vì tâm chúng ta phụ thuộc vào các hiện tượng khác, và khi các hiện tượng đó biến động, thì chúng mang tâm của mình đi theo chúng. Chúng ta không có sự chế ngự; tâm của chúng ta bị dẫn dắt như con thú bị xỏ dây vào lổ mũi. Chúng ta không có giải thoát và bị ràng buộc. Tất nhiên, chúng ta nghỉ mình có tự giải thoát và không bị ràng buộc, nhưng thực chất là không có. Chúng ta không có giải thoát nội tại. Mỗi khi tâm buông lung sanh khởi, chúng ta nhận chịu khổ đau. Do đó, giải thoát có nghĩa là thoát khỏi sự phụ thuộc vào các điều kiện khác và kinh nghiệm bền vững, hạnh phúc miên viễn, thay vì thăng trầm trong các kiếp sống thô tục bình thường của chúng ta. Đó là Niết-bàn. Tất nhiên, đây chỉ là giải thích tóm lược; chúng ta có thể trình bày nhiều hơn nữa, nhưng không phải là bây giờ. Tuy nhiên, nếu hiểu được bản chất giải thoát nội tại, thì bạn nhận thức rõ những khoái lạc cảm giác nhất thời không bào giờ đầy đủ và chúng không phải là điều quan trọng nhất. Bạn nhận thức rõ là một con người, bạn có năng lực và phương pháp để đạt được trạng thái an vui tuyệt đối vĩnh cữu. Điều đó cho bạn một viễn cảnh mới trong cuộc sống.
Hỏi: Tại sao Ngài cho rằng các phương pháp của tâm lý học Phật giáo đưa ra cho từng cá nhân là cơ hội thành công tốt hơn để đạt được hạnh phúc miên viễn trong khi những phương pháp khác có lẽ có khác biệt lớn để thực hiện điều này và đôi lúc không bao giờ thực hiện?
Lama: Tôi không cho rằng bởi vì các phương pháp của Phật giáo được ứng dụng hiệu quả nên chúng ta không cần đến bất kỳ phương pháp nào khác. Con người có khác biệt; các vấn đề cá nhân đòi hỏi các giải pháp thuộc về cá nhân. Một phương pháp không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Ở phương Tây, bạn không thể nói rằng Cơ-đốc giáo đưa ra một giải pháp cho tất cả các vấn đề của nhân loại, bởi vậy, chúng ta không cần tâm lý học, Ấn Đọ giáo hoặc bất cứ triết lý nào khác. Đó là điều sai lầm. Chúng ta cần nhiều phương pháp khác nhau bởi vì con người khác nhau có những tính cách khác nhau và những vấn đề cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề thiết yếu chúng ta phải đòi hỏi bất cứ phương pháp nào có thể nó thực sự hoàn toàn chấm dứt các vấn đề của nhân loại mãi mãi? Trên thực tế, chính đức Phật đã dạy nhiều giải pháp tâm lý tuyệt vời cho hàng loạt các vấn đề. Một số người nghỉ rằng đạo Phật là một chủ đề khá nhỏ bé. Nhưng thực chất, đức Phật đã đưa ra hàng tỉ giải pháp cho vô số vấn đề mà con người đối mặt. Hầu hết nó giống như giải pháp cá nhân được trao cho mỗi cá nhân. Phật giáo không bao giờ cho rằng chỉ có một giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề và “đây là cách duy nhất”. Đức Phật đã nêu ra nhiều giải pháp tuyệt diệu giải quyết mọi vấn đề con người có thể tưởng tượng. Không phải bất cứ vấn đề đặc biệt nào cũng cần được giải quyết tất cả cùng một lúc. Một số ván đề cần phairgiair quyết từ từ, tùy theo cấp độ. Các phương pháp của Phật giáo cũng nêu ra điều này theo trình tự. Đó là lý do tại sao chúng ta cần nhiều giải pháp.
Hỏi: Đôi lúc, chúng ta thấy các bệnh nhân bị quấy rầy quá mức rằng họ cần liều lượng thuốc khác nhau hoặc nhiều thời gian trước khi Ngài có thể thông tri cho họ. Bằng cách nào để tiếp cận với một số người mà Ngài thậm chí không thể thông tri qua phương diện tri thức?
Lama: Trước hết, chúng ta phải từ từ cố gắng trở thành bạn bè để có được niềm tin của họ. Sau đó, khi họ cởi mở, thì chúng ta bắt đầu truyền đạt thông tin. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng làm thế. Môi trường hoàn cảnh rất quan trọng—một căn nhà yên tỉnh ở thôn quê; một nơi chốn bình yên, những bức tranh phù hợp, màu sắc trị liệu v.v Điều đó thật khó khăn.
Hỏi: Một số nhà tâm lý học phương Tây tin rằng sự kích động là một phần quan trọng và cần thiết của bản chất con người, tức giận là một loại động lực tích cực, mặc dù đôi khi nó khiến con người trở nên phiền muộn. Vậy, Ngài nhìn nhận thế nào về tức giận và kích động?
Lama: Tôi khuyên mọi người không nên biểu lộ sự tức giận của mình, không để sự tức giận bọc phát ra bên ngoài. Thay vào đó, tôi khuyến khích mọi người cố gắng hiểu rỏ tại sao họ tức giận, những gì gây nên tức giận và cách mà tức giận phát khởi. Khi nhận thức rõ những điều này, thay vì biểu lộ ra bên ngoài, sự tức giận của bạn tự biến mất. Ở phương Tây, một số người tin rằng bạn thoát khỏi tức giận bằng cách biểu lộ nó, bạn chấm dứt tức giận bằng cách cho phép nó bộc lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, trong trường hợp này, những gì xảy ra là bạn để lại một ấn tượng trong tâm mình để trở nên tức giận. Kết quả chính là sự đối lập với những gì họ tin tưởng. Có vẽ như sự tức giận của bạn đã biến mất, nhưng trên thực tế, bạn đang tích tập trong tâm mình nhiều tức giận hơn. Các ấn tượng mà tức giận để lại trong ý thức của bạn chỉ đơn giản là củng cố xu hướng phản đối các tình huống tức giận hơn. Tuy nhiên, việc không cho phép tức giận biểu hiện ra bên ngoài không có nghĩa là bạn đè nén và đóng kín nó. Điều đó cũng nguy hiểm. Bạn phải tìm hiểu bản chất sâu hơn của tức giận, sự kích động và lo âu hoặc bất cứ điều gì gây phiền muộn cho mình. Khi nhận thức rõ bản chất sâu hơn của năng lực tiêu cực, bạn sẽ thấy rằng nó thật sự hoàn toàn không có thực, chỉ là tâm. Khi biểu hiện tâm thức của bạn thay đổi, thì năng lực tiêu cực biến mất, được trí tuệ chuyển hóa mà hiểu rõ bản chất của tức giận, hận thù, kích động v.v
Hỏi: Những giây phút đầu tiên của tức giận xuất phát từ đâu? Tức giận đã để lại ấn tượng này tiếp nối ấn tượng khác?
Lama: Tức giận xuất phát từ chấp thủ khoái lạc cảm xúc. Hãy quán chiếu. Đây là tâm lý học tuyệt vời, nhưng có thể rất khó để hiểu nó. Khi có người đụng đến một cái gì đó mà bạn đang nắm bắt, thì bạn cảm thấy bực bội. Chấp thủ là nguồn gốc của tức giận.
Tiến sĩ Gold: Vâng, Lama, cám ơn Ngài rất nhiều vì đã đến đây và viếng thăm chúng tôi. Đó là một điều quá sức tuyệt vời.
Lama: Cám ơn các bạn rất nhiều, tôi rất hạnh phúc khi gặp gở tất cả các bạn.
Chương VI
Mọi Thứ Đều Xuất Phát Từ Tâm
Đạo Phật có thể được hiểu trên nhiều cấp độ khác nhau. Những người thực hành theo giáo lý Phật giáo phải hết sức cẩn thận và chậm rãi. Cũng như bạn phải từ từ tốt nghiệp cấp độ tiểu học đến đại học, trãi qua năm này đến năm khác, người thực tập theo Phật giáo cũng vậy, phải tiến hành từng bước trên con đường dẫn tới giác ngộ. Tuy nhiên, theo Phật giáo, chúng ta đang nói về các cấp độ khác nhau của tâm; ở đây, cấp độ cao hơn và thấp hơn đề cập đến sự tiến bộ của tâm.
Ở phương Tây, có xu hướng xem đạo Phật là một tôn giáo theo giới hạn cảm nhận của người phương Tây. Đây là một khái niệm sai lầm. Đạo Phật hoàn toàn cởi mở; chúng ta có thể gọi nó bất cứ điều gì. Đạo Phật có học thuyết và triết lý của nó, nhưng nó khuyến khích thử nghiệm khoa học về cả hai phương diện nội tại lẫn ngoại tại. Đừng nghỉ Phật giáo là một số hình thức thuộc hệ thống thu hẹp và chỉ gói gọn trong niềm tin tâm thức. Phật giáo không phải như vậy. Học thuyết của đạo Phật không phải là sự bịa đặt lịch sử bắt nguồn từ sức tưởng tượng và ước đoán tâm thức, mà đó là một sự giải thích tâm lý chính xác về bản chất đích thực của tâm.
Khi nhìn vào thế giới ngoại tại, bạn có một ấn tượng rất mạnh mẽ về thực thể của nó. Hầu như chắc chắn bạn không hiểu rõ ấn tượng mạnh mẽ đó chỉ đơn thuần là sự lý giải của tâm mình về những gì nó thấy. Bạn nghỉ thực tại mạnh mẽ vững chắc đích thực tồn tại ở bên ngoài, và có lẽ khi nhìn vào bên trong, bạn cảm thấy trống rỗng. Đây cũng là một quan niệm sai lầm: ấn tượng mạnh mẽ biểu hiện để thực sự tồn tại bên ngoài bạn đích xác là do tâm của bạn phác họa ra. Mọi thứ bạn trãi nghiệm—các cảm thọ, xúc cảm, hình thái và màu sắc—đều bắt nguồn từ tâm của bạn.
Dù thức dậy vào buổi sáng với tâm mơ hồ và thế giới xuất hiện xung quanh bạn trở nên lờ mờ đen tối, hay thức dậy với tâm trong sáng và thế giới của bạn có vẽ nhẹ nhàng tươi đẹp, thì nên hiểu rằng những ấn tượng khác biệt này đều bắt nguồn từ tâm bạn chứ không phải từ những thay đổi của môi trường bên ngoài. Thay vì hiểu sai về những gì mình kinh qua trong cuộc sống do các khái niệm sai lầm, bạn nên nhận thức rằng nó không phải thực tại bên ngoài, mà chỉ do tâm.
Ví dụ, khi mọi người ở trong khán phòng này nhìn vào một đối tượng duy nhất—tôi, Lama Yeshe—mỗi người trong các bạn đều có một kinh nghiệm rõ ràng khác biệt, mặc dù tất cả các bạn đều cùng lúc nhìn vào một đối tượng. Những kinh nghiệm khác biệt này không phải bắt nguồn từ tôi; chúng xuất phát từ tâm của chính bạn. Có lẽ bạn đang nghỉ “ồ, bằng cách nào ông ta có thể nói lên điều đó?Tất cả chúng ta đều nhìn thấy khuôn mặt, cơ thể và áo quần giống nhau”, nhưng đó chỉ là một sự lý giải thiển cận. Hãy quán sát sâu hơn. Bạn sẽ thấy rằng cách mà bạn trông thấy tôi, cách bạn cảm nhận là thuộc về cá nhân, và ở mức độ đó, tất cả các bạn đều khác biệt. Các nhận thức khác nhau này không bắt nguồn từ tôi, mà bắt nguồn từ tâm của chính bạn. Đó là điểm cốt yếu mà tôi đang trình bày.
Do vậy, ý tưởng này có thể sanh khởi “ồ, ông ta chỉ là một vị Lama; tất cả những gì ông ta biết chỉ là tâm. Ông ta không biết sự tiến triển lớn mạnh của khoa học như vệ tinh nhân tạo và công nghệ kỉ thuật tinh vi khác”. Bạn không thể cho rằng những thứ đó đều bắt nguồn từ tâm”. Tuy nhiên, hãy quán chiếu. Khi tôi nói “vệ tinh nhân tạo”, bạn có ấn tượng tâm thức về đối tượng mà mình được nghe đó là vệ tinh nhân tạo. Khi một vệ tinh nhân tạo đầu tiên được phát minh, thì cha đẻ của nó đã nói rằng “tôi đã sáng chế ra cái này đi vào quỷ đạo trái đất; nó được gọi là “vệ tinh nhân tạo”. Sau đó, khi mọi người trông thấy nó, họ đã nghỉ rằng “à, đó là một vệ tinh nhân tạo”. Tuy nhiên, “vệ tinh nhân tạo” chỉ là một tên gọi, phải vậy không?
Trước khi nhà sáng chế thực sự phát minh ra vệ tinh nhân tạo, ông ta đã suy đoán và mường tượng nó trong tâm mình. Dựa trên hành ảnh này, ông ta đã hành động để biểu hiện sự sáng tạo của mình. Sau đó, ông ta đã nói với mọi người “đây là vệ tinh nhân tạo”. Vì vậy, mọi người nghỉ “à, một vệ tinh nhân tạo; thật tuyệt vời, thật tuyệt vời”. Điều đó cho thấy chúng ta trở nên lố bịch thế nào. Những người cung cấp tên gọi như vậy và chúng ta bám chấp vào nó rồi tin tưởng là có thực. Tương tự, bất kể là màu sắc và hình thế nào, chúng ta đều bám chấp vào. Bởi vậy, bạn hãy quán chiếu thật kỉ.
Nếu hiểu được những gì tôi đang trình bày ở đây, thì bạn sẽ thấy rằng sự thực về vệ tinh nhân tạo v.v đều bắt nguồn từ tâm, và ngoài tâm ra, không có một sự tồn tại vật chất biểu hiện duy nhất trong toàn bộ thế giới cảm giác. Cái gì tồn tại mà không có tâm? Hãy nhìn vào tất cả các món trong siêu thị: có quá nhiều tên gọi, có quá nhiều thực phẩm, có quá nhiều thứ khác nhau. Tước hết, con người tạo ra tất cả nó—tên gọi này, tên gọi kia, cái này, cái kia—do vậy, sau đó, cái này và cái kia tất cả biểu lộ ra với bạn. Nếu tất cả hàng ngàn thứ thực phẩm ở siêu thị cũng như máy bay phản lực, tên lửa và vệ tinh nhân tạo là những biểu hiện của tâm, vậy thì những gì không bắt nguồn từ tâm?
Nếu quán chiếu cách tâm mình biểu hiện, những quan điểm, cảm giác và sự tưởng tượng của mình, thì bạn sẽ nhận thấy các cảm xúc của bạn, cách bạn sống trong cuộc đời, cách bạn quan hệ với người khác, tất cả đều bắt nguồn từ tâm. Nếu không hiểu cách tâm mình hoạt động, thì chắc chắn bạn sẽ tiếp tục trãi qua những kinh nghiệm tiêu cực như tức giận và thất vọng. Tại sao tôi gọi tâm thất vọng là tiêu cực? Bởi vì tâm thất vọng không hiểu cách nó hoạt động. Tâm không hiểu biểu biết là tiêu cực. Tâm hiểu biết thực hiện chức năng rõ ràng. Tâm trong sáng là tâm tích cực.
Bất cứ vấn đề cảm xúc nào mà bạn kinh qua khởi lên đều bởi vì tâm bạn thực hiện chức năng của nó; vấn đề cơ bản của bạn nằm trong cách bạn nhận định sai về chính mình. Bạn thường tự ti với bản thân, xem mình là người có phẩm chất yếu kém trong khi những gì bạn thực sự muốn là có cuộc sống với phẩm chất cao nhất và hoàn hảo? Bạn không muốn trở thành một người có phẩm chất yếu kém, phải vậy không? Để điều chinhw quan điểm của mình và trở thành một người tốt hơn, bạn không cần phả gây áp lực cho bản thân hoặc nhảy từ nền văn hóa này qua nền văn hóa khác. Tất cả những gì bạn cần làm là phải hiểu rõ bản chất đích thực của mình, cách bạn đã tồn tại. Đó là tất cả. Nó quá đơn giản.
Những gì tôi đang trình bày ở đây không phải là văn hóa Tây Tạng, một vài hành trình của phương Đông. Tôi đang nói về cuộc hành trình của bạn. Nó không có nghĩa cuộc hành trình của người mà tôi đang đề cập tới; về cơ bản, tất cả chúng ta đều giống nhau. Chúng ta khác nhau thế nào? Tất cả chúng ta đều có tâm thức và nhận biết các thứ qua những cảm giác của mình; tất cả chúng ta đều muốn thưởng thức như nhau trong thế giới cảm giác; và tất cả chúng ta đều bám chấp vào thế giới cảm giác, không biết rõ tính chất đích xác của thế giới nội tại và thế giới ngoại tại. Không có sự khác biệt, dù tóc của bạn dài hay ngắn, dù làn da của bạn màu đen, màu trắng hay màu đỏ, dù bạn mặc áo quần gì. Tất cả chúng ta đều giống nhau. Tại sao? Bởi vì tâm con người giống như một đại dương và chúng ta rất giống nhau theo cách mà mình đã tiến hóa trên địa cầu này.
Sự quan sát thiển cận của thế giới cảm giác có thể khiến bạn tin tưởng rằng các vấn đề của con người là khác nhau, nhưng nếu quán chiếu sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy, về cơ bản, chúng đều như nhau. Những gì khiến các vấn đề của con người xảy ra đồng nhất là sự giải thích khác biệt theo những kinh nghiệm của họ.
Cách quán chiếu thực tại này không nhất thiết đối với một bài tập luyện tâm linh. Bạn không tin tưởng cũng không từ chối bạn có tâm thức—tất cả những gì bạn cần phải làm là quán sát cách nó thực hiện chức năng, cách bạn hành động và không bị ám ảnh quá nhiều về thế giới xung quanh mình.
Đức Phật chưa bao giờ đặt nặng vào niềm tin. Thay vào đó, Ngài khuyến khích chúng ta quán sát và nổ lực để hiểu rõ thực tại của chính mình. Ngài chưa bao giờ nhấn mạnh rằng chúng ta phải biết Ngài là gì, đức Phật là gì. Tất cả những gì Ngài muốn là chúng ta phải hiểu rõ bản chất của chính mình. Điều đó không đơn giản? Bạn không cần phải tin tưởng vào bất cứ điều gì. Dơn giản bằng cách nổ lực đúng đắn, thì bạn hiểu rõ mọi thứ qua kinh nghiệm của chính mình và dần dần phát huy tất cả các nhận thức.
Tuy nhiên, có lẽ bạn đặt câu hỏi: Những gì về núi non, cây cối và biển cả? Làm sao chúng có thể bắt nguồn từ tâm? Tôi chắc chắn sẽ hỏi bạn: Bản chất của núi non là gì? Bản chất của biển cả là gì? Các pháp nhất thiết phải tồn tại như bạn thấy? Khi nhìn vào núi non và biển cả, chúng xuất hiện theo quan điểm thiển cận của bạn là núi non và biển cả. Tuy nhiên, bản chất của chúng thực sự là một cái gì đó khác. Nếu một trăm người nhìn vào ngọn núi trong cùng thời điểm, tất cả họ đều thấy các khía cạnh khác nhau, màu sắc khác nhau và đường nét khác nhau. Như vậy, quan điểm của họ về núi non đều là đúng chính xác? Nếu trả lời được điều đó, bạn có thể giải quyết nghi vấn của mình.
Nói chung, tôi đang cho rằng tầm nhìn thiển cận hằng ngày của bạn theo thế giới cảm giác không phản ánh được thực tại đích xác của nó. Cách bạn giải thích Melbourne[8] , sự tưởng tượng của bạn về cách Melbourne tồn tại, không có bất cứ điều gì để thể hiện với sự thực của Melbourne—mặc dù bạn được sinh ra ở Melbourne và gắn bó suốt đời thăng trầm của mình tại Melbourne. Hãy cẩn thận quán chiếu.
Trình bày tất cả những điều này, tôi không phải đưa ra một lời tuyên bố cuối cùng mà là cho bạn một gợi ý để nhìn nhận các pháp cẩn thận hơn. Tôi không phải cố gắng đùn đẩy các ý tưởng của cá nhân mình cho bạn. Tất cả những gì tôi đang làm là khuyến khích rằng bạn nên đặt tâm trí thường xuyên mơ hồ của mình sang một bên, điều đơn giản chỉ nắm bắt những gì nó thấy ở giá trị bên ngoài, và hãy quán chiếu với một tâm khác, tâm trong sáng.
Hầu hết các quyết định mà tâm bạn đã tạo nên từ thời điểm bạn được sinh ra—“điều này là đúng; điều này là sai; điều này không thực tế”—đều là những quan điểm sai lầm. Tâm bị các quan điểm sai lầm chiếm hữu là tâm không chắc chắn, chưa bao giờ xác thực bất cứ điều gì. Một thay đổi nhỏ ở các điều kiện bên ngoài và nó cảm thấy đê mê; thậm chí những điều nhỏ nhặt cũng khiến nó trở nên điên cuồng. Nếu có thể thấy rõ toàn bộ bức tranh đó, bạn sẽ thấy được điều này vốn ngớ ngẩn thế nào. Tuy nhiên, chúng ta không thấy toàn bộ; toàn bộ điều đó quá lớn đối với chúng ta.
Tâm sáng suốt—trí tuệ nhận thức, hoặc hiểu biết tổng thể—không bao giờ bị những điều nhỏ nhặt gây bối rối. Việc thấy toàn bộ, nó không bao giờ để ý tới những chi tiết vụn vặt. Nếu có quan điểm sai lầm mà khiến cuộc sống của mình trở nên hoàn hảo, thì bạn sẽ luôn luôn bị sốc bởi bản chất thăng trầm của nó. Nếu mong đợi cuộc sống của mình trở nên thăng trầm, thì tâm bạn sẽ an ổn nhiều hơn. Những gì trong thế giới ngoại tại là hoàn hảo? Không gì là hoàn hảo cả. Vì vậy, khi thân tâm của mình bám chấp vào thế giới ngoại tại, thì làm sao bạn mong đợi cuộc sống trở nên hoàn hảo? Bạn không thể.
Cám ơn các bạn rất nhiều. Tôi hy vọng các bạn hiểu được những gì tôi đã trình ày và tôi không tạo ra các quan diểm sai lầm nữa. Chúng ta kết thức tại đây. Rất cám ơn các bạn.
Chương VII
Hãy Khiến Tâm Trở Thành Một Đại Dương
Hãy nhìn vào tâm của bạn. Nếu nhiệt tâm tin tưởng rằng an vui của mình bắt nguồn từ các đối tượng tâm thức và dành trọn đời mình để theo đuổi mục đích của chúng, thì bạn đang nằm dưới sự kiểm soát của khái niệm sai lầm nghiêm trọng. Thái độ này không đơn giản là một cái gì đó thuộc trí óc. Lúc đầu, khi mới nghe điều này, có thể bạn suy nghỉ : “ồ, tôi không có loại tâm đó; tôi không hoàn toàn tin tưởng các đối tượng ngoại tại sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi”. Tuy nhiên, hãy quán chiếu sâu sắc hơn trong tấm gương của tâm mình, bạn sẽ nhận thấy rằng điều đó vượt thoát khỏi hiểu biết trí óc, một thái độ như vậy là đích thực tồn tại và các hành động hằng ngày của bạn cho thấy nằm sâu thẳm bên trong, bạn thực sự tin tưởng vào khái niệm sai lầm này. Hãy dành thời gian ngay bây giờ để quán chiếu chính mình nhằm thấy rõ thực chất bạn có chịu sự tác động của một tâm thức thấp kém như vậy hay không. Một tâm thức có niềm tin mạnh mẽ như vậy vào thế giới vật chất là rất nhỏ nhen, giới hạn; nó không có khoảng trống. Bản chất của nó là bệnh tật, ốm yếu, hoặc theo thuật ngữ Phật giáo gọi đó là tâm nhị nguyên.
Trong nhiều quốc gia, con người sợ những kẻ có hành động khác thường, chẳng hạn như sử dụng ma túy. Bởi vậy họ đưa ra luật lệ để ngăn cản việc sử dụng ma túy và thiết lập hệ thống hải quan chặt chẻ nhằm kiểm tra để bắt những người buôn lậu ma túy vào đất nước họ. Hãy quán sát điều này kỉ lưỡng hơn. Việc sử dụng ma túy không bắt nguồn từ chính ma túy mà bắt nguồn từ tâm của người đó. Dường như phù hợp hơn đó chính là thái độ tâm lý lo sợ—tâm dơ bẩn—khiến con người sử dụng ma túy hoặc thực hiện hành vi phá hoại khác, nhưng thay vào đó, chúng ta tạo ra quá nhiều rắc rối về ma túy, mà hoàn toàn không hiểu vai trò của tâm. Đây là một khái niệm sai lầm quá trầm trọng, tồi tệ hơn là ma túy mà một số người sử dụng.
Các quan điểm sai lầm trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với ma túy. Ma túy không lây lan quá xa, nhưng các quan điểm sai lầm có thể lan truyền mọi nơi, gây nên khó khăn và rắc rối khắp cả một đất nước. Tất cả điều này đều xuất phát từ tâm. Vấn đề là chúng ta không hiểu bản chất tâm lý của tâm. Chúng ta chỉ quan tâm đến của cải vật chất; chúng ta không hay biết về các ý tưởng đần độn và những quan điểm sai lầm đang luôn luôn đeo bám xung quanh mình.
Tất cả các vấn đề tinh thần đều bắt nguồn từ tâm. Chúng ta phải trị liệu tâm hơn là nói với mọi người “ồ, bạn không hạnh phúc bởi vì bạn đang cảm thấy ốm yếu. Những gì bạn cần là một chiếc xe hơi mạnh mẽ…” hoặc một vài sở hữu vật chất khác. Bảo mọi người đi mua một cái gì đó để có hạnh phúc là một lời kuyên không có trí tuệ. Vấn đề của con người là sự bất mãn thuộc tâm thức, chứ không phải thiếu thốn sở hữu vật chất. Khi nó tiếp cận các vấn đề tâm thức và cách trị liệu bệnh nhân, có sự khác biệt lớn giữa tâm lý học Phật giáo và những phương pháp được thực tập ở phương Tây.
Khi bệnh nhân trở lại và nói “vâng, tôi đã mua xem hơi mà bạn giới thiệu nhưng tôi vẫn không có hạnh phúc”, có lẽ bác sĩ sẽ bảo “bạn nên mua một chiếc xe đắt tiền hơn” hoặc “bạn nên chọn màu sắc tốt hơn”. Ngay cả khi bỏ nó đi và thực hiện theo lời bác sĩ dặn, anh ta chắc chắn vẫn cảm thấy bất hạnh. Bất kể những thay đổi bên ngoài bao nhiêu được thể hiện trong hoàn cảnh của con người, thì các vấn đề của anh ta sẽ không chấm dứt. Tâm lý học Phật giáo khuyến khích rằng thay vì liên tục thay đổi một tình trạng bị kích động bằng tình huống khác—do đó chỉ đơn giản là sự thay đổi từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác mà không có kết thúc—chúng ta phải hoàn toàn từ bỏ trong một lúc và thấy những gì đang xảy ra. Việc thay đổi vấn đề này thành vấn đề khác cũng chẳng giải quyết được gì. Nó đơn thuần chỉ là sự biến đổi.Mặc dù sự thay đổi có thể luôn đủ để đánh lừa con người theo suy nghỉ họ trở nên tốt hơn, nhưng không phải vậy. Về cơ bản, họ vẫn đang trãi qua bất hạnh tương tự. Tất nhiên, tôi không có ý muốn nói tất cả điều này theo nghĩa đen. Tôi chỉ đang cố gắng trình bày rõ cách con người nổ lực để giải quyết các vấn đề tinh thần qua những phương pháp tâm lý.
Hãy nhận rõ bản chất tâm của bạn. Là con người, chúng ta luôn luôn tìm kiếm sự thỏa mãn. Bằng cách hiểu được bản chất của tâm, chúng ta có thể hài lòng với chính mình vĩnh viễn trong thế giới nội tại. Tuy nhiên, bạn phải nhận thức rõ bản chất của tâm mình. Chúng ta thấy thế giới cảm giác quá rõ ràng. Nhưng chúng ta hoàn toàn mơ hồ về thế giới nội tại, nơi mà các quan điểm sai lầm luôn luôn thể hiện chức năng nhằm kìm kẹp chúng ta dưới sự quản lý của khổ đau và bất mãn. Đó là những gì chúng ta phải khám phá.
Do vậy, nó quyết định chắc chắn bạn không lúng túng trước khái niệm sai lầm mà chỉ các đối tượng ngoại tại có thể mang lại sự thõa mãn hoặc khiến cuộc sống của bạn trở nên có giá trị. Như tôi đã trình bày trước đây, niềm tin này không chỉ đơn thuần mang tính trí óc—nguồn gốc lâu dài của ảo tưởng ăn sâu vào trong tâm của bạn. Nhiều mong muốn mạnh mẽ nhất của bạn bị chôn vùi dưới trí năng hiểu biết; những gì nằm dưới trí năng là thường xuyên mạnh mẽ hơn nhiwwuf so với chính trí năng.
Một số người suy nghỉ “tâm lý cơ bản của tôi là âm thanh. Tôi không có niềm tin vào vật chất; tôi là một tín đồ của tôn giáo”. Chỉ đơn giản nghiên cứu học hỏi một vài triết lý hoặc học thuyết tôn giáo thì không khiến bạn trở thành một người của tôn giáo. Nhiều giáo sư đại học có thể giải thích rõ ràng về Phật giáo, Ấn Độ giáo và Cơ Đốc giáo, nhưng chỉ có điều đó thôi thì không khiến họ trở thành những người của tôn giáo. Họ giống như những hướng dẫn viên du lịch cho những sở thích tinh thần. Nếu không áp dụng lời nói của mình vào trong hành động, thì việc học hỏi của bạn chẳng giúp được gì cho bản thân và người khác. Có một sự khác biệt lớn giữa việc có thể giải thích tôn giáo theo tri thức và chuyển hóa sự hiểu biết thành kinh nghiệm tâm linh.
Bạn phải ứng dụng những gì đã học hỏi vào trong kinh nghiệm của chính mình và hiểu rõ những kết quả mà các hành động khác nhau mang lại. Một tách trà chắc chắn trở nên hữu dụng hơn so với việc nghiên cứu uyên thâm về một triết lý mà không thể nuôi dưỡng tâm mình bởi vì bạn không có phương thức—ít nhất nó làm dịu cơn khát của bạn. Nghiên cứu triết lý mà không có chức năng thể hiện là một sự hoang phí thời gian và năng lực.
Tôi hy vọng bạn hiểu rõ ý nghĩa đích thực của hai từ “tâm linh”. Nó có nghĩa là tìm kiếm, quan sát, quán chiếu bản chất của tâm. Không có tâm linh ở bên ngoài. Tràng hạt của tôi không phải là tâm linh; chiếc áo cà sa của tôi không phải là tâm linh. Tâm linh có nghĩa là tâm, người có tâm linh là những người tìm hiểu bản chất của tâm. Qua đây, họ thấu hiểu những kết quả trong hành vi của mình, các hành động của thân, miệng và ý. Nếu không hiểu được những kết quả của nghiệp về những gì mình nghỉ và làm, thì không có cách nào cho bạn trở thành một người của tôn giáo. Chỉ biết một vài triết lý tôn giáo thì không đủ để khiến bạn trở nên một người của tôn giáo.
Để thâm nhập vào con đường tâm linh, bạn phải bắt đầu hiểu rõ thái độ tâm thức của chính mình và cách mà tâm nhạn biết các pháp. Nếu tất cả các bạn bám chấp vào những yếu tố nhỏ nhặt, thì tâm giới hạn và ham muốn sẽ khiến nó không thể cho bạn thưởng ngoạn những an vui của cuộc sống. Năng lực ngoại tại quá giới hạn đến mức nếu bạn để chính mình bị nó ràng buộc, thì tâm của bạn sẽ trở nên vô cùng hạn hẹp. Khi tâm trở nên hạn hẹp, thì những điều nhỏ nhặt rất dể dàng kích động bạn. Bởi vậy, hãy khiến tâm bạn trở thành một đại dương.
Chúng ta nghe những nhà tu hành nói rất nhiều về đạo đức. Vậy, đạo đức là gì? Đạo đức là trí tuệ hiểu rõ bản chất của tâm. Tâm tự nhiên hiểu rõ bản chất của nó sẽ trở thành đạo đức hay tích cực; và các hành động được tâm như vậy thức đẩy cũng sẽ trở thành tích cực. Đó là những gì chúng ta gọi là đạo đức. Bản chất cốt yếu của tâm ích kỉ là vô minh, do đó, tâm ích kỉ hẹp hòi là tiêu cực.
Nếu biết được bản chất tâm lý của tâm bạn, thì sự thấp hèn tự nhiên biến mất; thay vì trở thành kẻ thù và người xa lạ, tất cả chúng sanh đều là bạn bè của bạn. Tâm hẹp hòi bị loại bỏ và trí tuệ xuất hiện. Hãy quán chiếu tâm bạn để thấy rõ điều này có thực hay không. Ngay cả khi có được mọi khoái lạc cảm giác mà thiên hạ ba tặng, bạn vẫn không cảm thấy hài lòng. Điều đó cho thấy sự hài lòng bắt nguồn từ trong tâm của bạn, chứ không phải phát xuất từ ngoại tại.
Đôi lúc, chúng ta ngạc nhiên trước thế giới hiện đại: “những gì khoa học công nghệ tiến bộ vô cùng to lớn đã làm nên; thật tuyệt vời!Tước đây, chúng ta chưa bao giờ có những thứ này”. Có nhiều thứ chúng ta nghỉ rất tuyệt diệu cách đây không lâu nhưng bây giờ khởi lên chóng lại chúng ta. Những thứ chứng ta phát triển để giúp ích cho cuộc sống thì bây giờ đang gây tổn thương chúng ta. Đừng chỉ nhìn vào môi trường nhất thời xung quanh của bạn, mà hãy quán chiếu càng sâu rộng càng tốt; bạn sẽ thấy được sự thực về những gì tôi đang trình bày. Trước tên, khi tạo ra những thứ vật chất, chúng ta nghỉ “ồ, điều này thật hữu ích”. Tuy nhiên, năng lực ngoại tại này dần dần hướng vào nội tại và hũy diệt chính nó. Đó là bản chất của bốn yếu tố (bốn đại) đất, nước, gió và lửa. Đây là những gì quan điểm Phật giáo giáo dạy chúng ta.
Thân của bạn cũng không ngoại lệ theo quy luật này. Nếu bốn yếu tố ấy hòa hợp với nhau, thì cơ thể của bạn trở nên khỏe mạnh. Nhưng sau một thời gian, các yếu tố đó trở lại không hòa hợp vứi nhau và kết quả là hủy hoại cuộc sống của bạn. Tại sao điều này xảy ra? Bởi vì bản chất giới hạn của các hiện tượng vật chất: khi năng lực cạn kiệt, chúng sẽ tan biến, giống như những tòa nhà củ kỉ và đổ nát mà chúng ta nhìn thấy xung quanh mình. Khi cơ thể bị bệnh và già yếu, đó là dấu hiệu nhận biết các sinh lực nội tại của chúng ta trở nên xung đột và mất quân bình. Đây là bản chất của thế giới vật chất; nó chẳng có gì để tin tưởng. Hễ được sinh ra làm người bằng xương bằng thịt và máu, thì chúng ta chắc chắn phải kinh qua các điều kiện tối tệ, dù có tin tưởng hay không. Đây là sự tiến hóa tự nhiên của cơ thể vật chất.
Tuy nhiên, tâm con người hoàn toàn khác nhau. Tâm con người có tiềm năng phát triển vô hạn. Nếu có thể khám phá, thậm chí theo một chiều hướng nhỏ nhất, sự hài lòng đích thực xuất phát từ tâm mình, thì bạn sẽ nhận biết mình có thể phát huy kinh nghiệm này vô hạn và khám phá an vui vĩnh cữu.
Điều đó thực sự rất đơn giản. Bạn có thể quán chiếu tự thân ngay bây giờ. Bạn kinh qua cảm giác hài lòng ở đâu? Ở lỗ mùi của bạn? Mắt của bạn? Đầu của bạn? Phổi của bạn? Tim của bạn? Bao tử của bạn? Cảm giác hài lòng đó xuất phát từ đâu? Từ chân, tay hoặc não của bạn? Không! Nó xuất phát từ tâm của bạn. Nếu cho rằng nó xuất phát từ não của mình, thì tại sao bạn nói nó bắt nguồn từ mũi hoặc chân của bạn? Tại sao bạn phân biệt? Nếu chân mình bị thương, bạn thấy đau ở đó, chứ không phải ở trong đầu. Dù sao, bất cứ cảm giác đau đớn, an vui hoặc cảm giác khác mà bạn kinh qua, tất cả đều là biểu hiện của tâm.
Khi nói “hôm nay, tôi có một ngày tuyệt vời”, điều đó cho thấy bạn đang nắm giữ trong tâm mình kí ức về một ngày tồi tệ. Nếu không có tâm tạo ra các biểu hiện, thì cũng không có kinh nghiệm tốt hay xấu. Khi nói rằng bữa ăn tối nay rất ngon, thì điều đó có nghĩa bạn đang nắm giữ kinh nghiệm về một buổi ăn tối rất dở ở trong tâm mình. Nếu không có kinh nghiệm về bửa ăn tối rất dở, thì bạn không thể gọi một bữa ăn tối nay ngon.
Tương tự, “tôi là người chồng tốt”, “tôi là người vợ xấu xa” cũng chỉ đơn thuần là những biểu hiện của tâm. Một số người cho rằng “tôi xấu xa” thì cũng không nhất thiết là xấu xa; một số người lại nói “tôi rất tốt” thì cũng không nhất thiết là rất tốt. Có lẽ một người đàn ông nói “tôi là người chồng rất tốt” , như vậy, bởi vì tâm anh ta tràn đầy ý tưởng tiêu cực loạn động của kiêu hảnh. Tâm nhỏ nhen của anh ta bị vướng mắc trong sai lầm, tin tưởng chắc rằng anh ta là người tốt, thực sự gây quá nhiều khó khăn cho vợ mình. Như vậy, bằng cách nào anh ta trở thành một người chồng tốt? Thậm chí anh ta cung cấp đầy đủ thức ăn và quần áo cho vợ mình, thì bằng cách nào anh ta có thể trở thành người chồng tốt, trong khi ngày qua ngày cô ấy sống trong sự ngạo mạn của anh ta?
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác. Chỉ nói về tình thương thôi thì không giúp bạn phát triển nó. Một số người có lẽ đã đọc về tình thương hàng trăm lần, nhưng tâm của họ rất trái ngược. Nó không chỉ là triết lý hay ngôn từ, mà phải biết cách hoạt động của tâm. Sau đó, bạn mới có thể phát huy tình thương và trở thành một người của tâm linh tôn giáo. Mặt khác, mặc dù có thể tin chắc bạn là một người của tâm linh tôn giáo, nhưng nó chỉ mang tính tri thức, giống như người chồng kiêu ngạo kia tin tưởng anh ta là một ông chồng tốt. Đó là sự hư cấu, chỉ do tâm của bạn tạo nên.
Thật vô cùng quan trọng nếu bạn dành trọn đời mình để chế ngự tâm voi điên loại và phát huy năng lực tâm thức. Nếu không điều chỉnh năng lực tâm thức, thì vô minh sẽ tiếp tục hoành hành trong tâm bạn và cuộc sống của bạn sẽ hoàn toàn hoang phí. Hãy khéo léo với tâm mình như bạn có thể. Điều đó khiến cuộc sống của bạn trở nên có giá trị. Tôi không có nhiều thời gian để nói chuyện với các bạn nữa, nhưng nếu có bất cứ nghi vấn nào, thì xin các bạn cứ hỏi.
Hỏi: Tôi hiểu những gì Ngài đã trình bày về sự nhận biết bản chất của tâm mang lại hạnh phúc, nhưng Ngài thường sử dụng thuật ngữ “vĩnh viễn” với ngụ ý nếu hoàn toàn hiểu được tâm mình, bạn có thể vượt qua cái chết của cơ thể vật lý. Vậy, điều này có đúng không?
Lama: Vâng, đúng thế. Nhưng đó không phải là tất cả. Nếu biết cách và khi nào năng lực sinh lý tiêu cực sanh khởi, bạn có thể chuyển hóa nó qua trí tuệ. Theo cách này, năng lực tiêu cực của bạn tự biến mất và kết cuộc không gây cản trở hệ thống tinh thần tâm linh. Điều đó có thể xảy ra.
Hỏi: Liệu nó là thân tâm hoặc tâm thân?
Lama: Bạn muốn nói gì?
Hỏi: Bởi vì tôi hiểu rõ cơ thể.
Lama: Bởi vì bạn hiểu rõ nó? Bạn có hiểu tràng hạt này không?
Hỏi: Vâng, hiểu.
Lama: Nhưng bạn khiến nó trở thành tâm, bởi vì bạn hiểu nó?
Hỏi: Đó là những gì tôi đang hỏi Ngài.
Lama: Vâng, đó là một câu hỏi hay. Thân và tâm của bạn có sự liên kết rất chặt chẽ; khi một điều gì đó tác động đến thân thì nó cũng gây ảnh hướng đến tâm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bản chất tương quan của cơ thể vật lý, thịt và xương, là tâm. Bạn không thể nói như vậy.
Hỏi: Mục đích của Phật giáo là gì: giác ngộ, tình thân hữu, từ bi, ý thức siêu nhiên, nhận thức chân lý, chứng đạt Niết-bàn?
Lama: Tất cả những điều trên: ý thức siêu việt, trạng thái tỉnh thức hoàn toàn của tâm, tình thương vô bờ không có thiên vị hoặc đố kỵ dựa trên nhận thức tất cả chúng sanh khắp vũ trụ đều luôn muốn có hạnh phúc và tránh xa khổ đau. Ngay bây gờ, các khái niệm nhị nguyên sai lầm phân biệt: “đây là bạn thân của tôi, tôi muốn giữ cô ấy cho riêng mình và không hề chia sẽ cho người khác”. Một trong những mục đích của Phật giáo là phải đạt được sự đối nghịch với điều này, tình thương vô bờ bến. Tất nhiên, kết quả cuối cùng là sự giác ngộ. Tóm lại, mục đích của đạo Phật dựa vào bản chất của tâm để chúng ta đạt được tất cả những nhận thức đó mà bạn đã đề cập tới.
Hỏi: Nhưng cái nào được xem là mục đích tối thượng hoặc quan trọng nhất?
Lama: Mục đích cào cả nhất là sự giác ngộ và phát huy lòng từ. Tâm hẹp hòi nhận thấy nó khó khăn để kinh qua những nhận thức như vậy.
Hỏi: Trong các bức tranh ở Tây Tạng, làm thế nào các màu sắc phù hợp với các trạng thái thiền định hoặc các trạng thái tâm lý khác?
Lama: Các loại tâm khác nhau nhận biết các màu sắc khác nhau. Chúng tôi cho rằng khi tức giận chúng ta thấy màu đỏ. Đó là một ví dụ hay. Các trạng thái khác của tâm nhận thấy các màu sắc tương ứng của chúng. Trong một vài trường hợp, nơi con người có cảm xúc hổn loạn và không thể thực hiện chức năng trong cuộc sống hằng ngày của mình, thì việc bao quanh họ với những màu sắc chắc chắn có thể giúp họ ổn định đời sống. Nếu nghỉ về điều này, bạn sẽ khám phá ra rằng màu sắc thực sự xuất phát từ tâm. Khi tức giận, bạn thấy màu đỏ, vậy, màu sắc đó ở bên trong hay ở ngoài? Hãy nghỉ về nó.
Hỏi: Đâu là những lời đề nghị trong cuộc sống thực tiễn hằng ngày theo cách nói của Ngài rằng để có ý tưởng một điều gì đó trở nên tốt đẹp thì bạn cũng phải có ý tưởng xấu xa trong tâm mình?
Lama: Tôi vốn cho rằng khi nhìn nhận điều gì đó là tốt hoặc xấu, thì nó đều là biểu hiện của tâm bạn. Vì vậy, những gì xấu xa đối với bạn thì không nhất thiết xấu xa đối với tôi.
Hỏi: Nhưng cái xáu của tôi vẫn là cái xấu của tôi.
Lama: Cái xấu của bạn là cái xấu của bạn bởi vì tâm bạn gọi nó là cái xấu.
Hỏi: Tôi có thể vượt qua điều đó?
Lama: Vâng, bạn có thể vượt qua điều đó. Bạn phải đặt nghi vấn và giải quyết các nghi vấn đó “tại sao tôi gọi đây là điều xấu?”. Bạn phải hỏi cả đối tượng lẫn chủ thể, cả trạng thái nội tại và hoàn cảnh ngoại tại. Theo cách đó, bạn có có thể nhận thức rõ thực tại nằm ở một nơi chính giữa, trong khoảng trong trống giữa hai khái niệm ấy có một tâm trí thống nhất. Đó là trí tuệ.
Hỏi: Khi đi tu, Ngài bao nhiêu tuổi?
Lama: Lúc đó tôi sáu tuổi.
Hỏi: Niết-bàn là gì?
Lama: Khi vượt qua khái niệm sai lầm, tâm bối rối và hòa toàn đạt được trí tuệ hài lòng miên viễn hợp nhất, thì bạn đã chứng đắc Niết-bàn.
Hỏi: Mọi tôn giáo đều cho rằng đó là cách duy nhất đưa tới giác ngộ. Vậy, đạo Phật có công nhận tất cả các tôn giáo đều xuất phát từ cùng một nguồn gốc như nhau?
Lama: Có hai cách để trả lời câu hỏi trên, đó là trương phương diện tuyệt đối và tương đối. Các tôn giáo đều nhấn mạnh rằng đạt được giác ngộ có thể là đang nói về một điều tương tự, nhưng sự khác biệt của họ là cách thức và các phương pháp. Tôi nghỉ đây là điều có ích. Nhưng thực tế cho thấy một số tôn giáo có lẽ dựa trên trên các quan điểm sai lầm. Tuy nhiên, tôi không phủ nhận họ. Ví dụ, cách đây hai nghìn năm, có một số truyền thống Ấn Độ cổ đại đã tin tưởng mặt trời và mặt trăng là thượng đế; một trong số họ vẫn tồn tại. Theo quan điểm của tôi, nhưng khái niệm đó là sai lầm, nhưng tôi vẫn cho rằng họ luôn tốt. Tại sao? Bởi vì mặc dù triết lý của họ không đúng, nhưng họ vẫn chỉ dạy đạo đức cơ bản để trở thành một người tốt và không gây hại người khác. Điều đó mang lại cho tín đồ của họ một khả năng đạt được tiêu điểm nơi mà họ khám phá chính mình, “ồ, tôi luôn tin rằng mặt trời là thượng đế, nhưng bây giờ, tôi thấy mình sai lầm”. Do đó, có cái tốt trong mọi tôn giáo và chúng ta không nên chỉ trích rằng “điều này hoàn đúng, điều kia hoàn toàn sai”.
Hỏi: Theo Ngài, đâu là cuộc sống cho những người Tây Tạng dạo này? Họ có được tự do theo đuổi Phật giáo như trước đây?
Lama: Họ không có tự do và hoàn toàn bị cấm đoán trong việc thực tập bất kì tôn giáo nào. Chính quyền Trung Quốc hoàn toàn phản đối bất cứ điều gì về tôn giáo. Các tu viện đã bị tàn phá và kinh sách bị đốt cháy.
Hỏi: Tuy nhiên, mặc dù kinh sách bị đốt cháy, nhưng những người lớn tuổi vẫn giữ được giáo pháp trong tâm trí mình hay họ đã quên hết?
Lama: Không thể quên hết và không thể tách tâm trí của họ ra khỏi trí tuệ mạnh mẽ như vậy được. Do đó, giáo pháp vẫn còn tồn tại trong tâm họ.
Hỏi: Tất cả các tôn giáo, ví dụ như Ấn Độ giáo, dạy tín đồ của họ tránh xa ác nghiệp, thực tập thiện nghiệp và kết quả nghiệp lành sẽ xuất hiện. Vậy, theo Phật giáo, bằng cách nào để tích tập thiện nghiệp này nhằm giúp một ai đó chứng đạt giáo ngộ?
Lama: Sự phát triển của tâm không xảy ra trong biến đổi cơ bản. Những cấu uế bị loại trừ và được tịnh hóa từ từ. Có một sự tiến triển dần, nhưng phải trãi qua thời gian. Ví dụ, một số người không thể chấp nhận những gì đạo Phật dạy về từ bi, nghĩa là bạn muốn người phải có hạnh phúc như chính mình. Họ cảm thấy “tôi không thể yêu thương tất cả người khác như chính bản thân tôi”. Phải mất thời gian để họ nhận thức rõ từ bi hoặc giác ngộ bởi vì tâm họ bị các khái niệm sai lầm chiếm hữu và không có chỗ trống cho trí tuệ. Tuy nhiên, dần dần, qua việc thực tập tôn giáo của mình, nhiều người có thể đạt được trí tuệ hoàn hảo. Đó là lý do tại sao tôi nói nhiều tôn giáo khác nhau là cần thiết cho đời sống của nhân loại. Để thay đổi thể chất, nhưng để phát triển tâm thức thì phải mất thời gian. Ví dụ, một bác sĩ nói với bệnh nhân “nhiệt độ trong cơ thể của bạn quá cao, vì thế, hãy tránh xa thịt và chỉ ăn bánh quy trong vòng một vài ngày”. Sau đó, người bệnh bắt đầu hồi phục , và bác sĩ từ từ giới thiệu những thực phẩm khác theo ché độ ăn uống phù hợp của bệnh nhân. Theo cách ấy, vị bác sĩ hướng dẫn người bệnh lấy lại sức khỏe hoàn toàn.
Hỏi: Khi các tu sĩ ở Tây Tạng ăn chết, cơ thể của họ biến mất hay họ mang theo cơ thể của mình?
Lama: Vâng, họ để cơ thể của mình vào cái túi nãi trên vai họ và mang theo tới kiếp sống kế tiếp. Tôi đang nói đùa! Không, điều đó không thể xảy ra. Tuy nhiên, có những thiền sinh chắc chắn có thể của họ được chuyển hóa thành trí tuệ và thực sự biến mất. Điều đó có thể xảy ra. Nhưng họ không đem theo cơ thể của mình trên phương diện vật lý.
Hỏi: Khi tâm có thể đánh lừa mình, và không có vị thầy nào hướng dẫn, chúng ta không thể khám phá sự thực, các tu viện của Phật giáo có ý muốn cho mỗi vị tu sĩ giúp đở đồng đạo của mình tiến tới hiểu biết kế tiếp trong một chuổi dài thực tập? Có nghĩa là những gì Ngài đang thực hiện bây giờ và chỉ dạy đệ tử học hỏi?
Lama: Vâng, các tu viện thực hiện một điều gì đó giống như vậy, và thực chất tôi đã học những gì như tôi đang hướng dẫn các bạn. Tuy nhiên, tại sao chúng ta cần những vị thầy là bởi vì kiến thức trong sách vở là thông tin quá khô khan và nếu lãng quên như vậy, thì có thể chẳng khác nào gió thoảng qua các lùm cây. Chúng ta cần phương pháp để áp dụng nó vào trong kinh nghiệm và hợp nhất nhận thức với trí tuệ. Sau đó, nhận thức trở thành trí tuệ và giải pháp hoàn hảo cho các vấn đề. Ví dụ, kinh điển là tuyệt tác bao hàm tất cả các phương pháp cao thượng, nhưng nếu không có chìa khóa, thì kiến thức trong thánh điển không thâm nhập vào tâm bạn. Vì sao? Bởi vì một tác phẩm trở nên tuyệt vời không nhất thiết có nghĩa bằng cách đọc nó bạn sẽ thu thập được kiến thức bao hàm trong đó. Cách duy nhất có thể xảy ra là trước hết tâm bạn phải phát triển trí tuệ.
Hỏi: Ngài cho rằng việc đạt được giác ngộ là một quá trình từ từ, và chắc chắn Ngài không thể trở nên giác ngộ và không giác ngộ tại cùng một thời điểm. Do vậy, điều đó sẽ không có nghĩa rằng giác ngộ là phải lập tức?
Lama: Tất nhiên, bạn nói đúng. Bạn không thể trở nên giác ngộ và vô minh cùng một lúc. Việc đạt đến giác ngộ là một quá trình từ từ, nhưng khi đạt được rồi, thì không còn trở lại nữa; khi đạt được trạng thái tâm tỉnh thức hoàn toàn, ngay lập tức bạn kinh qua điều đó, bạn duy trì trạng thái giác ngộ mãi mãi. Nó không giống như một số ảo giác khi sử dụng thuốc phiện—khi phê thuốc, bạn có một thời điểm tốt, nhưng khi hết phê thuốc, bạn trở lại trạng thái chán nãn thông thường.
Hỏi: Và chúng ta có thể kinh qua điều đó trong cuộc sống này, sự giác ngộ vĩnh cữu, trong lúc chúng ta đang sống, trước khi chết?
Lama: Vâng, điều đó có thể xảy ra trong đời này, nếu bạn có đủ trí tuệ.
Hỏi: Ồ, nếu có đủ trí tuệ?
Lama: Vâng, chúng ta có thể nắm bắt, nếu có trí tuệ.
Hỏi: Tại sao chúng ta cần một vị thầy?
Lama: Tại sao chúng ta cần thầy giáo dạy tiếng Anh? Bởi vì sự truyền đạt. Giác ngộ cũng tương tự như vậy. Giác ngộ cũng cần sự truyền đạt. Ngay cả những hoạt động thế tục như mua sắm, chúng ta cần phải học ngôn từ để giao thiệp với các chủ tiệm. Nếu cần các vị thầy cho điều đó, tất nhiên, chúng ta cần một người hướng dẫn chúng ta đi suốt con đường để giải quyết rất nhiều vấn đề chưa biết như đời sống quá khứ, tương lai và các cấp độ nhận thức sâu sắc. Đây là những kinh nghiệm hoàn toàn mới mẽ; bạn không biết nơi mình đang thể hiện và những gì đang xảy ra. Bạn cần một ai đó khẳng định chắc chắn mình đi đúng đường và không gợi lên ảo tưởng.
Hỏi: Ai là vị thầy đầu tiên đã chỉ dạy?
Lama: Trí tuệ. Vị thầy đầu tiên là trí tuệ.
Hỏi: Vâng, nếu vị thầy đầu tiên vốn không phải có trong nhân loại, thì tại sao bất cứ ai trong chúng ta cần vị thầy để làm gì?
Lama: Bởi vì không có bắt đầu và không có kết thúc. Trí tuệ là trí tuệ phổ biến, trí tuệ là những nhận thức tổng quát.
Hỏi: Việc phát khởi từ bi mang đến giác ngộ cho Ngài hay trước tiên phải đạt được giác ngộ rồi sau đó mới sanh khởi từ bi?
Lama: Trước hết, bạn phải sanh khởi từ bi. Sau đó, tâm của bạn đạt được nhận thức quân bình, nơi bạn khẳng định không có điều này hay điều kia. Tâm bạn đạt đến một trạng thái bình yên. Theo thuật ngữ Phật giáo, bạn đã vượt thoát khỏi tâm phân biệt nhị nguyên.
Hỏi: Có phải thực tế rằng tâm chỉ có thể đưa Ngài tiến xa hơn trên con đường tâm linh và tại một số điểm cốt yếu, để tiến xa hơn nữa, Ngài phải từ bỏ tâm mình?
Lama: Bằng cách nào bạn có thể từ bỏ tâm mình? Tôi đang nói đùa. Không, bạn không thể từ bỏ tâm mình. Trong khi đang làm người, đang sống với những gì chúng ta gọi là đời sống bình thường, bạn phải có tâm trí; khi đạt được giác ngộ, bạn vẫn có tâm. Tâm luôn luôn đi theo bạn. Bạn không thể vứt bỏ nó chỉ đơn giản bằng cách nói “tôi không muốn có tâm”. Theo nghiệp duyên, thân tâm của bạn được liên kết chặt chẽ với nhau. Trên phương diện tri thức, bạn không thể từ bỏ tâm mình. Nếu tâm là một hiện tượng vật chất, thì bạn có thể từ bỏ, nhưng tâm không phải là vật chất.
Hỏi: Các Lama có bị thân bệnh không? Và nếu có, thì phương pháp nào Ngài áp dụng để vượt qua bệnh tật? Ngài có dùng năng lực để chữa trị?
Lama: Đôi lúc, chúng tôi dùng năng lực để trị liệu; thỉnh thoảng, chúng tôi dùng năng lực của thần chú; đôi lúc, chúng tôi thực tập thiền. Trong những thời điểm chắc chắn khác, chúng tôi thực hành nghi lễ cầu nguyện hay cúng dường. (puja). Bạn có biết đó là gì không? Một số người nghỉ đó chỉ là nghi thức đọc tụng và rung chuông, nhưng nó vượt xa hơn điều ấy. Puja là tiếng Phạn, có nghĩa đen là cúng dường hay cầu nguyện, còn nghĩa bóng là trí tuệ, một trạng thái tỉnh thức của tâm. Vì vậy, nếu trí tuệ của bạn đang rung lên “keng, keng, keng”, thì đó là tín hiệu tốt, nhưng nếu trí tuệ không rung lên và bạn chỉ nghe “keng, keng, keng”, thì đó là điều bên ngoài chứ không phải puja.
Hỏi: Những gì Ngài đang nói không khác biệt lắm với triết học duy vật của phương Tây. Các vấn đề của chúng ta không quá nhiều về các đối tượng như thái độ của chúng ta hướng về chúng.
Lama: Khi nói đến thái độ, bạn đang đề cập đến xu hướng tâm thức bảo thủ hay không bảo thủ các đối tượng vật chất?
Hỏi: Vâng, các đối tượng ngoại tại vẫn hiện hữu, nhưng chúng tồn tại bên ngoài của chúng ta, và ý thức của chúng ta nhận biết chúng trên cùng cấp độ tương tự. Tôi tin tưởng rằng khi chúng ta chết, các đối tượng vẫn tồn tại, nhưng không phải đối với chúng ta hay cá nhân riêng ai.
Lama: Tôi đồng ý với bạn. Khi chúng ta chết, các đối tượng ngoại tại vẫn ở đó, nhưng hiểu biết và khái niệm của chúng ta lại biến mất. Vâng, đó là quan điểm đúng đắn.
Hỏi: Vì vậy, bằng cách nào nó hoàn toàn đối nghịch với triết học duy vật?Tại sao Ngài cho rằng thế giới ngoại tại là huyễn mộng sau khi ý thức chúng ta biến hoại, thế giới vật chất vẫn tồn tại?
Lama: Tôi cho rằng thế giới vật chất là huyễn mộng bởi vì các đối tượng bạn nhận biết chỉ tồn tại trong quan điểm của tâm bạn. Hãy nhìn vào cái bàn này: vấn đề là bạn nghỉ rằng khi mình qua đời, quan điểm của mình về cái bàn này vẫn tồn tại, cái bàn này vẫn tiếp tục tồn tại giống như cách bạn đã thấy nó. Diều đó không có thực. Quan điểm của bạn về cái bàn biến mát, nhưng quan điểm khác về cái bàn vẫn tiếp tục tồn tại.
Hỏi: Làm sao chúng ta nhận biết vị thầy đúng đắn?
Lama: Bạn có thể nhận biết vị thầy qua việc áp dụng trí tuệ của bạn và không nên mù quáng đi theo một ai đó. Hãy tìm hiểu kỉ những vị thầy có tiềm năng như bạn có thể. “Đây là vị thầy đúng đắn đối với tôi hay không?”. Hãy quan sát sâu sắc trước khi bạn quyết định thực hiện theo lời khuyên của bất cứ vị thầy nào. Ở Tây Tạng, chúng ta có một truyền thống không vội đi theo vị thầy như một con chó goạm lấy miếng thịt. Đưa cho con chó đói một miếng thịt, nó sẽ lập tức ăn ngấu nghiến mà không cần do dự. Điều đó khẳng định rằng bạn phải quán sát các nhà lãnh đạo tinh thần, những vị thầy, có tiềm năng, hoặc bất cứ điều gì bạn gọi họ cũng phải rất cẩn thận trước chấp nhận theo sự hướng dẫn của họ. Hãy nhớ rõ những gì tôi đã trình bày trước đây về các khái niệm sai lầm và các học thuyết bất hảo trở nên nguy hiểm hơn là thuốc phiện. Nếu thực hiện theo các khái niệm sai lầm của một người hướng dẫn tâm linh giả tạo, nó có thể đưa đến một kết quả bất hạnh cho bạn và khiến bạn hoang phí không những đời này mà nhiều đời khác nữa. Thay vì giúp đở bạn, nó có thể mang đến cho bạn sự tai hại lớn lao. Do vậy, bạn phải rất khéo léo trong việc chọn lựa vị thầy cho mình.
Hỏi: Bởi vì Ngài là một Tu sĩ Tây Tạng, nên tôi muốn hỏi liệu Ngài đã từng nghe tới Lobsang Rampa, một nhà văn đã viết nhiều tác phẩm chi ly về Tây Tạng mặc dù ông ta chưa bao giờ hiện hữu? Bây giờ, đã chết, nhưng ông ta nói linh hồn của một vị Lama Tây Tạng nhập vào bản thân mình và điều đó có nghĩa tại sao ong ta viết được những tác phẩm như thế. Điều đó có thể xảy ra, và nếu không, thì bằng cách nào ông ta có thể đã viết được những tác phẩm ấy?
Lama: Tôi không nghỉ rằng loại sở hữu này có thể xảy ra. Hơn nữa, bạn nên xem xét cẩn thận hơn về những gì ông ta đã viết; có nhiều sai lầm trong các tác phẩm của ông ta. Ví dụ, khi nói về các Lama khai mở con mắt tuệ giác, ông ta cho rằng nó được thực hiện bằng cách phẩu thuật. Điều đó không đúng. Con mắt tuệ giác là một ẩn dụ cho hiểu biết tâm linh và nó được các Lama, người có chìa khóa của trí tuệ, khai mở. Hơn nữa, những người chứng ngộ thì không bao giờ nói về mình, và những người nói về chứng ngộ của mình thì không bao giờ có chứng ngộ.
Hỏi: Lama, những gì Ngài muốn nói là do tâm đối đãi, và những gì Ngài muốn nói là do sự quán chiếu?
Lama: Từ khi chào đời cho đến nay, có hai điều luôn gây rắc rối cho tâm bạn. Đó là những gì chúng tôi muốn nói do tâm do tâm nhị nguyên đối đãi. Bất cứ khi nào thấy một điều gì đó, tâm bạn tự nhiên, theo bản năng, so sánh với điều khác. “Những gì về điều đó?”. Hai điều ấy làm mất sự quân bình của bạn. Đó là tâm nhị nguyên hoạt động. Bây giờ, trình bày về nghi vấn khác của bạn. Khi đề cập đến sự quán chiếu, tôi muốn nói rằng bạn nên quan sát tâm mình để thấy rỏ liệu nó có trở nên lành mạnh hay không. Mỗi sớm mai, bạn hãy quán chiếu tâm thức mình để chắc chắn rằng suốt ngày bạn không bị xao lãng. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói do quán chiếu.
Hỏi: Nếu mọi thứ đều bị nghiệp quyết định, thì bằng cách nào chúng ta biết liệu động cơ thúc đẩy của mình trở nên đúng đắn, hoặc chúng ta có cơ họi lực chọn vô điều kiện?
Lama: Động lực thúc đẩy thanh tịnh không bị nghiệp quyết định. Động lực thúc đẩy thanh tịnh xuất phát từ trí tuệ nhận thức hiểu biết. Nếu không hiểu rõ tâm mình, thì động lực thúc đẩy của bạn rất khó trở nên thanh tịnh. Ví dụ, nếu không hiểu bản chất ích kỉ của chính mình, thì tôi không thể giúp đở người khác. Nếu không nhận thức thái độ ích kỉ của mình, thì tôi luôn luôn đổ thừa cho người khác về các vấn đề của mình. Khi biết rõ tâm mình, động lực thúc đẩy của tôi trở nên thanh tịnh và tôi có thể thành thật hiến dâng các hành động của thân, miệng và ý của mình vì lợi ích cho người khác. Cám ơn bạn, đó là một câu hỏi tuyệt vời và tôi nghỉ rằng động lực thúc đẩy thanh tịnh là một nơi tốt đẹp để chúng ta chấm dứt xấu ác.
Mục Lục
1.Lời giới thiệu……………………………………………………..1
2. Chương I…………………………………………………………2
3. Chương II………………………………………………………...16
4. Chương III………………………………………………………..30
5. Chương IV………………………………………………………..45
6. Chương V…………………………………………………………61
7. Chương VI………………………………………………………...74
8. Chương VII………………………………………………………..79
[1] Krishna: Là một vị thần được thờ trong các trường phái của Ấn Độ giáo. Ông được xem là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của người Ấn Độ.
[2] Hatha Yoga: là nền tảng của tất cả các môn yoga. Hatha có nghĩa là Mặt Trời (hat) và Mặt Trăng (ha), là cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi.Một yogi (người tập luyện yoga) muốn đi đến đỉnh cao phải qua ngưỡng cửa này. Ai muốn sống hoàn hảo trong cuộc đời với mọi chu toàn bổn phận thì đây là đường đi lí tưởng nhất. Gọi Hatha yoga là dưỡng sinh tức là đánh thấp giá trị của nó vì trong Hatha yoga có các môn khác và trong các môn khác đều có Hatha yoga.
[3] Năm uẩn: (zh. wǔyùn 五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha, bo. phung po lnga ཕུང་པོ་ལྔ་), cũng gọi là năm ấm(五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài năm uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta".
1.Sắc (zh. 色; sa., pi. rūpa), chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại chủng (sa., pi. mahābhūta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng.
2. Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.
3.Tưởng (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā), là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị..., kể cả nhận biếtý thức đang hiện diện.
4.Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), là những hoạt động tâm lí sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác...
5.Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. Nếu không có thức người ta sẽ không phân biệt được màu sắc hay âm thanh v.v
[4] Trung đạo: (zh. zhōngdào 中道, ja. chūdō, sa. madhyamāpratipad, pi. majjhimāpaṭipadā) là từ được dùng chỉ chung các phương pháp giảng dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni, là người tránh những cực đoan trong cách tu học—như buông thả theo dục lạc và sống khổ hạnh tuyệt đối.
Trong Tiểu thừa, Bát chính đạo được xem là Trung đạo vì thực hành Bát chính đạo, hành giả vừa xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, thoát khỏi Khổ. Thái độ này được Phật miêu tả như sau trong kinh Chuyển pháp luân (HT Thích Minh Châu dịch):
"Này các tỉ-khâu, có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai? một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo. Này các tỉ-khâu, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn.
Này các tỉ-khâu, Trung đạo do Như Lai giác ngộ, đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn là gì? Chính là Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định".
Trung đạo cũng được dùng để chỉ giáo pháp Trung quán của Long Thụ, là môn phái không chấp nhận một đối cực nào của mọi phân cực. Trung đạo ở đây là thái độ từ bỏ hai quan điểm cực đoan thế giới là trường tồn hay hoại diệt, thế giới là có (hữu) hay không có (vô). Trong Trung quán tông, Trung đạo được trình bày rõ nhất với quan điểm tám phủ nhận (bát bất) của Long Thụ:
Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi.
Trong Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật sự (vì sự vật thật tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có (vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí). Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời—vì chúng là những trình hiện nên có một thọ mệnh nhất định. Sự tổng hợp giữa tính Không (sa. śūnyatā) và thế giới hiện tượng chính là Trung đạo đích thật—theo tông này.
[5] Luân xa: Trong Ấn Độ giáo và một số nền văn hóa châu Á được cho là một dòng chảy của năng lượng tâm linh hay sinh lý ẩn trong cơ thể con người.
Từ nguyên thủy trong tiếng Sanskrit cakra mang ý nghĩa là "bánh xe" hay "vòng tròn", và đôi khi được dùng để chỉ đến "bánh xe của luân hồi", đôi khi còn được gọi là Luân xa theo âm Hán Việt. Một số truyền thống miêu tả 5 hay 7 luân xa, một số khác là 8.
Các luân xa được miêu tả như là xếp thành một cột thẳng từ gốc của cột sống lên đến đỉnh đầu. Mỗi Luân xa liên quan tới một số chức năng tâm sinh lý, một khía cạnh của nhận thức, một phần tử cổ điển (nước, lửa, khí, đất), một màu sắc nào đó và nhiều đặc điểm khác. Chúng thường được hình tượng hóa bằng các hoa sen với số cánh khác nhau cho mỗi luân xa.
Các luân xa được cho là đem lại năng lượng cho cơ thể và có liên quan đến các phản ứng của cơ thể, tình cảm hay tâm lý của một người. Chúng được xem là các điểm chứa năng lượng sống, hay là prana, (cũng còn được gọi là shakti, hay khí), được cho là lưu chuyển giữa các điểm đó dọc theo các đường chảy gọi là nadis. Chức năng của các chakra là xoay tròn để thu hút vào Năng lượng sống từ vũ trụ để giữ cân bằng cho sức khỏe về tâm linh, tâm lý, tình cảm và sinh lý của cơ thể.
Các luân xa được đặt ở các tầng lớp khác nhau của các mức độ tinh vi của tâm linh, với Sahasrara (Luân xa vương miện) tại đỉnh đầu liên quan đến nhận thức thuần túy, và Muladhara (Luân xa gốc) tại điểm đáy liên quan đến vật chất, được xem đơn giản như là nhận thức đã được làm thô hóa.
[6] Đại ngã và tiểu ngã:
Đại ngã (Brahman) là nguyên lý siêu việt, thường tại, vô thủy vô chung, là quỹ đạo chi phối vạn vật theo một trật tự như là điều lý có sẵn. Trong khi đó, vạn vật là những thực tại hữu thủy, hữu chung, được điều lý và định hướng trong Brahman.
Đại ngã (Brahman) là một thực tại đồng nhất, vượt ngoài các ý niệm, các tổng số ý niệm; nhưng để lý giải cho những người chưa có trình độ thực nghiệm tâm linh thì phải mượn những ý niệm. Vì thế, Taittiriya Upanishad đã hình tượng hóa đại ngã như một cái tổ chim có ba con chim nhô cái đầu ra là Viraj, Hiranya Garbha và Ishvara: “Khi tuyệt đối được quan niệm là độc lập, tự hữu thì gọi là đại ngã. Khi được coi là hiện thân thành vũ trụ thì gọi là Hiranya garbha, khi được coi là thượng đế sáng tạo hữu ngã thì gọi là Ishvara. Ishvara trở thành Brahman, Vishnu và Shiva khi ba chức phận của Ngài được phân biệt”
Không thể miêu tả đại ngã, nhưng Mundaka Upanishad đã lấy hình tượng con nhện giăng tơ để miêu tả hành động sáng tạo và thu hồi của đại ngã như sau: “Cũng như con nhện giăng tơ và rút tơ về, cũng như cỏ sinh trên mặt đất, cũng như lông mộc trên thân người sống, thì nơi đây trong vũ trụ, phàm cái hữu tồn là xuất tự Bất di bất dịch”.
Bất lực trong việc miêu tả đại ngã Brihad Aranyaka Upanishad dùng toàn bộ những chữ “không” để nói: “đại ngã không lớn, không nhỏ, không ngắn, không dài, không rực rỡ, không tối tăm, không mùi, không vị, không mắt, không tai, không tiếng nói, không hơi thở, không trong, không ngoài, không tiêu hủy mà cũng không bị tiêu hủy”.
Mặc dù không thể miêu tả được đại ngã là gì, nhưng đại ngã vẫn có những tính thiết yếu là: Thực hữu (Chat), Ý thức (Chit), An lạc (Ananda). Đại ngã là thực hữu vì không phải là hư không, Đại ngã là ý thức vì là nguồn gốc của mọi nhận biết, Đại ngã là an lạc vì đó là hạnh phúc vĩnh hằng.
Mandukya Upanishad cho rằng con người chỉ có thể cảm nhận đại ngã bằng trực giác tâm linh (Turiya). “Turiya là bản chất của ý thức về tự ngã duy nhất, nơi mà tất cả muôn vật trong thế giới đều trở về, yên vui, thanh tịnh, không hai”.
Tiểu ngã (Atman) là một thực thể nội tại trong mỗi cá nhân. Hơi thở là nguồn sống vật chất thì Atman là hơi thở siêu nhiên, là nguồn sống thiêng liêng. Tiểu ngã là thực thể làm cho con nguời vượt lên trên vạn vật. Có thể nói Atman là thành phần của Brahman trong con người. Dại ngã là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn tiểu ngã là cái ngã cá nhân. Braman chỉ có một, Atman là số nhiều, nhưng cái nhiều ấy chỉ là giả tưởng vì bản chất cả hai chỉ là một. Cho rằng khi thân xác chết thì tiểu ngã lại trở về hợp nhất với Đại ngã (Brahman).
Tiểu ngã không phải là lý trí, tình cảm và giác quan, nhưng Atman là nguồn cội của các sinh hoạt tinh thần ấy. Không có tiểu ngã, tất cả sinh hoạt tinh thần và thể chất đều chấm dứt. Nhưng ngay khi cả sinh hoạt tinh thần và thể chất chấm dứt thì Atman vẫn tồn tại bất diệt. Với nhiều nỗ lực, nhưng Upanishad cũng không thể nói rõ về tiểu ngã, cho nên luôn cảnh giác rằng tự ngã không thể hiểu được, tự ngã phải cần được thực hiện. Katha Upanishad nói: “tiểu ngã không thể nhận biết được bởi sức mạnh của trí óc, cũng không thể nhận biết được bởi giác quan”.
[7] Sáu nẽo luân hồi hay còn gọi là lục đạo luân hồi hoặc sáu cõi luân hồi. Theo quan điểm Phật giáo, tùy vào nghiệp của chúng sinh mà sau khi chết, chúng sinh đó có thể tồn tại dưới dạng thân trung ấm một thời gian, rồi tái sinh (còn gọi là đầu thai) vào một trong 6 cõi với cuộc đời mới.
Sau khi tái sinh, đa số các chúng sinh sẽ không còn nhớ bất cứ điều gì về kiếp trước đó. Việc chúng sinh sẽ tái sinh vào cõi nào sau khi chết có thể dự đoán được nếu quan sát cận tử nghiệp của chúng sinh. Sáu cõi luân hồi được liệt kê như sau:
Cõi trời
Cõi trời là cõi của hạnh phúc. Mặt không tốt của cõi này là mọi thứ quá tuyệt vời và những điều này khiến cho chúng sinh cõi trời thường bỏ quên việc tu hành giải thoát. Thay vào đó, họ dần dần sử dụng phước báo họ đã tích lũy từ trước (có thể từ các kiếp trước) để hưởng thụ; và do vậy khi hết phước họ tái sinh vào các cõi thấp hơn
Những chúng sinh ở cõi trời thỉnh thoảng cũng được coi là thần vì họ có rất nhiều năng lực và uy lực so với con người. Họ có thể được ví như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp và thần thoại La Mã. Tuy nhiên, chúng sinh ở cõi trời sống rất lâu nhưng không bất tử, hiểu biết rất nhiều nhưng không biết hết mọi thứ, có nhiều năng lực mạnh mẽ nhưng chỉ có giới hạn và không hành động như một đấng sáng tạo hay người phán xét. Vì vậy, chúng sinh cõi trời rất khác với khái niệm thần trong văn hóa phương tây.
Cõi trời không thể cảm nhận được bằng giác quan chúng sinh cõi người và cõi súc sinh. Cõi trời phân chia thành nhiều tầng, khác nhau ở năng lực và mức độ hạnh phúc. Tùy vào nghiệp mà chúng sinh sẽ được sinh vào tầng cao hay thấp.
Cõi thần (A-tu-la)
Cõi thần là cõi của các á thần. Họ ở đây vì các hành động dựa trên cái tôi, ghen tị, giả dối, cạnh tranh, giận dữ, hiếu chiến từ đời trước. Họ có thể đã từng là con người với nhiều việc làm tốt nhưng rất ương bướng, nóng nảy. Cõi thần cũng có nhiều tầng, khác nhau ở mức độ hạnh phúc và quyền năng. Ở các tầng thấp, họ cũng hiểm ác và có thể gần giống với quỷ dữ.
Các chúng sinh ở cõi thần được cho rằng có đời sống hạnh phúc hơn cõi người và kém hơn cõi trời, họ không hiểu và cảm thấy bị quấy rầy bởi chúng sinh cõi trời, giống như những gì các loài vật khác cảm nhận về con người.
Một số sự tích nói rằng chúng sinh cõi thần có 3 đầu và 6 tay và họ cũng không thể được cảm nhận bằng giác quan của cõi người và cõi súc sinh.
Cõi người
Cõi người là cõi của con người. Sự tái sinh vào cõi này được cho là có lợi nhất trong tất cả các cõi luân hồi về mặt tu hành giải thoát. Điều này là do một số đặc tính độc đáo duy nhất chỉ có ở cõi người.
Con người được xem là có nhiều thuận lợi vì họ dễ nghe và làm theo chánh pháp do sự hạnh phúc và đau khổ đều ở khoảng giữa so với các cõi khác. Chúng sinh ở cõi quỷ đói (ngạ quỷ) và địa ngục chịu nhiều đau khổ chỉ có thể chịu đựng chứ không thể tự vươn lên. Cuộc sống ở cõi thần có nhiều bạo lực nên không thể làm theo chánh pháp, còn phần lớn chúng sinh ở cõi trời chỉ hưởng thụ phước của họ mà quên đi việc tu tập. Không giống các cõi khác, đơn thuần là hạnh phúc hay đau khổ, tại cõi người, con người có thể trải nghiệm những cảm giác hạnh phúc nhất cho đến đau khổ nhất tùy vào nghiệp của họ.
Việc tái sinh làm con người là một sự kiện hiếm hoi, Phật đã ví cơ hội được làm người giống như một con rùa mù trăm năm mới nổi lên một lần và chui đầu được vào một cái cây có lỗ thủng nổi lênh đênh trên biển.
Việc tái sinh vào cõi người được cho là rất lợi ích nếu con người biết sống đúng cách, tuy nhiên, chúng ta thường phí thời gian cuộc đời vào các nhu cầu vật chất, gia tăng các cảm xúc, hành động và ý nghĩ không tốt. Vì điều này, phần lớn trường hợp sau khi chết, chúng ta thường tái sinh vào các cõi thấp hơn, thay vì tái sinh tiếp tục làm người.
Ở các cõi thấp hơn, như cõi súc sinh, sẽ rất chậm và khó khăn để tích lũy đủ phước để có thể tái sinh làm người. Cho nên chúng sinh có thể sẽ phải mất thêm nhiều kiếp để có cơ hội tái sinh làm người lần nữa.
Cõi súc sinh
Các tín đồ Phật giáo cho rằng cõi súc sinh bao gồm các động vật không là con người trên trái đất. Súc sinh chỉ có thể cảm nhận về con người giống như cách chúng sinh cõi thần cảm nhận về chúng sinh cõi trời.
Phật dạy rằng, tất cả các động vật sống đều có Phật tính và do đó đều có khả năng giải thoát. Qua vô số kiếp quá khứ, tất cả các động vật đều đã từng là bố, mẹ, anh, chị, em, họ hàng và con cháu chúng ta. Cho nên, các Phật tử đều không được phép sát sinh.
Cõi quỷ đói (ngạ quỷ)
Những chúng sinh ở trong cõi ngạ quỷ được biết đến như là những con ma đói. Họ cực kỳ đói và khát, nhưng họ hầu như không thể ăn hay uống.
Chúng sinh ở cõi ngạ quỷ vô hình với giác quan của con người, nhưng có ý kiến cho rằng con người có thể nhìn thấy họ trong một số trường hợp. Chúng sinh ở cõi ngạ quỷ được mô tả là có hình dáng giống con người, nhưng với da thối rữa, chân tay nhỏ, bụng rất to và dài, cổ hẹp. Điều này đặc trưng cho việc họ cực kỳ đói khát (bụng to) nhưng rất khó khăn để thỏa mãn cơn đói (cổ hẹp).
Ngạ quỷ thường sống ở các bãi rác hoặc hoang mạc cõi người, và có thể ở các nơi khác tùy vào nghiệp quá khứ của họ. Một số trong số họ có thể ăn một ít, nhưng rất khó tìm đồ ăn thức uống. Số khác có thể tìm được đồ ăn, nhưng rất khó nuốt. Một số khác nữa khi ăn vào thì đồ ăn biến thành lửa khi họ nuốt vào. Cũng có trường hợp đồ ăn và thức uống biến mất ngay trước mắt họ khi họ tìm thấy. Vì vậy, ngạ quỷ luôn luôn đói.
Cùng với đói khát, ngạ quỷ cũng phải chịu đứng nóng lạnh thất thường, ngay cả ánh trăng mùa hè cũng thiêu đốt họ, trong khi ánh nắng mặt trời mùa đông vẫn làm họ cóng lạnh.
Quỷ đói cũng có một số năng lực và có thể sử dụng để chống lại lẫn nhau hoặc dọa con người. Tại các chùa thường có cúng chúng sinh, chính là bố thí thức ăn cho ngạ quỷ.
Cõi địa ngục
Địa ngục là cõi của đau khổ hoàn toàn, là nơi chúng sinh bị đày đọa do tạo các nghiệp rất xấu trong quá khứ. Khi bị đày đọa đến mức độ cảm giác như đã chết, chúng sinh sau đó hồi phục lại sức khỏe (hoặc tái sinh lại) và bị đày đọa tiếp. Theo các tài liệu chính thống thì việc bị đày đọa là do các chúng sinh khác trong địa ngục hoặc quỷ sứ thực hiện.
Địa ngục theo cách nhìn của Phật giáo rất khác so với các tôn giáo khác, chúng sinh khi tái sinh vào địa ngục không phải do sự phán xét thần thánh của thần linh, và thời gian ở trong địa ngục không kéo dài vô tận, mặc dù vậy, thời gian đó thường là rất lâu.
Việc tái sinh vào cõi địa ngục (cũng như các cõi khác) phụ thuộc hoàn toàn vào nghiệp quá khứ của chúng sinh đó, và một khi đã trả hết các quả có liên quan, chúng sinh sẽ tái sinh vào cõi khác cao hơn.
Địa ngục được phân thành nhiều tầng, khác nhau về mức độ đày đọa. Con người không thể nhìn thấy chúng sinh trong địa ngục. Hiện nay, có nhiều mô tả khác nhau về sự phân chia các tầng cũng như hình thức đau khổ ở các tầng. Bản mô tả phổ biến nhất là bao gồm 8 tầng địa ngục lạnh và 8 tầng địa ngục nóng.
[8] Melbourne: Melbourne là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc (sau Sydney). Thành phố được đặt tên theo Thủ tướng Anh, William Lamb. Tử tước Melbourne, người sống gần Melbourne ở Derbyshire, Anh. Melbourne có gốc từ Mylla Burne trong tiếng Anh cổ và có nghĩa là "Mill Stream".
Melbourne đã hai lần được bầu chọn bởi The Economist là "Thành phố dễ sống nhất thế giới" dựa vào các tiêu chí như văn hóa, thời tiết, giá cả sinh hoạt, điều kiện xã hội. Tạp chí Utne Reader viết: "Với một truyền thống lâu đời đáng tự hào, một cộng đồng nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, và các món ăn ngon nhất Úc, bạn đã có một công thức cho cái mà nhiều người gọi là thành phố tuyệt nhất Nam bán cầu". Theo tiêu chuẩn về "dịch vụ cao cấp", Melbourne được nhóm nghiên cứu GaWC xếp vào loại hai ("các thành phố nhỏ của thế giới") đằng sau các thành phố như Montréal, Osaka hay Praha. Thành phố này có số lượng sinh viên quốc tế thuộc loại đông nhất trên thế giới, sau London, New York và Paris.