Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Bình Yên Trong Gia Đình

11/07/202118:11(Xem: 4601)
Tìm Bình Yên Trong Gia Đình


Tìm bình yên trong gia đình

TÌM BÌNH YÊN
TRONG GIA ĐÌNH

 

Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình.

 

Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây.

 

Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu.

 

Bởi vì quá xúc động!

 

Bởi vì cảm nhận được, đồng cảm được, thấu cảm rõ. Những tâm sự, gút mắc, những bâng khuâng, những bối rối, trăn trở, những nỗi khổ, niềm đau, những tuyệt vọng,… rất chân thực trong những hỏi đáp đã được chọn lọc tinh tường khiến cho những câu chuyện trong cuốn sách khiến tôi và chắc chắn nhiều độc giả đều nhận ra bản thân mình hoặc đâu đó tìm thấy gia đình mình có mặt ở trong những hoàn cảnh ấy.

 

Những câu chuyện khiến trái tim tôi thắt lại…

 

Sau hồi lâu nặng lòng đó, tôi mở cuốn sách trở lại. Tôi lựa chọn đọc tiếp, giống như lựa chọn đối mặt, quyết định đi tiếp chặng đường đang đoạn gập ghềnh, đang hồi sóng gió, chông gai. Và bởi ngay đằng sau mỗi câu chuyện, mỗi câu hỏi thắc mắc, đều có sự giải đáp, nâng đỡ, dìu dắt đầy TỪ BI và TRÍ TUỆ từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh và quý thầy, quý sư cô, những bậc chân tu tinh tấn và chánh niệm. Càng đọc tôi càng thấy mình yên tâm nương tựa và học hỏi để tháo gỡ, để thông suốt được rất nhiều vấn đề, để giải quyết các khó khăn nổi trội trong gia đình, từ những lời khuyên và chỉ dẫn ân cần, đầy tình thương và sự hiểu biết.

 

Cuốn sách gồm 6 phần rành mạch: Những khó khăn trong gia đình; Tâm sự của cha mẹ với con cái; Tâm sự của con cái; Thiết lập niềm tin trong cuộc sống; Truyền thông với người đã mất;  và thực tập chánh niệm trong gia đình. Từng chương làm tôi đọc rất chăm chú, như khám phá, như chắt lọc kim cương, như nhặt đá quý mang về nhà mình.

 

Thực vậy, “không có bùn thì chẳng có sen”. Bình yên là sau khi đã đi xuyên qua đau khổ, đã học được điều cần học, đã có ý thức TÌM KIẾM trí tuệ, đã SUY NGẪM đủ hiểu biết cách để làm khác đi, đã LỰA CHỌN và RA QUYẾT ĐỊNH sống khác đi, đã HÀNH ĐỘNG khác đi để cắt đứt vòng lặp cũ, làm mới, sống một lối sống mới và có một cuộc đời mới – BÌNH YÊN, HẠNH PHÚC hơn.

 

Tâm trí chúng ta cho dù có những lúc nói hoặc cảm thấy hoặc thậm chí chắc chắn rằng không yêu, không còn yêu, không muốn yêu, không muốn ở lại, không muốn quay về nhưng thực ra bản năng, trái tim, máu huyết chúng mình rất yêu, rất muốn ở lại, rất muốn quay về nên mới cảm thấy đau đến thế, khắc khoải thế, băn khoăn, trăn trở, trống rỗng như thế... Gia đình của chúng ta mà. Người thân của chúng mình mà. Chúng ta có thể rời đi đâu được, có thể tránh né được bao lâu!

 

Gấp sách lại, tôi nhắc mình: Quay về đi thôi! ĐỐI DIỆN, CHỮA LÀNH, LÀM MỚI NÀO!. Chúng ta, may mắn thay, còn có những bậc thiện tri thức bên cạnh, còn có TỪ BI và TRÍ TUỆ dẫn đường đây. Về thôi, BUÔNG khổ đau ra là bình yên hiển lộ ngay mà.

 

Và chúng tôi đã may mắn mời được 3 vị khách mời đặc biệt là thầy Pháp Đăng, một đệ tử lớn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tác giả của cuốn sách “Trị liệu ung thư bằng chánh niệm”, hiện đang tu tập tại Mỹ cùng với chị Mỹ Hằng, Nhà sáng lập và điều hành doanh nghiệp xã hội An Ban và chị Nguyễn Hương, Phó Tổng giám đốc công ty sách Thái Hà đến giao lưu về chia sẻ về cách để có bình yên trong gia đình.

 

Chúng tôi quyết định đặt tên chương trình là “Nguồn cội” để nhắc nhau tìm về nguồn cội, tìm về với gia đình bình yên của mình. Chương trình sẽ diễn ra từ 19h30 đến 21h30, chủ nhật, ngày 25/07/2021 để tất cả cùng nhau tìm lại hạnh phúc tự nơi ta, gia đình ta, kiến tạo một môi trường bình yên.

 

Tìm bình yên trong gia đình-2


Vì đang diễn ra dịch Covid tại Việt Nam nên buổi giao lưu sẽ diễn ra online trên nền tảng zoom. Chúng tôi mong thật nhiều người tham dự để thật nhiều người, thật nhiều gia đình tìm lại được bình yên. Bất cứ ai đọc cuốn sách này rồi đều có thể đăng ký tham gia.  Link sự kiện tại https://fb.me/e/1zz8DtLTW

 Link đăng ký và gửi câu hỏi qua: https://forms.gle/ZAz2ZbJAGZLka6GD9

Tôi là người trực tiếp đã hưởng lợi từ cuốn sách, từ việc đọc và ứng dụng sách nên chỉ phát nguyện để cả trăm người đủ phước lành tham dự. Nguyện bình yên đến với mỗi gia đình, nhất là khi Covid đang hoành hành dữ dội như thế này. BÌnh yên trong gia đình bây giờ đang cần hơn bao giờ hết.

 

Hồng Phúc




facebook-1


***
youtube
 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2011(Xem: 6418)
Đã sanh ra đời thì ai chẳng có một lần chết, thế nhưng mấy ai chịu khó chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mình hoặc cho thân nhân mình, hầu khi lâm sự có đủ bình tĩnh lo hậu sự viên mãn cho thân nhân hay có thể tự mình đón nhận cái chết nhẹ nhàng an lạc. Tác giả, thời trung niên tuy thường gia tâm học hỏi Phật Pháp, nhưng đối với vấn đề sống chết có phần lơ là, mãi đến khi tuổi đã gần bảy mươi mới tìm hiểu cẩn thận và khám phá những sơ sót thời trẻ, nên tạm ghi sơ lược vài nét chánh cho thân hữu bận rộn tạm có chút khái niệm để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
18/03/2011(Xem: 5003)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo.
17/03/2011(Xem: 7294)
Phật giáo gọi nghiệp là (kamma). Kamma gồm nghiệp thiện, nghiệp ác. Theo Dhamma thiền Vipassaana gọi là Sanhara. Sanhara là phản ứng của tâm và tinh thần, hình thành hành động có dụng ý, tạo nên nghiệp. Nghiệp mang lại hậu quả trong tương lai, hậu quả xấu do nghiệp ác, hậu quả tốt do nghiệp thiện. Nghiệp liên quan chặt chẽ với nhân quả. Có nghĩa là trồng cây gì (nhân) ta hưởng trái đó (quả). Không thể trồng cây ớt mà hưởng cà được. Nhân quả này cũng là luật thiên nhiên trong qúa trình sinh hoại của vạn vật.
17/03/2011(Xem: 5809)
Nói tới chuyện Nhân Quả một số người khinh thị, cho đó là lạc hậu, lỗi thời, quê mùa giống như chuyện “Rắn Báo Oán” chẳng hạn. Thế nhưng Luật Nhân Quả lại là định luật bất biến chi phối sự tồn vong của khoa học. Nếu mai đây khí Hydrogen và khí Oxygen hợp lại mà không thành nước thì khoa học sụp đổ, cuộc sống con người và thiên nhiên đảo lộn hòan tòan.
16/03/2011(Xem: 6512)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không chophép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấnđề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng,các câu phát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sáchgiúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạnnào cũng được.
15/03/2011(Xem: 11581)
Trời tu viện rộng và đẹp, sáng nay mây ngoài biển đã kéo vào chưa? Thôi, xin mời thầy hãy vào cốc Trăng Lên, nhóm lửa và thêm chút củi vào cho ấm.
12/03/2011(Xem: 6986)
Hỡi các tín đồ! cho dù ngày bây giờ hay vài năm tới hoặc 100 năm sau con người có thể chưa sáng chế được thiết bị để “ giải mã” tiếng kêu của các loại vật bị con người giết hại thì cũng đã đến lúc chúng ta cũng cần phải dừng lại để lắng nghe, để ngắm nhìn, để quan sát, để tận mắt nhìn thẳng vào mắt những loài vật xung quanh ta trước khi ta giết hay cho vào miệng ta đã nhé.
08/03/2011(Xem: 5345)
Kiến tạo lại mộttrong hai pho tượng Phật khổng lồ ở Bamyan tại A-Phú-Hãn (Afghanistan) là mộtcông trình có thể thực hiện được. Hai pho tượng này bị các người Hồi giáoTaliban đặt mìn phá tan vào năm 2001.
02/03/2011(Xem: 6735)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
02/03/2011(Xem: 6746)
Học thiền, chúng ta học Pháp Bảo Ðàn mà không học Tín Tâm Minh là không được. Tổ chỉ tóm gọn tinh yếu của thiền, bao nhiêu lời, bao nhiêu chữ đề là Tín Tâm Minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567