Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật tính của chó

19/12/201519:55(Xem: 6753)
Phật tính của chó

Cẩu Tử Phật Tánh

(Phật tính của chó)

*

Phỏng theo sách Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Lê Huy Trứ


Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư  Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình.  Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn.  Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không?  Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.

Con cho co phat tanh

Figure 1 Chó và Thiền Sư

Tuy nhiên, theo tài liệu khác của Thiền Sư Trung Hoa tập 1, có một vị tăng đến hỏi Thiền Sư Triệu Châu: “Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh hay không?” Thiền Sư Triệu Châu trả lời: “Có.” Vị Tăng hỏi: “Tại sao con chó có Phật tánh mà lại chui vào đãy da như thế?” Thiền Sư Triệu Châu nói: “Vì biết mà cố phạm.”   Chó biết [anh minh] tự có Phật Tánh mà cố tình vi phạm [vô minh] chui vào đãy da...chó?  Thiện tai!  Thiện tai!

Con cho co phat tanhFigure 2 Thiền Sư Chó


Nhân tiện đây, nói về một chữ Vô (không) của thiền sư Triệu Châu, nếu đọc trong Triệu Châu Lục, rõ ràng là thiền sư đã trả lời “không” (Vô) để đối lại với “có” (Hữu) mà thôi.

Nguyên điển chép thế này: Có người học thiền hỏi: Con chó cũng có Phật tính chứ?

Sư đáp: Không đâu. (Tiếng Việt chúng ta chỉ có một chữ Không thay vì vô, phi, bất, mậu như tiếng Tàu cho nên rất khó diễn tả rốt ráo tánh Không trong Phật Giáo)

Người học thiền: Trên từ chư Phật dưới tới con kiến, ai ai cũng có Phật tính, cớ sao con chó lại không?  Đa nghi! Đa nghi!

Sư: Vì nó [cũng như chúng sinh, THL] còn vướng cái nghiệp (những vọng tưởng phiền não như tích, dục, tăng, ái.)  Đại nghi?  Đại nghi?

Trong 48 Tắc Trong Vô Môn Quan, bản của tham học tì khưu Di Diễn Tôn Thiệu, Tắc số 1: Con chó của Triệu Châu [Triệu Châu Cẩu Tử.] 趙州狗子, Chữ Vô về sau của Triệu Châu (Triệu Châu Vô tự) thành ra không phải là cái Vô đối ứng với Hữu (hữu-vô-vô hay tương-đối-vô) như trong câu chuyện trên. Cắt mất phần sau lời đối đáp của nguyên điển, trong công án, nó được hiểu là cái Vô tuyệt đối (tuyệt-đối-vô.) Công án này có mục đích giúp cho bản thân người tu hành thể nghiệm được “cái Vô của phương Đông.”  Nó không phải là cái Vô của đời Đường, thời đại Triệu Châu, mà là cái Vô của đời Tống đến sau, tức thời đại Ngũ Tổ Pháp Diễn!  Chính vào khoảng thời gian đó, hình thức gọi là “công án thiền” (khán thoại thiền) mới được thành lập vững vàng, cho nên công án về sau còn được gọi là những “ám hiệu mật lệnh” dưới trướng Ngũ Tổ.

Triệu Châu Cẩu Tử là một công án nổi tiếng.  Hai học tăng hỏi cùng một vấn đề mà thiền sư Triệu Châu trả lời hai lối khác nhau, có khi nói không, có khi nói có, không khác phương pháp chữa tâm bệnh của Đức Thế Tôn. Tiếc rằng, nếu có một học tăng thứ 3 đặc cùng câu hỏi như trên thì Đại Sư Triệu Châu sẽ tịnh khẩu (noble silence) đúng với tinh thần trung đạo của Phật Thừa.

“Tính là tình như không mà có, tình là tính mà có cũng như không.”

Thực ra, có và không chỉ là một nghĩa, một mà là hai, hai mà là một, như hai mặt của một đồng tiền, dù sao cũng không thể đem có, không mà tách rời ra, không thể đem có, không phân làm hai thứ mà giải thích.  Bát-nhã Tâm kinh nói : “Vì không có sở đắc, nên Bồ-tát …”  Đó là nghĩa này.  Tiền nhân nói, “Kẻ đại nghi ắt sẽ đại ngộ” nhưng chó không biết đại nghi là vì cớ ấy.

Có và không, không thể dùng ý thức mà hiểu được, như chó nằm mộng, chỉ tự mình biết chứ không thể nói với ai được.  Như nuốt cục xương lớn, nhả ra không được, nuốt vào không trôi, sạch hết tính chó má mới chuyển thân làm người phàm tục được.

Người đời đối với hai chữ có, không đều dùng hai cách phân biệt nhị nguyên (dualism) để giải thích, cho rằng có, không là đối đãi nhau, phải quấy chẳng đồng, phân chia thiện ác, đó là không biết được con đường về, đáo bỉ ngạn, chưa nhận ra cội gốc bản lai diện mục của mình.

Trở lại câu hỏi: Con chó có Phật tánh không? Phật tánh không thể dùng có không để nói. Thiền Sư Triệu Châu bất đắc dĩ nói có nói không, chẳng hay chúng ta có nhận ra nghĩa trung đạo có, không chăng?  Cho đến bây giờ đa số đều không để ý đến cái ý viên diệu (non-dualism) này trên mới có một rừng công án ‘có không’ sôi nổi chứ như tôi đã nói ở trên nếu có một học tăng thứ 3 hỏi cùng câu hỏi để Thiền Sư Triệu Châu im lặng không trã lời thì mọi chuyện đã sáng tỏ từ khuya và dĩ nhiên cái câu chuyện thiền này chẳng có công gì để mà án xữ.

Những điều tam sao thất nghĩa trên cho thấy Thiền Sư Sùng Sơn cũng có lẽ, hơi có vẻ, hơi sùng sùng ý đấy?  Thế nào đi nữa thì cũng tội nghiệp cho kiếp làm chó cứ bị con người luôn đổ tiếng oan là biết mà vẫn cố phạm làm chó.  Thật ra làm chó còn có nghĩa hơn nhiều người.  Mà mấy ông thiền sư này chắc đã làm chó mấy đời rồi, biết chó có những vọng tưởng phiền não như tích, dục, tăng, ái, mới trả lời được dùm cho chó?

 

Cẩu tử Phật tính,

Toàn đề chính lệnh.

Tài thiệp hữu vô,

Táng thân thất mệnh.

Phật tính của chó,

Đề tài chính đáng.

Mới bàn có, không,

Đã toi thân mạng.

 

Theo ngu ý thì nên đặc câu hỏi như thế này:

 

Có vị học tăng hỏi :

- Con Người có Phật tánh không ?

Sư không cần suy nghĩ đáp :

- Không!

Học tăng nghe xong bất mãn, nói :

- Trên từ chư Phật, dưới đến loài côn trùng đều có Phật tánh, vì sao con Người không có Phật tánh?

Sư giải thích:

- Vì nghiệp thức che đậy.

Lại có học tăng hỏi:

- Con Người có Phật tánh không?

Sư đáp:

- Có!

Học tăng này cũng không bằng lòng cách trả lời mâu thuẩn như thế, cho nên phản đối:

- Đã có Phật tánh, tại sao chui vào đãy da hôi thúi của con người?

Sư giải thích :

- Vì biết mà cố phạm.

Lại có học tăng khác hỏi :

- Con Người có Phật tánh không?

 

Sư: Ohm!

 

Sư quá khổ vì cái đám đần độn, vô minh này nên đi ngủ sau khi ăn trái ‘khổ qua’ quá đắng.  Để rồi thì khổ cũng sẽ qua đi. Khổ qua! Khổ qua!

Tổng quát, khi nào công án là vấn đề chung của nhân loại, kết cục nó chỉ là chuyện học đòi bắt chước nghi án lịch sử của người khác.  Ít người tự ý thức được vấn đề một cách nghiêm chỉnh trọng đại có thể liên quan và ảnh hưởng đến mình. Trong trường hợp của cá nhân khi mà công án chưa trở thành vấn đề của chính mình và tự ý thức được vấn đề nghiêm chỉnh và trọng đại cho chính mình thì cái câu hỏi lẫn câu trã lời đều là ba que mách qué, tối nghĩa, như bắt chước nghi án của chó. 

‘Y ý chó giải nghĩa, tam thế chó oan.  Ly chó nhất tự tức đồng người thuyết.’

Lê Huy Trứ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 6037)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 4706)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 8094)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 5827)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 6594)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 5572)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 7788)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 5924)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 4104)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 4925)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567