Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Điệp Hòa Bình

21/05/201515:30(Xem: 7183)
Thông Điệp Hòa Bình

lotus_14

Thông Điệp Hòa Bình

Kính gửi: Hội Nghị Vì Thế Giới Hòa Bình Và Tái Thống Nhất Hàn Quốc

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa Hội Nghị;

Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam chúng tôi rất vinh dự được Trưởng lão Thiền Sư Jinje, Tông trưởng Tông Tào Khê và Hòa thượng Jaseung, Chủ tịch Tông Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc thỉnh mời tham dự Hội Nghị Thế Giới Vì Hòa Bình Và Tái Thống Nhất Hàn Quốc, vào ngày 15 đến ngày 18 tháng 5 năm 2015 tại Thủ đô Seoul, nước Cộng Hòa Hàn Quốc và đóng góp Thông điệp Hòa bình ở trong hội nghị này.

Thưa Hội Nghị;

Đức Phật dạy: Tham dục, sân hận, si mê và kiêu mạn là những phiền não căn bản gây ra sự khổ đau cho hết thảy chúng ta, chứ không phải ai khác. Chúng ta muốn chấm dứt khổ đau, sống hòa bình an lạc, thì mỗi người phải tự nỗ lực đoạn trừ những nguyên nhân sanh khởi khổ đau này.

Thế giới loài người không có hòa bình, chiến tranh xảy ra gây khổ đau cho nhau và tiêu thụ tài sản cho mục tiêu tranh chấp tham dục, thỏa mãn hận thù và kiêu mạn, chỉ vì họ không thực tập lời dạy của đức Phật là buông bỏ tham dục, sân hận, si mê và kiêu mạn nơi tâm của mỗi người, nhất là những người đứng đầu các quốc gia và những người lãnh đạo tôn giáo.

Những nhà lãnh đạo Tôn giáo và các Nguyên thủ quốc gia luôn luôn là những tấm gương sáng, nếu những vị này biết ứng dụng lời Phật dạy buông bỏ tham dục, sân hận, si mê và kiêu mạn ngay trong đời sống cá nhân và đường hướng lãnh đạo xã hội, thì tự thân của mỗi cá nhân là một sứ giả hòa bình và tự thân của mỗi xã hội là mỗi quê hương an lạc. Chúng ta biết liên kết những quê hương ấy lại tạo thành một thế giới sống trong hòa bình, an lạc.

Nên, chúng ta muốn có hòa bình, thì chúng ta không phải chỉ vận động hòa bình trên môi mà chúng ta phải cùng nhau vận động mọi người, mọi quốc gia thực tập buông bỏ mọi nguyên nhân gây ra chiến tranh trong mọi lúc, mọi nơi, thực tập giáo lý duyên khởi và từ bi của đức Phật đã dạy ngay trong tư duy và trong hành động. Nghĩa là chúng ta đến với nhau nhìn nhận những tính tích cực của nhau và giúp nhau phát triển tính ấy một cách hòa bình đến chỗ viên mãn, và cũng cùng giúp nhau loại bỏ những gì thấp kém đang tồn tại trong nhau để cùng nhau sống trong cảm thông, tin tưởng, hòa bình, liên kết và an lạc.

Tôi thay mặt phái đoàn Phật giáo Việt Nam xin gửi thông điệp này đến Hội Nghị và kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

                                             Trân trọng kính chào toàn thể đại biểu hội nghị

                                                                                  Việt Nam, ngày 8 tháng 4 năm 2015.

                                                                                             Bhikkhu Thích Thái Hòa

 

 

 
Thich_Thai_Hoa_10

 



Message of Peace

                                                                                                                                                                                                                                                                        Vietnam, April 8th , 2015

To: Conference for World Peace and Reunification of  Korea- International GanhwaSeon, Symposium

NamoSakyamuni Buddha

Dear Conference participants,

It is our Vietnam Buddhism delegation’s great pleasure to be invited by Patriarch of the Jogye Order of Korean Buddhism – Great Seon Master Jinje and President of Jogye Order of Korean Buddhism – Most Venerable Jaseungto attend the Conference for Peace and Harmony, held from 15th to 18th May, 2015 in Seoul, Republic of Korea and present a message of peace in this conference.

Dear Conference participants

The Buddha taught us that greed, hatred, ignorance and arrogance are the basic afflictions, not anything else, that lead to suffering for all of us. If we want to end this suffering and have a peaceful life, everyone of us must endeavor to get rid of the causes of this suffering.

Humans’ world cannot enjoy peace, and war happens, which cause suffering to all of them and their assets are wasted for the benefit of disputation, greed, pride and hatred, just because they do not practice the teachings of the Buddha to get rid of greed, hatred, ignorance and arrogance in the mind of each person, especially of those who are national and religious leaders.

Religious and national leaders are always shining examples, if they know how topractise the Buddha's teachings to get rid of greed, hatred, ignorance and arrogance even in their personal lives  as well as in their management of social leadership, they themselves are  messengers of peace and each society itself  is a peaceful homeland. We should link those homelands together to create a peaceful and happy world.

Therefore, if we want  peace, we should not only mobilize it by words but together we encourage everyone, every nation to physically practice getting rid of all  causes of war everywhere and at any time; to practice the theory of causation and compassion of the Buddha right in thinking and in action. This means that we should come to each other and recognize the positive seeds of each other and help each other develop such seeds  peacefully to perfection, and that we should also help each other remove negative seeds in order to live in sympathy, trust, peace, harmony and happiness.

On behalf of the Vietnam Buddhist delegation, I would like to send this message to the Conference and wish the Conference great success.

 

Best regards

Bhikkhu ThíchTháiHòa

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2010(Xem: 8859)
Hôm nay chúng tôi được duyên lành về đây, trước hết thăm chư Tăng trong mùa an cư, sau có vài lời muốn nói cùng chư Tăng Ni. Chúng tôi thường tự tuyên bố rằng tôi là kẻ nợ của Tăng Ni, nên trọn đời lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng nghĩ đến người tu xuất gia, muốn làm sao tạo duyên tốt cho tất cả Tăng Ni trên đường tu, mỗi ngày một tiến lên và tiến đúng đường lối của Phật đã dạy.
20/11/2010(Xem: 8596)
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạnlà "Astalokadharma",tương đối ít thấy đề cập trong Phậtgiáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trongPhật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Támmối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâmvà lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bậntâm đó được phân chia thành bốn cặp :
19/11/2010(Xem: 8460)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
19/11/2010(Xem: 9906)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
18/11/2010(Xem: 11384)
Tôi vừa từ Kuala Lumpur trở về Singapore tối nay. Tôi đã tới đó để dự một lễ Mani Puja trong 5 ngày do Trung tâm Phật giáo Ratnashri Malaysia tổ chức. Đây là trung tâm thuộc Dòng Truyền thừa Drikung Kagyu và có nối kết mật thiết với Đạo sư Drubwang Konchok Norbu Rinpoche. (1) Trong khóa nhập thất này, tôi đã cố gắng để được gặp riêng Đại sư Garchen Rinpoche. Rinpoche đã xác nhận rằng Khóa Nhập thất hàng năm Trì tụng 100 Triệu Thần chú Mani được tiếp tục để làm lợi lạc tất cả những bà mẹ chúng sinh chính là ước nguyện vĩ đại nhất của Đạo sư Drubwang Rinpoche. Rinpoche khuyên rằng chúng ta có thể thành tâm thỉnh cầu Tu viện KMSPKS (Tu viện Kong Meng San Phor Kark See tại Singapore) tiếp tục khóa nhập thất bởi điều này cũng làm lợi lạc cho Tu viện. Rinpoche cũng đề cập rằng các Đạo sư Tâm linh Drikung Kagyu sẽ luôn luôn hết sức quan tâm tới Khóa Nhập Thất Mani bởi nó rất lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
18/11/2010(Xem: 12653)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
17/11/2010(Xem: 11455)
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnh. Ðã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể có nhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Do vậy dù ở trường hợp thụ quả báo có lúc khắt khe khó cưỡng lại được, nhưng tự bản chất đã do tự con người thì nó không phải là cái gì cứng rắn bất di dịch; trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến và chuyển biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của con người.
16/11/2010(Xem: 8413)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
16/11/2010(Xem: 7507)
Sống là làm cho mình càng ngày càng hoàn thiện hơn, theo đúng với sự tiến hóa của con người và thế giới. Tự hoàn thiện là tránh làm những cái xấu và trau dồi thêm những cái tốt. Trau dồi, bồi dưỡng, trồng trọt cũng là nghĩa chữ văn hóa (culture) trong tiếng phương Tây. Bất kỳ con người nào cũng muốn cuộc sống mình tiến bộ theo chiều hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Không ai muốn điều ngược lại.
15/11/2010(Xem: 8545)
Nhiều thuật ngữ trong Đạo Pháp mang tính cách thật căn bản chẳng hạn như Giác ngộ hay sựQuán thấy sáng suốt(Bodhi),Vô thường(Anitya), sự Tương liêngiữamọi hiện tượng hay Lý duyên khởi(Pratityamutpada), v.v... Trong số này cómột thuật ngữ khá quan trọng là Khổ đau(Duhkha), tuy nhiên thuật ngữ này tươngđối ít được tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ vì khổ đau là những gì quá hiển nhiên ai cũngbiết. Thật vậy tất cả chúng sinh đều gặp khó khăn nhiều hay ít không có một ngoạilệ nào cả.Lạm Bàn Về Khái Niệm « Khổ Đau » Trong Phật Giáo - Hoang Phong
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]