Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 3: Con đường quân bình

26/03/201615:06(Xem: 6009)
Bài 3: Con đường quân bình

Bài III
Con đường quân bình
The Balanced Waya voie de l'équilibre

            Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì quả khó tránh khỏi tình trạng bất định hướng của tâm thần. Nếu luyện tập quá nhiều về sự quán thấy thì sẽ bị tràn ngập bởi tư duy, ngược lại nếu gia tăng quá nhiều sự chú tâm thì sẽ khiến tâm thức trở nên bất động và im lìm (bị tê liệt và mất hết sự bén nhạy), không mang lại được sự hiểu biết nào cả. Do đó cần phải giữ sự quân bình giữa hai thể dạng thiền định trên đây: sự tĩnh lặng phải đi đôi với sự quán thấy sâu xa. Không nên để cho thể dạng này lấn lướt thể dạng kia (sự chú tâm mang lại sự tĩnh lặng giúp cho tri thức trở nên bén nhạy giúp mình quán thấy, thế nhưng nếu quá chú tâm vào sự quán thấy thì người hành thiền có thể "quên mất" là phải luôn duy trì sự tĩnh lặng cần thiết hầu tiếp tục "nuôi dưỡng" sự bén nhạy của sự quán thấy). Đấy là cách giúp các bạn nhìn thấy mọi sự vật một cách minh bạch suốt trên con đường luyện tập. Nếu không, các bạn sẽ vẫn còn tiếp tục bị lầm lẫn như trước đây. Chẳng qua vì các bạn quá tham lam muốn quán thấy quá nhiều thứ, tư duy do đó sẽ bị phân tán. Các bạn không còn chủ động được tâm thức mình nữa. Nhiều người thắc mắc và tự hỏi tại sao việc tu tập của mình chưa bao giờ mang lại cho mình một chút trí tuệ nào cả, hoặc là chưa kịp nhận biết được nó thì nó đã lọt ra khỏi tâm thức mình! Tư duy bung ra mọi hướng và các điểm chuẩn đều biến mất.

            Trái lại trong quá trình luyện tập và ngay trong lúc đang hành thiền, các bạn phải tìm mọi cách mang lại sự tĩnh lặng cho tâm thức (không để tư duy và xúc cảm dấy lên). Một khi tâm thức đã thật sự lắng xuống thì tự nhiên nó sẽ có xu hướng lưu lại trong sự tĩnh lặng ấy, hoặc đôi khi nó cũng có thể trở nên trống không, tức không có một sự hiểu biết nào hiện lên với nó. Trong tình trạng đó, dù tâm thức trở nên bình lặng, buông xả, thư giãn trong một khoản thời gian nào đó, thế nhưng tuyệt nhiên cũng sẽ không có một sự quán thấy nào hiện ra cả. Chỉ khi nào các bạn phát huy được sự tập trung (chú tâm) đi kèm với sự quán thấy, thì khi đó việc thiền định của các bạn mới có thể mang lại kết quả. Các bạn sẽ quán thấy mọi sự vật ở cấp bậc sâu kín nhất của chúng và nhờ đó các bạn mới có thể buông bỏ được chúng. Nếu các bạn có xu hướng tập trung quá nhiều vào sự quán thấy, hoặc quá nhiều vào sự tĩnh lặng, thì các bạn sẽ không thể buông bỏ được(nếu còn ở trong tình trạng tĩnh lặng thì không có sự quán thấy để mà buông bỏ, nếu bị tràn ngập bởi sự quán thấy thì sẽ thiếu sự tĩnh lặng và tập trung để nuôi dưỡng sự quán thấy đó). Tâm thức vẫn cứ tiếp tục tìm hiểu điều này hay điều kia, và bám víu vào các sự hiểu biết ấy của nó. Tiếp theo đó, nó lại tìm hiểu thêm các thứ khác nữa, và lại tiếp tục bám vào các thứ ấy. Hoặc nó cũng có thể đơn giản giữ sự im lặng và bám víu vào chính sự im lặng ấy của nó.

            Giữ việc tu tập đúng theo con đường Trung Đạo (ở giữa) không phải là chuyện dễ. Nếu không vận dụng tất cả sức mạnh quán xét của mình thì khó mà thành công. Tâm thức không ngừng bị vướng mắc vào mọi sự vật, lúc thì chúng có vẻ thích thú, lúc thì khó chịu, chẳng qua vì tâm thức không quán xét cẩn thận những gì đang xảy ra. Con đường đó không phải là con đường giúp chúng ta buông bỏ, mà là con đường đầy cạm bẫy, khiến chúng ta tiếp tục bám víu vào mọi sự vật. Nếu không ý thức được tình trạng đang bị vướng mắc và bám víu của mình thì các bạn vẫn còn tiếp tục sống với tất cả sự điền rồ và đần độn của mình. Do đó các bạn phải tiếp tục tập trung sự suy tư của mình cho đến khi nào quán thấy thật minh bạch được tính cách vô thường, khổ đau và vô thực thể (vô ngã, không có cái tôi) của mọi sự vật. Không một chút nghi ngờ nào cả, đấy là cách duy nhất có thể làm chấm dứt mọi sự căng thẳng và khổ đau.

 

 

                                                                                       Bures-Sur-Yvette, 19.03.16

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 9036)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
01/04/2013(Xem: 6867)
Là Phật tử, chúng ta tìm về nơi nương tựa cao quý nhất trên thế gian là Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Ðức Phật tìm ra Con Ðường Giải Thoát, vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ não của kiếp sống triền miên luân hồi trong sinh tử ...
01/04/2013(Xem: 4129)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Ðây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm ...
01/04/2013(Xem: 5383)
Thế giới ngày nay không còn là thế giới của nửa thế kỷ đã qua. Những quan niệm về tốt - xấu đang nhanh chóng đổi thay, những ứng xử tinh thần đang trên đà chuyển biến và quan niệm chung về cuộc sống của con người cũng khác trước nhiều.
01/04/2013(Xem: 6146)
Tiếng Pali của "tám pháp thế gian" là "atthalokadhamma". "Attha" là tám, "loka" là thế gian, và "dhamma" là pháp. Atthalokadhamma còn được dịch là Bát Pháp, hay Bát Phong, là tám ngọn gió làm rung chuyển thế gian ...
01/04/2013(Xem: 8716)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn ...
01/04/2013(Xem: 13696)
Một ngày nóng, rồi một ngày lạnh . Người ta cứ mãi triền miên giữa những cơn nóng lạnh bức bách. Bức bách đến kỳ cùng, cho đến khi lòng người vĩnh viễn đắm chìm tận lòng biển.
01/04/2013(Xem: 8113)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, giáo lý đức Phật và bức thông điệp của Ngài gửi cho nhân loại vẫn còn vững chắc tồn tại với thời gian. Trong những sự nghiệp vĩ đại được xem như vĩnh cửu và bất biến, ta phải kể trước nhất là giáo pháp của đức Phật ...
01/04/2013(Xem: 4398)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ ...
01/04/2013(Xem: 7506)
Một lần nọ, tôi hỏi một vị Sư “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”có phải là câu hay nhất trong kinh Kim Cang không thì Sư nhẹ nhàng bảo không, trong kinh Kim Cang câu nào cũng hay cả! Quả thật dần dần tôi cũng thấy ra kinh Kim Cang chỗ nào cũng hay cả, mà hình như ngày càng hay hơn, nhất là khi… áp dụng vào đời sống hằng ngày, đúng như Edward Conze nói. Cách viết, cách trình bày từng chữ từng câu trong kinh Kim Cang chặt chẽ, thuyết phục và nói chung là… hấp dẫn! Tôibị cuốn hút vào Kim Cang cũng như trước kia với Tâm Kinh. Tâm Kinh- dạycho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử thông tuệ, trí thức nhất của Phật- hình như là để trả lời rốt ráo cho câu hỏi Tại sao,mang tính lý thuyết; còn Kim Cang thì nói cho Tu Bồ Đề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]