Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày cuối tuần đi phát cháo yêu thương cùng chùa Cổ Am tỉnh Hưng Yên

10/12/201820:20(Xem: 6694)
Ngày cuối tuần đi phát cháo yêu thương cùng chùa Cổ Am tỉnh Hưng Yên

Ngày cuối tuần đi phát cháo yêu thương cùng chùa Cổ Am tỉnh Hưng Yên

Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy.

Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 1

Thế là thầy Vạn Lợi từ Sóc Sơn về Hà Nội để thầy trò chúng tôi đi Hưng Yên. Trời cuối tuần se se lạnh. Mưa nhẹ. Nhưng trong xe ấm áp vô cùng. Ấm tình thầy trò.

Về đến nơi, chúng tôi ngồi ngay với thầy Hạnh Bình, một vị Thượng tọa mà tôi rất kính trọng lâu nay. Chúng tôi ngồi hàn huyên về chuyện tu, chuyện đời, về chuyện sách vở và Phật Giáo. Tâm tình say sưa và không chỉ như tình thầy trò mà như những người bạn tâm giao.
Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 2Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 3

Nhưng ở chùa Cổ Am có một việc là rất thú vị. Đó là nấu cháo mang tặng cho viện Sản Nhi Hưng Yên. Chuyện này thật thú vị.

Từ buổi sáng, các tình nguyện viên đi mua các loại thực phẩm. Nồi cháo yêu thương Cổ Am có đến 15 loại thực phẩm nhé. Từ gạo, hạt sen, đỗ, lạc, bí đỏ, ngô, khoai lang, cà rốt… nhiều lắm. Thật công phu. Cho nồi cháo yêu thương thế đấy.

10h30 tất cả cùng bắt đầu nấu cháo. Nấu bằng tâm của những người con Phật. Nấu bằng tình yêu thương của những tấm lòng chân thật, giản đơn, mộc mạc và chân thành. Để có nồi cháo yêu thương ngon nhất, tình cảm nhất.

Bữa trưa của chúng tôi thật tuyệt vời. Rất giản dị với rau chùa, gạo quê mà ngon đến lạ kỳ. Bữa trà sau ăn trưa cũng rất ý nghĩa. Đượm mùi thơm và tình thầy trò. Tôi được nghe bao chuyện hay và đáng suy nghĩ từ Thượng tọa Thích Hạnh Bình.

Rồi Thượng tọa Thích Quảng Thiện từ đâu xuất hiện. Lạ thật, từ miền Nam mà sao thầy xuất hiện ở đây. Thì ra thầy đi giảng ở Hải Phòng, rồi Thái Bình nên tranh thủ qua thăm thầy Hạnh Bình. Tuyệt vời quá.

Trà ngon, tình thầy trò thắm thiết, bao chuyện hay quên cả nghỉ trưa.

15h00 tất cả cùng chở cháo yêu thương ra bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên. Rồi cùng phát cháo tặng các bệnh nhân nơi đây. 6 thùng cháo ngon lành và thơm phức.
Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 5Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên 4

Chúng tôi múc cháo yêu thương ra từng chiếc cốc.  Các bệnh nhân đến nhận cháo. Ai có cạp lòng hay hay bát thì mang ra nhận. Thật tuyệt vời. Đông lắm. Vui lắm. Tình cảm lắm.

Tôi vừa múc cháo vừa ngắm nhìn các khuôn mặt hạnh phúc và bình an. Tôi thấy có một niềm vui nhỏ trong ngày cuối tuần. Tôi thấy vui khi các cốc cháo, bát cháo, cạp lồng cháo yêu thương cứ thế lan tỏa về các khoa trong bệnh viện.

Đây là bệnh viện Sản Nhi. Trong bệnh viện có biết bao bà mẹ và biết bao con nhỏ. Và những bát cháo yêu thương được chuẩn bị, được nấu, được phụng sự bởi quý thầy và quý Phật tử nơi đây đã và đang ngấm dần vào các mẹ và các con.

Cháo yêu thương từ những tấm lòng của những người tu đang lan tỏa đến bao tâm hồn. Rồi đây các con lớn dần, cháo yêu thương ngấm vào tế bào các con, để yêu thương và trí tuệ lan tỏa sâu vào tâm hồn các con. Cho lâu dài. Cho mãi mãi.

Nồi cháo yêu thương rất giản dị nhưng bao dung, ngon và cần thiết, ấm lòng các mẹ và các con trong mùa đông lạnh.

Những thìa cháo yêu thương như những hạt bồ đề được gieo vào tâm các con và các mẹ. Những hạt bồ đề này sẽ lớn dần và nhất định đơm hoa ra trái. Không phải là tất cả các hạt đều lớn nhưng có lẽ là số đông.

Chúng tôi có Vườn Yêu Thương với rất nhiều cây yêu thương. Vườn Yêu Thương ở Hà Nội sinh hoạt mỗi tối thứ 4 hàng tuần. Nay chúng tôi tham gia mang cháo yêu thương đến các bệnh nhân của bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên. Hạnh phúc lắm. Bình an vô cùng. Vẫn là yêu thương!

Tôi đứng ngắm các con ăn cháo mà thấy có gì đó rất lạ cứ trào dâng trong lòng. Lạ lắm.

Một mặt tôi muốn về Hà Nội. Mặt khác lại muốn quay lạ chùa Cổ Am nơi đang được mở rộng và xây dựng. Một mặt muốn về lại Thủ đô với bao việc giang dở. Mặt khác muốn được tiếp tục bên thầy Hạnh Bình thêm đêm nay nữa.

Nhưng thứ 2, thầy Vạn Lợi phải lên lớp. Phía trước là các quý thầy quý sư cô đang học tại Học viện Phật giáo Sóc Sơn. Mà cũng lạ rằng tôi chưa hề đến thăm, chưa hề có mặt tại cả 2 Học viện Phật giáo ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Giật mình nhớ về buổi ngồi chia sẻ và tâm sự với thầy Viên Trí của Học viện Phật giáo TP HCM nhân hội thảo về Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử hôm trước. Tôi khá bất ngờ khi thầy Viên Trí đặt vấn đề mời tôi về giảng cho học viện. Liệu cư sỹ chúng tôi có thể là giảng viên cho quý thầy quý sư cô đang học ư? Thầy Viên Trí bảo, dĩ nhiên. Thậm chí rất cần là khác. Lạ nhỉ!

Bát cháo yêu thương từ chùa Cổ Am vẫn đang lan tỏa trong tôi. Cháo yêu thương thơm lắm.  Có mùi thơm của 15 loại thực phầm trong nồi cháo. Có mùi thơm của tâm thiện lành của quý thầy và quý Phật tử Hưng Yên. Có mùi thơm của giới hạnh người tu nữa.

Quý thầy chia sẻ với tôi rằng, tết vừa qua, đích thân Chủ tịch tỉnh Hưng Yên vào chùa đón giao thừa và thỉnh chuông đại hồng nguyện cầu cho quốc thái dân an, sơn hà cẩm tú. Tôi vui lắm.

Tự nhiên muốn về chùa Cổ Am nhiều hơn. Về để tham gia cùng nồi cháo yêu thương. Về để được bên thầy Hạnh Bình và thầy  Vạn Lợi. Về để học để tu.

Tự nhiên tôi muốn về chùa Cổ Am đón tết âm lịch năm 2019 này cùng Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, một vị Chủ tịch có tâm Phật, dù tôi chưa biết tên ông.
Hungnm phát cháo bv Sản Nhi Hưng Yên luc o chua Co Am

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch công ty sách Thái Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2011(Xem: 8150)
Ý thức về dòng họ là nét văn hóa tiêu biểu của người phương Đông, ở phương Đông khi nhắc đến một nhân vật, một vĩ nhân hay một người bình thường điều đầu tiên mọi người hỏi đến là tên gì họ gì. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, khi ứng thân trên cuộc đời này ngài cũng là con cháuthuộc dòng họ Thích Ca ở Ấn Độ.
12/01/2011(Xem: 8173)
Trong thời gian giáo lý của đức Phật đươ.c truyền bá khắp nơi trên Á Châu và thế giới, có nhiều trường phái với nhiều lối giải thích về Phật pháp khác nhau đươ.c sinh lên. Mỗi trường phái chú trọng vào một điểm riêng, có một hệ thống thần học riêng và những phương tiện khéo léo riêng biệt. Mặc dù các truyền thống khác nhau ấy có thể không đồng ý về một số điểm trong giáo lý đức Phật, nhưng có một công thức giáo pháp chung mà bao giờ cũng vẫn là trọng tâm của mọi truyền thống, đó là : Tứ Diệu Đế hay là Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm.
11/01/2011(Xem: 13071)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
09/01/2011(Xem: 11603)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
09/01/2011(Xem: 7521)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
06/01/2011(Xem: 9555)
Cũng trên đường Bolsa, nơi cù lao phân chia đại lộ thành hai chiều xe qua lại, người ta trồng một số cây cảnh và sắp một vài tảng đá tạo thành một hòn giả sơn nho nhỏ. Ngay chỗ đó, khách qua lại vẫn thường trông thấy một nhà sư ôm bình bát đứng yên. Đầu đội trời, chân đạp đất. Trời nắng chang chang những ngày vào hạ. Trong các văn phòng, và trên xe, mọi người đều mở máy lạnh. Riêng một nhà sư tuổi trẻ, trang nghiêm đứng ôm bình bát, mắt nhắm lim dim, dáng thẳng, bất động, như một pho tượng.
06/01/2011(Xem: 15894)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
06/01/2011(Xem: 9564)
Nhiều chuyên gia Âu Mỹ cho rằng: Phật tử cũng như người Ấn Độ rất hiền hậu, không thích gây hấn, và rất dễ chung sống hòa bình với người khác. Nhìn Đạo Phật, thấy luôn, đó là những người mang tính hòa giải rất cao. Phật tử không chỉ hòa giải với người khác mà họ còn hòa giải với từng con vật bé nhỏ. Họ không sát sinh, như thể sợ rằng, mình ăn thịt chúng, rồi không thoát được kiếp luân hồi sinh tử, đến một ngày nào lại phải trở thành một con vật nào đó, để cho con vật đã từng bị mình ăn thịt ăn lại.
06/01/2011(Xem: 6966)
Hầu như mọi nỗ lực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnh phúc đích thực. Nhiều người càng cố gắng truy tìm hạnh phúc thì nó càng trở nên xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.
05/01/2011(Xem: 6677)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn thường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh. Có một chàng trai nọ trong lúc đau khổ mới tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng: "Thưa sư phụ, có những lúc con cảm thấy cuộc sống và mọi người muốn nhận chìm con, vậy khi đối diện như thế con phải làm gì ạ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]