Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế Nào Là “Trú Dạ Lục Thời An Lành”? (thơ)

06/04/201506:33(Xem: 18355)
Thế Nào Là “Trú Dạ Lục Thời An Lành”? (thơ)
Hoa cuc quang duc (108)



Thế  Nào Là “Trú Dạ Lục Thời An Lành”?



Trong mọi khóa lễ,
Chư tăng ni, Phật tử đều cầu xin:
Trú dạ lục thời an lành”.
Tức ngày đêm hai mươi bốn tiếng an lành.
Nhưng an lành là gì?
Chiến tranh không phải an lành.
Bao vây, cấm vận, lật đổ là thảm họa của an lành.
Đem nhau ra Liên Hiệp Quốc tố cáo nhau là tạo thêm nghiệp nặng sâu dày,
Và giết chết sự an lành.
Đánh bom tự sát dù với bất cứ lý do gì đều không phải an lành.
Chặt đầu người cô thế bị bắt cóc,
Sao có thể hãnh diện được chứ?
Chiến thắng gì ở đây?
Máy bay không người lái ngày đêm rình rập phóng hỏa tiễn,
Dân lương thiện thác oan sao có thể an lành?
Xâm lấn biên giới, biển đảo người ta,
Thì …chiến tranh đã tới cửa nhà của anh.
Sao có thể gọi an lành?
An lành không chỉ bằng lời nói.
Không chỉ bằng cầu nguyện.
Muốn có an lành phải yêu mến an lành.
Phải được giáo dục về an lành.
Phải tâm tâm niệm niệm an lành.
Và phài làm chuyện an lành.
Sáng thức dậy thường nói câu “Tôi mong ước một ngày an lành”.
Khi ra đường hãy nhìn mọi người như người thân của mình.
Xe lớn nhường xe nhỏ,
Xe nhỏ nhường người qua đường, xe máy.
Phải nhìn người già như chú bác, cha mẹ của mình.
Phải nhìn em bé như cháu con thơ dại.
Đừng hung hăng, lái ầu, lái bừa.
Đừng uống rượu.
Rượu vào rồi thì đưa xe tới nghĩa trang.
Đi đâu mà vội mà vàng?
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây? (Ca dao)
Một phút bất cẩn,
Xe văng xuống vực,
Đâm phải lề đường,
Lao vào xe khác.
Bao người oan thác.
Cầu siêu sao cho hết?
Mình chết đã đành.
Nhưng,
Vợ thành góa phụ đời dang dở.
Con mất cha côi cút cả đời.
Mẹ nhớ con mỏi mòn nước mắt.
Chưa phải 70 mà oan thác.
Thì đâu phải chuyện an lành.
Khi vào công trường.
Hãy cất tiếng chào thân thiện.
Chào anh, chào chị, chào tất cả.
Chúng ta đều là công nhân vất vả.
Đem mồ hôi đổi lấy bát cơm.
Không có gì phải vội vã.
Nhiệm vụ trên giao cố làm cho tốt.
Cầu cống, đường xá mới khánh thành mà đổ sụp.
Làm tổn thương danh dự quốc gia.
Tổn hại công quỹ.
Rồi điều tra, truy tố.
Sao có thể gọi an lành?
Giàn giáo, giàn xây, giàn xi-măng cốt thép.
Kỹ sư ở đâu sao không kiểm tra từng giờ từng phút?
Coi tính mạng người còn rẻ hơn bèo.
Cúi đầu nhận tội không gì hơn sửa chữa.
Hứa về sau đừng tái phạm lỗi lầm.
Vào công sở,
Câu đầu tiên là “thượng tôn luật pháp”.
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm” (Ca Dao)
Đừng tham ô đừng bòn rút của công.
Tai vách mạch rừng.
Cây kim bọc giẻ.
Hễ bất hợp pháp, gian ngoan là có ngày ra vành móng ngựa.
Hễ đứng đó thì không một ai ngửa mặt.
Gia đình ở nhà tủi hổ biết là bao.
Thanh liêm dù nghèo nhưng yên ổn.
Đói cho sạch rách cho thơm” cổ nhân dạy thế.
Tới bệnh viện là nhớ ngay câu “từ mẫu”.
Tiêm chủng ngừa phải cẩn thận bác sĩ ơi!
Ở Mỹ này mà chữa bệnh kiểu rỡn chơi.
Đi “gỡ lịch” vài chục năm trong nhà đá.
Nếu không chắc phải hỏi ngay y tá.
Nhìn tới lui xem đúng thuốc hay không?
Uống nhầm thuốc còn nước bơm cứu chữa.
Thuốc tiêm rồi thì Thần Chết cứu mà thôi!
Bất cẩn giết người là ngộ sát.
Là mất bằng là lương tâm cắn rứt.
Cắn rứt cả đời sao có thể an vui?
Xin nhớ cho;
Cẩn thận là niềm vui.
Và trách nhiệm là an lành chắc chắn.
Tới trường học xin nhớ câu “tiên học lễ”.
Là cái nôi giáo dục của con người.
Bao kỹ sư, bác học ở đây thôi.
Sao biến nó thành một nơi đáng sợ?
Cô giáo túm tóc nhau đánh đòn hội chợ.
Nữ học sinh phang ghế bạn tơi bời!
Muốn đánh lộn sao không tới lò luyện võ.
Ra đứng đường, gia nhập đảng lưu manh.
Chuyên cướp giật và bán buôn ma túy.
Cửa Khổng sân Trình là nơi cao quý.
Ra trường rồi còn nhớ bạn khôn nguôi.
Là nơi giáo dục để nên người.
Thầy cô cũ, giờ con thương  nhớ quá.
Xưa ông Châu Trí  đốt lá đa để học mà thành kẻ sĩ.
Bao danh nhân Việt dùng đom đóm làm đèn.
Sao giờ đây trường học quá văn minh.
Nhưng lại biến thành nơi đáng sợ?
Là tu sĩ nhớ diệt tham-sân-si trước đã.
Giới luật nghiêm Phật di giáo nằm lòng.
Thì trú dạ lục thời mới an lành.
Tiếp nữ thí chủ tại nơi buồng ngủ,
Hẹn hò nơi khách sạn, casino.
Thì sớm muộn hình cũng lên Internet.
Rồi om sòm phiền lòng giáo hội.
Cứ  chống đỡ hoài thì chỉ toàn phiền não.
Cảnh sát tới điều tra ôi danh dự đâu còn?
Tại hải ngoại này nhất sư, nhất ni, nhất tự.
Không ai chịu ai và gây quỹ liên miên.
Xưa Phật Tổ ăn mày đi chân đất.
Mà khắp Trời, Người phải tán thán bằng hoa.
Nay tăng ni xe cộ đắt tiền.
Điện thoại thì iPhone, iPad.
Sung sướng thế mà chẳng thấy ai thành Phật.
Rồi tối đến thì ngồi đếm bạc.
Làm MC ăn nói lung tung.
Có tụng niệm cũng chỉ là lấy lệ.
Tâm bợn nhơ sao có thể cứu đời?
Lời Chư Tổ còn ghi hay quên hết?
Hàng trí thức dần dần xa lánh hết.
Muốn cuộc sống an lành sao đua nhau nhậu nhẹt?
Mời bạn về, bạn hóa quỷ râu xanh.
Ăn nhậu đâu phải chuyện an lành.
Không nói tục thì cũng thành đâm chém.
Thói nhậu nhẹt xin hãy cùng bỏ bớt.
Giờ của dân ngồi nhậu để làm gì?
Không móc ngoặc thì cũng là đút lót.
Cần bỏ thói đam mê cờ bạc.
Trò rủi may tàn hại đời người.
May mà thắng thì của thiên trả địa.
Hễ thua rồi thì trộm cắp, sát nhân.
Kinh khủng lắm tứ đổ tường, bài bạc.
Yêu cuồng loạn, lên lầu tìm cái chết.
Mà chết rồi thần thức có yên không?
Công mẹ cha dưỡng dục thuở lọt lòng.
Công đất nước tính ra đâu phải nhỏ?
Vậy yêu quá cũng sẽ là nguy hiểm.
Chẳng an lành mà cũng chẳng ra chi.
Mình chết rồi cô, cậu ấy ra đi.
Vui duyên mới tháng ngày rồi quên hết.
Đời còn trẻ sao không nuôi mộng lớn?
Vào phòng trà nhảy nhót suốt thâu đêm.
Lắc, xì-ke theo giọng hát cuồng điên.
Cảnh sát tới cúi đầu trông hổ thẹn.
Đời đốt đi trong tối tăm thấp kém.
Thật đáng thương cho những kẻ mê mờ.
Bạn ơi,
Đời này là một bài thơ.
Một bải thơ rất đẹp,
Khi chúng ta biết dệt.
Và dệt bằng tơ sợi an lành.
Ngả nón chào người là dấu hiệu hòa bình.
Nói năng lễ độ là yên lành.
Nói lời thơm thảo là an lành.
Biết nói lời “cám ơn” là yên lành.
Không biết nói ”cám ơn” có khi rắc rối.
Cũng cần phải biết nói lời “xin lỗi”.
Và cũng cần lịch sự.
Thấy người lầm lỡ thì mỉm cười nói “không sao cả”.
Lên thang máy, xe buýt nhường chỗ cho người tàn tật, người già.
Lịch sự là an lành và mình tăng thêm giá trị .
Hỉ xả là an lành.
Chân thật là an lành.
Không kiêu căng phách lối là an lành.
Không nói lời bông đùa cũng an lành.
Bàn tán chuyện người là mua thù chuốc oán.
Cũng cần bỏ ngay thói quen phỉ báng. 
Bồi thường người bại sản tán gia.
Không khoe khoang của cải, nữ trang là tốt nhất.
Tránh mạng vong và đưa giặc cướp tới nhà.
Nhớ  làm việc trong tinh thần trách nhiệm.
Hiểu được nhân quả  là trở nên lương thiện.
Không hơn thua trong lời nói sẽ an lành.
Không dính líu vào chuyện tào lao vô bổ là khôn khéo.
Gái ăn mặc hở hang là ngu dại.
Không bị khinh chê thì cũng tàn hại một đời. (*)
Xin nhớ cho tư cách của con người nằm trong y phục.
Không tạo khổ đau cho người khác là không tạo Nghiệp.
Giữ gìn môi trường sạch mới an lành.
Không chế đổ giả là bán buôn lương thiện.
Thuận mua vừa bán, không mánh mung, chặt chém.
Cứu giúp mọi người là nuôi dưỡng Tâm lành.
Hạ bớt tự ngã và khiêm cung, khiêm tốn.
Cho đến nhẫn nhục,
Tất cả đều  an lành.
Niệm Phật trong mọi tình huống để tâm địa bình ổn thì mọi chuyện đều an lành.
Một ngày an lành là một ngày không ganh đua, cãi lộn.
Không bị ai chửi và cũng không chửi rủa ai.
Một ngày an lành là một ngày không chơi games và tránh xa ma túy.
Một ngày an lành là ngày tụ họp gia đình.
Do đó kiên trì giáo dục, không đánh đập, mắng chửi cháu con là tốt nhất.
Một ngày an lành là một ngày vui chồng vợ.
Nhỏ nhẹ bảo ban, trìu mến nhau, nâng đỡ.
Đó là niềm hạnh phúc gia đình.
Vợ chồng cảm thông và chịu đựng lẫn nhau là nhà có phúc.
Không mắng nhiếc, cằn nhằn, trách móc là xây lầu đài lý tưởng.
Mẹ chồng nàng dâu muôn đời lủng củng.
Thiếu khôn ngoan thì oan trái tới liền.
Một ngày an lành là một ngày không ốm đau, thương tật.
Không bị người ta đánh đập.
Do đó phải cẩn thận từng bước đi, từng động tác.
Một ngày an lành là một ngày không dính dấp chuyện lợi danh.
Phải luôn luôn cảnh giác với lòng tham.
Vậy thì chớ tranh giành lợi lộc.
Một ngày an lành là một ngày không lôi thôi với cảnh sát.
Phải lấy câu “ tuân thủ luật pháp” nằm lòng.
An lành là ngày có một giấc ngủ thật ngon.
Sống không phiền não là Tiên trên đời. 
Bạn ơi,
Hãy suy nghĩ về sự an lành,
An lành trên đường phố.
An lành nơi trường học.
An lành chốn công trường.
An lành nơi lễ hội.
An lành khắp mọi nhà.
An lành trong hơi thở.
An lành trong giấc ngủ.
An lành trong từng ý nghĩ.
Hãy trân quý sự an lành như trân quý mạng sống của mình.
Và sau hết,
An lành cũng chính là Cung Trời hay Cực Lạc,
Là lời cầu xin tha thiết cùa con người.

Đào Văn Bình
(California ngày 5/4/2015)
(*) Một thống kê tại Thái Lan cho hay trong các phụ nữ bị hãm hiếp, phần lớn là vì ăn mặc hở hang, váy ngắn quá .
Ý kiến bạn đọc
06/04/201521:49
Khách
trong con nguoi co 2 phap, phap bat thien va Phap Thien, trong con nguoi co nhieu phap bat thien qua thi khong goi la an lanh ,ma la an lanh tu tam cua chinh minh ,roi co the cam nhan duoc an lanh tat ca , chuc ban dat nhu y tam an lanh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2014(Xem: 11279)
Các nhà văn và nhà báo đều có tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Vả lại, dù cho đời người có ngắn ngủi đi nữa thì những gì đã viết cũng sẽ còn lưu lại hàng nhiều thế kỷ. Trong lãnh vực Phật giáo thì những lời giáo huấn của Đức Phật, của ngài Tịch Thiên và của những vị đại sư khác nhờ được ghi chép lại thành văn bản nên đã được lưu truyền qua những thời gian lâu dài để nói lên tình thương yêu, lòng từ bi và những hành vi vị tha phát xuất từ tinh thần Giác ngộ mà cho đến tận ngày nay vẫn còn giúp chúng ta cơ duyên được học hỏi.
11/10/2014(Xem: 8638)
18 giờ tối ngày 9/10/2014, đông đảo Phật tử, doanh nhân, sinh viên và các bạn yêu đọc sách đã được học hỏi rất nhiều từ thiền sư Minh Niệm, tác giả cuốn sách “Hiểu về trái tim” tại nhà sách Thái Hà ( số 119, C5, phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Cá nhân tôi cũng vậy. Tôi học được rất rất nhiều. Thầy Minh Niệm đã chia sẻ nhiều trải nghiệm sâu sắc, phong phú của chính thầy đến với những ai may mắn có mặt để giao lưu, để lắng nghe. Đối với rất nhiều người, đó là những điều mới mẻ và hữu ích.
10/10/2014(Xem: 8259)
Vào năm 2004 lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban chiếm toàn bộ khu vực thung lũng Swat, nơi em đang sống bình yên với bố mẹ và hai người em, hằng ngày cắp sách đến trường. Tiếp đó, từ năm 2007, Taliban cấm phụ nữ không nghe nhạc và hạn chế họ lui tới nhiều cơ sở công cộng. Đến 15.01.2009 thì Taliban lại ban hành một sắc lệnh mới cấm các em học sinh nữ đi học, phá hủy khoảng 150 trường học. Thời gian này đài BBC phổ biến một tập nhật ký của một cô gái Pakistan 11 tuổi có tên là Gul Makai bằng tiếng Urdu trên trang Blog của đài BBC. Sau này người ta mới biết được Gul Makai là bút hiệu của Malala Yousafzai.
08/10/2014(Xem: 10164)
Ông Dan Stevenson không phải là một Phật Tử, cũng không theo một tôn giáo có tổ chức nào cả. Ông là một người dân cư ngụ trên đại lộ số 11 ở khu Eastlake của Oakland (California.) Vào năm 2009, khi ông đi vào trong cửa tiệm Ace chuyên bán vật dụng sắt thép dùng trong nhà, ông chợt hứng khởi phát tâm và đã bỏ tiền mua một pho tượng đức Phật bằng đá cao 2 feet (khoảng tương đương với hơn 60 cm). Sau đó ông mang về và gắn tượng Phật này vào một góc đường trong khu gia cư giữa đại lộ số 11 và con đường số 19.
06/10/2014(Xem: 9344)
“The History of Sampan” “Chiếc thuyền này thường xuyên được neo tại đây vốn là chiếc thuyền của người Việt Nam di tản, đã dạt vào bờ này với 167 người lớn và trẻ em vào tháng 5-1980 …May thay một thời kỳ non trẻ đã trôi qua, nhiều kinh nghiệm quý báu đã được tổng kết, người ta đã biết đắn đo hơn khi nói về một thời đã qua. Ngày nay Việt Nam là một cộng đồng hòa hợp tốt đẹp hơn xưa, thậm chí còn là chỗ “thích nghi” cho một số người nước ngoài, là “điểm đến” cho doanh nhân và du khách. Có những điều tưởng như giản đơn nhưng con người cần cả một thế hệ mới hiểu hết. Bài học của hòa hợp dân tộc và lòng cởi mở nhân ái ngày xưa của vua Trần dường như bị quên mất sau nhiều thời kỳ chiến tranh và chia cắt khốc liệt, nay cần phải được ôn lại…
29/09/2014(Xem: 7826)
Không học Phật pháp thì không biết đường nào để giải thoát, nhưng cái thấy trong lúc chứng ngộ – tuyệt nhiên không giống với những gì ta đã học. Tấm bản đồ không phải con đường, càng không phải chỗ mình muốn đến. Nhưng bỏ mất nó thì có mà chết, mà ôm cứng lấy nó cũng chết. Muốn tu học ngon lành, hãy hỏi mấy em hướng đạo sinh cách dùng bản đồ.
26/09/2014(Xem: 12446)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền não là tâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận. Và cũng từ đó ánh sáng vô tận khởi hiện. Ánh sáng vô tận trong tâm ta không thể khởi hiện, vì tâm ta chứa đầy phiền não và phiền não đã tạo thành những chủng tử phân biệt và kỳ thị vận hành liên tục ở trong tâm ta, khiến cho mạch sống vô tận bị tắt nghẽn.
25/09/2014(Xem: 8821)
Thật may mắn khi tôi có duyên lành tham gia khóa thiền 2 ngày cuối tuần 20 và 21 tháng 9 tại Sóc Sơn với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – người đã có trải nghiệm về thiền hơn 10 năm nay và đã hướng dẫn nhiều khóa thiền rất có hiệu quả. Hai ngày của khóa thiền mang tên “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” thực sự thay đổi tôi mà tôi không thể không viết ra đây.
25/09/2014(Xem: 13298)
Thỉnh thoảng tôi đi về quê, để được nằm một mình giữa bãi cát trắng xoá với trăng mênh mông và nghe sóng vỗ, để cảm nhận những gì sâu sắc từ cuộc sống cô tịch của con người. Trong khoảnh khắc ấy, tôi đã nghe từng con sóng từ biển cả thì thầm và ước mơ, rồi đua chen nhau chạy vào bờ để kiếm tìm vùng đất hứa
24/09/2014(Xem: 7576)
Mình là tu sĩ tầm thường Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng Có gì hãnh diện, khoe khoang? Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời? Xin ăn từng vá ơn người Trú an hơi thở chẳng rời bước chân Xả ly từng niệm tham sân Thong dong y bát nẻo gần, lối xa Thuở xưa, Phật cũng vậy mà Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên Cho tín tâm nở chợ triền Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]