Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời đầu tái bản năm 2020 của quyển Thiền Môn Nhật Tụng

16/01/202116:21(Xem: 10091)
Lời đầu tái bản năm 2020 của quyển Thiền Môn Nhật Tụng

htnhudien (15)
Lời đầu tái bản năm 2020
của quyển Thiền Môn Nhật Tụng


Bài viết: HT Thích Như Điển
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước





Đây là quyển Kinh căn bản của các chùa tại Việt Nam vẫn xử dụng hằng ngày trong hai thời khóa tụng công phu khuya và công phu chiều. Ngoài ra những Kinh khác như: Dược Sư, Vu Lan, Báo Ân Phụ Mẫu, Kinh Kim Cang và những bài Sám Nguyện v.v… thì được cho in sau nầy để tiện việc trì tụng. Khi ra ngoại quốc, các chùa Việt Nam vẫn hành trì theo phương pháp cổ điển Hán Việt nầy; nhưng vì một số Phật Tử Việt Nam không rõ các từ Hán Việt lắm; nên năm 1998 chúng tôi bắt đầu cho in hai ngôn ngữ Việt-Đức đi kèm ở phía sau quyển Kinh. Từ đó đến nay đã có những phát triển như sau:

  1. Bản Hán Việt mà chúng ta vẫn thường trì tụng phần lớn được dịch từ bản Hán Cổ của Ngài Hòa

Thượng Xingci người Trung Hoa soạn và chư Tôn Đức Việt Nam chúng ta dịch ra Hán Việt chắc cũng trên dưới 200 năm rồi.

  1. Bản chữ Đức do Tiến Sĩ Markus Guenzel lúc làm luận án Tiến Sĩ tại Đại Học Goettingen, Tiến Sĩ đã

dịch thẳng từ bản Hán Cổ nầy sang Đức ngữ và cho phép chùa Viên Giác tại Hannover xuất bản từ năm 1998.

  1. Bản tiếng Anh do Sư Cô người Đức, Pháp Danh là Ani Jinpa Lhamo(Edith C. Watts) dịch thẳng từ

chữ Đức và được xuất bản chung với tiếng Đức cùng tiếng Hán Việt vào năm 2015

  1. Bản hoàn toàn bằng tiếng Việt do cố Hòa Thượng Thích Thiện Thanh Viện Chủ chùa Phật Tổ tại

Long Beach, California, USA dịch từ chữ Hán sang Việt Ngữ(bản bằng điện tử có đăng trên trang nhà viengiac.de với tiêu đề là: Thiền Môn Nhật Tụng nhiều ngôn ngữ).

  1. Bản Hán Cổ do tài liệu từ Vạn Phật Thánh Thành ở gần San Jose, USA cung cấp và Đại Đức Thích

Hạnh Bổn, đệ tam Trụ Trì Tổ Đình Viên Giác cho vào bản điện tử trên trang nhà viengiac.de.

  1. Bản tiếng Phạn(Sanscrit)trích từ thời công phu khuya của Tu Viện Vô Lượng Thọ nơi Thượng Tọa

Thích Hạnh Tấn Trụ Trì tại Schmiedeberg.(Bản điện tử)

  1. Bản tiếng Nga do Phật Tử Thiện Duyên người Nga nhờ người dịch thẳng từ tiếng Đức sang tiếng

Nga(bản điện tử)

  1. Bản tiếng Pháp do Sư Cô Thích Nữ Đàm Như, chùa Kim Quang tại Paris, Pháp Quốc dịch từ tiếng

Hán Việt và Anh ngữ sang Pháp ngữ(bản điện tử)

  1. Bản tiếng Ý do hai Đại Đức người Ý, Pháp Danh là Tairi cùng Seiun dịch ra tiếng Ý từ tiếng Anh tại

Tu Viện Viên Đức Ravensburg năm 2017.(bản điện tử)

  1. Bản tiếng Na Uy do Thượng Tọa Thích Viên Giác tức nhạc sĩ Phi Long, Trụ Trì chùa Đôn Hậu Na

Uy dịch từ tiếng Anh và Hán Việt sang tiếng Na Uy đang trên đà hoàn thiện(bản điện tử).

Như vậy hiện tại Phật Giáo Việt Nam của chúng ta đã có được 10 ngôn ngữ của quyển Thiền Môn Nhật Tụng nầy. Do vậy những thế hệ đi sau, con em của Quý Vị sẽ có cơ hội tiếp xúc cũng như trì tụng Kinh nầy trực tiếp bằng những ngôn ngữ địa phương trên thì sẽ thâm nhập được Kinh Tạng một cách dễ dàng. Riêng bản tiếng Nga và tiếng Ý thì đã được các chùa tại Nga và Ý in thành Kinh tụng hằng ngày. Quý Vị nào muốn có những bản Kinh văn trên thì xin liên lạc với các chùa sở tại thì sẽ được cung cấp.

Chúng tôi cũng xin niệm ân các dịch giả đã dày công nghiên cứu, tra tìm những ngữ nghĩa thích hợp để dịch Kinh Văn nầy mà không nhận một thù lao nào cả. Ngoài ra năm nay 2020 chùa Viên Giác tại Hannover tái bản(không biết là lần thứ mấy) cũng đã được các Phật Tử xa gần góp phần ấn tống; nên bản Kinh nầy mới được ra mắt với Quý Vị. Xin nguyện cầu phước báu nầy luôn còn tồn tại nơi thế gian nầy và kính chúc bửu quyến của Quý Vị luôn được vạn sự an lành.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh

Tổ Đình Viên Giác Hannover ngày 14 tháng 4 năm 2020. Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển kính ghi lời tựa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2011(Xem: 8708)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 15368)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7360)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 15855)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11251)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9229)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7509)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12046)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11759)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6766)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]