Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng lo gì, ban ơi!

29/03/201721:11(Xem: 7018)
Đừng lo gì, ban ơi!



lotus_5

Đừng lo gì, ban ơi!


Phật giáo đã mọc rễ vững chắc ở Úc châu trong mấy thập niên vừa qua, nhờ vào di dân từ các xứ
có văn hóa Phật giáo khác nhau và thế hệ thứ hai gồm những người di cư từ nhỏ và những người
sanh ra tại đây. Cũng nhờ phần nào sự quan tâm của người Úc tới giáo pháp quí báu và nếp sống
(cao đẹp) đã được chứng minh bởi Phật tử thuộc mọi thành phần tại đây. Một số dân Úc nầy có
căn bản đạo đức do đã thực hành Phật pháp từ kiếp trước, hay là họ hoàn toàn mới mẻ đối với
Phật pháp, nên bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi tính chất hòa bình, hòa hợp và cảm thông có được do
sự thực hành Phật pháp về đạo đức, thiền định và minh triết. Do đó, tôi nghĩ điều cần thiết là
Phật pháp phải được giảng dạy bằng tiếng Anh, với các từ ngữ và cách diễn tả dễ hiểu.

Mọi thành phần xã hội, mọi văn hóa và ngôn ngữ đều có những thành ngữ khác nhau, và thành ngữ
thông dụng nhứt ở Úc là "Đừng lo gì, bạn ơi!". Bạn có bao giờ nghĩ "Đừng lo gì, bạn ơi!" nghĩa là gì
nếu được giải mã và phân tích theo cái nhìn Phật giáo? Trong đề mục nầy, chúng tôi sẽ thăm dò
và cố gắng soi sáng thêm ý nghĩa của thành ngữ nầy.

Để bắt đầu, chúng tôi tách nó ra làm hai phần: 1) 'Đừng lo gì' và 2) 'bạn ơi!'. Nói vắn tắt, 'Đừng lo
gì' nghĩa là mình không có tâm lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, hối tiếc hay những thứ như thế - và như
vậy, là một tâm thức không có các nguyên nhân gây ra cảm xúc khó chịu. Đó là tâm thức không
có sự ngu si, bám níu và chối bỏ. Trong khi "bạn ơi!" nghĩa là gọi bè bạn, đồng sự hay thân nhơn.

Bây giờ, hãy nghĩ xem làm sao chúng ta có thể giảm thiểu để cuối cùng tiêu diệt sự lo lắng và
nguyên nhân của nó - bằng cách áp dụng thuốc hay Chánh pháp. Đó là sự thực hành đạo đức,
thiền định và minh triết.

Sống có đạo đức nghĩa là tránh nói điều không thật, nhục mạ hay chia rẽ, dùng ngôn ngữ thô kệch
(khó nghe) và tham gia nói chuyện tầm phào, vô ích. Chúng ta phải nói sự thật, nói để đoàn kết, nói
khéo léo, ngọt ngào và đầy ý nghĩa. Cũng có nghĩa là tránh hành động gây tổn hại. Tránh giết hại,
không lấy những thứ người ta không cho, tránh những hành động gây tổn hại trong khi liên hệ với
người khác - và ngược lại phải tôn trọng sự sống, phải rộng lượng và hành động cẩn trọng, với tình
thương và tình bằng hữu. Bất cứ điều gì ta làm, dầu là trong khi làm việc, học hành, chơi thể thao
hay các môn vui chơi khác - chúng ta phải cư xử hiền từ, không hung hãn và có lương tâm.

Với ý định trong sạch, chúng ta cũng nên hăng hái tham gia thực hành thiền định và cố gắng
giữ cho tư tưởng và nếp sống mình được chánh đáng, loại trừ những thứ tà vạy, phát triển và
gìn gữ sự tỉnh thức và tập trung để đi đến tỉnh ngộ và hiểu biết.

Nói cách khác, chúng ta phải tham dự và thực hành con đường do đức Phật vạch ra là Bát Chánh
Đạo, có thể được tóm gọn qua lời dạy sau đây của Ngài: "Đừng làm việc quấy, chỉ làm việc lành,
lọc sạch tâm mình". Và bạn đừng lo, chúng ta càng làm càng hiểu thêm, và lời dạy nầy càng trở
nên tự nhiên. Nếu sống được như thế, chúng ta sẽ giảm bớt lo lắng và cuối cùng không còn lo lắng
gì nữa.

Bây giờ chúng ta hãy xem tới từ 'bạn ơi!', Bởi vì chúng ta chung sống trong thế giới nầy,
tất cả chúng ta liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả đều là bằng hữu! Do đó, nếu tốt bụng
với chính mình, chúng ta phải tốt bụng với người khác. Tốt bụng với người khác là tốt bụng
với chính mình. Chúng ta đều có khả năng thực hiện sự hòa bình (an lạc) tối hậu, đó là sự giác ngộ.

Chúng ta cần nhớ là 1) Tất cả chúng sanh đều run sợ với ý nghĩ bị làm hại. Biết như thế,
chúng ta nỡ nào làm hại chúng sanh? 2) Biết rằng tất cả chúng ta đều mong cầu hạnh phúc,
bạn hãy vun trồng tình thương cho tất cả, và 3) Tất cả chúng sanh yêu quí nhứt mạng sống
của mình. Tình bạn bao gồm tình thương và sự tương kính.

Như vậy, chúng ta cũng cần phát triển và thực hành Tứ Vô Lượng Tâm là tình thương đại đồng
(Từ), lòng Bi mẫn (thương xót), đức Hỉ (chung vui) và đức Xả (không chấp). Nguyện cho tất cả
chúng sanh có được hạnh phúc và nguyên nhân của hạnh phúc, được thoát khỏi đau khổ và các
nguyên nhân của đau khổ, Chúng ta phải hân mộ và vui tươi với sự thành đạt của người khác,
và luôn luôn giữ cho tâm mình không thiên chấp, bám níu hay ghét bỏ. Những đức tính nầy gọi là
"Vô lượng tâm" bởi vì chúng đem lại lợị ích vô biên cho tất cả chúng sanh, và ta có thể phát triển
chúng đến mức vô hạn.

Sự an tâm thật sự chỉ có thể phát triển bên trong, trong tâm chúng ta - và biểu hiện ra bên ngoài
bằng hành động và lời nói. Chúng ta phải sống theo khuôn mẫu. Phải suy nghĩ, hành động và
phát ngôn với thiện chí nhằm tạo ra sự an ổn, hoà hợp và cảm thông. Nhờ đó, chúng ta có thể
phát huy hay tạo ra hòa bình, và loại trừ sự đấu tranh.

Cũng như viên sỏi ném xuống hồ sẽ tạo thành các gợn sóng lan ra khắp nơi - tư tưởng,
hành động và lời nói của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến tất cả. Do đó chúng ta phải suy nghĩ,
hành động và nóí năng với bốn vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỉ và Xả - đặt cơ sở trên sự hiểu
biết chân thật. Nhờ đó chúng ta có thể đóng góp cho hòa bình thế giới và gây ảnh hưởng
để người khác cùng làm như vậy.

Hãy học tập, thực hành và chia sẻ Phật pháp cho tốt. Rồi chúng ta lúc nào cũng có thể
khuyên nhau là "Đừng lo gì, bạn ơi!"

Mùa Vesak hạnh phúc.

Theo tài liệu " No Worries Mates" Written by ay Dhamma Teacher  Andrew. J. Williams, Melbourne, 14/4/2015

Việt dịch: Thích Phước Thiệt







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2017(Xem: 11822)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12356)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
06/01/2017(Xem: 10737)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tế và cụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ. Dưới đây là một bài giảng ngắn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về một trong các phép luyện tập thiền định chủ yếu và thiết thực của Phật giáo Tây Tạng, là "Phép thiền định gồm bảy điểm" do Atisha (A-đề-sa) đề xướng.
06/01/2017(Xem: 8278)
Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em từng vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã phá thai tới 3 lần.
03/01/2017(Xem: 9790)
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.
28/12/2016(Xem: 12376)
Chùa chiền là chốn Thiền môn thanh tịnh, là ngôi nhà giáo pháp che chở cũng như nuôi lớn tình thương, khơi nguồn trí tuệ và giúp chúng ta giải phóng những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời. Vì thế, người Phật tử tại gia, khi tới chùa không nên làm những điều sau:
27/12/2016(Xem: 6808)
Tôi đi công tác Đà Nẵng. Sau khi Đường Sách Nguyễn văn Bình đi vào hoạt động ổn định từ một năm nay và sau khi lễ khở công Phố Sách Hà Nội đã diễn ra tốt đẹp ngày 19 tháng 12 tại ngay phố 19 tháng 12 để rồi theo kế hoạch, đúng Ngày Sách Việt nam 21/04/2017 sẽ khánh thành, tôi quyết định vào Đà Nẵng để gặp và bàn bạc với lãnh đạo thành phố đáng sống nhất Việt Nam để bàn về Phố Sách nơi đây.
27/12/2016(Xem: 11353)
Hôm nay, ngày 10 tháng 03 năm Ất Hợi, tức là ngày 09 tháng 04 năm 1995, đại chúng đã có duyên về nơi núi Thúy Vân này. Nơi đây có Bảo tháp, có chùa Thánh Duyên. Ngôi chùa Thánh Duyên là tên do vua Minh Mạng sắc phong. Trong bia ký, vua Minh Mạng có ghi rằng: “Phật tức là Thánh, Thánh tức là Phật.
25/12/2016(Xem: 12235)
Tôi tình cờ có được cuốn sách “Nhân tố Enzyme – phương thức sống lành mạnh” của tác giả Hiromi Shinya một cách tình cờ. Tôi đọc ngấu nghiến một mạch hết cuốn sách bởi được dịch giả Như Nữ khuyên rằng tôi rất nên đọc. Phải nói thật rằng, vốn là con mọt sách, mê đọc sách vô cùng, nhưng đã lâu lắm rồi tôi mới đọc được 1 cuốn sách thú vị và bổ ích đến thế. Cá nhân tôi rất ấn tượng với tít phụ trên bìa sách rằng đây là phương thức sống lành mạnh và lời nói đầu đặt ra vấn đề, rằng bạn có thể sống lâu mà không bệnh tật của chính tác giả.
25/12/2016(Xem: 9580)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia là Kondanna (người Trung Hoa phiên âm là Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama, Asaji tại vườn Lộc Uyển (Deer Park). Bài thuyết Pháp này được ghi lại trong Bộ Kinh Tương Ưng (Samyutta Nikaya) quyển V (Pali edition, p.420).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]