Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các nguyên nhân dẫn đến nghèo khó

16/04/201405:27(Xem: 13240)
Các nguyên nhân dẫn đến nghèo khó


Buddha_15

CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ NGHÈO KHÓ


Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay tinh thần. Sự nghèo khó là điều kiện hoàn cảnh mà ở đấy nghèo nàn về phương diện tiền bạc, của cải vật chất, hàng hóa, sự bần cùng thiếu thốn về mọi thứ.

Thứ nhất là không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia. Thứ hai là gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác. Thứ ba là không tích cực, siêng năng làm việc. Thứ tư là không biết tiết kiệm trong tiêu xài. Thứ năm là hay phóng túng, vui chơi sa đọa.

Trước tiên, đức Phật dạy tất cả mọi người hãy lấy hạnh bố thí làm đầu, bố thí cúng dường cha mẹ hay người tu hành chân chính, hoặc giúp đỡ sẻ chia với người nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn. Người xuất gia thì bố thí sự hiểu biết như khuyên người tin sâu nhân quả, tin tâm mình là Phật, tin mình có khả năng chuyển hóa phiền não, khổ đau. Người tại gia thì bố thí của cải, vật chất, hỗ trợ giúp đỡ người bất hạnh hoặc cúng dường Tam bảo - hai hệ thống này nương tựa mật thiết không thể thiếu, không thể tách rời nhau được.

Phật dạy: “Người cúng dường và người phát tâm tùy hỷ công đức bằng nhau. Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ. Người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố vì nhân ganh tị tật đố sẽ dẫn đến oán giận, thù hằn, tạo ra oan gia trái chủ, trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau”.

Người nghèo khổ làm sao có điều kiện để bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia? Trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta phải rứt ruột ra mà thôi! Ta nên nhịn bớt phần ăn của mình khi gặp người khổ hơn, nếu không thì hãy giúp đỡ, chia sẻ bằng lời nói, bằng tấm lòng, bằng hành động. Khi thấy một người tàn tật đi đứng khó khăn ta có thể giúp họ qua đường, hoặc thấy người bị tai nạn không ai chăm sóc thì ta tìm cách đưa họ tới trung tâm y tế gần nhất.

Cúng dường hay giúp đỡ mọi người với tâm thành kính tôn trọng, không tính toán nghĩ suy, thấy người khổ thì mình giúp. Cúng dường hay bố thí như vậy ai cũng có thể làm được, không phải chúng ta chờ có nhiều tiền của rồi mới biết bố thí. Ai muốn làm được như vậy thì trước tiên phải tin sâu nhân quả, tin lời Phật dạy có khả năng chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ đau thành hạnh phúc.

Như cô bé ăn mày kia phải kiếm sống bằng cách ăn xin mỗi ngày, ngủ nơi đầu đường xó chợ, nay chỗ này mai chỗ kia, cuộc sống thật khốn khổ, bữa đói bữa no. Một hôm, nghe tin chùa nọ có mở trai đàn bố thí để giúp đỡ người nghèo trong làng, cô muốn đóng góp một thứ gì đó nên bèn phát nguyện nếu trong ngày ấy xin được bao nhiêu sẽ đem hết đến cúng dường.

Với lời nguyện lực lớn lao như thế, ngày hôm đó cô bé xin được hai xu tiền bèn một mực chí thành hoan hỷ đến chùa cúng dường với tấm lòng biết ơn vô hạn. Nhưng với hai xu tiền thì cô có thể mua được gì, cô chỉ còn cách duy nhất là đem mua muối rồi gởi cho người làm bếp thì mọi người mới có thể nhận được phần cúng dường của cô.

Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi. Đạo lý nhà Phật nói rằng mỗi con người ta có thể thay đổi hoàn cảnh tùy theo khả năng, ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi người. Có người thuở nhỏ nghèo khổ nhưng khi trưởng thành lại biết làm việc phước thiện, siêng năng chăm chỉ làm việc có phương pháp và biết tiết kiệm nên trở thành giàu có.

Là người Phật tử chân chính, ta nên tìm hiểu cho chín chắn lời Phật dạy để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Mỗi ngày học Phật, mỗi ngày tu tập sẽ giúp cho ta thay đổi cách nhìn về cuộc sống. Vì nhân quả không cố định nên ta mới tu hành để làm mới lại cuộc đời mà vươn lên vượt qua số phận tối tăm. Bởi lẽ cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, không có cái gì bỗng dưng khi không mà thành.

Trở lại câu chuyện cô bé ăn mày sau khi thực hiện nguyện ước cúng dường với tấm lòng chí thành chí kính. Một hôm nọ, một vị quan trên đường đi tìm hiểu sự sống của người dân đã vô tình nhìn thấy cô bé đang quấn chiếu ngủ bên vệ đường bèn động lòng thương cảm. Ngài gọi cô bé lại ân cần hỏi han và đã nhận cô làm con nuôi, cho ăn học đàng hoàng.

Thời gian trôi qua, cô bé lớn khôn nay trở thành một cô gái kiều diễm với vóc dáng hài hòa. Lúc này, nhà vua đang kén chọn vợ cho hoàng tử để chuẩn bị kế thừa ngôi vị. Cô là người may mắn được chọn vào cung và được thái tử chọn làm thê tử. Vậy là cô nghiễm nhiên trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ, cuộc đời của cô đã thay đổi hoàn toàn. Cô nhớ lại thuở hàn vi nghèo khó với tấm lòng quý kính Tam bảo nên đã sắm soạn đầy đủ tứ sự cúng dường như y phục, tọa cụ, thuốc men, thức ăn uống và nhiều tiền bạc rồi dùng nhiều cỗ xe chở về chùa.

Nói đến bố thí cúng dường hay giúp đỡ sẻ chia, nhiều người cứ nghĩ phải có tiền bạc, của cải nhiều mới bố thí được. Nhưng thực tế, bố thí có nhiều cách, không cần phải có nhiều tiền, thậm chí người nghèo đến nỗi không có chút gì vẫn có thể thực hành bố thí. Có người cho rằng bố thí là ban phát những gì có lợi cho người khác. Thật sự, bố thí không nhất thiết là cho tiền tài, vật chất. Bố thí là rộng thí, là ban cho không hạn cuộc người hay vật, thân hay thù, hễ thấy chúng sanh nào có nhu cầu là ta có thể giúp đỡ sẻ chia.

Chúng ta có thể bố thí cho người thân thì dễ, còn bố thí cho người mình từng oán giận thì rất khó. Giúp đỡ cho người mình yêu thích thì dễ bởi nó thỏa mãn lòng yêu mến của mình, còn giúp đỡ cho người mình không thích mới chính là hạnh bố thí vì tình người trong cuộc sống.

Trong cuộc sống, của cải vật chất lẫn phần tâm linh đều cần phải được mọi người xem trọng như nhau. Trong thời Phật còn tại thế, Ngài đã từng chỉ trích sự hưởng thụ xa hoa vật chất và cũng đã từ bỏ lối sống khổ hạnh ép xác làm cho thân thể tiều tụy, tinh thần không sáng suốt nên khó bề thăng tiến tâm linh. Sau 6 năm khổ hạnh, Sa môn Cồ Đàm đã nhận ra rằng sự giác ngộ không thể nào đạt được với một thân thể hoàn toàn suy kiệt. Thân thể khỏe mạnh cùng với sự suy ngẫm, quán chiếu giúp cho chúng ta có thể thấy rõ bản chất thật-hư của thân này.

Nhìn chung, sở dĩ con người trên toàn thế giới bị nghèo đói là vì rất nhiều nguyên nhân lịch sử như chủ nghĩa thuộc địa, nô lệ, chiến tranh và bành trướng, xâm lược. Khi một cộng đồng xã hội có tỷ lệ bệnh tật cao và người già nhiều thì năng suất lao động thấp do thiếu trình độ khoa học kỹ thuật, dĩ nhiên sẽ hạn chế của cải để phục vụ. Vì các sự cố trên nên dẫn đến đau buồn và chết chóc, bệnh tật phát triển nhanh do ô nhiễm môi trường là một nhân tố chính của sự nghèo đói.

Rõ ràng, người nghèo thì thường đau khổ vì họ không có đủ thực phẩm và tiền bạc để trang trải cho những nhu cầu cần thiết. Dù sao đi nữa, nghèo là một khía cạnh của khổ đau. Nghèo có nghĩa là thiếu của cải vật chất, còn khổ đau lại là một trạng thái cảm xúc thuộc về vấn đề tinh thần. Dường như chúng ta không thể tách rời hai sự thật ấy của cuộc sống này để được hạnh phúc.

Theo lời Phật dạy, sở dĩ hiện tại chúng ta nghèo khó vì trong những đời quá khứ ta đã không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia, lại còn hay gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác. Cúng dường chư Tăng là điều lành tối thượng nhất trong các việc bố thí vì việc làm ấy hỗ trợ về mặt vật chất cho sự truyền bá lời Phật dạy nhằm giúp mọi người biết cách vượt qua nỗi khổ niềm đau. Sự cúng dường trực tiếp đến chư Phật và chư Tăng được cho là điều quan trọng nhất trong việc duy trì Phật pháp trong xã hội và nó cũng đóng góp quan trọng trong việc duy trì nhân cách đạo đức của con người.

Trong 10 cách để làm điều tốt hoặc tạo phước thì khởi đầu là hạnh bố thí cúng dường, trong đó cũng bao gồm việc gìn giữ nhân cách đạo đức, phát triển những phẩm chất tốt trong tâm và trí tuệ, việc cử hành các nghi lễ và giảng dạy giáo pháp. Vì nghèo khó mà người ta quá bận tâm với sự đấu tranh sinh tồn nên vì vậy không thể làm bất cứ điều gì để hoàn thiện bản thân.

Theo truyền thống của Phật giáo, bố thí và cúng dường là một pháp tu để tạo phước. Nhưng nếu chúng ta quá nghèo thì làm sao thực hành bố thí, cúng dường? Không cần phải bàn, chúng ta biết rằng Pháp thí là cao quý hơn tất cả những quà tặng thuộc về của cải vật chất. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng đời này mình nghèo khó là bởi kiếp xưa ta không biết bố thí, cúng dường. Chúng ta đã không cúng dường thực phẩm, y phục, nơi ở và thuốc men đến chư Tăng hoặc cho những người đang cần giúp đỡ.

Ngược lại, đời này chúng ta giàu là bởi kiếp trước ta đã bố thí, cúng dường. Nếu chúng ta tiếp tục thực hành bố thí, cúng dường trong đời này bằng cách cúng dường đến chư Tăng và giúp đỡ những người nghèo khó thì trong kiếp sau chúng ta lại được giàu có. Đấy là luật nhân quả nghiệp báo đang vận hành một cách tự nhiên.

Trộm là lén lấy không cho người biết, cướp là công khai giành giựt và tước đoạt của người khác bằng mọi cách. Trộm cướp là lấy những vật sở hữu của người khác như tiền bạc, ngọc ngà châu báu, đất đai, nhà cửa, ruộng vườn mà không được sự cho phép của chủ nhân. Tham nhũng, ăn hối lộ, lấy của công là cướp đoạt bằng quyền lực. Bóc lột người làm công, không trả đủ tiền theo giá trị lao động cũng là một hình thức chiếm đoạt. Trốn thuế khai gian, cân đếm đong đo thiếu cũng gọi là trộm cắp.

Những người có địa vị lợi dụng quyền cao chức trọng để tham ô hữu hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo của đất nước. Lãng phí của công cũng là một vấn nạn. Tham những và lãng phí thuộc về những người nắm cán cân công lý.

Tóm lại, cái gì do lòng tham thúc đẩy nên lấy của người khác một cách bất chính đều gọi chung là trộm cướp. Bao nhiêu vụ án xảy ra cũng vì quyền lợi riêng tư mà dẫn đến cướp của giết người, hãm hại lẫn nhau. Kẻ chết đã an phận, người sống phải lãnh chịu những hậu quả đau thương đến tột cùng. Con người sống với nhau không có tình yêu thương chân thật do sự chấp ngã của bản thân nên tham lam ích kỷ, ganh ghét thù hằn dẫn đến giết hại lẫn nhau.

Không siêng năng làm việc cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến nghèo khó, lại còn không biết tiết kiệm, làm ít mà muốn xài nhiều, thấy người có món đồ đó mà mình không có thì đi vay mượn để mua, cuối cùng nợ nần chồng chất dẫn đến nghèo khổ là chuyện đương nhiên.

Đàn điếm, lười biếng, hưởng thụ là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói; là nhân bê tha, sa đọa đưa con người ta vào cửa bại vong làm mất đi phẩm chất đạo đức của con người. Trang là một cô bé từ nhỏ vốn đã lười học, lại hay thích chưng diện, đua đòi, ăn chơi theo thời đại. Để có tiền hưởng thụ vui chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, cô bày ra các chiêu lừa tình một đêm với cánh đàn ông ham của lạ rồi lợi dụng lấy hết tiền bạc, xe cộ.

Lười biếng là căn bệnh trầm kha của một số người ăn không ngồi rồi, làm ít mà muốn hưởng nhiều nên dễ đi vào con đường tội lỗi. Trang vì đua đòi chúng bạn nhà giàu nên đã đánh mất tuổi thơ quá sớm. Cái quý nhất của đời con gái Trang cũng chẳng quan tâm, chỉ biết làm sao có tiền để thỏa mãn thú vui vật chất mà đánh mất chính mình.

Ngày nay, trên đà phát triển quá nhanh nhưng mất cân đối, con người chỉ chú trọng để làm sao thu được lợi nhuận nhiều mà dùng đủ mọi hình thức hấp dẫn để kích động lòng tham của con người. Phòng trà, bia ôm, vũ trường, quán rượu mọc lên như nấm. Phim ảnh, sách báo đồi trị kích thích bạo động công khai tuyên truyền bằng nhiều hình thức để thu hút, hấp dẫn con người. Sự đua đòi chạy theo nhu cầu hưởng thụ vật chất qúa đáng đã làm con người đam mê đắm đuối với sự vui chơi trác táng nên dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.

Con người ta vì nhận thức và quan niệm sai lầm nên dễ rơi vào vòng nghiện ngập, si mê rồi cam chịu chết chìm trong vòng tối tăm, u mê, tội lỗi. Thói quen lười biếng, ăn không ngồi rồi, muốn vui chơi hưởng thụ nhiều đã dễ dàng đưa con người ta vào vòng tội lỗi và trở nên nghèo khó. Nhu cầu phát triển ngày càng cao về văn minh vật chất cũng dễ kéo theo những tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia mà người thiệt thòi chính là kẻ nghèo.

Tóm lại, đàn điếm, lười biếng, muốn hưởng thụ nhiều là nguyên nhân dẫn đến vòng tù tội. Đàn bà thì thích làm khách đưa đường, nặng hơn nữa thì làm má mì mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em, mua bán ma túy, hoặc lợi dụng sắc đẹp để lừa gạt người khác bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Đàn ông thì cà rê dê ngỗng chẳng muốn làm gì, nếu có mã đẹp trai thì dùng nam nhân kế lừa gạt phụ nữ nhẹ dạ, ham sắc; không thì sống dưới dạt áo đàn bà chờ đem tiền về nuôi, còn tệ hơn nữa thì hành nghề “ma đưa lối, quỷ đưa đường”, canh chừng vợ mình bán thân nuôi miệng.

Nghèo đói được coi như một vấn nạn xã hội vì nó làm giảm tiến độ phát triển của xã hội. Nó bao gồm tất cả mọi thiếu thốn các dịch vụ như giáo dục, y tế, thị trường; các cơ sở vật chất cộng đồng như nước, vệ sinh, đường, giao thông và thông tin liên lạc. Hơn nữa, đó còn là sự nghèo nàn về tinh thần làm cho người ta càng lún sâu vào sự tuyệt vọng, bất lực, thờ ơ, lo lắng và sợ hãi. Bởi do lười biếng nên một số người kiếm sống bằng nghề cờ gian bạc lận, hoặc làm các gã ma cô bảo kê gái điếm, gát sòng bạc và túng cùng phải hành nghề trộm cướp để có thật nhiều tiền hưởng thụ.

Nghèo khổ, túng quẫn là nguyên nhân dẫn đến tù tội. “Bần cùng sanh đạo tặc” là câu tục ngữ luôn răn nhắc chúng ta phải tin sâu nhân quả, ta không nên vì túng quẫn sinh liều mà gây ra nhiều tội lỗi làm tổn hại đến con người mà đánh mất chính mình.

Các vấn đề viện trợ nhân đạo hoặc các tổ chức từ thiện dù đã đem đến tận tay các nạn nhân của đói nghèo thì cũng không thể giúp cho họ hết nghèo. Nó chỉ tạm thời qua cơn đói khát, đó không phải là giải pháp lâu dài. Là vấn nạn mang tính xã hội, đói nghèo cần phải được hỗ trợ vay vốn, siêng năng tích cực làm việc và biết tin sâu nhân quả.

Cuộc sống nghèo khó dễ làm con người ta trở thành những kẻ sát nhân giết người tàn nhẫn. Vì hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn, nợ nần chồng chất nên dù cố gắng làm lụng đầu tắt mặt tối vẫn thiếu trước hụt sau. Quá túng quẫn khiến con người ta sinh liều, đành cướp của giết người để có tiền giải quyết các bế tắc trong đời sống gia đình. Thường người nghèo ít học, thiếu hiểu biết nên dễ dàng làm những điều xằng bậy. Họ không hiểu tại sao người khác giàu còn mình lại nghèo.

Nghèo là do không biết bố thí cúng dường, hiếu dưỡng với cha mẹ hoặc giúp đỡ sẻ chia khi gặp người bất hạnh, khó khăn. Luận về nhân quả giàu hay nghèo đều có nguyên nhân, không có gì bỗng dưng khi không lại nghèo. Thường người nghèo hay thất học, hiểu biết quá nông cạn nên không biết quân bình tham muốn. Cuộc sống cơ cực vất vả quanh năm suốt tháng mà nợ nần chồng chất, thiếu trước hụt sau, không có tiền để vui chơi giải trí nên họ chỉ lấy việc chăn gối làm đầu mà thường đông con là vậy.

Những người giàu có thường rất khôn ngoan, sáng suốt. Khi chưa thành tài họ luôn cố gắng vừa học vừa làm, chịu khó siêng năng, cần mẫn. Khi ổn định công ăn việc làm, đời sống kinh tế tương đối khá thì họ mới tính đến chuyện trăm năm, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái.

Người nghèo do quá khứ gieo nhân xấu ác nên đời nay sinh ra chỗ khốn cùng, không được học hành tới nơi tới chốn, không có nghề nghiệp chính đáng, chỉ làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày không đủ nuôi thân huống hồ lấy vợ nuôi con. Nghèo lại càng nghèo thêm là như thế.

Do đó, nền tảng giáo dục gia đình, xã hội rất quan trọng. Xã hội ngày nay có nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng nhiều cách như xây nhà tình thương, hỗ trợ vốn làm ăn, hướng dẫn giáo dục ý thức sống có hiểu biết về nhân cách đạo đức làm người…

Về mặt tâm linh, các vị tu sĩ phát tâm đi về các vùng sâu vùng xa mở mang, khuyến khích giáo dục mọi người hiểu biết và tin sâu nhân quả, làm lành làm thiện sẽ hưởng phước báo, làm ác làm dữ sẽ chịu khổ đau.

Tu sĩ phải biết kết hợp từ thiện và hoằng pháp để kết duyên lành với người bất hạnh, nhờ vậy mới có cơ hội giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, động viên khuyến khích người nghèo biết gieo trồng phước đức mà tránh quả khổ đau.

Nghèo khổ thường dẫn đến túng thiếu, khó khăn, nợ nần chồng chất, hay bi đát hơn đã nghèo lại mắc cái eo, phải gánh thêm cha mẹ già bệnh hoạn. Cuộc sống khó khăn nên phải vay mượn, do đó luôn bị chủ nợ hối thúc, bắt buộc, nếu không đủ khả năng chi trả trong nhất thời thì lãi mẹ đẻ lãi con. Không ai muốn mình mắc nợ mà vì hoàn cảnh bắt buộc nên đành ngậm đắng nuốt cay, chịu nhiều tủi nhục bởi lời nặng nhẹ, hăm he của chủ nợ.

Phóng túng, ăn không ngồi rồi, không lo làm ăn thì từ từ sẽ nghèo. Tiêu xài lãng phí tiền bạc không đúng chỗ cũng dễ bị nghèo. Hàng ngày thức dậy trễ là nguyên nhân dẫn đến chỗ nghèo. Nhà có ruộng đất không lo canh tác nên do làm biếng mà nghèo. Ham kết bạn với những người giàu có hơn mình, hay đua đòi trèo cao mà trở nên nghèo. Thích thưa kiện để chứng tỏ mình là anh hùng nên dễ sinh bực tức mà không chịu làm ăn cho nên nghèo. Vay nợ mua sắm làm sang để chứng tỏ ta đây giàu có nên tự mình làm nghèo. Trong gia đình vợ con thích ăn ngon mặc ấm mà không chịu làm ăn nên phải nghèo. Để con cháu giao du với nhiều người xấu nên dễ bị lường gạt mà thành ra nghèo. Thích rượu chè cờ bạc, hút xách đàn điếm thì nghèo hèn. Không biết bố thí cúng dường, giúp đỡ sẻ chia thì sẽ nghèo cùng mãi mãi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2017(Xem: 10626)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tế và cụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ. Dưới đây là một bài giảng ngắn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về một trong các phép luyện tập thiền định chủ yếu và thiết thực của Phật giáo Tây Tạng, là "Phép thiền định gồm bảy điểm" do Atisha (A-đề-sa) đề xướng.
06/01/2017(Xem: 8193)
Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em từng vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã phá thai tới 3 lần.
03/01/2017(Xem: 9674)
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.
28/12/2016(Xem: 12268)
Chùa chiền là chốn Thiền môn thanh tịnh, là ngôi nhà giáo pháp che chở cũng như nuôi lớn tình thương, khơi nguồn trí tuệ và giúp chúng ta giải phóng những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời. Vì thế, người Phật tử tại gia, khi tới chùa không nên làm những điều sau:
27/12/2016(Xem: 6670)
Tôi đi công tác Đà Nẵng. Sau khi Đường Sách Nguyễn văn Bình đi vào hoạt động ổn định từ một năm nay và sau khi lễ khở công Phố Sách Hà Nội đã diễn ra tốt đẹp ngày 19 tháng 12 tại ngay phố 19 tháng 12 để rồi theo kế hoạch, đúng Ngày Sách Việt nam 21/04/2017 sẽ khánh thành, tôi quyết định vào Đà Nẵng để gặp và bàn bạc với lãnh đạo thành phố đáng sống nhất Việt Nam để bàn về Phố Sách nơi đây.
27/12/2016(Xem: 11156)
Hôm nay, ngày 10 tháng 03 năm Ất Hợi, tức là ngày 09 tháng 04 năm 1995, đại chúng đã có duyên về nơi núi Thúy Vân này. Nơi đây có Bảo tháp, có chùa Thánh Duyên. Ngôi chùa Thánh Duyên là tên do vua Minh Mạng sắc phong. Trong bia ký, vua Minh Mạng có ghi rằng: “Phật tức là Thánh, Thánh tức là Phật.
25/12/2016(Xem: 12132)
Tôi tình cờ có được cuốn sách “Nhân tố Enzyme – phương thức sống lành mạnh” của tác giả Hiromi Shinya một cách tình cờ. Tôi đọc ngấu nghiến một mạch hết cuốn sách bởi được dịch giả Như Nữ khuyên rằng tôi rất nên đọc. Phải nói thật rằng, vốn là con mọt sách, mê đọc sách vô cùng, nhưng đã lâu lắm rồi tôi mới đọc được 1 cuốn sách thú vị và bổ ích đến thế. Cá nhân tôi rất ấn tượng với tít phụ trên bìa sách rằng đây là phương thức sống lành mạnh và lời nói đầu đặt ra vấn đề, rằng bạn có thể sống lâu mà không bệnh tật của chính tác giả.
25/12/2016(Xem: 9480)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo. Ngài đã thuyết giảng bài Kinh này cho 5 người bạn đồng tu khổ hạnh với Ngài trước kia là Kondanna (người Trung Hoa phiên âm là Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama, Asaji tại vườn Lộc Uyển (Deer Park). Bài thuyết Pháp này được ghi lại trong Bộ Kinh Tương Ưng (Samyutta Nikaya) quyển V (Pali edition, p.420).
24/12/2016(Xem: 8368)
Trong từ đạo Phật, "đạo" là con đường, "Phật" là giác ngộ. Thực hành lời Phật chỉ dạy đi con đường giác ngộ giải thoát, đó mới là tu.
22/12/2016(Xem: 10866)
Lợi ích của thiền hành Hòa thượng U Silananda Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Họ phải duy trì chánh niệm trong mọi thời khắc, ở mọi tư thế của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]