Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Myanmar: Các nhà Khảo cổ học Ấn Độ Tiếp tục Trùng tu Tự viện PG tại Bagan sau Trì hoãn vì dịch Covid-19

09/10/202009:19(Xem: 6392)
Myanmar: Các nhà Khảo cổ học Ấn Độ Tiếp tục Trùng tu Tự viện PG tại Bagan sau Trì hoãn vì dịch Covid-19



Myanmar: Các nhà Khảo cổ học Ấn Độ
Tiếp tục Trùng tu Tự viện PG tại Bagan

sau Trì hoãn vì dịch Covid-19

(Indian Archaeologists Resume Restoration of Pagodas in Bagan, Myanmar after COVID-19 Delay)

 Myanmar Các nhà Khảo cổ học Ấn Độ Tiếp tục Trùng tu Tự viện PG

Viện Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đã tiếp tục công việc trùng tu các ngôi già lam cổ tự ở Vương quốc Phật giáo cổ Bagan ở miền trung Myanmar đã được mệnh danh là thành phố tuyệt vời thứ hai trên thế giới. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, UNESCO đã ghi tên cố đô Bagan của Myanmar là Di sản Thế giới vào ngày 6 tháng 7 năm 2019, sau gần một phần tư thế kỷ, khu phức hợp các ngôi chùa Phật giáo này lần đầu tiên được đề cử. Các ngôi già lam cổ tự đã bị hư hại trong trận động đất lớn vào năm 2016, và Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) đã cam kết tài trợ cho việc trùng tu này.

 

Cùng với đại dịch Covid-19, thời tiết mùa hè nóng ẩm của khu vực đã khiến công việc trùng tu các ngôi già lam cổ tự bị tạm dừng do độ ẩm tương đối trong khu vực từ tháng 6 đến tháng 9 vừa qua đã cản trở công việc xây dựng.

 

Một quan chức cho biết: “Điều kiện làm việc hiệu quả tại Thánh địa Phật giáo cổ Bagan thường niên là từ khoảng tháng 10 đến tháng 5 đến tháng 10”. (The Times of India)

 

Hàng nghìn ngôi già lam cổ tự, bảo tháp, các công trình kiến trúc lịch sử khác nằm rải rác trên các mặt phẳng của Bagan, nằm dọc theo sông Irrawaddy ở phía tây Myanmar. Thành phố Bagan hiện nay nằm ở vùng đất khô, trung tâm Myanma, nằm ở bờ phía đông sông Ayeyarwady, cách Mandalay 145 km về phía Tây Nam, thuộc Vùng Mandalay. Nó có diện tích khoảng 25 dặm vuông với hàng trăm ngôi già lam tự viện Phật giáo cổ kính rêu phong. Những đền chùa này được xây dựng trong khoảng từ giữa thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13, trong thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Theravada, tạo cho nó có một chỗ đứng lâu dài trong nước, nhưng Vương quốc cũng hoan nghênh các hình thức Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông, cũng như Ấn Độ giáo và các truyền thống linh vật bản địa. Những đền chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanma. Vương quốc cổ này đã sụp đổ vào năm 1297 và dân số giảm dần trong các thế kỷ sau đó.

 

Ngày nay có hơn 2.200 ngôi già lam tự viện Phật giáo, và các công trình kiến trúc lịch sử khác, được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 trên vùng đồng bằng cố đô Phật giáo Bagan. Gần 400 ngôi già lam cổ tự đã bị phá hủy và nhiều công trình kiến trúc khác bị hư hại trong trận động đất 6,8 độ Richter vào ngày 24 tháng 8 năm 2016.

 

Một quan chức cho biết: “Một Biên bản Ghi nhớ sau đó đã được ký kết giữa Ấn Độ và Myanmar về việc bảo tồn các ngôi già lam cổ tự bị thiệt hại do động đất ở Bagan vào tháng 5 năm 2018. Viện Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đã xác định 12 ngôi già lam cổ tự sẽ được tu bổ trong giai đoạn đầu với giá (kinh phí 2.864.410 USD), được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA)”. (The Times of India)

 

Trong số các công trình kiến trúc đã được Viện Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) khôi phục có ngôi già lam cổ tự Ananda, một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng và là một kiệt tác của kiến trúc Mon, được xây dựng vào thế kỷ 12. Ngôi già lam cổ tự Ananda bị thiệt hại trong một trận động đất vào năm 1975, mặc dù nó vẫn hoạt động và mở cửa cho du khách thập phương hành hương cho đến khi công việc trùng tu bắt đầu vào tháng 5 năm 2012. Dự án được hoàn thành vào năm 2018 với chi phí 1.573.654 USD.

 

Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi đã thân lâm viếng thăm khu vực này vào năm 2017, thắp nén tâm hương cầu nguyện tại ngôi già lam cổ tự Ananda và khẳng định lại mối quan hệ lịch sử và văn hóa giữa Ấn Độ và Myanmar.

 

Việc tiếp tục làm việc cũng trùng hợp với chuyến thăm gần đây của Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla, Tổng tư lệnh Quân đội Ấn Độ Tướng MM Naravane, người đã dành hai ngày để gặp gỡ các vị quan chức tại đây, bao gồm Cố vấn Nhà nước Myanmar nữ cư sĩ Aung San Suu Kyi, về một loạt các vấn đề song phương, bao gồm việc giải quyết đại dịch Covid-19 đang diễn ra.

 

Theo hồ sơ chính thức, trường hợp Covid-19 đầu tiên được xác nhận tại Myanmar đã được phát hiện vào ngày 23 tháng 3 vừa qua. Kể từ đó, quốc gia Phật giáo này dường như đã thành công trong việc phòng chống đại dịch Covid-19 cho đến tháng 9 vừa qua. Myanmar tình hình đang xấu đo nhanh chóng do nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng nhanh. Tình hình tại quốc gia Phật giáo này hiện rất đáng quan ngại với 1.400 ca bệnh mới và 39 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 trong ngày 7 tháng 10 vừa qua, khi các ca bệnh bắt đầu tăng nhanh chóng từ dưới 1.000 tổng số ca được xác nhận lên đến 21.433 ca vào ngày nêu trên, với tổng số 510 ca tử vong được xác nhận do lây nhiễm đại dịch hiểm ác này.

 

Tỷ lệ lây nhiễm ở nước này hiện tăng gấp 4 lần so với thời điểm một tháng trước. Tình hình dịch diễn biến phức tạp buộc nhà chức trách phải ra lệnh đóng cửa trường học trên toàn quốc và tái áp đặt các hạn chế.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛門 網)

 Vương quốc Phật giáo cổ Bagan ở miền trung Myanmar 1




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8151)
Trong cuộc sống vốn dĩ mang tính chất vô thường biến đổi nầy, chẳng có gì mang tính chất nhất định cả. Vì vậy chư Phật và chư Tổ Sư đã vì đời mà khuyên nhủ chúng ta rằng: "Không có gì là thực tướng. Tất cả chỉ là mộng huyễn mà thôi".
09/04/2013(Xem: 6569)
Bằng tất cả trí tuệ, bạn mới có thể nhìn thấy cuộc đời là một dòng sống tương tác giữa cái này và cái kia, tạo ra một trường thiên diễn vô tận của ráng nắng, của bọt nước, của ánh chớp, của sương, của giấc mơ, của tâm thức giả huyễn – và bằng tất cả tình yêu, bạn có thể lắng nghe nụ cười và tiếng khóc trùng điệp đuổi bắt thay nhau của vạn loại chúng sanh trong thế giới phù hư giả ảo ấy.
09/04/2013(Xem: 18566)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc.
09/04/2013(Xem: 6911)
Theo cách nghĩ thông thường của người bên ngoài cửa chùa, Lục Hòa là một nguyên lý, một nguyên tắc hay qui tắc được áp dụng trong Tăng đoàn để có đời sống hòa hợp. Đơn giản mà nói, cách nghĩ ấy đúng. Nhưng dùng chữ “nguyên lý” hay “nguyên tắc” khiến người ta không khỏi có cảm nghĩ rằng để áp dụng Lục Hòa, tập thể xuất gia có vẻ như phải khép mình vào một thứ kỷ luật khắt khe, đầy khuôn khổ, phép tắc và thiếu tình cảm, giống như kỷ luật quân đội.
09/04/2013(Xem: 12550)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8796)
Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo.
08/04/2013(Xem: 9353)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 6494)
Sáng nay, tôi đang rửa chén đoại trong quán, Thiện Đạt, một Phật tử công quả tại Chùa hớt hải chạy qua quán báo tin: - Anh Thị Chơn ơi! Anh có biết là Thượng Tọa Thiện Thông đã bị đưa vào nhà thương rồi chưa? - Chuyện gì vậy ? Tôi hỏi.
08/04/2013(Xem: 5904)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, . . .
08/04/2013(Xem: 18048)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]