Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 3: Con đường quân bình

26/03/201615:06(Xem: 6013)
Bài 3: Con đường quân bình

Bài III
Con đường quân bình
The Balanced Waya voie de l'équilibre

            Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì quả khó tránh khỏi tình trạng bất định hướng của tâm thần. Nếu luyện tập quá nhiều về sự quán thấy thì sẽ bị tràn ngập bởi tư duy, ngược lại nếu gia tăng quá nhiều sự chú tâm thì sẽ khiến tâm thức trở nên bất động và im lìm (bị tê liệt và mất hết sự bén nhạy), không mang lại được sự hiểu biết nào cả. Do đó cần phải giữ sự quân bình giữa hai thể dạng thiền định trên đây: sự tĩnh lặng phải đi đôi với sự quán thấy sâu xa. Không nên để cho thể dạng này lấn lướt thể dạng kia (sự chú tâm mang lại sự tĩnh lặng giúp cho tri thức trở nên bén nhạy giúp mình quán thấy, thế nhưng nếu quá chú tâm vào sự quán thấy thì người hành thiền có thể "quên mất" là phải luôn duy trì sự tĩnh lặng cần thiết hầu tiếp tục "nuôi dưỡng" sự bén nhạy của sự quán thấy). Đấy là cách giúp các bạn nhìn thấy mọi sự vật một cách minh bạch suốt trên con đường luyện tập. Nếu không, các bạn sẽ vẫn còn tiếp tục bị lầm lẫn như trước đây. Chẳng qua vì các bạn quá tham lam muốn quán thấy quá nhiều thứ, tư duy do đó sẽ bị phân tán. Các bạn không còn chủ động được tâm thức mình nữa. Nhiều người thắc mắc và tự hỏi tại sao việc tu tập của mình chưa bao giờ mang lại cho mình một chút trí tuệ nào cả, hoặc là chưa kịp nhận biết được nó thì nó đã lọt ra khỏi tâm thức mình! Tư duy bung ra mọi hướng và các điểm chuẩn đều biến mất.

            Trái lại trong quá trình luyện tập và ngay trong lúc đang hành thiền, các bạn phải tìm mọi cách mang lại sự tĩnh lặng cho tâm thức (không để tư duy và xúc cảm dấy lên). Một khi tâm thức đã thật sự lắng xuống thì tự nhiên nó sẽ có xu hướng lưu lại trong sự tĩnh lặng ấy, hoặc đôi khi nó cũng có thể trở nên trống không, tức không có một sự hiểu biết nào hiện lên với nó. Trong tình trạng đó, dù tâm thức trở nên bình lặng, buông xả, thư giãn trong một khoản thời gian nào đó, thế nhưng tuyệt nhiên cũng sẽ không có một sự quán thấy nào hiện ra cả. Chỉ khi nào các bạn phát huy được sự tập trung (chú tâm) đi kèm với sự quán thấy, thì khi đó việc thiền định của các bạn mới có thể mang lại kết quả. Các bạn sẽ quán thấy mọi sự vật ở cấp bậc sâu kín nhất của chúng và nhờ đó các bạn mới có thể buông bỏ được chúng. Nếu các bạn có xu hướng tập trung quá nhiều vào sự quán thấy, hoặc quá nhiều vào sự tĩnh lặng, thì các bạn sẽ không thể buông bỏ được(nếu còn ở trong tình trạng tĩnh lặng thì không có sự quán thấy để mà buông bỏ, nếu bị tràn ngập bởi sự quán thấy thì sẽ thiếu sự tĩnh lặng và tập trung để nuôi dưỡng sự quán thấy đó). Tâm thức vẫn cứ tiếp tục tìm hiểu điều này hay điều kia, và bám víu vào các sự hiểu biết ấy của nó. Tiếp theo đó, nó lại tìm hiểu thêm các thứ khác nữa, và lại tiếp tục bám vào các thứ ấy. Hoặc nó cũng có thể đơn giản giữ sự im lặng và bám víu vào chính sự im lặng ấy của nó.

            Giữ việc tu tập đúng theo con đường Trung Đạo (ở giữa) không phải là chuyện dễ. Nếu không vận dụng tất cả sức mạnh quán xét của mình thì khó mà thành công. Tâm thức không ngừng bị vướng mắc vào mọi sự vật, lúc thì chúng có vẻ thích thú, lúc thì khó chịu, chẳng qua vì tâm thức không quán xét cẩn thận những gì đang xảy ra. Con đường đó không phải là con đường giúp chúng ta buông bỏ, mà là con đường đầy cạm bẫy, khiến chúng ta tiếp tục bám víu vào mọi sự vật. Nếu không ý thức được tình trạng đang bị vướng mắc và bám víu của mình thì các bạn vẫn còn tiếp tục sống với tất cả sự điền rồ và đần độn của mình. Do đó các bạn phải tiếp tục tập trung sự suy tư của mình cho đến khi nào quán thấy thật minh bạch được tính cách vô thường, khổ đau và vô thực thể (vô ngã, không có cái tôi) của mọi sự vật. Không một chút nghi ngờ nào cả, đấy là cách duy nhất có thể làm chấm dứt mọi sự căng thẳng và khổ đau.

 

 

                                                                                       Bures-Sur-Yvette, 19.03.16

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 21383)
Sa di nam, tiếng Phạn là Sramanera, và Sa di ni là Sramanerika. Sa di thường được dịch là tức từ. Tức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng trái tim của một vị bồ tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được nhắc nhở.
08/04/2013(Xem: 11185)
Chợt thấy xuân mời, vào một sáng ngồi rơi im lặng, hơi thở bay vào trong phong bão, cơn say tỉnh cơn gió mỉm cười, lay cánh mai
08/04/2013(Xem: 7820)
“Tu Bồ Đề! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn sơ nhựt phần dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí; trung nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí; hậu nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí, như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhơn văn thử kinh điển tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ; hà huống thơ tả, thọ trì đọc tụng, vi nhơn giải thuyết”.
08/04/2013(Xem: 6678)
Như mọi người đều biết, Đạo Phật trong suốt những thập niên qua đã có nền tảng khá vững chắc tại phương Tây. Riêng tại Đức, sự tìm hiểu và tu tập giáo lý Phật Đà của người bản xứ ngày càng nhiều thấy rõ. Ở điểm này có rất nhiều lý do để dẫn chứng.
08/04/2013(Xem: 9896)
Trong giới hạn lịch sử ngắn ngủi của loài người trên trái đất, theo nhà khảo cổ Pete Rainier, tính từ thời thượng cổ đến nay, có hơn 1000 tôn giáo đã xuất hiện. Trong đó, có chừng một trăm tôn giáo còn đứng vững cả trăm năm và một chục tôn giáo đứng vững cả ngàn năm.
08/04/2013(Xem: 8247)
Chủ yếu Ðạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ; trước phải giác ngộ nhiên hậu mới ...
08/04/2013(Xem: 12416)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 5941)
Khai Thị [ Tập 1 ] Đại Sư Tuyên Hóa Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành --- o0o --- --- o0o --- | Thư Mục Tác Giả | --- o0o --- Vi tính : Diệu Nga - Samuel Trình bày : Mỹ Hạnh - Nhị Tường
08/04/2013(Xem: 8285)
Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn, nói thành khẩn: - Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì. Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói: - Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa. Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi: - Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?
08/04/2013(Xem: 8218)
Là một con người chúng ta phải có một mục đích cho cuộc sống. Kẻ không theo đúng con đường chính đáng của đời sống sẽ không bao giờ tìm thấy mục đích...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]