Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Trích tụng Pháp Cú Nam Tông Phần I

12/04/201316:57(Xem: 16744)
5. Trích tụng Pháp Cú Nam Tông Phần I

kinhphapcu_1
Kinh Pháp Cú

5. Trích tụng Pháp Cú Nam Tông
Phần I

Lời dặn khi in riêng

Đây là tiểu phẩm viết lại phần năm "Trích Pháp Cú Nam Tông" của cuốn Đọc Pháp Cú Nam Tông. Viết lại bằng mỗi câu bốn chữ cho dễ tụng hơn. Tụng thì mỗi lần tụng trọn tiểu phẩm hay mỗi lần chỉ tụng một vài đoạn tùy thích. Dầu tụng cách nào cũng đừng bỏ đoạn đầu (Chú nguyện) và đoạn cuối (San sẻ).

Trí Quang
PL 2544 - TL 2000

Ghi chú: Đây chỉ là phần "Trích Pháp Cú", do Hòa thượng Thích Trí Quang trích ra 236 câu kệ cho công phu trì tụng. Xin tìm đọc bộ "Đọc Pháp Cú Nam Tông" - 2 quyển - có phần dịch văn xuôi toàn bộ Pháp Cú 423 câu kệ, cùng với các chú giải và điển tích (nxb Tôn Giáo, Việt Nam, 2001).

-- Bình Anson, tháng 07-2001.

Chú Nguyện

Chúng con kính lạy
đức Phật Bổn sư
Thích Ca thế tôn
Đệ tử chúng con
pháp danh ... ...
tên ... .... ....
Thành kính tụng niệm
Pháp cú Nam Tông.
nguyện cầu Pháp Phật
thường trú thế gian.
nguyện cầu sinh linh
yên vui đích thực,
nguyện cầu chúng con
cùng người thân thuộc
được vui của Pháp
được sống thanh bình.

1- Song song

Pc. 1
Đối với các pháp
tâm ý dẫn đầu.
làm chủ, tác động.
do vậy nếy ai
đem ý nghĩ ác
mà miệng nói ác
mà làm thân ác,
thì sự đau khổ
đi theo người ấy
như xe lăn theo
con thú kéo xe.
Pc. 2
Đối với các pháp,
tâm ý dẫn đầu
làm chủ, tác động.
do vậy nếu ai
đem ý nghĩ lành
mà miệng nói lành
mà làm thân lành,
thì sự yên vui
đi theo người ấy
như bóng thế nào
do hình thế ấy.
Pc. 3
"Nó nhục mạ ta,
hành hung, đánh bại.
và tước đoạt ta",
lòng ai ôm giữ
niềm oán hận ấy
thì sự hận thù
không thể nguôi ngoai.
Pc. 4
"Nó nhục mạ ta,
hành hung, đánh bại.
và tước đoạt ta",
ai không ôm giữ
niềm oán hận ấy
thì sự hận thù
tự nhiên lắng xuống.
Pc. 5
Đem sự hận thù
làm hết hận thù
thì thế giới này
từ xưa đến nay
không thể có được.
Nhưng không hận thù
để hết hận thù,
thì là định luật
của các hiền thánh
ngàn xưa đến nay.
Pc. 6
Các người không biết
đời sống của mình
đang bị thu ngắn
ở trong sự việc
tranh cãi vô ích.
Nếu biết như vậy
các người hết còn
sự tranh cãi ấy.
Pc. 11
Những gì không thật
cho là chân thật
những gì chân thật
cho không chân thật
tư duy hành động
sai lầm như vậy,
nên họ không thể
đạt được chân thật.
Pc. 12
Những gì chân thật
cho là chân thật
những gì không thật
cho là không thật
tư duy hành động
chính xác như vậy
nên những người này
đạt được chân thật.
Pc. 13
Mái nhà lợp vụng
thì mưa lọt vào,
tâm mà không tu
ái dục lọt vào.
Pc. 15
Đời này lo rầu,
đời sau lo rầu,
những kẻ làm ác
thì đời kiếp nào
cũng phải lo rầu.
Những kẻ làm ác
mà phải lo rầu
là vì ý thức
cái xấu điều ác
mình đã làm ra.
Pc. 16
Đời này vui mừng,
đời sau vui mừng,
những người làm lành
thì đời kiếp nào
cũng được vui mừng.
Những người làm lành
mà được vui mừng
là vì ý thức
cái tốt điều lành
mình đã làm ra.
2. Tự chế
Pc. 21
Tự chế: đường sống,
buông thả: đường chết.
Tự chế thì sống
cái sống bất tử.
Buông thả thì sống
như cái thây chết.
Pc. 25
Nỗ lực tự chế
khắc kỷ, thuần hóa,
bằng những sự ấy,
người trí tự làm
một cái cồn đảo,
khỏi bị nhận chìm
bởi thác lũ lớn.
Pc. 27
Đừng sống buông thả
đừng say dục lạc.
Hãy lo tự chế
và tu chỉ quán,
thì thể hiện được
cái vui cao siêu .
Pc. 29
Tự biết chế ngự
ở giữa bao kẻ
chỉ sống buông thả;
tự lo thức tỉnh
ở giữa bao kẻ
chỉ sống say mê.
Người trí như vậy
như con tuấn mã
phi lên phía trước,
bỏ lại đằng sau
những con ngựa hèn.
Pc. 31
Thích thú tự chế
e sợ buông thả.
Tỷ kheo như vậy
tiến bộ như lửa
đốt hết ràng buộc
nhỏ cũng như lớn.
3. Tâm ý
Pc. 33
Tâm thì thác loạn.
khó mà phòng vệ.
Nên người có trí
thì lo thuần hóa
tâm mình cho thẳng,
như thợ làm tên
uốn tên cho ngay.
Pc. 34
Con cá bị vớt
ném lên trên bờ,
thì vùng thật mạnh
để thoát cho mau.
Tâm cũng vùng lên
mà thoát cho mau,
cho khỏi lãnh vực
ma vương tình dục.
Pc. 35
Tâm quay cuồng theo
các dạng tình dục,
khó mà nắm bắt.
Thế nên, lành thay,
bậc thuần hóa tâm!
Tâm mà thuần hoá
mới thể hiện Vui.
Pc. 39
Tâm không tham dục
cũng không sân hận,
vượt lên trên hết
thiện ác bình thường.
Bậc thức tỉnh này
rũ sạch e sợ.
Pc. 42
Kẻ thù tìm cách
làm hại kẻ thù,
oan gia cố sức
làm hại oan gia,
cũng không hại bằng
chính cái tâm ta
hướng theo tà hành
làm hại cho ta.
Pc. 43
Điều mà cha mẹ
bà con đi nữa
cũng không thể nào
đem lại cho ta,
thì chính tâm ta
hướng theo chánh hành
mà làm cho ta
có được hơn lên.
4. Hoa hương
Pc. 46
Ý thức thân này
in như bọt nước,
thấu triệt thân này
như thể ảo ảnh.
Như thế tức là
bẻ gãy mũi tên
trông đẹp như hoa
của ma tình dục,
và cũng thoát khỏi
tầm mắt tử thần.
Pc. 47
Hái nhặt cho được
bông hoa dục lạc
và rồi đắm say
loại bông hoa ấy,
thì người như vậy
tử thần lôi đi,
y như bão lũ
cuốn phăng cả vùng
đang say giấc ngủ.
Pc. 48
Hái nhặt cho được
bông hoa dục lạc
và rồi đắm say
loại bông hoa ấy,
thì người như vậy
dục lạc chưa thỏa,
đã bị tử thần
đánh cho gục ngã.
Pc. 50
Không tìm lỗi người,
không xét người làm
hay không làm gì.
Mà hãy tự nhìn
việc làm của mình,
coi có làm gì
hay không làm gì.
Pc. 53
Từ một đống hoa
mà nhiều tràng hoa
được làm thành ra,
thân thể con người
cũng là như vậy,
từ nó mà làm
nhiều điều tốt đẹp.
Pc. 54
Hương các hoa thơm
không thể bay được
ngược với chiều gió.
Chỉ có hương thơm
của hoa đức hạnh
bay được ngược gió.
Thế nên hương thơm
của người đức hạnh
mới lan toả ra
khắp cả mọi nơi.
Pc. 58
Từ nơi cái chỗ
bùn lầy dơ bẩn
mọc lên hoa sen
thơm tho tinh khiết
làm đẹp ý người.
Pc. 59
Cũng y như vậy,
chính trong những người
phàm tục mê muội
mà có các vị
đệ tử Như Lai
phát sinh tuệ giác
chiếu sáng tất cả.
5. Kẻ ngu
Pc. 60
Mất ngủ thì thấy
đêm tối dài ra,
mệt nhọc thì thấy
đường đi dài ra.
Cũng là như vậy,
luân hồi dài ra
cho kẻ ngu muội,
không hiểu giáo lý
chân thật tinh tế.
Pc. 62
"Con cái của ta",
"sản nghiệp của ta",
đó là mối lo
của người ngu muội.
Nhưng nói đúng ra,
chính họ đã là
không phải của họ,
thì đâu có gì
là con cái họ,
và đâu có gì
là sản nghiệp họ.
Pc. 63
Nếu người ngu muội
tự biết mình ngu
như thế có thể
gọi là người trí.
Người ngu cho mình
là người có trí,
như thế thì thật
là kẻ chí ngu.
Pc. 64
Người ngu suốt đời
gần với người trí
vẫn không biết gì
giáo lý tinh tế
tựa như cái thìa
không biết mùi canh
dầu múc canh hoài.
Pc. 66
Người ngu thiếu trí
thế nên tự ngã
thành ra kẻ thù
sống chung với họ,
mà làm đủ hết
mọi thứ bất thiện,
mà chịu đủ cả
mọi thứ đắng cay.
Pc. 67
Việc ác làm rồi
ăn năn dằn vặt,
khi chịu hậu quả
càng phải than khóc,
nước mắt đầy mặt.
Pc. 69
Việc ác làm ra
khi chưa chín muồi
thì những người ngu
thấy như mật ngọt.
Việc ác như vậy
khi đã chín muồi
thì những người ngu
phải chịu đắng cay.
Pc. 70
Người ngu làm theo
khổ hạnh vô nghĩa,
thì hết tháng này
tiếp đến tháng khác,
cái phước có được
vẫn không sánh bằng
cái phước một lát
tư duy về Pháp.
Pc. 71
Điều ác đã được
người ngu làm ra
thì nó như sữa
không đông lại ngay,
mà nó ngấm ngầm
ở trong kể ngu,
như lửa vẫn ngúm
trong lớp tro che.
Pc. 72
Mọi sự sụp đổ
cuả những người ngu
là do xảo thuật
mà người ngu biết,
và do nổi tiếng
mà người ngu có.
Xảo thuật cùng với
nổi tiếng như vậy
làm cho sụp đổ
hạnh phúc người ngu,
làm cho phân hủy
trí thức người ngu.
Pc. 75
Một đường dẫn đến
thế lợi khó lường,
một đường dẫn đến
Niết bàn phi thường.
Hai đường như vậy
khác hẳn với nhau.
Đệ tử Như Lai
hãy thường vận dụng
cái trí xuất sắc
ý thức như vậy.
Đừng ham danh lợi
như những người ngu,
hãy thích Viễn ly
như những người trí.
6. Người Trí
Pc. 76
Người trí là người
khéo léo chỉ lỗi
khiển trách cho ta,
như chỉ cho ta
biết chỗ có vàng.
Hãy biết kết thân
người trí như vậy.
Kết thân người trí
chỉ tốt hơn lên
chứ không xáâu đi.
Pc. 78
Đừng thân bạn xấu!
Đừng thân tiểu nhân!
Hãy thân người hiền!
Hãy thân thượng nhân!
Pc. 80
Người cần tưới nước
thì lo dẫn nước,
người thợ làm tên
thì lo nắn tên,
người thợ làm gỗ,
thì lo uốn gỗ,
người trí thì lo
thuần hóa tâm mình.
Pc. 81
Tảng đá vững vàng
thì luồng gió nào
cũng không đủ sức
làm cho lay động.
Cũng là như vậy,
mọi sự khen chê
không thể làm cho
người trí xao động.
Pc. 82
Hồ nước mà sâu
thì lắng và trong,
cũng là như vậy,
người trí đã được
nghe giáo lý rồi,
toàn bộ tâm thức
đã lắng lại trong.
Pc. 83
Người trí siêu thoát
một cách toàn diện,
ái dục cũng không
còn gì để nói.
Thế nên vui thích
không làm người trí
bồng bột hăng lên,
khổ sở cũng không
làm cho người trí
suy sụp rũ xuống.
Pc. 84
Không vì bản thân,
không vì tha nhân,
vì con, vì của,
sự nghiệp ngai vàng,
không vì gì hết
mà làm điều ác.
Không tìm thành công
bằng cách bất chính.
Người trí như thế
mới thật là người
đã có đức hạnh
lại có trí tu?,
có cả giáo lý
mà Phật đã dạy.
Pc. 86
Ai làm và nói
đúng với giáo lý
thì có thể đến
bờ bến bên kia,
có nghĩa vượt qua
cái biển khó vượt,
đó là cái biển
của ma tình dục.
7 . La hán
Pc. 90
La hán là bậc
đi hết hành trình,
ưu phiền chấm dứt,
siêu thoát hoàn toàn
ràng buộc dứt hết,
hết sạch nhiệt độ.
Pc. 91
Tận lực, chuyên chú,
vị A La Hán
không còn lưu luyến
nơi trú ẩn nào.
Như con Thiên nga
bay khỏi ao đầm,
vị A La Hán
bỏ lại đằng sau
mọi nơi trú ẩn.
Pc. 92
Vị A La Hán
không tích trữ gì.
Ăn uống thì xét
và nghĩ chính xác,
rằng nay chỉ để
cho đời làm phước.
Các vị thuần thục
đường đi của mình
đó là Giải thoát:
không còn thực chất
và cả dấu vết
của tham sân si.
Đường đi như vậy
y như con chim
bay trong không gian,
không ai có thể
vẽ lại cho được
đường bay của nó.
Pc. 95
Vị A La Hán
tính khí an nhiên
như đám đất lớn:
không còn cuồng nộ,
như cột trụ to:
không còn lay động,
như hồ nước sạch:
không còn bùn dơ.
Không còn luân hồi
là chính các vị.
Pc. 96
Vị A La Hán
tâm ý trầm tĩnh
nói năng trầm tĩnh
cử động trầm tĩnh,
lại còn có đủ
tuệ giác trọn vẹn
giải thoát trọn vẹn.
Thanh tịnh quân bình
là chính các vị.
Pc 97
Vị A La Hán
không tin theo ai,
đích thân làm chứng
thể hiện trạng thái
"Không còn phát sinh".
Trạng thái như vầy
cắt đứt hệ lụy
chấm dứt cơ hội
tách rời ái dục.
Tối thượng đích thực
là chính các vị.
8. Số Ngàn
Pc. 100
Nếu nghe hay đọc
cả ngàn lời nói
không có ý nghĩa,
không bằng một lời
nghe hay đọc rồi
ổn định, thích thú.
Pc. 101
Nếu nghe hay đọc
ngàn bài chỉnh cú
không có ý nghĩa,
không bằng một bài
nghe hay đọc rồi
ổn định, thích thú.
Pc. 103
Chiến thắng triệu người
tại bãi chiến trường,
cũng vẫn không bằng
chiến thắng bản thân.
Chiến thắng bản thân
mới là chiến công
trội hơn tất cả.
Pc. 104
Chiến thắng bản thân
thì vẻ vang hơn
chiến thắng người khác.
Thế nên những người
khéo thuần hóa mình
thì sống thường xuyên
với sự tự chế.
Pc. 105
Thiên thần, Nhạc thần,
Ma vương, Phạm vương
bị đánh bại cả,
không thể thắng nổi
người đã thành công
chiến thắng bản thân.
Pc. 106
Liên tiếp trăm năm,
mỗi tháng xuất ra
hàng ngàn tiền của
hiến cúng bao nhiêu
những đối tượng khác,
cũng vẫn không bằng
chốc lát hiến cúng
một bậc thành công
tự sửa bản thân.
Sự hiến cúng này
tốt hơn hiến cúng
các đối tượng khác
suốt cả trăm năm.
Pc. 110
Sống cả trăm năm
mà là buông thả
mà là hiếu động,
thì không thể bằng
sống chỉ một ngày
mà rất quan tâm
nghiêm giữ giới luật
tu tập chỉ quán.
Pc. 112
Sống cả trăm năm
biếng nhác trì trệ,
không bằng chỉ sống
một ngày mà lại
tinh tiến hết mình.
Pc. 115
Sống cả trăm năm
mà không thấy biết
giáo lý tối thượng
không bằng chỉ sống
một ngày mà biết
giáo lý như vậy.
9. Điều ác
Pc. 116
Hãy gấp rút lên
mà làm việc lành!
Hãy chế ngự lại
cái tâm làm ác!
Hễ chậm làm lành
thì cái tâm ta
lại thích làm ác.
Pc. 119
Việc ác làm ra
mà chưa chín muồi,
thì người làm ác
có thể gặp hay.
Việc ác chín muồi,
thì người làm ác
phải chịu khốn khổ.
Pc. 120
Việc lành làm ra
mà chưa chín muồi,
thì người làm lành
có thể gặp dở.
Việc lành chín muồi,
thì người làm lành
được hưởng yên vui.
Pc. 121
Chớ có khinh thường
việc ác nhỏ nhặt,
cho rằng hậu quả
không đến với ta.
Nước giọt tuy nhỏ,
giọt mãi đầy bình.
Người ngu làm ác
mỗi lần một chút
dồn lại thành ra
kẻ ác tràn đầy.
Pc. 122
Chớ có khinh thường
việc lành nhỏ nhặt,
cho rằng hậu quả
không đến với ta.
Nước giọt tuy nhỏ,
giọt mãi đầy bình.
Người trí làm lành
mỗi lần một chút
dồn lại thành ra
người lành tràn đầy.
Pc. 124
Bàn tay không có
một thương tích nào,
có thể dùng nó
cầm nắm thuốc độc,
bởi vì thuốc độc
không thể làm hại
bàn tay không có
một thương tích nào.
Nên không làm ác
thì không bị ác.
Pc. 126
Loài người tuy cùng
sinh từ thai mẹ,
có kẻ làm ác
sinh vào cảnh khổ,
có kẻ làm lành
sinh được cảnh vui,
có người sạch hết
mọi thứ ô nhiễm
thể nhập Niết Bàn.
Pc. 127
Không phải không gian
không phải biển cả
Không phải hang động,
cả thế giới này
không một nơi nào
có thể trốn thoát
kết quả điều ác.
10. Dao gậy
Pc. 129
Tất cả mọi người
cùng sợ dao gậy
và sợ chết chóc
cứ tự coi mình
mong muốn thế nào
thì biết người khác
cũng muốn như vậy,
chớ có tự mình
hay xúi người khác
làm việc giết hại.
Pc. 131
Ai cũng như ai
mong muốn hạnh phúc.
Như vậy kẻ nào
sử dụng giao gậy
đối với người khác
để mưu hạnh phúc
cho bản thân mình,
thì những kẻ ấy
không được hạnh phúc.
Pc. 133
Chớ nói thô lỗ!
Nói mà thô lỗ
thì bị nói trả!
Lời nói độc địa
đau không chịu nổi!
Lời qua tiếng lại
thì như dao gậy
đánh đập lẫn nhau.
Pc. 135
Như kẻ chăn bò
cầm gậy xua đuổi
đàn bò đi ra,
cũng là như vậy
mà sự già chết
xua người ra đi
khỏi đời sống này.
Pc. 143
Đời này hiếm có
người biết khiêm tốn
và biết tự chế
để tránh khiển trách
như con ngựa hay
biết tránh roi vọt.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2020(Xem: 6641)
Tại Việt Nam, nơi có dân số khoảng 97 triệu nhân khẩu, Vương quốc Campuchia với dân số khoảng 16,24 người, đều không có trường hợp tử vong do đại dịch Virus corona chủng mới. Tại Vương quốc Thái lan, nơi có dân số 70 triệu người, có 58 người tử vong do nhiễm Covid-19 (Lưu ý: So với Vương quốc Anh, nơi có dân số gần 66 triệu người, đã có hơn 45.000 người chết). Về việc phòng chống đại dịch Virus corona, tại sao các quốc gia nêu trên lại hoạt động phòng chống đại dịch tốt hơn các quốc gia khác trên thế giới? Họ đều là những quốc gia Phật giáo. Sự thành công của công tác phòng chống đại dịch hiểm ác này có liên quan gì đến văn hóa Phật giáo bản địa không?
10/07/2020(Xem: 8240)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
09/07/2020(Xem: 7279)
Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là mục tiêu tu hành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Những điều này là căn bản làm người, là nền tảng tu hành, và là tiêu chuẩn của chánh quyền. Sáu Đại Tông Chỉ này là sáu con đường sáng. Nếu nhớ được sáu đại tông chỉ này, quý vị có thể thành Phật. Tôi đưa ra sáu đại tông chỉ này cho những người muốn thành Phật, thành Bồ Tát, muốn thành Thanh Văn, A La Hán. Đây là những tông chỉ quan trọng nhất. Nếu thực hành được, quý vị có thể dùng suốt đời, mà vẫn không tận dụng hết được!
08/07/2020(Xem: 6434)
Không còn nghi ngờ gì nữa, khẩu trang đã đóng một vai trò trung tâm trong các chiến lược đối đầu với dịch bệnh COVID-19 của chúng ta. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa SARS-CoV-2 mà còn nhiều loại virus và vi khuẩn khác. Cũng không khó để nhận ra rằng khẩu trang đã và đang có xu hướng trở thành quà tặng, chương trình khuyến mãi của nhiều hoạt động kinh doanh. Chạy đua xu hướng "bán hàng tặng kèm khẩu trang", trên các website thương mại điện tử, nhiều gian hàng cũng đua nhau áp dụng hình thức kinh doanh này. Kết quả như thế nào? Nhiều gian hàng đã thấy được hiệu quả rõ rệt khi lượt khách đặt mua tăng mạnh, họ đã vượt qua cơn ế ẩm nhờ tặng kèm khẩu trang. Tương tự, các nhà hàng, tiệm nails, cửa hàng…đều đang theo xu hướng tặng khẩu trang cho khách, vừa để tuân theo trật tự “bình thường mới” trong xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của cả khách hàng và chính mình. Thử tưởng tượng, quý vị bước vào một tiệm nails nhưng quên mang theo khẩu trang, không sao, nhân viên mang cho quý vị m
05/07/2020(Xem: 4928)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một ngôi làng gọi là Taktser ở đông bắc Tây Tạng, trong một gia đình nông dân. Đức Thánh Thiện được công nhận vào lúc hai tuổi, phù hợp với truyền thống Tây Tạng, như tái sanh của người tiền nhiệm, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Đức Phật Từ Bi, nguyện tái sanh để phụng sự loài người. Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là “Đại dương của trí tuệ.” Người Tây Tạng thường liên hệ đến Đức Thánh Thiện như Yeshe Norbu, “Viên ngọc ước,” hay đơn giản là Kundun, có nghĩa là “Thị Hiện.”
25/06/2020(Xem: 6615)
Câu nói: ướp xạ xông hương như đã trở thành quen thuộc với mọi người nên cũng chẳng mấy ai quan tâm tới, tuy nhiên áp dụng “xông ướp” vào huân tập là điều không đơn giản, nên cần phải quan tâm sâu rộng hơn tới hai điểm: thứ nhất là từ Hán Việt có những nghĩa: tập nhiễm, xông ướp, in sâu nơi tâm thức; thứ hai là khó hiểu, vì không thể hình dung rõ ràng. Huân tập là động từ như lực làm thay đổi tâm sinh lý con người rất tinh vi nên cần phải gia tâm hơn, vì nó ảnh hưởng về hai mặt tiêu cực và tích cực, cũng như thiện và bất thiện.
24/06/2020(Xem: 5216)
Tạo ra một cuộc sống Hạnh phúc cho riêng bản thân và gia đình là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người Mỹ. Mặc dù những điều cụ thể làm cho chúng ta Hạnh phúc có thể khác nhau đối với mỗi chúng ta, nhưng tất cả chúng ta đều biết Hạnh phúc khi chúng ta trải nghiệm nó: Đó là cảm giác hài lòng chung mà chúng ta đang sống một cuộc sống có mục đích, thỏa mãn.
24/06/2020(Xem: 5652)
Một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với tư thế ngồi cao 13,7 mét (45-foot) được dựng lên ở khu Chittagong Hill, Bangladesh trên cơ sở của ngôi Già lam Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha Vihar (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và bất ổn.
24/06/2020(Xem: 5808)
Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa lịch sử và khảo cổ học cho biết, những bức bích họa tranh tường màu sắc rực rỡ và tàn tích Phật giáo được khai quật tại Cộng hòa Uzbekistan, một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3, đã làm sáng tỏ sự hấp dẫn về sự lan tỏa nghệ thuật Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa cổ đại.
24/06/2020(Xem: 8561)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]