Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện một đêm giao thừa

10/02/201317:04(Xem: 6927)
Câu chuyện một đêm giao thừa
CÂU CHUYỆN MỘT ĐÊM GIAO THỪA
Hoang Phong

cauchuyendemgiaothua-hoangphongTừchiều hôm trước chị Ba Mén đã dặn xe ôm đưa chị ra bến xe đò miền Tây vào bốngiờ sáng. Tuy trời còn tối đen thế nhưng người đã đông, chen chúc, khệ nệ. Quangcảnh bến xe ngày hai mươi tám Tết có khác, thật ồn ào, tiếng người gọi nhau,trẻ con khóc la. Ánh đèn pha của những chiếc xe xếp thẳng hàng chiếu vào nhữngđám bụi mù cuồn cuộn bốc lên từ những bước chân người hối hả. Một tay xách túiquần áo, một tay xách một giỏ lớn đầy quà bánh ngày Tết, chị Ba Mén có vẻ nônnóng, gặp người lơ xe nào cũng hỏi :

-Chú em ơi ! Xe Cà Mau đậu chỗ nàovậy chú ?

ChịBa Mén đã ngoài năm mươi, người tròn trịa, nặng nề, trèo lên chiếc xe PhươngTrang đã gần đầy khách. Chị vừa tìm được đúng số ghế, lay hoay xếp cái túi xáchđựng quà Tết xuống sàn xe, chưa kịp ngồi thì đã thấy một phụ nữ còn trẻ, taybế, tay dắt cũng tìm đến hàng ghế của chị. Người phụ nữ chỉ độ hơn hai mươi, bếmột đứa bé còn đỏ hỏn, một đứa khác độ lên hai nắm chặt lấy bâu áo của mẹ.Người phụ nữ ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh, đặt đứa bé lên đùi, thở phào nhẹnhõm. Đứa lớn là một bé gái chen vào giữa hai hàng ghế và đứng tựa vào hai đầugối của mẹ.

Chiếcxe chật ních hành khách và hàng hóa, lắc lư và nặng nề ra khỏi thành phố. ChịBa Mén liếc nhìn sang bên cạnh, thấy người phụ nữ đang cho con bú, đứa bé gái thìgục đầu lên đùi mẹ ngủ say. Cảnh tượng đó khiến chị Ba cảm thấy tủi thân. Chẳngnhững chưa hề được cái diễm phúc làm mẹ mà chị cũng chưa hề được một người contrai hay đàn ông nào để ý đến. Đôi khi chị cũng ước mơ có một tổ ấm gia đình,được làm vợ, làm mẹ, thế nhưng tất cả những thứ ấy cũng chỉ là ước mơ, nhữngước mơ ngày càng phai mờ với thời gian và tuổi tác. Thật vậy gần bốn mươi nămgiam mình trong cái xó bếp nóng nực và nồng nặc mùi thịt cá, khô mắm, dầu mỡ, khóithan... của một quán cơm bình dân chật chội ở đầu một con hẻm trong khu chợVườn Chuối, không mấy khi chị có dịp giao du hay quen biết với ai cả. Mỗi năm vàodịp Tết quán cơm đóng cửa vài ngày và đấy cũng là dịp duy nhất chị được về thămmẹ ở tận Năm Căn, Cà Mau.

Xeđến Trung Lươngthì trời cũng bắt đầu ưng ửng sáng. Bất chợt xe thắng mạnh vì đèn đỏ, đứa bégái té lọt xuống sàn xe giữa hai chân của người phụ nữ. Nó sợ hãi khóc ré lên. Thấyvậy chị Ba bèn nói với người phụ nữ :

-Nè chị Hai ! Để tui ẳm nó lên ngồi kế bên tui nghe chị !

-Nhờ Dì ẳm nó lên dùm con, đứng lâu mỏi chân nó té.

Chị Ba Mén ẳm đứa bé lên, thế nhưngghế thì hẹp, mông chị lại to lấn sang cả ghế của người thiếu phụ, không còn chỗnào cho đứa bé ngồi. Chị đành đặt nó lên đùi chị. Đứa bé nín khóc, nhìn chị rồiđặt đầu lên ngực chị và tiếp tục lim dim ngủ mà không e dè gì cả. Lần đầu tiêntrong đời có một đứa bé gục đầu lên ngực, chị Ba Mén cảm thấy một xúc cảm là lạdâng lên trong lòng mình, dịu dàng và trìu mến. Một thời tuổi nhỏ bỗng hiện lênvới chị, những kỷ niệm của quá khứ cứ thế mà theo nhau lùi về xa hơn và xa hơnnữa...

ẤpTắc Biển, cách thị xã Năm Căn hơn mười cây số về phía Nam, nằm ở bờ bên kia củacon sông Cửa Lớn, một nơi hoang vu, sình lầy và muỗi mòng. Từ Tắc Biển chỉ cầnchèo thêm khoảng mười cây số nữa theo mấy con rạch nước mặn qua các ấp NgọcHiển, Rạch Gốc, Kinh Ba là đến biển, nơi tận cùng của mũi Cà Mau, một nơi quanhnăm lụt lội, chỗ thì lỡ, chỗ thì bồi. Mỗi ấp trong vùng cũng chỉ được vài chụcmái nhà lá, cất trên những gò cao. Chung quanh toàn là những bãi lầy ngập nước.

Cáchnay đã hơn năm mươi năm vào một đêm ba mươi tối trời, chị Tư Lượm loay hoaychuẩn bị giao thừa. Nói là chuẩn bị thế nhưng thật ra thì cũng chẳng có gì để màchuẩn bị cả, vì cái chòi của chị nhỏ xíu chỉ đủ kê một chiếc chõng tre và mộtcái bàn nhỏ làm bàn thờ. Trên bàn có đặt một bát hương. Vài chiếc nồi nhôm mópméo treo trên vách phía sau cái bàn. Hai cái lò đất nấu bằng củi bám đầy trobụi đặt trong góc nhà, bên cạnh một đống củi. Không khí ngày Tết nếu có thìcũng chỉ ở trong lòng chị mà thôi. Tuy chẳng có gì gọi là giao thừa thế nhưng chịTư cũng cứ cảm thấy bồn chồn và nôn nao trong lòng, chị nghĩ rằng năm mới sắpđến biết đâu cũng sẽ mang lại một chút đổi thay nào đó cho cuộc đời mình. Chị TưLượm ôm thằng con trai tám tuổi của chị vào lòng và nhìn ra cửa chòi, một vùnghoang vu, lau sậy và ngập nước trải rộng đến chân trời.

Chínnăm trước đó chị Tư Lượm và người chồng là anh Tám Nghiệp đến định cư ở ấp Tắc Biển. Hai vợ chồnggốc ở Cái Tắc Cần Thơ xuống làm mướn ở thị xã Năm Căn. Chiến tranh ngày cànggia tăng, nhiều gia đình trong các vùng xa bỏ ruộng dọn đi nơi khác. Hai ngườitìm được một gò đất bỏ hoang ở ấp Tắc Biển, họ bèn cất chòi, khai mương, làmrẫy, nôm cá, đặt lờ... để kiếm ăn qua ngày. Một năm sau, hai người sinh đượcmột đứa con trai và đặt tên là Hên. Chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt,bom đạn triền miên, chết chóc xảy ra hàng ngày. Nhiều người đàn ông, thanh niênở các ấp chung quanh thường đến rủ rê, anh Tám nghe cũng bùi tai. Lúc đầu anhbỏ gia đình theo họ vài ngày, sau đó thì đi lâu hơn, có khi cả tháng mới về.Chị Tư ở nhà nuôi con.

Thếnhưng một hôm anh Tám ra đi và không thấy trở về nữa. Năm năm sống nhẫn nhụcvới thằng con trai nhỏ cũng đã quen. Đêm giao thừa năm nay chị thắp ba câynhang cắm vào bát hương trên bàn khấn vái ông bà và cầu mong cho anh Tám đượcbình yên dù là đang ở nơi nào. Sau đó chị chui vào mùng, thằng Hên đã ngủ say.Vừa thiu thỉu ngủ thì bỗng chị nghe thấy có tiếng người gọi thật khẽ :

- Lượm ơi Lượm ! Anh về nè em !

Chị Tư tưởng mình nằm mơ, mở mắtlắng nghe.

- Lượm ơi ! Mở cửa cho anh, TámNghiệp của em về thăm em nè !

Chị Tư bật dậy, chui khỏi mùng,phóng ra cửa. Chị kéo mạnh chiếc cửa chòi đan bằng tre, bóng anh Tám hiện ragiữa khung cửa, sừng sững, yên lặng, sau lưng anh mờ mờ những đám ruộng sìnhmọc đầy lau lách. Chị Tư ôm anh Tám khóc hu hu. Anh Tám ôm vợ và siết chặttrong vòng tay mình, càng siết chặt chị Tư càng khóc to hơn. Anh Tám cũng khóc,những giọt nước mắt yên lặng của anh rơi lên tóc của chị Tư. Trên cao bầu trời tốiđen, lấp lánh những vì sao vô tình.

Chị Ba Mén được hình thành trong mộtđêm giao thừa, trong vòng tay xa lạ của một người cha và bằng những giọt nướcmắt tủi thân của một người mẹ. Chưa tờ mờ sáng anh Tám đã từ giã vợ ra đi. Anhcho biết là tối hôm qua nhân dịp hành quân qua vùng này, anh đã xin cấp chỉ huyvề thăm vợ. Anh hôn lên đầu thằng con trai còn đang ngủ say và vội vã ra đi.Chị Tư ngồi ở thềm cửa nhìn theo và ôm mặt khóc hu hu. Trời hừng đông chị Tư trởvào nhà xếp mùng mới nhận thấy anh Tám đã bỏ quên một chiếc nón bèo nhèo màu rêu,dính đầy bùn đất và hoen ố mồ hôi. Cầm chiếc nón chị lại khóc thêm một chậpnữa. Sau đó chị vác cuốc đi làm công, dẫn thằng Hên theo như mọi ngày.

Bảy tháng rưỡi sau đó, trong cănchòi một đứa bé gái sinh ra đời, thiếu tháng, nhỏ xíu và èo uột. Chị Tư Lượm đặttên nó là Mót, cái tên Mén chỉ là tên chánh thức sau này. Khi con ba Mót được mộttuổi, chị không còn phải đeo nó trên lưng để đi làm nữa mà giao nó cho thằng Hênở nhà giữ em. Ba mẹ con sống giữa hai lằn đạn phục kích và ruồng bố, bữa đói bữano. Khi con Mót được năm tuổi biết ở nhà một mình, thằng Hên theo giúp đỡ mẹtrong các việc đồng áng. Bamẹ con cũng đủ ăn.

ThằngHên càng lớn càng giống cha, mỗi lần nhìn nó chị Tư lại khóc. Mười bốn tuổi nó đãbiết nôm cá, đặt lờ. Mười lăm tuổi nó biết đi làm công thay cho mẹ vào nhữngngày mẹ bệnh. Nó siêng năng, cày cuốc rất giỏi ai cũng thương. Thời gian trôi nhanh,thằng Hên trở thành một thanh niên vạm vỡ. Trong một cuộc ruồng bố, nó được đưalên quận để làm giấy tờ nhập ngũ vì đã mười tám tuổi. Thế là chị Tư lại rơi vàocảnh đơn chiếc, mỗi ngày đi làm công, dắt con Mót theo để tập cho nó biết các côngviệc đồng áng ruộng vườn.

Đổdốc cầu Mỹ Thuận được vài cây số thì chiếc xe đò dừng lại ở một quán ăn lớn đểhành khách điểm tâm. Chị Ba Mén dắt đứa bé gái xuống xe và bước theo mẹ nó. ChịBa ăn chay trường nên chỉ gọi một ly trà đá, chị nói với người phụ nữ :

- Để dì ẳm con cho em ăn. Tội nghiệp, đeo hai đứa conleo nheo lóc nhóc thiệt là khổ. Chồng em đâu sao không về chung ?

- Chồng con làm bảo vệ cho khách sạn,Tết đông khách không được về. Con ráng ẳm hai đứa nhỏ về Tân Thành Cà Mau thămbên nội bên ngoại.

Người thiếu phụ trẻ trao đứa bé trêntay cho chị Ba Mén. Chị ẳm đứa bé vào lòng, tuy vụng về và ngượng nghịu thếnhưng không che dấu được sự thích thú hiện lên trong đôi mắt chị. Chị mơ màng nghĩđến người mẹ mình ở Tắc Biển cũng đã từng ẳm bồng mình trong tay và cho mình bú.Thế rồi những hình ảnh của con Ba Mót ngày xưa cứ theo nhau hiện lên với chị.Năm đó chị được chín tuổi, một hôm mẹ hỏi :

-Mót à! Con muốn đi học không? Má không muốn con dốt nát như ba má.

Con Mót yên lặng không biết phải trảlời ra sao, cũng không hiểu học hành là gì, một sự lo sợ mơ hồ thoáng hiệntrong lòng nó. Vài hôm sau chị Tư Lượm bỏ một ngày làm công, chèo xuồng qua ấp TânTiến ghi tên cho con Ba Mót đi học. Ở Tân Tiến có một mái trường với khoảng haimươi đứa học trò. Thầy giáo là một người trọng tuổi từ bên Năm Căn về đây sánglập.

ĐếnTân Tiến chị Tư cột xuồng dắt con Ba Mót đi gặp thầy giáo. Trường là một máilá, bên trong là một đám học trò đủ mọi lứa tuổi đang bu quanh bốn hay năm cáibàn xiêu vẹo. Trông thấy thầy giáo ngồi ở một cái bàn nhỏ kê trong một góc lớp,con Ba Mót hoảng sợ nắm vạt áo mẹ. Thầy giáo cất lời hỏi chị Tư :

- Con nhỏ tên gì đó chị ?

Câu hỏi thật tự nhiên nhưng khá bấtngờ đã gợi lại cho chị cảnh anh Tám bất thần trở về với chị trong một đêm giaothừa cách nay đã chín năm, và đã để lại cho chị một đứa con mót. Nước mắt chạyquanh, chị không muốn con gái mình phải suốt đời mang cái tên gợi lại những kỷniệm chua xót đó của đời mình, nên không biết phải xử trí ra sao. Thầy giáo ngướclên thấy đôi mắt chị rưng rưng, thầy hoảng hốt, lúng túng tìm cách trấnan :

- Tôi hỏi cháu tên gì để ghi vào sổ,có sao đâu mà chị lại buồn như vậy ?

Chị Tư không kịp suy nghĩ vội trảlời :

- Nó tên Mén !

- Tên Mén mà họ gì vậy chị ?

Câu hỏi lại càng làm cho chị Tư lúng túng thêm :

- Dạ thưa thầy tui cũng không biết.Từ ngày tui lấy ảnh tui cũng chỉ biết ảnh tên Tám Nghiệp.

Thầy giáo lại hỏi :

- Vậy chị họ gì ?

- Thầy hạch hỏi làm chi, tui cũngkhông biết luôn. Cha mẹ chết sớm ở với dì, lớn lên theo anh Tám cho tới nay...

Thầy giáo suy nghĩ một lúc rồi nóivới chị Tư :

- Tôi ghi đại cho nó họ Nguyễn, chịchịu không ?

-Nó có tên có họ đàng hoàng là phước đức ông bà để lại rồi. Tui nào có dám chêkhen gì.

Kểtừ đó con ba Mót mang tên là Nguyễn Thị Mén. Cái tên cũng khá phù hợp với vóc dángốm yếu và nhỏ thó của nó. Con Mót đứng nép bên chân mẹ, ngơ ngác và sợ hãi. Nócũng chẳng hiểu là kể từ ngày hôm nay nó có thêm một cái tên mới là Mén.

TắcBiển cách Tân Tiến hơn ba cây số. Mỗi ngày con Mén chèo xuồng đi học, chị Tư đilàm công. Những ngày mưa bão lụt lội, không ai mướn, chị Tư phải mượn gạo màăn. Con mén cũng không đi học được. Hai mẹ con ngồi chồm hổm trên chiếc chõngtre nhìn ra trời mưa và nước ngập mênh mông. Những hình ảnh đó thỉnh thoảng vẫnhiện lên với chị Ba Mén khiến chị cảm thấy xót xa và thương mẹ vô cùng. Trongnhững dịp như thế chị Tư thường kể chuyện đời mình cho con Ba Mén nghe. Chị trỏchiếc nón vải bèo nhèo dính bùn đất và hoen ố mồ hôi cài trên vách ở đầu chõngtre và nói với nó :

-Đó là cái nón mà tía mày vì ra đi hấp tấp đã bỏ quên lại cho má trong một đêmgiao thừa.

Cạnhbên chiếc nón có cài thêm một gói thuốc lá hút dở dang. Sự tích về gói thuốc láthì con Mén còn nhớ. Anh HaiHên của nó nhập ngũ và hai năm sau có trở về thăm mẹ và thămnó một lần. Khi ra đi anh nó đã bỏ quên gói thuốc lá trên bàn, bên trong cònlại tám điếu. Lúc đó nó đã bảy tuổi, không những nó còn nhớ gói thuốc lá anh nóbỏ quên mà còn nhớ cả câu nói mà anh nó đã nói với mẹ trước khi ra đi :

-Má à, đi lính nhớ nhà con bắt chước bạn bè hút thuốc, uống bia. Lương línhkhông đủ xài, con không có tiền mua quà bánh gì cho má hết. Nhờ lãnh thêm chúttiền thưởng Tết nên con mua vé xe đò về thăm má. Con mong ngày nào hết chiếntranh sẽ trở về Tắc Biển làm ruộng nuôi má và em con.

Tuynói thế nhưng thật ra anh nó cũng có mua cho nó một gói kẹo dừa thật to. Hai mẹcon thỉnh thoảng đem ra ăn, mỗi người một cục.

Quakhỏi Cần Thơ, chiếc xe Thiên Trang dừng lại để hành khách ăn trưa. Chị Ba Ménmoi trong giỏ quà Tết một hộp xôi và dắt đứa bé gái bước theo mẹ nó xuống xe.Trời nắng gắt, mọi người có vẻ bơ phờ, ít trò chuyện hơn so với lúc ban sángkhi xe dừng lại để điểm tâm. Khoảng một giờ sau thì người lơ lại gọi hành kháchlên xe. Trong xe mát rượi nhờ có điều hòa không khí, hành khách lim dim. Chiếcxe tiếp tục lăn bánh trên Quốc Lộ Một tiến về Cà Mau thế nhưng đầu óc của chịBa Mén lại cứ ngược trở về quá khứ.

Mẹchị kể rằng ngày còn thanh niên dưới thời quân đội Pháp, cha chị cũng đã từngbị bắt lính, thế nhưng chân bên trái có tật nên được thả về. Cha mẹ chị gặpnhau trên một cánh đồng lúa ở Cái Tắc khi hai người đi làm công. Cả hai rủ nhauxuống lập nghiệp ở Cà Mau. Lúc đó không biết ai đã kể chuyện về cái xứ Đà Lạt chocha chị nghe mà theo lời mẹ kể lại thì cha chị lúc nào cũng mơ ước được sốngtrên đó. Cha chị bảo rằng ở Đà Lạt có núi cao chót vót, khí hậu mát lạnh, có hoathơm cỏ lạ bốn mùa. Đà Lạt có thung lũng Tình Yêu, Suối Vàng, thác Cam Ly hùngvĩ, hồ Xuân Hương thơ mộng, những cánh rừng thông bát ngát. Nhà cửa toàn làbiệt thư nguy nga và lộng lẫy. Mọi người đều giàu có, lên đó kiếm miếng ăn nhấtđịnh là phải dễ dàng. Thế nhưng trên thực tế thì cha mẹ chị lại lưu lạc xuốngtận Năm Căn, cất chòi trên một gò đất bỏ hoang ở Tắc Biển, một vùng quanh năm ngậplụt, lau sậy mịt mù và muỗi mòng dầy đặc. Mẹ chị thường nói với chị :

-Tía mày lúc nào cũng mơ ước đưa tao lên sống ở Đà Lạt đầy thơ mộng, rốt cuộc lạidẫn tao về lập nghiệp ở cái gò đất này. Bước ra khỏi nhà là lội sình tới đầugối.

NămCăn thuộc tỉnh Cà Mau là thị xã cuối cùng nằm về phương Nam trên Quốc Lộ Một.Con lộ dài nhất nước này chấm dứt ở bến đò Năm Căn. Con đò nối liền Năm Căn vớibờ bên kia của con sông Cửa Lớn mở ra một vùng đất thấp mênh mông.

Chiếcxe Thiên Trang lắc lư tiếp tục lăn bánh dưới ánh nắng gay gắt, chị Ba Mén nhìnsang bên cạnh và giật mình ! Người thiếu phụ ngủ say, nghẹo đầu sang mộtbên, miệng há hốc, đứa bé cũng nhả vú mẹ ngủ say, nước miếng lòng thòng. Nguyênmột bên ngực của người thiếu phụ để lộ ra bên ngoài, căng tròn và trắng phếu.Chị Ba khe khẽ kéo ngực áo của người thiếu phụ để che bớt lại. Sáng nay khi mớilên xe và ngồi bên cạnh người thiếu phụ với hai con, chị Ba Mén cảm thấy một chúttủi thân nào đó trước cái số phận hẩm hiu không được làm mẹ của mình, thế nhưngcảnh tượng trước mắt đã khiến cho chị phải bàng hoàng. Chị cảm thấy xót thươngcho thân phận người phụ nữ.

Thếrồi năm đó chiến tranh chấm dứt, con Ba Mén được mười lăm tuổi, nhưng vẫn èo uột,thấp bé như một đứa trẻ mười hai. Một hôm có một người lạ tìm đến căn chòi củachị Tư Lượm và đưa cho chị một lá thư viết tay. Con Ba Mén đọc thư cho mẹ nghe.Trong thư người viết tự giới thiệu mình là Tư Nghĩa, trước đây ở ấp Ngọc Hiển,cách Tắc Biển hơn ba cây số. Chị Tư Lượm có biết người này. Trong thư anh Tư Nghĩa cho biết trướcđây mình là bạn đồng ngũ với chồng chị là anh Tám Nghiệp. Vì bịthương nên anh được đưa về hoạt động ở Sài Gòn. Nay đất nước hòa bình anh muốngiúp con Ba Mót có chút tương lai hầu giúp đỡ chị. Trong ba ngày nữa vợ anh sẽ xuốngdắt con Ba Mót lên Sài Gòn, và anh sẽ lo hộ khẩu cũng như công ăn việc làm chonó. Chị Tư Lượm biết anh TưNghĩa là người tốt, ngay thẳng, phần chị thì đã yếu, khôngbiết còn đi làm công được đến ngày nào. Chị đành bấm bụng mà giao con Ba Mót chovợ anh Tư Nghĩa.

Chiếc xe đò Phương Trang dừng lại ởmột quán ăn để hành khách giải lao. Hai đứa nhỏ giật mình thức giấc khóc la. ChịBa Mén cảm thấy toàn thân ê ẩm, bước xuống xe thật khó khăn. Giam mình trongmột cái bếp chật hẹp như một chuồng gà gần bốn mươi năm, con Ba Mén ốm yếu vàgầy còm trước đây nay đã trở thành một người đàn bà sồn sồn, tướng đi nặng nề, lạchbạch, lắc lư như một con gà mái dầu.

Gian bếp được hơn mười thước vuông, góctrái là nhà vệ sinh, bên cạnh có kê hai thùng phuy đựng nước. Giàn bếp gồm cóbốn lò nấu bằng gas. Bốn vách bếp đều có kệ chất đầy mắm muối, gia vị, chai lọ,chén bát, xoong chảo, nồi niêu đủ cỡ... Đấy là cái thế giới của chị Ba Mén. Tuychật hẹp thế nhưng cái thế giới đó cũng không đến nỗi quá tẻ nhạt. Mỗi ngày có bốncô gái vào trạc tuổi hai mươi đến giúp việc, hai cô phụ bếp, hai cô chạy bàn. Chẳngnhững họ là nguồn thông tin của chị về những gì xảy ra bên ngoài bốn vách tườngcủa cái bếp quanh năm ướt át và nhơ nhớp, mà còn là một nguồn hiểu biết giúpcho chị học hỏi thêm. Bốn cô vừa làm vừa bàn với nhau về các vở cải lương, cácphim chuyện tràng giang đại hải của Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc... mà họ xem trêntruyền hình hay trong các đĩa DVD. Đấy là các chuyện cô này yêu cậu kia, cậukia thương cô nọ, ghen tuông, gây cấn, éo le, mưu mô, lường gạt, hận thù, nướcmắt... Chị Ba Mén cũng tham gia vào các câu chuyện ấy và bàn cãi rất hăng. Tâmhồn của con bé Ba Mén quê mùa và thật thà nơi ấp Tắc Biển ngày xưa nay nhờ đó cũngđã trở nên phong phú hơn. Đời sống tình cảm của chị Ba Mén cũng chỉ có thế, mộtchút tưởng tượng dựa vào những câu chuyện yêu thương do các cô phụ bếp và chạybàn kể lại.

Chị học bếp với người chủ trước, vàngười này nay đã qua đời. Người chủ hiện tại là con gái lớn của bà chủ trước. Quánđông khách là nhờ những món do tay chị nấu. Các món mắm kho, canh chua, thịtram, sườn nướng và nhất là món lòng heo luộc chấm mắn nêm là các món ăn kháchnhất. Mỗi ngày chính chị phải đảm đang các món này, không ai thay thế được. Thếrồi với thời gian chị cũng đã an phận với cái thế giới thu hẹp đó. Đôi ba thángmột lần chị gởi tiền về cho mẹ ở Tắc Biển. Chị Tư Lượm, mẹ của con Ba Mót ngàyxưa nay đã trở thành một bà lão gần tám mươi, gầy nhom, lúc nào cũng tư lự, đôimắt lem nhem thoáng hiện những nét buồn u uẩn.

Một hôm có một bà khách quen đãtrọng tuổi, nhà ở gần đó đến quán ăn cơm. Hôm đó đã xế trưa, quán vắng khách,chị Ba cũng xong việc, hai người lân la nói hết chuyện này lại bắt sang chuyệnkhác. Sau cùng bà khách kể cho chị Ba Mén nghe về một ngôi chùa nhỏ tên làthiền thất Phật Đà ở trong một con hẻm phía bên kia đường, cách quán cơm khoảngvài trăm thước. Thầy trụ trì là một vị sư già thuyết giảng rất hay. Thầy chuyêngiảng kinh Pháp Cú. Kinh gồm bốn trăm hai mươi ba tiết, mỗi ngày thầy giảng mộttiết, khi nào giảng hết thì thầy lại giảng lại từ tiết đầu. Chị Ba Mén chẳnghiểu Đạo Phật là gì cả nhưng cũng muốn đến nghe một lần cho biết. Một hôm chịdọn dẹp bếp núc xong, tắm rửa thay quần áo sạch sẽ và tìm đến thiền thất PhậtĐà.

Bỏ dép bước vào gian chính điện nhỏxíu, chị Ba Mén nhìn lên bàn thờ Phật. Giữa bông hoa và những ngọn nến lunglinh là một pho tượng Phật thật lớn trong tư thế ngồi thiền, vẻ uy nghi vàthanh thản. Một vị thầy già gầy nhom ngồi tréo chân trên một tấm phản nhỏ đặttrước bàn thờ. Chung quanh chị hơn ba mươi người đang ngồi yên lặng, hướng vào vịthầy, vẻ mặt họ thật thanh thản và thành kính. Trước cảnh tượng đó chị Ba Ménbàng hoàng cả người, chị có cảm giác như đang bước vào một thế giới khác, mộtthế giới thật yên lặng và an bình.

Chị chưa biết phải xử trí ra sao thìngay lúc đó có một chú tiểu từ phía sau bàn thờ Phật bước ra tiến đến gần chị,vái chị một vái và trao cho chị một cái gối nhỏ và ra hiệu bảo chị hãy dùng gốiđể ngồi. Chị đặt gối xuống chiếu và ngồi lên như một cái máy. Không ai để ý đếnchị, thế nhưng chị cảm thấy an tâm một cách lạ thường. Trong gian chánh điệnchật hẹp tỏa rộng một bầu không khí thật an bình và thân thiện.

Độ mười lăm phút sau thì vị thầyđánh một tiếng chuông báo hiệu buổi tập thiền chấm dứt. Chú tiểu phía sau bànthờ Phật lại xuất hiện với một cái mõ lớn và ngồi xuống bên cạnh vị thầy. Tấtcả mọi người tụng một bài kinh ngắn, chú tiểu gõ mõ đánh nhịp, vị thầy thỉnhthoảng đánh một tiếng chuông. Chị Ba Mén cảm thấy mình lọt vào một thế giới khác,một thế giới thật êm ả, thiêng liêng và hoàn toàn xa lạ đối với chị trước đây.Ít nhất thì cái thế giới đó cũng khác với cái xó bếp ngột ngạt của chị, với cáiquán cơm ồn ào và hỗn độn với những người khách đến ăn còn đang đói, hoặc đã nobụng và hả hê.

Sau thời kinh, các người đến chùađứng lên và hướng vào bàn Phật. Chú tiểu và vị thầy thì đứng trước bàn thờ Phậtvà hướng vào họ, hai bên đối mặt với nhau. Vị thầy cầm một cái chuông nhỏ đánhkhẽ một tiếng, tất cả mọi người mọp xuống để lạy. Vị thầy lạy người đến chùa làmột cách trả lễ cho Phật, và đồng thời cũng là để tỏ lòng kính trọng họ như nhữngvị Phật. Người đến chùa thì lạy Phật và cùng lúc cũng lạy cả vị thầy như ngườiđã thay Phật để hướng dẫn họ. Chị Ba Mén cũng bắt chước mọi người mọp xuống đểlạy, vụng về và ngượng nghịu. Thế nhưng đồng thời thì chị cũng cảm thấy có mộtsức mạnh nào đó đang manh nha và chớm nở trong lòng mình, một sức mạnh thậtkhiêm tốn nhưng bao la và tràn ngập yêu thương. Khi úp mặt lên chiếu để lạy, chịcảm thấy mình trở nên thật nhỏ bé và vô nghĩa, cả cái thân xác cục mịch và nặngnề của mình hình như cũng tan biến hết.

Sau ba lạy thì vị thầy tiến đến gặpchị Ba và cất lời với chị :

-Có lẽ chị đến đây lần đầu? Chị cứ tự nhiên, nhà của Phật là nhà của mọingười. Mỗi tối đều có một buổi ngồi thiền kéo dài nửa giờ, sau đó là phầnthuyết giảng. Nếu chị cần biết thêm điều gì thì cứ hỏi nhé !

Vịthầy ngồi xuống trước bàn thờ Phật, các người đến chùa ngồi thành một vòngchung quanh. Vị thầy cất lời :

-Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem tiết thứ mười chín trong Kinh Pháp Cú muốnnói lên điều gì. Trong câu này Đức Phật nhấn mạnh đến vai trò của sự chú tâm vàcảnh giác. Ngài nói rằng một người mê muội, thiếu chú tâm và cảnh giác cũngtương tự như một người chăn bò đếm đàn bò của người khác. Sự chú tâm và cảnhgiác giúp chúng ta nhận thấy những gì đang xảy ra chung quanh hầu giúp chúng tabiết trở về với con người đích thật của chính mình.

Vịthầy còn giảng thêm rằng sự chú tâm và cảnh giác đối với những gì mình cảm nhậnđược bằng thân xác, bằng mắt, tai, mũi, lưỡi và kể cả những xúc cảm và sự suynghĩ của mình, sẽ giúp mình hòa nhập với thế giới chung quanh dễ dàng, thíchnghi và đúng đắn hơn.

Tuykhông hiểu hết ý nghĩa của những câu giảng đó, thế nhưng những gì vị thầy vừanói cũng đã biến cải cả đời sống tinh thần của chị Ba Mén và cũng đã đánh dấumột khúc quanh lớn trong cuộc đời của chị. Từ trước đến nay chị vẫn sống, thếnhưng không hề ý thức được là mình đang sống. Chị không hề cảm nhận được sựsống bên trong nội tâm mình cũng như sự sống đang biến động trong bối cảnh chungquanh. Mỗi ngày chị làm các công việc thường nhật trong bếp như một cái máy.Lắm lúc chị cũng không ý thức được là mình đang làm gì và vừa làm xong đượcnhững gì. Mỗi sáng chị chờ các cô phụ bếp đến để cùng đếm với họ thật hăng sayvà ồn ào những đàn bò trong đầu họ.

Kể từ khi được nghe giảng về sự chú tâm trênđây, chị Ba Mén thường xuyên đến chùa và tham gia vào các buổi ngồi thiền vànghe giảng, chỉ hôm nào mệt lắm thì chị mới không đến chùa. Những lời thuyếtgiảng của vị sư già đã mang lại cho chị một tâm hồn phong phú, bén nhạy vànhiều yêu thương hơn. Chị cảm thấy gian bếp quả là một nơi nhơ nhớp và hôi hám,nào là mùi khô, mùi mắm, mùi cá, mùi lông gà, huyết heo, lòng heo, mùi kho nấu,chiên xào... bốc lên nồng nặc. Hình ảnh những con gà dẫy chết khi bị cắt cổ,những con cá dẫy dụa khi bị đập đầu, tiếng dao chặt xương, tiếng mỡ sôi trongchảo, kể cả đôi khi tiếng nước tiểu của khách hàng rót vào lỗ cầu trong góc bếpcũng nghe rõ mồn một..., tất cả đã tạo ra một sự kinh hoàng trong gian bếp chậthẹp của chị.

Nhữnglời thuyết giảng của vị thầy già thật ra không hề tạo ra cho chị Ba Mén nhữngkhả năng nhận xét mang lại một sự sợ hãi hay kinh tởm nào cả, mà đúng hơn đãgiúp chị nhận thấy được bản chất khổ đau của những gì đang xảy ra chung quanhchị, phản ảnh bởi sự thèm khát miếng ăn của con người, bởi bản năng dục tính khíchđộng và xô đẩy họ rơi vào những xúc cảm bấn loạn, những hành động điên rồ và umê. Ý thức được các điều đó chị Ba Mén liền ăn chay và không còn tham gia vàocác câu chuyện tình yêu gây cấn do các cô phụ bếp và chạy bàn kể chuyện vớinhau. Mỗi khi trông thấy chậu lòng heo mà mỗi ngày chị phải rửa và phải luộcthì chị đều cảm thấy một chút đau nhói trong lòng. Mỗi khi nghe các cô phụ bếpvà chạy bàn hăng say thuật lại hồi thứ năm mươi hay sáu mươi của một bộ phimHàn Quốc trình chiếu tối hôm qua trên truyền hình, thuật lại chuyện cô nàythương cậu kia, cậu kia hất hủi cô nọ..., thì chị Ba cảm thấy thương hại các côphụ bếp và chạy bàn vô cùng. Suốt ngày đi làm cực nhọc, tối đến thì ngồi xem vàđếm những đàn bò trong đầu những diễn viên trên màn ảnh truyền hình.

ChịBa Mén đảm trách công việc rửa ráy và luộc lòng heo đã từ mấy chục năm nay, từkhi chị còn là một cô bé ốm yếu. Ngồi trên chiếc ghế đẩu, chị đặt thau lòng heotrước mặt, khép hai chân vào nhau, gác cằm lên hai đầu gối, chị dùng dao cắtphèo, bao tử, ruột già, gan, dồi trường, riêng ra thành từng phần. Chị nặn bớtthức ăn đã tiêu hóa nửa chừng trong ruột non để phèo bớt đắng, bởi vì các thứcăn đó đã được pha trộn với mật và các dung dịch tiêu hóa khác tiết ra từ gan vàbao tử của con heo. Ngày nay thì chị phải ngồi với một tư thế khó khăn và kémthoải mái hơn nhiều, phải dạng hai chân vì bụng chị to quá. Chị kéo thau lòng heosát vào bụng và mỗi khi nhìn xuống thì chị lại nhận thấy bụng chị che khuất mộtnửa thau đựng bộ đồ lòng của con heo. Mỗi khi rửa khúc dồi trường trắng phếu thìchị lại liên tưởng đến khúc dồi trường trong bụng chị.

Trướcđây trong bếp có một con chuột cống rất tinh ranh, không ai đuổi bắt hay bẫyđược nó. Một hôm chị đang chặt thịt và để ý thấy con chuột ló đầu ra ở khe hởgiữa hai thùng phuy đựng nước. Chị giả vờ như không trông thấy nó và vẫn cứ tiếptục chặt thịt. Bất chợt nó phóng ra giữa sân bếp để tha một miếng thịt văng rakhỏi thớt. Chị Ba Mén bèn ném ngay con dao phay đang cầm trên tay vào người nó.Sống dao đập vào giữa lưng con chuột, nó ưỡn người, bốn chân co quắp và runlên. Con chuột chết ngay sau đó, máu trào ra ở mũi và miệng. Chị Ba rất hãnhdiện và khoe thành tích của chị với mọi người. Thế nhưng hôm nay khi chặt thịt vàliên tưởng đến chuyện ấy thì chị lại thương hại con chuột vô ngần. Hoàn cảnhcủa nó thì nào có khác gì với hoàn cảnh của chị đâu, cả hai đều phải tranh đấuđể kiếm miếng ăn. Nó thường rình rập nơi khe hở giữa hai thúng phuy, còn chịthì phải tự giam mình trong cái xó bếp chật hẹp này từ mấy chục năm nay. Cáichết của chị cũng đang xảy ra trong từng giây phút một, thế nhưng nhẹ nhàng vàchậm chạp hơn, không tức tưởi như cái chết của con chuột. Vào một lúc nào đó cáichết của chị biết đâu cũng sẽ xảy đến thật đột ngột và đau thương như cái chếtcủa nó ? Suy nghiệm về những lời giảng của vị sư già, chị bỗng nhận thấytrước đây mình đã sống như trong một giấc mơ, không hiểu biết gì cả, cũng chẳngý thức được gì cả. Nào chị có biết đến đàn bò trong đầu mình đâu để mà đếm. Chịchỉ nhìn thấy đàn bò trong đầu của người khác.

Xeđến thị xã Cà Mau lúc nào không hay. Tiếng còi xe inh ỏi trên đường phố lôi chịtrở về với thực tại. Xuống xe, tay xách tay ôm, thế nhưng chị vẫn cố gắng gọixe taxi cho người phụ nữ ngồi bên cạnh, giúp cho cả ba mẹ con ngồi vào xe cẩnthận, sau đó chị mới trèo lên chiếc xe đò nhỏ đưa chị về Năm Căn. Đường ổ gà,xe xóc mạnh, chị ôm giỏ quà vào lòng. Trong giỏ có một chai rượu dâu Đà Lạt,bốn lon bia Tiger và một gói thuốc lá hiệu Con Ngựa, và đặc biệt hơn hết là mộthộp yến sào bên trong có sáu hủ. Trời đã xế chiều và chị thì còn phải qua đò vàđi xe ôm về Tắc Biển.

Đứngchờ đò ở bờ sông Năm Căn, chị cảm thấy nôn nao trong lòng vì một chốc nữa đâychị sẽ được gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Chị mơ màng nghĩ đến tối hôm naychị sẽ trịnh trọng đặt lên bàn thờ chai rượu dâu Đa Lạt pha phẩm đỏ và hươngdâu hóa học cạnh bên chiếc nón hoen ố mồ hôi để cúng cha, một người cha mà chịkhông hề được biết mặt. Chị sẽ đặt một gói thuốc lá mới hiệu Con Ngựa và bốnlon bia Tiger bên cạnh gói thuốc lá Salem nhăn nhúm mà người anh mình đã bỏquên nhằm để đặc biệt cúng anh mình, một người anh đã từng bồng bế mình ngàynhỏ. Chị sẽ khui một lọ yến sào cho mẹ ăn. Chị nghe người ta nói rằng yến sàorất bổ cho người lớn tuổi.

Đêmhôm nay chị sẽ chui vào mùng ngủ với mẹ trên chiếc chõng tre. Chị sẽ gác đầulên chiếc ngực lép xẹp của mẹ để lắng nghe tiếng đập của tim mẹ và để cảm thấyhơi thở âm ấm của mẹ luồn vào tóc mình... Bỗng nhiên một ý nghĩ lạ lùng hiệnlên trong đầu, chị chỉ muốn mãi mãi nằm trong bụng mẹ để lúc nào cũng được nghethấy tiếng tim mẹ đập và tiếng phổi của mẹ thở, chị không muốn sinh ra làmngười làm gì. Chị ước mơ một ngày nào đó sẽ cùng với mẹ hóa thành những áng mâytrên trời. Chị nghĩ thầm: Mong sao được trở về bụng mẹ, xin chớ sinh làmngười, ước tan vào hư vô... Những ý nghĩ kỳ quặc và lạ lùng đó khiến chị phải mỉmcười, thế nhưng đồng thời thì nước mắt cứ trào ra và lăn dài trên đôi gò máphúng phính của chị. Con đò máy đang xoay mũi để cặp bến. Trước mặt chị nước sôngCửa Lớn xoáy cuồn cuộn và đục ngầu.

Một vàighi chú của người viết

Một kiếpngười thì nào có khác gì một chuyến xe. Thế nhưng có khi nào chúng ta tự hỏirằng chuyến xe của đời mình sẽ đưa mình về đâu hay không? Nếu ra bến xemua vé và bước lên xe thế nhưng chúng ta lại không biết là chuyến xe ấy sẽ đưamình về đâu, như thế có phải là đáng buồn hay không? Sống nhưng khôngbiết mình sống để làm gì thì cũng tương tự như đang ngồi trong một chiếc xe đòđang chạy nhưng lại không biết là nó đi đâu.

Cũng tươngtự như thế, khi bước ra đường và gặp một người đang đi, ta hỏi người này :

- Ông, bà,hay cô, chú... đang đi đâu đấy ?

Nếu ngườinày trả lời là họ đi thế thôi và cũng chẳng biết là mình đi đâu, thì có phảiđấy là một điều đáng để đau buồn hay chăng ?

Đối vớiPhật Giáo thì đi như thế gọi là «đi lang thang». Tất cả chúng tađang đi lang thang trong một thế giới bất định, một thế giới lẩn quẩn, loanhquanh. Cái thế giới đó Phật Giáo gọi là thế giới luân hồi hay samsara. Nguyênnghĩa tiếng Phạn của chữ samsara là «một tổng thể đang chuyển động»hay «một đám đông đang đi lại», hoặc nói một cách khác là «một đámngười đang đi lang thang». Đi lang thang có nghĩa là bước đi trong mộtthế giới của ảo giác, trong một giấc mơ triền miên. Trong giấc mơ đó, đôi lúcchúng ta cũng chợt tỉnh và nhận thấy mình đang ở một nơi nào đó, thế nhưng cólúc chúng ta cũng lại cảm thấy mình đang ở một nơi khác.

Chúng talang thang trong một thế giới ảo giác chẳng qua vì chúng ta luôn chạy theonhững đàn bò của người khác để đếm và rồi quên mất đường về. Cảnh giác, thứctỉnh và chú tâm chính là cách giúp mình nhận thấy bản chất ảo giác của «thếgiới lang thang» và «bản chất u mê» trong tâm thức để trở vềvới con người đích thật của chính mình.

Bures-Sur-Yvette,04.02.13

HoangPhong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 9030)
Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao để giữ thăng bằng và ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
29/03/2013(Xem: 6922)
Thầy Chỉnh Tuệ, sư cô Trí Hải và một số thi văn hữu định làm một tập văn về cố thi sĩ BÙI GIÁNG. Chỉnh Tuệ biết Bùi Giáng thường tới thăm tôi nên đã ngỏ ý xin tôi viết ít dòng tưởng niệm?
29/03/2013(Xem: 7551)
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: - Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: - Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
26/03/2013(Xem: 8991)
Sự phát triển của khoa học y sinh hiện đại và công nghệ sinh học đã tạo ra những tình huống phức tạp mà chúng đang gia tăng mạnh mẽ mỗi ngày. Những tình huống này đưa ra những nan đề đạo đức lớn hơn bao giờ hết. Xã hội và loài người đang đương đầu với những nan đề đạo đức sâu sắc, cần đến một lĩnh vực đạo đức hoàn toàn mới, được gọi là “đạo đức y sinh”(biomedical ethics).
20/03/2013(Xem: 10197)
Ô nhiễm môi trường đã tác động lên cuộc sống của mọi sinh vật trên trái đất. Những bức ảnh ô nhiễm môi trường dưới đây như một lời cảnh báo dành cho tất cả chúng ta.
15/03/2013(Xem: 7756)
Vai trò của Phật giáo đối với vấnđề tính dục tùy thuộc bối cảnh và trình độ hiểu biết Đạo Pháp của người Phật tử.Kỷ cương giới luật ghi chép trong kinh sách được xem như trực tiếp xuất phát từnhững lời giáo huấn của Đức Phật, do đó thường được áp dụng chung cho tất cả cáctông phái trừ một vài ngoại lệ đối với Phật giáo Nhật bản.
07/03/2013(Xem: 7026)
Ở đời, chúng ta thường thấy có người bên ngoài dáng vẻ giàu sang, thành công, đi xe sang trọng, nhà ở thật đẹp. Nhưng trên thực tế, họ rất chật vật trong đời sống hàng ngày. Tôi có một anh bạn quen, sang Mỹ chỉ mới hơn 5 năm mà đi xe hiệu BMW và ở nhà trong khu đắt tiền, cao cấp, lên đến bạc triệu. Hỏi ra thì anh chỉ cười buồn và than rằng lúc nào cũng bận rộn, không có thời gian rảnh. Sau này mới biết rằng anh làm 3 việc (job) cùng một lúc để có thể xoay xở trả cho căn nhà sang trọng và chiếc xe đắt tiền kia.
05/03/2013(Xem: 8912)
Abraham Lincol ​:​ "Nếu tình bạn là điểm yếu lớn nhất của bạn, thì bạn chính là người mạnh mẽ nhất trên thế giới"
01/03/2013(Xem: 9191)
Khi thọ giới rồi thì chúng ta cần phải giữ giới. Giới chính là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”—có nghĩa là “không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành.” Giới cũng là “chỉ ác phòng phi,” có nghĩa là “ngưng làm các việc ác, tránh phạm điều lầm lỗi.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]