Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trích Dẫn Từ Luận Giải Về Sự Rèn Luyện Như Tia Sáng (2)

29/11/201521:38(Xem: 8623)
Trích Dẫn Từ Luận Giải Về Sự Rèn Luyện Như Tia Sáng (2)
TRÍCH DẪN TỪ LUẬN GIẢI VỀ SỰ RÈN LUYỆN NHƯ TIA SÁNG (2)

Nguyên bản:A Commentary on Attitude-Training Like the Rays of the Sun
Nguyên tác: Namkapel / Attitude-Training Like the Rays of the Sun
Luận giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Dharamsala, India, May 9 – 15, 1985 
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển 

Chúng ta cần có một động cơ thích đáng cho việc lắng nghe giáo huấn; bằng khác đi chúng ta sẽ mất một cơ hội để xây dựng một năng lực tích cực lớn là phước đức và hòa nhập giáo huấn này vào trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Chúng ta không cố gắng để được động viên bởi việc muốn mọi việc cải thiện trong kiếp sống này, hay để cải thiện những kiếp sống tương lai của chúng ta hay ngay cả bằng việc muốn đạt đến giải thoát chỉ riêng cho chúng ta. Đúng hơn, chúng ta cố gắng đề có một động cơ toàn triệt  của xu hướng tâm giác ngộ - tâm bồ đề - bodhichitta, nguyện ước đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

We need to have a proper motivation for listening to the teachings; otherwise we will miss an opportunity to build up a great deal of positive force and to incorporate this teaching in our mental continuum. We try not to be motivated by wanting things to improve in this lifetime, or to improve our future lifetimes, or even by wanting to gain liberation just for ourselves. Rather, we try to have the full motivation of the bodhichitta aim, wishing to attain enlightenment for the benefit of all beings.

Hãy nghĩ, "Tôi không lắng nghe điều này chỉ cho lợi ích riêng tôi hay cho sự giải thoát riêng tôi. Tôi đang mở rộng trái tim tôi đến tất cả chúng sanh của một nguyện ước làm lợi ích họ và để đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của họ." Và, "Tôi chắc chắn sẽ cố gắng để hòa nhập tất cả những giáo huấn này với sự tương tục tinh thần của tôi và để nhận ra tất cả những tình trạng chưa được thuần hóa của tâm thức mà tôi có. Dần dần, tôi sẽ điều chỉnh tất cả những điều này tối đa như có thể."

Think, “I’m not listening to this just for my own sake or for my own liberation. I’m opening my heart to all beings out of a wish to benefit them and to achieve enlightenment for their sakes.” And, “I’m definitely going to try to integrate all these teachings with my mental continuum and to recognize all the untamed states of mind that I have. Gradually, I’m going to correct all of these as much as is possible.”

Nếu chúng ta nghĩ về những giáo huấn này chỉ đơn thuần như lý thuyết suông, chúng sẽ không có nhiều lợi ích. Thay vì thế, chúng ta so sánh chúng với những thể trạng của tâm thức và thái độ của chúng ta, và nghĩ, "Tôi chắc chắn sẽ cải thiện chính tôi; tôi thật sự sẽ cố gắng để nhận ra những khuyết điểm của tôi nằm đâu và tự chuyên tâm để tu sửa chúng," điều này chắc chắn sẽ lợi ích rất lớn và là một kinh nghiệm sâu sắc hơn.

 

If we think of these teachings as merely theoretical, they’re not going to be of much benefit. Instead, if we compare them to our states of mind and attitudes, and think, “I’m definitely going to improve myself; I’m really going to try to recognize where my deficiencies lie and apply myself to correcting them,” this will definitely be of much greater benefit and a much deeper experience.

 

Có tâm giác ngộ quy ước (tâm giác ngộ tương đối) và tâm giác ngộ cứu kính (tâm giác ngộ sâu sắc nhất). Tâm giác ngộ quy ước là một tâm thức hay trái tim hướng vào sự thật quy ước (thế đế) của tất cả chúng sanh và Giác Ngộ; trong khi tâm giác ngộ cứu kính là một tâm thức ở sự thật sâu nhất, lẽ thật cứu kính, là tánh không của chúng hay sự vắng mặt hoàn toàn của những cung cách tồn tại không thể có (hoàn toàn không có cách thể hiện có). Đây là hai thể trạng tinh thần và thái độ đối với đời sống mà chúng ta chắc chắn sẽ phát triển trong sự tương tục tinh thần của chúng ta.

There are conventional bodhichitta  (relative bodhichitta) anddeepest bodhichitta (ultimate bodhichitta).  Conventionalbodhichitta is a mind or heart aimed at the conventional (relative, superficial, surface, apparent) truth of all beings and enlightenment; while deepest bodhichitta is a mind aimed at their deepest truth, their voidness or total absence of impossible ways of existing. These are the two mental states and attitudes toward life that we are definitely going to develop on our mental continuums.

 

Nếu tâm thức chúng ta ổn định như thế, thì chúng ta có thể đối phó với bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào hiện hữu. Chúng ta không bao giờ mất bình tĩnh. Nếu chúng ta lấy tất cả những hoàn cảnh tiêu cực và không lợi lạc này và hướng chúng vào con đường tu tập, chúng có thể trở thành một bộ phận của con đường tâm linh của chúng ta.

If our minds are stable like that, we can handle any difficult circumstances that may come up. We never get daunted. If we can take all these negative and nonconducive circumstances and turn them into a pathway, they become part of our spiritual path.

Chúng ta nghĩ về sự tái sanh loài người quý giá và điều ấy đưa thẳng chúng ta đến tâm giác ngộ. Rồi thì chúng ta nói về sự chết và vô thường và những thứ này cũng đưa chúng ta thẳng đến việc phát triển tâm giác ngộ.

We think of the precious human rebirth and that leads us straight to bodhichitta. Then we think of death and impermanence and that too takes us straight to the development of bodhichitta.

Bố cục liên hệ để thực hành trong buổi thiền tập và giữa các buổi thiền tập. Điều này có nghĩa là chúng ta không phải chỉ dấn thân trong việc thực hành Phật Pháp khi ngồi tréo chân và trì tụng đủ thứ lời cầu nguyện và rồi lúc ngơi nghĩ quên lãng và quẳng nó đi. Chúng ta thật kéo dài sự thực hành cả trong những buổi thiền tập nghi thức và trong thời gian bình thường.

The outline refers to practice during the meditation session and between sessions. This means that we don’t engage in Dharma practice only when we are sitting cross-legged and reciting various prayers and then the rest of the time forget about it and throw it away. We do sustained practice both during our formal sitting and in-between.

 

Chúng ta thực hiện những buổi thiền tập nghi thức, tích lũy việc nạp năng lượng điện, và rồi thì chúng ta sử dụng nó trong ngày thường. Không phải chúng ta tu tập trong những buổi hành thiền và rồi hành độngnhư hoàn toàn không tu tập gì cả lúc bình thường; chúng ta cần trước sau như một. Chúng ta cần cố gắng để đem tâm thức chúng ta, trong tất cả mọi trình độ khác nhau, để xử sự phù hợp với giáo huấn.

We do our actual meditation sessions, building up our charge of energy, and then the time when we use it during our daily lives. It’s not that we are religious during our meditation sessions and then act totally irreligiously in between; we need to be consistent. We need to try to bring our minds, on all different levels, to behave in accord with the teachings.

 

Dĩ nhiên, mọi người muốn hạnh phúc và mọi người cố gắng để theo những phương pháp khác nhau để đem hạnh phúc đến. Và dĩ nhiên, mọi người cần những nhu cầu khác nhau trong đời sống. Nhưng, khi chúng ta cố gắng để đem hạnh phúc đến qua những phương pháp phóng túng và như vậy sẽ làm tổn hại người khác, hay chúng ta cố gắng để lợi dụng người khác, đây chính là những thứ chúng ta đang cố gắng để chấm dứt và xa lìa.

Everybody, of course, wants to be happy and everybody tries to follow different methods to bring about that happiness. And of course, everybody needs the various necessities of life. But, when we try to bring about this happiness through methods that are unruly and that will hurt others, or we try to take advantage of others, these are the very things we are trying to stop and get rid of.

Nếu chúng ta hành động thật cẩn thận và hòa nhập việc hành thiền và giữa những thời khóa tốt với mọi người, rồi thì chúng ta sẽ thấy rằng việc hành thiền sẽ phục vụ cho việc cải thiện thái độ của chúng ta giữa những thời khóa, và những hành vi của chúng ta giữa các buổi tu tập sẽ cống hiến cho việc cải thiện việc hành thiền của chúng ta. Ngày qua ngày, chúng ta sẽ thấy một sự cải thiện nào đó.

If we act very carefully and integrate the meditation and in-between sessions well with each other, then we will find that the meditation will serve to improve our behavior between sessions, and our in-between sessions’activities will contribute to improving our meditations. Day by day, we’ll find some improvement.

 

Vào lúc bắt đầu một thời khóa thiền tập thật sự, thật rất quan trọng là thẩm tra động cơ của chúng ta về vấn đề tại sao chúng ta hành thiền. Chúng ta cần tái khẳng định sự quy y, chọn phương hướng an toàn mà chúng ta đang thực hiện trong đời sống, như được hướng dẫn bởi chư Phật, giáo Pháp và Tăng già, chúng ta cần tái khẳng định xu hướng tâm giác ngộ (bodhichitta) của chúng ta.

At the beginning of the actual meditation session it is very important to examine our motivation of why we are meditating. We need to reaffirm the safe direction we are taking in our lives, as indicated by the Buddhas, the Dharma, and the Sangha, and we need to reaffirm our bodhichitta aim.

Thật rất quant trọng để giữ nhà cửa và phòng ốc chúng ta sạch sẽ, và xếp đặt sự cúng dường. Khi chúng ta quét và làm sạch, nhiều tư tưởng có thể hổ trợ, chẳng hạn như, "Trong khi tôi đang làm sạch sàn nhà này, tôi làm sạch tâm thức tôi." Chúng ta không cần phải nghĩ rằng chúng ta chỉ đang làm nó dễ thương cho chính chúng ta, mà chúng ta đang làm việc ấy để biểu lộ sự tôn kính đến những đối tượng quy y và thực hành.

It is very important to keep our homes and our rooms clean, and to set up some sort of offeringarrangement. As we sweep and clean, various thoughts can help, such as, “While I’m cleaning this floor, I’m cleaning my mind.” We need not think that we are just making it nice for ourselves, but we are doing it to show respect for the objects of refuge and the practice.

 

Đây chính xác là vấn đề chúng ta cần thực hành Phật Pháp như thế nào. Khi chúng ta nhận thấy mình phát khởi một xu hướng tiêu cực, chúng ta cần tự bắt lấy mình và dừng hành vi lại trong cách ấy. Vấn đề chính của Phật Pháp là việc xử sự ngăn ngừa chính mình  và ngay khi chúng ta thấy chính mình bắt đầu làm việc gì đấy mà chúng ta biết là không thích đáng, chúng ta tự dừng lại đừng làm việc ấy.

This is exactly how we need to practice the Dharma. When we catch ourselves yielding to a negative tendency, we need to catch ourselves and stop acting in that way. The main point of Dharma is taking preventive measures and as soon as we see ourselves starting to do something we know is improper, we stop ourselves from doing it.

Vấn đề chính trong Phật Pháp là luôn luôn hành động để cải thiện những phẩm chất nội tại, chứ không phải sự cải thiện bên ngoài.

The main point in the Dharma is always to work on improving internal qualities, not on external improvement.

Milarepa đã làm những sự cúng dường tuyệt vời nhất: ngài không có bất cứ thứ gì bên ngoài để dâng cúng, mà ngài hoàn toàn dâng hiến trái tim của ngài cho sự thực hành Phật Pháp.

Milarepa made the best offerings: he didn’t have anything external to give, but he gave his heart totally to Dharma practice.

 

Phật Pháp là để cải thiện tâm thức chúng ta, không phải để phô trương bên ngoài.

Dharma is to improve our minds, not to put on a big external show.

"Tôi nguyện theo một phương hướng mạnh mẽ an toàn trong đời sống của tôi, với sự quy y. Tôi dâng hiến trái tim tôi cho mục tiêu của tâm giác ngộ, để được Giác Ngộ, để hổ trợ tất cả chúng sanh, và tôi sẽ thực tập điều này để xây dựng nên một năng lực tích cực mạnh mẽ để đạt đến mục tiêu ấy."

 “I’m giving a strong, safe direction to my life, with refuge. I’m dedicating my heart to the bodhichitta aim, to enlightenment, to helping all beings, and I’m going to do this practice to build up strong positive force to reach that goal.”

 

 "Một vị hướng dẫn tâm linh là vị nào đó nguyên tắc, với một tâm thức tĩnh lặng, an trú và tuệ giác sâu lắng, có những phẩm chất siêu việt, nhiệt tình, biết nhiều giáo huấn, thấu hiểu đầy đủ về tánh không, thiện xảo trong việc giải thích, từ ái, và kiên nhẫn."

“A spiritual mentor is someone who is disciplined, with a calm, settled mind and deep insight, has superior qualities, is enthusiastic, knows many teachings, fully understands voidness, is skilled in explaining it, is loving, and persevering.”

Những đệ tử cần có một sự thích thú chân thành trong việc học hỏi và một sự quan tâm chân thành trong việc tự cải thiện chính họ. Luận điển nói đừng dạy giáo Pháp cho những ai không quan tâm chân thành hay những ai chỉ có tính tò mò của óc thông minh.

The disciples need to have a sincereinterest in learning and a sincere interest in improving themselves. The texts say not to teach Dharma to those who aren’t sincerely interested or who have just intellectual curiosity.

 

Milarepa nói, "Tôi không có đồ dâng cúng vật chất để cúng dường vị hướng dẫn tâm linh của tôi, nhưng tôi có thể biểu lộ sự cảm kích vào sự ân cần của ngài bằng chí nguyện của chính tôi để thực hành một cách chính xác những gì ngài nói."

Milarepa said, “I have no material objects to offer to my spiritual mentor, but I can show my appreciation for his kindness by committing myself to practicing exactly what he says.”

Chúng ta cần kiểm tra những giảng dạy của vị ấy và thử nghiệm đạo phong và phẩm chất của vị ấy. Không tốt để chấp nhận một vị thầy tâm linh như vị hướng dẫn của chúng ta, và rồi thì thấy vị ấy có những khuyết điểm và phạm phải những lỗi lầm, vì thế sau này chúng ta trở mặt với vị ấy do bởi những khiếm khuyết này. Điều ấy thật là một hoàn cảnh đau lòng và bất hạnh. Chúng ta cần thẩm tra một cách thật cẩn thận ngay từ lúc đầu, như được nói trong giáo huấn trươc khi nương tựa vào vị nào đấy.

We need to check the mentor’s teachings and test his or her qualities and qualifications. It’s not good to accept a spiritual teacher as our mentor, and then to find that he or she has faults and make mistakes, so that we later turn away from the person because of these faults. That’s a very painful and unfortunate situation. We need to examine very carefully from the start, as it says in the teachings before committing ourselves to someone.

 

Chúng ta cần phản chiếu, từ thời vô thỉ, chúng ta đã từng ở dưới năng lực và tác động của tâm thức chúng ta và tâm thức chúng ta đã từng ở dưới năng lực và tác động của những cảm xúc và thái độ phiền não.

We need to reflect that, from beginningless time, we have been under the power and influence of our minds and our minds have been under the power and influence of disturbing emotions and attitudes.

Khi những giáo huấn khác nhau nói "từ thời vô thỉ", chúng có nghĩa gì? Những hệ thống khác nói về đấng tạo hóa thế giới trình bày một sự bắt đầu, sự sáng thế. Ở đây, mọi thứ không được trình bày như có một sự bắt đầu tuyệt đối. Cho nên "từ thời vô thỉ" có nghĩa là từ những sự tái sanh tiền kiếp vô hạn.

When various teachings say “from beginningless time,” what do they mean by that? Other systems that speak of the creation of the world present a beginning, the creation. Here, things are not presented as having an absolute beginning. So “from beginningless time” means from infinite previous rebirths.

Tâm thức cũng là điều gì đấy không có bắt đầu. Thật quan trọng để thiết lập sự hiện hữu của nó và mối quan hệ của nó với thân thể vật lý. Không phải là điều gì đấy vật lý, nhưng nó liên hệ đến thân thể vật lý; nó không phải vật chất, cũng không phải sản phẩm vật lý. Cũng thế, có nhiều trình độ khác nhau của tâm thức, từ thô đến vi tế. Nó là sự tương tục của trình độ vi tế nhất của nó, thấu về quá khứ vô lượng kiếp sống, không có một sự bắt đầu.

Mind is also something that has no beginning. It’s important to establish its existence and its relation with the physical body. It’s not something physical, but it is related to the physical body; it’s not a substance, nor a physical product. Also, there are different levels of mind, from gross to very subtle. It is the continuum of its subtlest level that reaches back over countless lifetimes, without a beginning.

 

Đức Phật nói rằng nếu tâm là điều gì đấy có thể được tạo ra mới đây, hay là một hiện tượng thoáng qua chỉ đến và đi, hay được tạo ra bởi Thượng đế , thì thật rất khó để thuần hóa và điều khiển nó. Trái lại, nếu chúng ta nghĩ về tâm thức đến từ vô thỉ, và những trải nghiệm đến từ những sự thúc đẩy nghiệp, căn cứ trên những hành vi trước đây, thế thì chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp để thuần hóa tâm thức.

Buddha said that if mind were something that could be newly created, or was a fleeting phenomenon that just came and went, or was created by a god, it would be very difficult to tame and control it. On the other hand, if we think of mind coming from beginningless time, and experiences coming from karmic impulses, based on previous actions, then we can apply various methods to tame the mind.

Có thể phát triển thần thông và cho những điều tiên đoán nào đó về tương lai; nhưng nếu không có mối quan hệ về một sự kiện tương lai với sự tương tục của tâm thức, thế thì người ta không thể tiên đoán ngay cả một chút dấu vết gì về tương lai. Thần thông không sinh khởi bổng nhiên không nền tảng; nó căn cứ vào những nguyên nhân và hoàn cảnh đa dạng trong sự tương tục tinh thần thật sự của người có khả năng ấy.

It is possible to develop clairvoyance and give certain predictions of the future; but if there is no relationship of a future event with the continuity of consciousness, then one is not able to guess even a hint of the future. Clairvoyance doesn’t arise from nowhere; it is based on the various causes and circumstances in the actual mental continuum of the individual who has it.

Chúng ta trải nghiệm bất hạnh và khổ đau như những gì chín muồi từ năng lực nghiệp tiêu cực đã đến như kết quả của những hành vi tiêu cực của chúng ta. Chúng ta hành động trong những cung cách ấy do bởi những thúc đẩy nghiệp tiêu cực sinh khởi từ tâm thức chúng ta. Và chúng đã đến từ đâu? Chúng đến từ tâm thức chúng ta không ở dưới sự kiểm soát của chúng ta.

We experience unhappiness and suffering as what ripens from the negative karmic force that has come as the aftermath of our destructive actions. We acted in those ways because of the destructive karmic impulses that arose in our minds. And where did they come from? They came from our minds not being under our control.

Thật cần thiết để đem tâm thức chúng ta dưới sự điểu khiển, và không để chúng diễn ra dưới ảnh hưởng của những cảm xúc và thái độ phiền não. Chúng ta cần bắt buộc chúng ở dưới sự điều khiển của những cảm xúc và thái độ xây dựng, tích cực.

It is necessary to bring our minds under control, and not let them go under the influence of disturbing emotions and attitudes. We need to have them under the control of constructive, positive emotions and attitudes.

 

Qua việc thường xuyên tập luyện và làm cho quen thuộc, thiền tập sẽ xây dựng thành như một thói quen nào đó của những thể trạng tích cực của tâm thức. Những thể trạng này làm cho tâm thức chúng ta uyển chuyển hơn vì thế chúng ta có thể áp dụng chúng đến những thể trạng tích cực xa  hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn làm điều này, tâm thức chúng ta cần ổn định.

Through repetition and familiarization, meditation builds up as a habit certain positive states of mind. These states make our minds flexible so that we can apply them to further constructive states. If we want to do this, however, our minds need to be stable.

Khi chúng ta cố gắng qua thiền tập, để thực hiện lòng bi mẫn thành một thói quen rất mạnh mẽ, nếu tư tưởng về vô thường hay khổ đau và những rắc rối sinh khởi, mặc dù những tư tưởng như vậy một cách lý thuyết có thể là một sự hổ trợ, tại một thời điểm nhất định của việc cố gắng để xây dựng sự tập trung về bi mẫn, nhưng chúng là những chướng ngại. Chúng ta cần hoàn toàn hòa nhập sự tập trung của chúng ta, một cách nhất tâm, trong đối tượng của thiền tập.

When we are trying, through meditation, to make compassion a very strong habit, if thoughts of impermanence or of suffering and problems arise, although such thoughts theoretically can be a help, at the particular time of trying to build up concentration on compassion, they are hindrances. We need to immerse our minds and absorb our concentration totally, single-pointedly, in the object of the meditation.

 

Những hành vi mà chúng ta thực hiện trong quá khứ mang đến, như một tác động của những hành vi này, đến những sự sanh ra mà chúng ta có. Và những gì chúng ta làm trong kiếp sống này sẽ quyết định cho những sự tái sanh trong tương lai của chúng ta.

Actions that we took in the past brought about, as an effect of those actions, the births we have had. And what we do in this lifetime will determine our future rebirths.

 

Một tu sĩ có thể nghĩ, "Mặc dù như một tu sĩ tôi tuân theo những giới luật nào đó, nhưng nếu tâm thức tôi bị nhiễm ô bởi những thái độ phiền não, thì tôi sẽ lãng phí cơ hội mà tôi có." Thế nên chúng ta cần sử dụng một cách thích đáng thời gian và cơ hội mà chúng ta có. Ngay khi thức dậy trong buổi sáng, chúng ta thực hiện nhiều cầu nguyện và trì tụng đủ thứ. Nếu tâm thức chúng ta lang thang, chúng ta cố gắng kiểm soát đem nó lại. Chúng ta không thể đánh mất cơ hội - ngay cả nếu chúng ta cần phải tát vào mặt chúng ta để trở lại điểm hành thiền!

A monk may think, “Although as a monk I follow certain disciplines, if my mind becomes deluded by disturbing attitudes, I will waste this opportunity I have.” So we need to make proper use of the time and opportunities that we have. As soon as we awake in the morning, we do our various prayers and recitations. If our mind starts to wander, we try to bring it back. We cannot lose the opportunity – even if we need to slap our face to come back to the point of the meditation!

 

Điều gì đó đặc thù chúng ta muốn bảo về chống lại là việc nổi giận. Nếu chúng ta nổi giận với người khác, như Tịch Thiên nói trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát, là nó sẽ phá hủy tất cả mọi năng lực tích cực mà chúng ta đã xây dựng trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Tịch Thiên, cũng nói với chúng ta rằng nguyên nhân cho sự nổi giận là rất nhiều, bởi vì không chỉ chúng ta nổi giận với những  người chọc tức ta, mà chúng ta thậm chí trở nên không kiên nhẫn với những con chim hót quá lớn! Chúng ta khó chịu không cần thiết  một cách quá dễ dàng vì thế chúng ta phải chăm sóc để cảnh giác với xu hướng này đối với sân hận.

Something we particularly want to safeguard against is getting angry. If we become angry with others, as Shantideva says inEngaging in Bodhisattva Behavior, it devastates all the positive force we have built up on our mental continuum. Shantideva also tells us that the causes for anger are many, because not only do we get angry at people who irritate us, we even become impatient with birds singing loudly! We get unnecessarily upset so easily that we have to take care to be aware of this tendency toward anger.

Những người nào không tuân theo con đường tâm linh một cách đúng đắn thì giống như một con lừa kiệt sức dừng lại bên đường và không thể di chuyển hay làm thêm bất cứ tiến trình nào.

People who don’t follow the spiritual path correctly are like an exhausted donkey that stops along the path and cannot move or make any more progress.

Chúng ta cần tự hỏi mình, chúng ta thật sự có những điều kiện nguyên nhân hoàn toàn trong chúng ta để đạt được một sự tái sanh thân người quý giá không? Khi chúng ta nghĩ trong cách này, thì chúng ta có thể đánh giá đúng thử thách về vấn đề có ít người như thế nào được tái sanh thân người quý giá, và vấn đề khó khăn thế nào để tích tập những  nguyên nhân cho việc đạt đến sự tái sanh thân người quý giá.

We need to ask ourselves whether we actually have the complete conditions and causes within us to attain a precious human birth. When we think in this way, we can appreciate the challenge of how few precious human births there are, and how hard it is to accumulate the causes for achieving one.

 

Như sự thiết lập Giáo Pháp, nó được tạo thành không phải vì lợi ích của chính các Đức Phật, nhưng vì lợi ích của những ai muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau - những chúng sanh như chúng ta. Và nó được dạy để làm cho chúng ta có thể kiểm soát và thuần hóa tâm thức chúng ta.

As for the establishment of the Dharma, it was created not for the benefit of the Buddhas themselves, but for the benefit of those who want happiness and don’t want suffering – beings such as us. And it was taught to enable us to control and tame our minds.

Nếu chúng ta có hoàn cảnh ngoại tại của việc có một vị hướng dẫn tâm linh đầy đủ phẩm chất và hoàn cảnh nội tại của một sự tái sanh thân người quý giá, thì chúng ta có khả năng để thực hiện một tiến trình và đạt đến những mục tiêu này. Nếu chúng ta thậm chí nghĩ xa hơn, từ một trình độ sâu xa hơn, trong dạng thức của Phật tánh, quả vậy chúng ta thật có tất cả những nhân tố thiết yếu sẽ cho phép chúng ta tiến hóa hoàn toàn thành những Đức Phật.

If we have the external circumstance of having a spiritual mentor who is fully qualified and the internal circumstance of a precious human rebirth, we have the ability to make progress and achieve these goals. If we think even further, from a deeper level, in terms of Buddha-nature, we indeed do have all the essential factors that will allow us to fully evolve into Buddhas.

Lời nhắc nhở không lãng phí lần này là điều gì đó mà chúng ta phải để ý ngay bây giờ, không phải "năm tới", hay trong một tương lai mơ hồ nào đó. Chúng ta không thể bỏ lở thời điểm này! Đây là bởi vì cuộc sống có thể thật là ngắn ngủi, và cung cách tốt nhất để tận dụng sự tái sanh thân người quý giá của chúng ta là để phát triển khuynh hướng tâm giác ngộ - tâm bồ đề - hay bodhicitta.

The admonition not to waste this time is something we must heed right now, not “next year,” or in some vague future. We cannot waste this moment! This is because life can be quite short, and the best way to take advantage of our precious human rebirth is to develop a bodhichitta aim.

 

Chúng ta hãy phản chiếu, một cách sâu sắc, trên vấn đề một kiếp sống con người quý giá có thể hiếm hoi và ngắn ngủi như thế nào. Chúng ta hãy quyết tâm, một cách dứt khoát, để sử dụng nó trong một cách tận lực nhất, thực hiện cầu nguyện và thỉnh cầu để làm điều này bằng việc phát triển khuynh hướng tâm giác ngộ. Đây là hoàn tất sự chuẩn bị đầu tiên.

Let us reflect, deeply, on how rare and short a precious human life can be. Let us resolve, decisively, to use it in the best possible way, making prayers and requests to do this by developing a bodhichitta aim. This completes the first preliminary.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2013(Xem: 5860)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 5367)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 4707)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 5330)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 6341)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 4421)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
01/01/2013(Xem: 4905)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
31/12/2012(Xem: 5003)
Việc điều trị tâm là thiết yếu, vì nếu không thì các vấn đề bất ổn của chúng ta, vốn không có điểm khởi đầu, sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta có thể dùng thuốc hay các phương thức bên ngoài khác để chữa lành một căn bệnh nào đó, nhưng bệnh sẽ tái phát nếu chúng ta không điều trị tâm. Nếu không điều trị Tâm thì luôn luôn có nguy cơ là ta sẽ lại tạo ra nguyên nhân của bệnh, chúng ta sẽ tái diễn các hành vi mà trước đây đã khiến cho cơ thể chúng ta bị đau ốm. Và rồi chúng ta sẽ bị cùng căn bệnh đó trong các kiếp sau, hay thậm chí ngay trong kiếp này. Lama Zopa Rinpoche
27/12/2012(Xem: 6689)
Cấu trúc củaMười điều tâm niệm gồm ba phần: - Phần một,mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giảphải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyênnhân và cách thức đối trị. - Phần hailà giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn đểtừ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tấtyếu của sự hành trì. - Phần ba làphần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trựcchỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sựvật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bảnthân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.
27/12/2012(Xem: 10683)
Không tách lìa hiện tướng và tánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567