Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Già yếu - Old Age - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

11/04/201320:25(Xem: 16395)
Phẩm Già yếu - Old Age - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Kinh Pháp Cú

Phẩm Già yếu - Old Age

Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Nguồn: Thầy Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

Ko nu haaso kimaanando nicca.m pajjalite sati
Andhakaarena onaddhaa padiipa.m na gavessatha. -- 146


What is laughter, what is joy,
when the world is ever burning?
Shrouded by darkness,
would you not seek the light? -- 146


146. Hân hoan vui thú gì,
Khi trần gian hực lửa?
Tối tăm mãi vây bủa,
Sao không tìm ánh dương?


Passa cittakata.m bimba.m arukaaya.m samussita.m
Aatura.m bahusa'nkappa.m yassa natthi dhuva.m .thiti. -- 147


Behold this beautiful body, a mass of sores,
a heaped-up (lump), diseased, much thought of,
in which nothing lasts, nothing persists. -- 147


147. Nhìn hình hài xinh đẹp,
Một khối nặng khổ đau,
Bịnh tật, nhiều lo nghĩ,
Có gì vĩnh cửu đâu!


Pariji.n.namida.m ruupa.m rogani.d.dha.m pabha'ngura.m
Bhijjati puutisandeho mara.nanta.m hi jiivita.m. -- 148


Thoroughly worn out is this body,
a nest of diseases, perishable.
This putrid mass breaks up.
Truly, life ends in death. -- 148


148. Thân xác này kiệt quệ,
Ổ tật bịnh hoại hư,
Khối nhiễm ô tan rã,
Chết kết thúc mạng người!


Yaani'maani apatthaani alaapuuneva saarade
Kaapotakaani a.t.thiini taani disvaana kaa rati. -- 149


Like gourds cast away in autumn
are these dove-hued bones.
What pleasure is there
in looking at them? -- 149


149. Những que xương trắng đục,
Như trái bầu mùa thu,
Bị vất nằm lăn lóc,
Vui sướng gì ngắm ư!


A.t.thiina.m nagara.m kata.m ma.msalohitalepana.m
Yattha jaraa ca maccu ca maano makkho ca ohito. -- 150


Of bones is (this) city made,
plastered with flesh and blood.
Herein are stored decay, death,
conceit, and detraction. -- 150


150. Thành này xây bằng xương,
Trét tô bằng thịt máu,
Già chết và kiêu mạn,
Hủy báng chứa nơi đây.


Jiiranti ve raajarathaa sucittaa
Atho sariirampi jara.m upeti.
Sata~nca dhammo na jara.m upeti
Santo have sabbhi pavedayanti. -- 151


Even ornamented royal chariots wear out.
So too the body reaches old age.
But the Dhamm of the Good grows not old.
Thus do the Good reveal it among the Good. -- 151


151. Xe vua đẹp sẽ cũ,
Thân xác này sẽ già,
Pháp thiện nhơn bất lão,
Do thiện nhơn truyền ra.


Appassutaaya.m puriso balivaddo-va jiirati
Ma.msaani tassa va.d.dhanti pa~n~naa tassa na va.d.dhati. -- 152


The man of little learning grows old like the ox.
His muscles grow; his wisdom grows not. -- 152


152. Người ít nghe kém học,
Phát triển như trâu bò,
Thịt xương ngày một to,
Trí tuệ chẳng tăng trưởng.


Anekajaati sa.msaara.m sandhaavissa.m anibbisa.m
Gahakaaraka.m gavesanto dukkhaa jaati punappuna.m. -- 153


Through many a birth I wandered in Sa'msaara,
seeking, but not finding, the builder of the house.
Sorrowful is it to be born again and again. -- 153


153. Lang thang bao kiếp sống,
Ta tìm kẻ xây nhà,
Tìm mãi vẫn không ra,
Nên luân hồi đau khổ.


Gahakaaraka di.t.tho-si puna geha.m na kaahasi
Sabbaa te phaasukaa bhaggaa gahakauu.ta.m visa'nkhita.m
Visa'nkhaaragata.m citta.m ta.nhaana.m khayamajjhagaa. -- 154


O house-builder! Thou art seen.
Thou shalt build no house again.
All thy rafters are broken.
Thy ridge-pole is shattered.
My mind has attained the Unconditioned.
Achieved is the end of craving. -- 154


154. Hỡi kẻ làm nhà kia! (1)
Ta thấy mặt ngươi rồi,
Rui mè (2) đòn dông (3) gãy,
Ngươi hết làm nhà thôi,
Tâm ta chừ tịch tịnh,
Tham ái dứt bặt rồi.
(1) Ái dục ; (2) Phiền não;
(3) Vô minh


Acaritvaa brahmacariya.m aladdhaa yobbane dhana.m
Ji.n.nako~ncaa-va jhaayanti khii.namacche-va pallale. -- 155


They who have not led the Holy Life,
who in youth have not acquired wealth,
pine away like old herons
at a pond without fish. -- 155


155. Lúc trẻ không phạm hạnh,
Tiền của chả góp gom,
Như cò già ủ rũ,
Bên hồ không cá tôm!


Acaritvaa brahmacariya.m aladdhaa yobbane dhana.m
Senti caapaa-tikhittaa-va puraa.naani anutthuna.m. -- 156


They who have not led the Holy Life;
who in youth have not acquired wealth,
lie like worn-out bows,
sighing after the past. -- 156


156. Lúc trẻ không phạm hạnh,
Tiền của chả góp gom,
Như cánh cung mòn gãy,
Than dĩ vãng chẳng còn!

TỪ VỰNG VÀ THÀNH NGỮ ANH-VIỆT

(a): adjective; (adv): adverb; (conj): conjunction;
(n): noun; (prep): preposition; (v): verb


Verse - Kệ 146
Laughter (n) : Tiếng cười.
Shroud (v) : Che giấu, ẩn khuất.


Verse - Kệ 147
Behold (v) : Ngắm nhìn.
Pile up (v) : Khối, đống.
Infirm (a) : Ðau yếu, ốm yếu.
Heap up (v) : Chất đống.
Lump (n) : Cục, miếng, khối.
Persist (a) : Còn mãi, dai dẳng, khăng khăng.


Verse - Kệ 148
Thoroughly (adv) : Hoàn toàn.
Worn out (a) : Mục nát, kiệt quệ.
Nest (n) : Tổ, ổ (chim)
Perishabhe (a) : Có thể bị diệt vong.
Putrid (a) : Thối rữa.


Verse - Kệ 149
Gourd (n) : Quả bầu.
Cast (v) : Quăng, ném, liệng.
Dove-hued (a) : Màu trắng đục (màu cổ chim bồ câu)
Bone (n) : Khúc xương, que xương.


Verse - Kệ 150
Plaster (v) : Trét, tô (hồ).
Decay (n) : Tình trạng mục nát.
Conceit (n) : Tính kiêu mạn, tính tự phụ.
Detraction (n) : Sự hủy báng, sự chê bai.
Deposit (v) : Gửi, ký thác.


Verse - Kệ 151
Ornament (v) : Trang trí.
Royal (a) : Thuộc hoàng gia.
Chariot (n) : Xe ngựa.
Reveal (v) : Bộc lộ, tiết lộ.


Verse - Kệ 152
Muscle (n) : Bắp thịt.
Bull (n) : Con bò đực.
Grow (v) : Trở nên, tăng trưởng.


Verse - Kệ 154
Rafter (n) : Rui (ở mái nhà)
Ridge-pole (n) : Ðòn dông.
Shatter (v) : Tan vỡ.
Attain (v) : Ðạt đến.
Dissolution (n) : Sự hòa tan, sự tịch tịnh.
Achieve (v) : Ðạt được.
Craving (n) : Sự thèm muốn, tham ái.


Verse - Kệ 155
Holy life : Ðời sống thánh thiện, phạm hạnh.
Obtain (v) : Thu được, đạt được.
Pine away (v) : Tiều tụy, gầy mòn.
Heron (n) : Con cò.


Verse - Kệ 156
Sigh (v) : Than thở.
Bow (n) : Cái cung.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2020(Xem: 7557)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 8084)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
19/06/2020(Xem: 13277)
Tặng quà cho 285 hộ nghèo Ấn Độ ở 2 ngôi làng Katorwa-Mucharim (gần chùa Kiều Đàm Di VN- Bodhgaya) địa điểm cách Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 7 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree cho phụ nữ, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200 Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác.)
17/06/2020(Xem: 9451)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
17/06/2020(Xem: 6020)
Thật là một điều trùng hợp khi vừa đọc xong bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc được đăng tải trên trangnhaquangduc vào ngày 05/04/2020 là lúc tôi đang ôn lại hết những gì về Duy Thức Học và Vi Diệu Pháp vì thật ra khi đọc kinh sách của Nam Tông và Bắc Tông tôi đã tự nhận thấy Chữ Tâm luôn là đề tài mà người tu học phải tự điều phục và do đó lần nữa Chữ Tâm đã được gặp lại trong pháp môn này nhưng thêm vào chút thâm thuý sâu sắc khi được khảo sát qua ba tiến trình ( THỂ- TƯỚNG - DỤNG ) mà biểu hiện là Ý , THỨC , TÂM .
16/06/2020(Xem: 6766)
Tiến sĩ B. Alan Wallace, học giả, cư sĩ diễn thuyết, tuyên dương diệu pháp Như Lai, đã viết và dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng. Ông không ngừng tìm kiếm các phương thức mới để hòa nhập việc tu tập Phật pháp với khoa học hiện đại và hậu thuẫn cho các nghiên cứu về tâm thức. Ông đã thực hành Phật giáo từ thập niên 1970, đã giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo trên toàn thế giới từ năm 1076. Ông đã dành 14 năm sống trong chốn thiền môn với cuơng vị một tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng và phúc duyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma thế độ xuất gia.
16/06/2020(Xem: 5930)
Dharamshala, ngày 9/6/2020: Ngài Khensur Geshe Tashi Tesering, một vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng cư trú tại Queensland, Australia, cựu trụ trì Tu viện Gyudmey, nằm trong Danh sách Danh dự Sinh nhật Nữ hoàng 2020 vào hôm thứ Hai, ngày 8 tháng 6 năm 2020.
13/06/2020(Xem: 9289)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Nhưng chết rồi cũng chưa hết khổ. Vì tâm thức của con ngườisẽ bị nghiệp lực dẫn đi tái sanh. Nếu đời sốnghiện tại, con người biết tu hành, làm việc thiện lành tránh việc hung ác, thường tạo nhiều phước báo, thì khi chết được tái sanh làm người. Ngược lại sống ở đời với tâm địa ác độc, xấu xa, luôn gây phiền não khổ đau cho người khác,thì sau khi chết bị đọa vào một trong ba đường khổ: súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Và cứ thế hết đời này qua đời khác, chúng sanh cứ như vậy chịu trôi lăn, lặn ngụp, đắm chìm trong bể khổ đường mê, không bao giờ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.
13/06/2020(Xem: 6460)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng nói rằng: “Âm nhạc có khả năng tiếp cận nhiều người hơn”. (‘Music has the potential to reach many more people,’) Đức Đạt Lai Lạt Ma, người gửi thông điệp về từ bi, hòa hợp và hòa bình với nụ cười đầy hỷ xả, đã cuốn hút hàng triệu Phật giáo đồ toàn cầu, đang phát hành một Album Giáo lý và Chân ngôn mật chú hòa âm phổ nhạc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Ngài vào tháng tới.
13/06/2020(Xem: 7839)
Ngay từ những ngày đầu khi mới có lệnh cách giản xã hội (social distancing) TT Trụ trì Thích Nguyên Tạng đã Việt dịch tất cả những tin tức liên quan đến đại dịch đang xảy ra tại Úc và trên thế giới nhiều lần trong ngày cho tất cả những Phật tử trong và ngoài nước trên Viber Đại Gia Đình Quảng Đức và tôi nhờ duyên may nên cũng có tên trong danh sách này . Nhưng vài ngày sau là Thầy Trụ trì đã bắt đầu livestream cho các buổi công phu khuya bắt đầu từ 5:30-6:30 a m mỗi ngày và buổi chiều tiếng đại Hồng chung như chuẩn bị cho những giờ công phu tịnh độ tối của các chùa Đại thừa khi chưa có đại dịch . Rồi sau đó là các buổi sám hối Hồng danh cũng được livestream vào tối ngày 14 âm lịch và tối 29, hay 30 âm lịch mỗi tháng . Thành tâm ngưỡng phục oai nghi của các Ngài , không có mặt Phật tử mà buổi lễ nào cũng trang nghiêm vô cùng , mãi đến 2/6 /2020 số người lạy sám hối được tăng thêm dần dần từ 5 đến 20
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]