Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện ngắn - Câu Chuyện Về Nước Mắt

01/05/201821:03(Xem: 7727)
Truyện ngắn - Câu Chuyện Về Nước Mắt

∞ Truyện ngắn ∞

CÂU CHUYỆN VỀ NƯỚC MẮT

 

 lotus_1

           1- Mỗi lần bị anh Hưng ăn hiếp, nghĩ mình là em, thân nhỏ bé ốm yếu không thể chống cự lại cái ông anh to đùng và mập thù lù kia, ức quá nên Thịnh chỉ còn biết nước… khóc. Khóc thật là to và “đã”. Khóc xong thì thấy nhẹ hẳn cả người, không còn thấy bực tức nữa. Sau đó, nếu mẹ nhìn thấy đôi mắt đỏ sưng trên gương mặt buồn rười rượi của Thịnh, mẹ sẽ thắc mắc hỏi nguyên cớ gì, Thịnh thưa: “Tại con khóc!” Mẹ sẽ gọi anh Hưng đến để la rầy, rồi còn bắt anh xin lỗi em. Nhưng với ba, nếu ba hay chuyện, ba sẽ phán một câu: “Không được khóc. Đàn ông con trai không bao giờ được khóc!”

             Hôm bị thằng Sơn đánh trong giờ ra chơi, Thịnh không đánh lại mà chỉ khóc sướt mướt. Lúc về, ba đến đón, Thịnh méc lại cho ba hay chuyện, ba đã không an ủi dỗ dành mà còn tỏ vẻ bực bội con trai út của mình.  Ba gằn từng tiếng:

“Ba đã căn dặn là đàn ông con trai không được khóc kia mà!?”

“Nhưng con uất ức quá…phải khóc chớ biết làm gì nữa?”

                 “Không khóc. Không bao giờ khóc. Con phải cứng rắn lên, dũng cảm lên cho đáng bậc trượng phu quân tử!”

“Không khóc thì nước mắt dùng để làm gì vậy ba?”

“Đàn ông không có nước mắt, lấy đâu mà dùng để làm gì?”

“Nhưng sao con có?”

                   “Tại con tự tạo ra nước mắt ấy. Nếu con can đảm, cứng cỏi, và luôn chứng tỏ mình có bản lĩnh của phái tu mi nam tử, tự khắc con sẽ không còn giọt nước mắt nào chất chứa trong cái kho nằm bên trong hai hốc mắt của con!”

“Nếu không khóc thì con sẽ làm gì? Đánh lại? Hay phải cười?”

Ba Thịnh suy nghĩ một hồi, mới chậm rãi nói:

 “Con hãy biết nhẫn nhịn. Nhẫn nhịn là đức tính rất tốt. Rất quý báu mà sau này khi con lớn khôn, con vào đời con sẽ thấy rất cần thiết. Anh con mà đánh con, con hãy đứng im hoặc là bỏ chạy, nhưng tuyệt đối không được khóc, rồi có oan ức gì ba mẹ sẽ xử. Còn như bạn nó đánh con, con hãy nhẫn nhịn rồi thưa với thầy cô, chắc chắn thầy cô sẽ không bênh vực cho đứa mạnh hiếp yếu, dữ hiếp hiền…”

“Đã bao giờ ba khóc chưa?”

“Con hỏi đến lúc ba còn nhỏ, hay khi ba đã trưởng thành khôn lớn?”

“Tất cả.”

                   “Hồi ba còn nhỏ hơn con bây giờ, ba cũng hay khóc, chứ khi đã lên mười hai tuổi rồi thì không còn biết khóc là gì nữa. Không còn biết khóc cho đến tận hôm nay.”

                  “Ba xạo bà cố.”

                  “Há, sao dám nói ba xạo bá cố?”

“Tại con nghĩ, kể cả khi ông nội con qua đời, ba cũng không rơi một giọt nước mắt nào sao?”

“Đúng vậy. Ba chỉ khóc trong lòng.”

“Khóc trong lòng là khóc kiểu gì, ba bày cho con khóc đi.”

              “Là khóc kiểu cho nước mắt chảy ngược vào bên trong cơ thể của mình, chảy vào tim, vào lòng, vào lục phủ ngũ tạng của mình, chứ không để một giọt nước mắt nào tuôn rơi ra ngoài cho người khác nhìn thấy. Chỉ có mình cảm nhận được những giọt nước mắt ấy đang chảy đến đâu, nóng hay lạnh, mặn hay cay mà thôi!”

“Ủa, sao hay vậy ba?”

“Hay gì?”

                   “Nước mắt mà cũng có nước mắt nóng, nước mắt lạnh, nước mắt cay, nước mắt mặn nữa sao ba?”

                 “Có chứ. Khi nào con tập luyện cho nước mắt chảy ngược vào trong như ba, thì con sẽ biết được ba không nói dối, không nói ngoa.”

                  “Vậy có loại nước mắt béo, nước mắt ngọt không ba?”

                   “Béo hay ngọt thì chắc là nước mắt của loài cá sấu rồi. Nước mắt của cá sấu là thứ nước mắt giả dối, con đừng bao giờ tin vào thứ nước mắt đó.”

“Lúc ông nội mất, ba không rơi một giọt nước mắt nào ra ngoài thật sao?”

“Đúng. Ba đã không khóc.”

“Có phải vậy là một con người sắt đá, lạnh lùng không ba?”

“Không phải sắt đá lạnh lùng đâu. Ba cũng đã khóc trong lòng kia mà. Vadf thay vì khóc lóc tỉ tê, than van tiếc nuối, ba đã niệm Phật tiếp dẫn cho hương linh ông nội con được vãng sanh cõi an lành.”

“Ông nội của con mất là chuyện đáng khóc lắm chứ. Sao ba không khóc?”

“Vì chính ông nội của con đã căn dặn ba một điều phải nhớ đời.”

“Điều gì vậy ạ?”

“Đàn ông con trai không bao giờ được khóc.”

“Và bây giờ ba truyền dạy lại cho con.”

“Ừ. Con thực hiện được không?”

“Con sẽ cố gắng hết sức. Con sẽ thử…”

                   “Không thử, mà hãy làm thật bằng nổ lực của bản thân, bằng bản lĩnh của một đấng nam nhi chí khí. Đến khi con đã quen với chuyện ấy rồi thì con sẽ không cần phải nổ lực hay cố gắng gì nữa, con sẽ thực hiện được một cách dễ dàng, bình thường.”

“Dạ. Con xin hứa với ba.”

“Vậy mới là con ngoan của ba. Và vậy mới là bậc hảo hớn hào kiệt chứ!”

Thịnh ngồi sau xe, vòng tay qua bụng của ba, ôm siết vào cười sung sướng…

 

 

         2 - Trước ngày lễ Hiến Chương Các Nhà Giáo 20-11 một ngày, cô giáo chủ nhiệm tổ chức một buổi liên hoan ngay tại lớp với sự có mặt của đông đủ học trò. Khách mời của buổi liên hoan nho nhỏ nhưng tràn ngập hoa tươi khoe sắc thắm này là hai cô giáo dạy hai môn phụ Hát Nhạc và Anh Văn, cùng với ba vị phụ huynh trong Ban chấp hành chi hội lớp 6/3 - Lớp của Thịnh. Điều làm cho Thịnh thích thú lẫn hãnh diện là vị Chi hội trưởng của lớp chẳng ai xa lạ, chính là người ba kính yêu nghiêm nghị và đầy “bản lĩnh đàn ông” của Thịnh.

          Sau những lời thưa gửi khai mạc buổi tiệc liên hoan thân mật, cô giáo chủ nhiệm ngõ ý  thỉnh mời vị Chi hội trưởng lên nói đôi lời với học sinh nhân ngày Nhà Giáo. Ba của Thịnh đã không thể từ chối khi mà ba cô giáo, hai vị chi hội phó cùng học sinh cả lớp vỗ một tràng pháo tay thật giòn và kêu.

         Thịnh khoái chí trong bụng, chăm chăm nhìn ba như đang chiêm ngưỡng một thần tượng bóng đá cỡ như Ronaldo của Bồ Đào Nha, hay Messi của Argentina vậy. Ba Thịnh trịnh trọng bước lên đứng trên bục giảng, gần bên bàn của cô giáo. Ông đưa mắt quét một vòng khắp phòng, rồi dừng lại ngay nơi Thịnh ngồi trong chốc lát. Mắt ông lại nhìn ra cửa chính, dường như ném cái nhìn đi thật xa qua dãy lầu đối diện phia bên kia sân trường. Cả phòng im như tờ. Giọng trầm trầm của vị Chi hội trưởng lớp 6/3 từ tốn vang lên:

“Các cháu thương mến! Hôm nay, được sự yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm lớp, chú xin thay mặt cho tất cả các bâc cha mẹ của các cháu lên đứng đây nói chuyện với các cháu nhân ngày lễ Hiến chương các Nhà giáo 20-11. Chú xin các cháu một tràng pháo tay để chú  có đủ  bình tĩnh, và sáng suốt khi đứng một mình trên này…”

Mọi người vui vẻ cười, vỗ tay đôm đốp làm cho không khí trong phòng trở nên thân mật cởi mở… Thịnh cười tít mắt, là người dừng vỗ tay sau cùng. Ba của mình “phông độ” quá mà. Ba của mình có duyên quá mà. Bỗng sắc mặt của ba Thịnh đổi thành nghiêm trang, giọng của ông trầm xuống nghe buồn buồn:

“Chú muốn cho các cháu biết, hồi đầu năm học, trong cuộc họp đầu tiên giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh, cô giáo chủ nhiệm có hỏi ý kiến phụ huynh rằng: Phụ huynh có cho phép giáo viên khẽ vào tay các cháu nếu như các cháu nghịch ngợm, lười biếng học tập hay không?. Sở dĩ cô giáo phải xin ý kiến phụ huynh trước là vì năm ngoái có xảy ra một trường hợp phụ huynh kiện cáo, thậm chí còn đòi hành hung cô giáo khi hay tin con mình bị cô giáo khẽ mấy roi vì cái tội nghịch phá trong lớp. Theo các cháu, nếu như các cháu nghịch phá, lười biếng học hành, thì có đáng bị cô giáo khẽ roi không? Các cháu thật tình trả lời đi!”

Học sinh cả lớp đồng thanh đáp:

“Dạ đáng!”

Ông Chi hội trưởng cười nhếch mép, gật gù:

     “Rất đáng ăn đòn. Nếu ở nhà mà nghịch ngợm, lười biếng học hành, thì các cháu cũng sẽ bị cha mẹ, hay anh chị lớn phạt đòn chứ không lẽ thưởng các cháu ăn kem ly? Chú nói vậy có phải không?”

“Dạ phải!” Cả lớp  hô vang.

                 “Cô thầy ở trường như cha mẹ ở nhà. Cô thầy thay mặt cho cha mẹ mình để dạy dỗ, khuyên răn, giáo dục cho mình trở thành người khôn ngoan giỏi dang. Có đánh mình cũng vì thương mình, có đánh mình thì mình mới sợ đòn mà nghe lời cô thầy dạy. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Nếu cô thầy ghét mình, không quan tâm đến sự tiến bộ của mình, thì cô thầy sẽ bỏ thí, không thèm la mắng, không thèm đánh roi nào chi cho tốn sức hao hơi. Chú nói vậy nghe có phải không?”

“Dạ phải!”

Đưa mắt nhìn khắp phòng, ba Thịnh bỗng hỏi độp một câu:

“Các cháu có biết chú là ai không?”

“Dạ, là ba của bạn Thịnh ạ!” Cả lớp đáp ngay.

“Các cháu biết chú làm nghề gì không?”

“Dạ không ạ!” Cả lớp lắc đầu đồng thanh.

                   “Chú hiện là nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch, cũng là hoạ sĩ vẽ truyện tranh cho các cháu xem nữa, chú làm nhiều nhà lắm. Các cháu có biết nhờ đâu chú đa tài đa năng, chú giỏi như vậy không?”

            Im lặng. Ba Thịnh tiếp ngay:

              “Không nhờ đâu khác ngoài nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Không có thầy cô thì chú chẳng có gì ngoài cái ngu si dốt nát, u mê đần độn!”

            Đám học trò cười khúc khích. Ba Thịnh không cười. Ông nghiêm nghị khẳng định:

              “Đúng như vậy. Đó chính là sự thật hiển nhiên không thể chối cãi. Chú không hề nói chơi nói đùa cho các cháu cười đâu nhé! Tục ngữ ta có câu: Không thầy đố mầy làm nên đó. Các cháu đã học chưa?”

                “Dạ học rồi ạ!” Cả lớp cùng đáp rõ to.

           Tằng hắng một tiếng, ông Chi hội trưởng chỉ ra cửa nói:

                “Khi nãy, chưa đến giờ họp, chú đứng ngoài ban-công lầu bên này, nhìn sang lầu bên đối diện, chú thầy người thầy cũ của mình từ thuở chú còn học tiểu học. Đó chính là thầy Quyền. Đúng vậy, cách đây ba mươi năm, chú là học trò của thầy Quyền. Trông thấy thầy cũ, chú rất muốn chạy qua bên ấy để lạy mà chào thầy, nhưng sợ không kịp giờ. Sau khi mãn cuộc họp này, nhất định chú sẽ qua chào thầy với lòng biết ơn vô bờ bến…”

            Không khí trong phòng chùng xuống. Im lăng. Tiếng quạt trần quay vù vù nghe rõ. Vẻ trầm tư hiện lên trên nét mặt của ba Thịnh, ông nói tiếp:

          “Chính thầy Quyền, người thầy nghiêm khắc đã từng bắt chú quỳ trên sơ mít cả giờ, đã từng véo tai chú mà vặn, đã từng bắt chú chụm các đầu ngón tay lại mà khẽ thước vào mỗi khi chú không học thuộc bài, hoặc không giữ trật tự trong giờ thầy giảng bài. Chính thầy, và nhiều thầy cô khác nữa trong cuộc đời chú, đã uốn nắn cho chú khôn lớn lên, chững chạc đàng hoàng hơn. Chú không bao giờ quên những hình phạt của các thầy cô dành cho chú, chú luôn nhớ và mang đi theo suốt cuộc hành trình dài, để mà tiến bộ, để mà thành công trong sự nghiệp chú đeo đuổi…”

            Giọng của ba Thịnh vang lên sang sảng giữa không khí yên lặng đến thiêng liêng. Thịnh trố mắt há mồm nhìn ngắm ba, nghe từng tiếng của ba với lòng rộn ràng râm ran xúc động lẫn thích thú. Không ngờ ba mình nói chuyện hay như vậy, trầm bổng xuống lên thật lôi cuốn hấp dẫn. Thịnh sướng trong lòng, cứ sợ ba sớm kết thúc buổi phát biểu đầy ấn tượng này. Nhưng ba Thịnh vẫn chưa kết thúc, ông vẫn nói tiếp rổn rảng:

          “Hôm nay, chú đứng bên này nhìn thấy thầy cũ của mình bên kia, thấy thầy tóc đã bạc, thấy thầy da đã nhăn, chắc là thầy cũng sắp về hưu rồi… Chú vô cùng ray rứt ân hận, vì chính sự nghịch ngợm và lười biếng của mình thời thơ ấu, đã góp phần vào những nỗi khổ tâm khiến cho thầy tóc bạc da nhăn. Chú ân hận lắm. Chú ray rứt lắm…”

           Im như tờ. Và thật là bất ngờ, ông Chi hội trưởng hội phụ huynh học sinh lớp 5/3 nói trong nghẹn ngào xúc động:

            “Chú muốn khóc đây… Bây giờ chú khóc đây…”

           Và ba Thịnh khóc thật. Hai hàng nước mắt của ông chảy ròng ròng, miệng ông như méo một bên. Ba cô giáo có mặt trong phòng cũng không mắc cỡ mà thút thít. Có mấy đứa bạn gái của Thịnh cũng rơm rớm nước mắt. Thịnh cũng chảy nước mắt nhìn ba. Ôi, ba mình khóc thật rồi. Không thể tin được, Nhưng không thể không tin được.

 

       

           3- Ba chở Thịnh về nhà…

               Sau một đoạn đường cả hai ba con im lặng, Thịnh mới hỏi:

“Lúc nãy ba khóc thật, hay giả bộ vậy?”

“Ba khóc thật.”

“Đàn ông mà cũng khóc sao ba?”

“Ưm…”

“Ba nói ba không bao giờ khóc mà. Ai cho ba khóc?”

                      “Trái tim ba cho phép ba khóc. Ba được cấp một giấy phép đặc biệt cho ngày hôm nay, thì tội dại gì không khóc?”

“Vì sao ba khóc?”

“Vì…đã lâu lắm rồi ba không được khóc.”

“Sao ba không cho nước mắt chảy vào bên trong?”

                   “Vì nếu cho chảy ngược vào bên trong, thì con và các bạn sẽ không thấy được những giọt nước mắt ăn năn hối hận của ba. Ba muốn con và các bạn trông thấy…”

“Thấy để làm gì vậy ba?”

“Để noi gương. Học trò phải biết tôn kính và biết ơn thầy cô.”

“Đúng là ba đã làm gương. Ba làm nhiều người phải khóc theo. Ba hay quá trời đất luôn đó!”

“Hay thật không?”

“Đúng hay luôn!”

“Vậy từ nay về sau nếu con có thấy ba khóc, thì con đừng có chọc quê ba nhé?”

“Dạ. Con không chọc quê đâu.”

“Con cũng dừng méc cho mẹ biết. Mẹ sẽ cười ba…”

“Con có méc thì mẹ cũng không tin đâu. Mẹ sẽ nói làm gì có chuyện đó!”

“Ừ. Nhưng đừng méc mẹ vẫn hay hơn. Hai cha con mình biết thôi nhé?”

“Dạ. Nhưng ba có cho phép con khóc không?”

                   “Cho. Ba không cấm nữa. Nhưng con phải khóc cho đúng chuyện. Khóc phải có lý do chính đáng. Khóc vì thương nghĩ đến người khác, chứ không khóc vì thương cho bản thân mình. Con hiểu không?”

“Dạ hiểu. Lúc nãy ba khóc là vì… ba thương nghĩ đến công ơn của thầy cô.”

“Đúng rồi. Con thông minh lắm.”

“Vậy … bây giờ con khóc đây!”

“Sao khóc?”

“Vì con đang thương nghĩ đến ba. Ba… tội nghiệp quá!”

“Vậy à? Con khóc đi!”

Thịnh ôm xiết lấy ba. Nước mắt của Thịnh tuôn rơi trong niềm vui hạnh phúc, thấm qua lưng áo của người ba tuyệt vời. Xe chạy rề rề qua phố nhộn nhịp. Thịnh mỉm cười khi nghĩ ra một điều: được khóc sướng thật.

 

 

 

                                                                                   MÃN ĐƯỜNG HỒNG

 

 

 

 

 

Liên hệ:

 

VĨNH HỮU

69 Nguyễn Thái Học

TP. Nha Trang

ĐT: 0902010763

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2010(Xem: 7506)
Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự dạy rằng: “Cúng dường xong, Bồ-tát Hỷ Kiến xuất định và tự nói trong lòng: “ Tuy ta đã dùng thần lực cúng dường Phật, nhưng sao bằng lấy thân cúng dường”. Bồ-tát liền uống các chất thơm, kế uống dầu làm bằng các thứ hoa thơm mãn 1,200 năm, rồi lấy dầu thơm thoa thân, dùng áo báu cõi trời quấn mình trước đức Phật Tịnh Minh Đức, rưới các thứ dầu thơm lên áo và dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân. Ánh sáng tỏa soi 80 ức hằng sa thế giới.
09/11/2010(Xem: 8119)
KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Trường Đại Học Pháp Giới Vạn Phật Thánh Thành Talmage, California
07/11/2010(Xem: 18328)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốt và thông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
07/11/2010(Xem: 9461)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 6784)
Chuyện cô nữ tu ngoại đạo Sundarī và kỹ nữ Ciñcā-māṇavikā có sắc đẹp tuyệt trần nhưng lại mang thân phận thấp hèn, hạ liệt; và cả hai đều bị chết thảm, người thì bị giết rồi cái thây bị chôn trong đống rác, người thì bị đất rút với quả báo địa ngục; hai sự kiện ấy đã dấy sinh trong lòng hoàng hậu Mallikā không biết bao nhiêu là câu hỏi, về nhân quả đời này, đời kia cũng như sự “bí mật” của nghiệp!
06/11/2010(Xem: 12179)
Ngày20 tháng tư nhuận năm Quí Mão(11/6/1963) trong một cuộc diễnhành của trên 800 vị Thượng Tọa, Ðại đức Tăng, Ni đểtranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ quốctế không bị triệt hạ: tại ngã tư đường Phan Ðình Phùng,Lê Văn Duyệt ( Sài Gòn), lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng QuảngÐức phát nguyện tự tay châm lửa thiêu thân làm ngọn đuốc“ thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dướiđây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của Ngài gửi lạicho đời.
06/11/2010(Xem: 7867)
Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.
04/11/2010(Xem: 6999)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
04/11/2010(Xem: 9885)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
02/11/2010(Xem: 8053)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]