Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðoạn diệt để giải thoát

15/04/201312:46(Xem: 15501)
Ðoạn diệt để giải thoát

Kinh Pháp Cú

Đoạn Diệt Để Giải Thoát

Bình Anson

Nguồn: Bình Anson

Trong 45 năm thuyết pháp độ sinh, Ðức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căn cơ và nguồn gốc khác nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụng những phương cách giảng trạch khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng để khuyên răn những người đang bị hoạn khổ. Có khi Ngài dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục người tài trí. Cũng có khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẻ gây sửng sốt, để khích động sự tu tập quán chiếu, khai mở trí tuệ giải thoát tri kiến.

Một ngày nọ có một nhóm các thầy Tỳ kheo từ phương xa đến đãnh lễ Phật. Trong dịp đó, Ngài dạy rằng:

"Sau khi giết cha mẹ rồi,
Giết hai vua nọ, hết đời hiếu tranh.
Chém tên Quốc khố đại thần,
Diệt luôn lãnh thổ, quan quân tùy tùng.
Ðược rồi quốc độ mênh mông,
Bậc Vô Ưu sống thong dong bốn mùa."

và:

"Mẹ cha đã giết, đã chôn
Và hai vua Bà-La-Môn, chém ngành.
Ðoạn viên hổ tướng thứ năm,
Bậc Vô Ưu sống cõi hằng vô sinh."

Ðó là hai câu kệ (số 294 và 295) đã ghi lại trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), do Tỳ kheo Giới Ðức [1] chuyển dịch sang Việt ngữ. Hòa thượng Minh Châu [2] dịch bằng hai câu kệ 5 chữ như sau:

Hãy giết cha, giết mẹ
Giết hai vua Sát-Lỵ
Giết vương quốc quần thần
Bà-la-môn như vậy,
Vô ưu sống thoải mái


Hãy giết cha, giết mẹ
Giết hai vua Bà-Môn
Giết hổ tướng thứ năm
Bà-La-Môn như vậy,
Vô ưu sống thoải mái.

Hòa thượng Thiện Siêu [3] dịch ra văn xuôi từ bản dịch Hán tự:

"Hãy diệt mẹ và cha, diệt hai vua dòng Sát-Ðế-Lợi, diệt vương quốc luôn cả quần thần, mà hướng về Bà-La-Môn vô ưu"

"Hãy diệt mẹ và cha, diệt hai vua dòng Bà-La-Môn, diệt luôn hổ tướng "nghi" thứ năm, mà hướng về Bà-La-Môn vô ưu"

Kinh Pháp Cú còn được dịch sang Anh ngữ bởi nhiều tác giả khác nhau, chẳng hạn như Hòa thượng Narada [4] và Tỳ kheo Khantipalo [5]. Theo bản dịch của ngài Khantipalo:

"One's mother and father having slain
and then two warrior kings,
a realm and its treasurer having slain,
one goes immune, a Brahmana"


"One's mother and father having slain
and then two learned kings,
the fifth, a tiger having slain,
one goes immune, a Brahmana"

Thật khó mà hiểu rõ được ý nghĩa của các câu kệ nầy nếu ta không xem các bản Chú Giải ghi chép lại trong kinh tạng Pali. Theo Tỳ kheo Khantipalo và Hòa thượng Narada thì ý nghĩa của các câu kệ đó như sau:

"... Mẹ (mata) là ẩn dụ cho lòng tham ái (tanha), và cha (pita) là ẩn dụ của ngã mạn (mana). Chính vì tham ái và ngã mạn mà ta phải tái sinh nhiều đời, nhiều kiếp trong cõi ta bà luân hồi này. Hai vị vua chính là hai biên kiến của vô minh: thường kiến (eternalism) và đoạn kiến (annihilationism), thường tạo ra nhiều tranh cãi vô ích, cần phải được phá bỏ. Vương quốc lãnh thổ kia chính là 6 căn và 6 trần: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, và sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vị Quốc khố đại thần (treasurer) là để chỉ lòng tham đắm dục lạc phát sinh và chất chứa từ 6 căn đó. Sau cùng, hổ tướng thứ năm chính là con quỷ thứ năm làm cản trở sự định tâm, phát tuệ. Ðó là "nghi" của 5 triền cái: tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, và hoài nghi. Sau khi đã đoạn diệt tất cả các chướng ngại nầy thì hành giả mới thong dong, tự tại, đi đến giải thoát ..."

Theo lời giải thích trong Chú Giải, sau khi lãnh hội và quán triệt được ý nghĩa thâm sau của hai câu kệ trên, các vị Tỳ kheo đó đắc quả A-la-hán.

Tham Khảo

[1] Kinh Lời Vàng, Tỳ kheo Giới Ðức. NXB Thuận Hóa, Ðà Nẵng, 1995.

[2] Kinh Lời Vàng, Hòa Thượng Thích Minh Châu. Chùa Từ Quang, San Francisco, 1977

[3] Kinh Pháp Cú, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu. Chùa Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1993.

[4] The Dhammapada, Narada Mahathera. Buddha Educational Foundation, Taiwan, 1995.

[5] Dhammapada - The Path of Truth, Bikkhu Khantipalo. Mahamakut Press, Bangkok, 1977

Binh Anson
Perth, Western Australia
tháng 06, 1997



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7802)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 9988)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 7763)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 7054)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7619)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 12136)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9857)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20797)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 7112)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com