Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc Sùng bái Shugden (Dolgyal)

13/02/201316:39(Xem: 7409)
Lời Khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc Sùng bái Shugden (Dolgyal)
dalailama-2007

LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
VỀ VIỆC SÙNG BÁI SHUGDEN (DOLGYAL)

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Theo những nghiên cứu lâu dài và cẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal). Mặc dù bản thân ngài đã có lúc thực hành việc xoa dịu Dolgyal, vào năm 1975 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từ bỏ thực hành Shugden (Dolgyal) sau khi khám phá những vấn đề sâu xa về lịch sử, xã hội và tôn giáo được liên kết với thực hành này. Ngài đã làm như thế với sự thấu suốt và hỗ trợ hết lòng của Thầy Phụ giáo của ngài là Kyabje Trijang Rinpoche quá cố, là vị Thầy mà từ đó ngài đã nối kết với thực hành này. Ngay cả trong các trường phái Geluk và Sakya – đa số các hành giả Shugden (Dolgyal) thuộc về các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng này – việc xoa dịu tinh linh này đã từng gây ra những cuộc tranh cãi trong suốt lịch sử của các phái này. Việc nghiên cứu về lịch sử tiết lộ rằng thực hành Shugden (Dolgyal), là thực hành có tính chất bộ phái mạnh mẽ, đã có một quá trình lịch sử trong việc góp phần vào xu thế bất hòa, chia rẽ trong nhiều bộ phận của Tây Tạng, và giữa những cộng đồng Tây Tạng với nhau. Vì thế, từ năm 1975 cho tới nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thường xuyên công khai bày tỏ quan điểm của ngài là mọi người không nên theo đuổi thực hành này, dựa trên ba lý do sau đây:

1. Phật giáo Tây Tạng có nguy cơ bị suy đồi thành một hình thức sùng bái tinh linh: Lúc ban đầu Phật giáo Tây Tạng được phát triển từ truyền thống cổ xưa và xác thực được duy trì trong Đại học tu viện Nalanda vĩ đại của Ấn Độ, là truyền thống mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thường mô tả là một hình thức hoàn hảo của Phật giáo. Nó là hiện thân giáo lý nguyên thủy của Đức Phật khi được phát triển qua những nội quán triết học, tâm lý học và tâm linh phong phú của những Đạo sư Phật giáo vĩ đại như Nagarjuna (Long Thọ), Asanga (Vô Trước), Vasubandhu (Thế Thân), Dignaga (Trần Na) và Dharmakirti (Pháp Xứng). Từ khi nhà luận lý và triết gia vĩ đại Shantarakshita có công lao thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng trong những giai đoạn đầu của nó vào thế kỷ thứ tám, yêu cầu triết học và phân tích phê bình luôn luôn là những đặc điểm quan trọng của Phật giáo Tây Tạng. Vấn đề của thực hành Shugden (Dolgyal) nằm ở chỗ nó giới thiệu tinh linh Shugden (Dolgyal) như một vị Hộ Pháp và hơn nữa, nó có khuynh hướng quảng bá tinh linh này còn quan trọng hơn cả chính Đức Phật. Nếu khuynh hướng này không được kiểm soát, và những người ngây thơ bị cám dỗ bởi những thực hành giống như sự sùng bái của loại tinh linh này, thì truyền thống phong phú của Phật giáo Tây Tạng có nguy cơ bị suy đồi thành sự đơn thuần xoa dịu các tinh linh.

2. Là những chướng ngại cho việc phát triển tinh thần bất bộ phái đích thực: Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nói rằng một trong những hứa nguyện quan trọng nhất của ngài là việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hòa hợp giữa các tôn giáo với nhau. Như một phần của nỗ lực này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hết lòng khuyến khích tinh thần bất bộ phái trong mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng. Trong việc này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang noi theo gương mẫu của những vị tiền nhiệm của ngài, đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm và Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba. Không chỉ là một tiếp cận bất bộ phái tương tác mang lại lợi lạc cho mọi trường phái Phật giáo Tây Tạng, nó còn là sự che chở tuyệt hảo để đương cự lại sự phát triển tinh thần bộ phái có thể mang lại những hậu quả tai hại cho truyền thống Tây Tạng nói chung. Căn cứ vào sự nối kết được thừa nhận giữa việc sùng bái Shugden (Dolgyal) và tinh thần bộ phái, thực hành đặc biệt này duy trì một chướng ngại chủ yếu cho việc thúc đẩy một tinh thần bất bộ phái đích thực trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

3. Đặc biệt không thích hợp trong việc mang lại hạnh phúc cho xã hội Tây Tạng: Căn cứ vào những hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người dân Tây Tạng thì việc xoa dịu Shugden (Dolgyal) mang lại rắc rối đặc biệt. Những nghiên cứu về Kinh luận và lịch sử cho thấy tinh linh Dolgyal xuất hiện do sự thù địch đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm vĩ đại và chính phủ của ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm, nhà lãnh đạo tâm linh và thế tục của Tây Tạng vào thế kỷ 17, đã đích thân lên án Shugden (Dolgyal) là một tinh linh xấu ác xuất hiện từ những ý hướng lầm lạc và tác hại đến hạnh phúc của chúng sinh nói chung và chính phủ Tây Tạng do các Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo nói riêng. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười ba và những Đạo sư tâm linh tôn kính khác của Tây Tạng cũng đã mạnh mẽ phản đối thực hành này. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay của Tây Tạng, khi sự đoàn kết giữa nhân dân Tây Tạng thì vô cùng cần thiết, việc dấn mình vào thực hành xoa dịu Shugden (Dolgyal) gây tranh cãi và chia rẽ này thật không thích hợp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ kêu gọi các môn đồ của ngài xem xét cẩn thận vấn đề thực hành Shugden (Dolgyal) trên căn bản của ba lý do này và hành xử một cách phù hợp. Ngài đã tuyên bố rằng, là một nhà lãnh đạo Phật giáo với mối quan tâm đặc biệt về dân chúng Tây Tạng, ngài có trách nhiệm phải phản đối những hậu quả tai hại của loại sùng bái tinh linh này. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ rằng lời khuyên của ngài có được lưu ý hay không, đó là việc của mỗi người. Tuy nhiên, bởi bản thân ngài cảm nhận mạnh mẽ về sự tiêu cực của thực hành này, ngài đã yêu cầu những ai tiếp tục xoa dịu Shugden (Dolgyal) đừng tham dự những khóa giảng tôn giáo chính thức của ngài, là điều mà theo truyền thống đòi hỏi phải thiết lập một mối liên hệ Đạo sư-đệ tử.

Nguyên tác: “His Holiness the Dalai Lama’s Advice Concerning Dolgyal (Shugden)”
http://www.fpmt.org/organization/announcements/shugden/

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2013(Xem: 7376)
Trên thực tế, tất cả giáo huấn của Đức Phật đều nhằm giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp tiếp cận thật sự rất hợp lý và thực tiễn.
17/02/2013(Xem: 12283)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Bá Linh. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật. Sau chiến tranh, bà di cư sang Mỹ và lập gia đình tại đó. Vào khoảng đầu những năm 1960, bà chu du nhiều nơi khắp châu Á, và sau 10 năm hành thiền, bà bắt đầu dạy thiền và thuyết giảng về Phật giáo ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc.
14/02/2013(Xem: 6760)
Như thông lệ hằngnăm, ngày 4 tháng 2, 2013 vừa qua, Tổng Hội Phật Giáo Pháp đã gửi đến cho cácthành viên lá thư đầu năm số 13 nhằm tường trình các hoạt động của Tổng Hộitrong năm vừa qua. Nhìn vào sinh hoạt của một tổng hội Phật Giáo « nontrẻ » của một quốc gia Âu Châu, nơi mà Phật Giáo chỉ mới đặt chân vào chưađầy một thế kỷ quả là ta cũng có thể thấy được những điểm thật « mớimẻ » so với sinh hoạt của Phật Giáo tại các quốc gia Á Châu nơi mà PhậtGiáo đã bắt rễ từ lâu đời.
14/02/2013(Xem: 8578)
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt.
12/02/2013(Xem: 6519)
Lìa bỏ ngai vàng quyền uy, xem nhẹ công danh chức tước, thoát khỏi cảnh trần nhung hoa gấm lụa, vợ đẹp con ngoan, Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia học đạo, khai sáng chân lý tối thượng thừa, thành đạo Bồ đề, tựgiải thoát mình, đại từ phát nguyện cứu độ giải thoát hết thảy chúng sanh, xa lìa cảnh đời ô trọc phiền não, đạt đáo cứu cánh Niết Bàn tịch tịnh.
10/02/2013(Xem: 6583)
Những lời thuyết giảng của vị sư già đã mang lại cho chị một tâm hồn phong phú, bén nhạy và nhiều yêu thương hơn.
09/02/2013(Xem: 7272)
Là người Phật tử chân chính, chúng ta biết buông xả những thói quen có hại cho người, vật nhưng phải luôn có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nhằm phát huy Bồ đề tâm chúng ta ngày càng thêm vững chắc, để ta có cơ hội trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ, mà vẫn chu toàn mọi việc.
09/02/2013(Xem: 7446)
Cách đây gần 30 năm, ông Huang Funeng bị mù sau khi mắc căn bệnh thoái hóa mắt. Kể từ đó, vợ ông, bà Wei Guiyi, trở thành đôi mắt của chồng. Hình ảnh người vợ còng dùng gậy tre dắt chồng mù không còn xa lạ với người dân ở tỉnh Quảng Tây.
07/02/2013(Xem: 15502)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
06/02/2013(Xem: 6542)
Hôm nay, Tết Nguyên Đán năm Kỷ Tỵ, tấtcả quí Phật tử gần xa đều về chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới. Nhân đây chúng tôi cũng nói chuyện và chúc Tết quí vị luôn. Năm Tỵ là năm con rắn, tôi cũng tùy tục mà nói chuyện đạo lý về con rắn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]