Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân duyên gặp Thầy & Trang Nhà Quảng Đức

12/04/201409:47(Xem: 30790)
Nhân duyên gặp Thầy & Trang Nhà Quảng Đức

Nhân duyên gặp Thầy
& Trang Nhà Quảng Đức





Thông thường khi ta viết về một đề tài nào, nhất là có tả chân một nhân vật nào đó thì ít nhất cũng phải có một tí “Màu kỷ niệm“ làm nền tảng cho bài viết. Thế nhưng tối nay khi nhận được lá mail của Nhật Hưng, một cô bạn thơ văn đồng điệu đã khuyến tấn tôi viết bài cho Kỷ Yếu “Chu Niên 20 năm TV Quảng Đức“, rồi tiện tay gửi luôn bài viết Chuỗi Nhân Duyêncòn nóng hổi của mình cho tôi đọc để dựa dẫm theo đó mà lấy ý. Cô nàng còn chua thêm câu: “Nhật Hưng và Hoa Lan có duyên với Thầy Nguyên Tạng và Tu Viện Quảng Đức“. Vâng, có bao nhân duyên cô nàng viết hết cả rồi, xâu được cả thành chuỗi nữa cơ, đâu còn duyên nào cho tôi viết nữa.

Do đó tôi đâm ra mất phương hướng, trả lời mail cho nàng với câu hỏi hơi ngỡ ngàng: “Bao giờ hạn chót gửi bài ? viết về thầy hả ?". Thế là cô nàng được dịp “gà“ bài một cách thoải mái, vô tư: “Hoa Lan có thể kể chuyện hôm Thầy đến giảng pháp ở Berlin, rồi nhận xét tính cách, dung nhan, rồi trang nhà… nói chung nhân duyên nối kết với trang nhà. Ôi tài ăn nói và viết của Hoa Lan để đâu!“. Câu cuối hơi bị động chạm đấy nhé! Tôi phải tìm đủ mọi nhân duyên để viết về Thầy cùng trang nhà Quảng Đức, được xem đứng đầu bảng trong “top ten“ của trang nhà PG tiếng Việt.

À! Tôi nhớ ra rồi, lần đầu tiên được diện kiến Thầy vào cuối tháng 6 năm 2008 tại chùa Viên Giác trong Đại Giới Đàn Pháp Chuyên, một giới đàn rực rỡ, hoành tráng và trang nghiêm. Bao gồm buổi lễ chúc mừng lục tuần và ngày Sư phụ tôi (HT Như Điển) được tấn phong lên hàng giáo phẩm Hòa Thượng, cộng thêm tiệc mừng 50 năm xuất gia hành đạo của Hòa Thượng Bảo Lạc thắm thiết nghĩa đệ huynh. Tôi được ông chủ bút báo Viên Giác giao cho trọng trách viết bài tường thuật, một gánh nặng ngàn cân đè lên tay bút non nớt chỉ viết chuyện tình diễm lệ cỡ như tôi. Thế rồi bài của tôi cũng đủ tiêu chuẩn để được đăng và lấy tựa đề “Giai Nhân Và Hòa Thượng“ dựa theo tên một cuốn sách trong số 63 cuốn của Sư phụ tôi. Trong bài ấy có đoạn tôi viết về một vị Thầy ở phương xa như sau: “Buổi tối đến giờ thuyết pháp, mọi người được nghe đề tài làm cách nào để giải quyết vấn đề sinh tử. Tu pháp môn nào cũng được miễn đạt đến sự giải thoát luân hồi thì thôi. Giảng Sư được biết là chủ biên trang nhà Quảng Đức, đó là Thầy Nguyên Tạng, có đến 3 bằng cử nhân, là một danh tài của Tu Viện Quảng Đức bên Úc. Trong bài giảng của Thầy có một điểm nhắc nhở nhỏ, nhưng rất ư là quan trọng mà tất cả hàng đệ tử Phật thời nay phải lưu ý. Đó là dù Phật A Di Đà có đến 48 đại nguyện tiếp độ chúng sanh, nhưng đối với hạng phạm ngũ nghịch tội, sẽ không được tiếp dẫn. Một trong 5 trọng tội ấy là phá hòa hợp Tăng. Thoạt nghe chẳng ai dám tin là mình sẽ phạm phải tội ấy, nhưng dễ lắm, ta chỉ cần phá giới thứ tư nói lời độc ác, thêu dệt, đòn xóc 2 đầu, đi Chùa này nói xấu Chùa kia, trước mặt Thầy này nói xấu Thầy kia, làm mất hòa hợp Tăng, thế thì có niệm Phật bao nhiêu cũng không được vãng sanh. Tất nhiên trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật có mở chỗ này là những kẻ ác đó, giờ phút lâm chung, được người trí khai thị, biết sám hối và tỉnh giác với pháp thập niệm, sẽ được thác sanh vào hạ phẩm hạ sanh; tuy nhiên điều này khó xảy ra, vì ác nghiệp đã tạo quá nặng, sẽ không có cơ may mầu nhiệm nào xảy ra vào phút cuối cùng, tốt nhất là nên tránh tạo nghiệp ngay từ bây giờ".

Đến đây có người sẽ thắc mắc, tại sao tôi không biết Thầy, “biết gì mà viết“ chính xác đến thế? Có khó gì đâu, chỉ cần chịu ngồi nghe Hòa Thượng Như Điển giới thiệu Thầy trước giờ thuyết giảng là biết hết tông tích, biết luôn cả số lượng người truy cập trang nhà Quảng Đức vào thời điểm ấy đã lên đến con số gần 3 triệu lượt người truy cập. Ai cũng biết, Sư phụ tôi rất quý trọng những người tài cao học rộng, nhất là một vị Tăng tài như Thầy Nguyên Tạng khiến Người ca ngợi không tiếc lời, tôi chỉ việc ghi chép lại đầy đủ là xong.

Một chi tiết nhỏ cũng cần được nhắc đến là trong bài viết ở trên, đoạn cuối có phần ghi chú viết nghiêng: “Ngoài số hình ảnh tư liệu của Phóng viên, một số ít lấy từ trang nhà .quangduc.com“. Thế không phải là tôi đã có nhân duyên với Thầy cùng cái trang nhà không thể tách rời ấy rồi sao.

Lần gặp gỡ đó chỉ thoáng qua trong một thời nghe Pháp, tôi chỉ làm phận sự ghi chép của mình một cách nghiêm chỉnh không chú ý đến các dữ kiện nổi bật khác của Thầy như dung mạo hay tính cách. Hãy cứ để khi nào duyên đến sẽ nói tiếp!

Lần thứ hai được gặp Thầy tại Nhật Bản, trong buổi lễ Khánh Thành ngôi chùa Việt Nam đầu tiên ở Hanbara ngoại ô của Tokyo, do Hòa Thượng Minh Tuyền xây dựng vào năm 2012. Trong bài tường thuật Xứ Phù Tangtôi viết: “Đáng lẽ phần MC hướng dẫn chương trình do Thượng Tọa Nguyên Tạng ở Úc, cây cột trụ của trang web quangduc.com đảm nhận, nhưng Thầy đến Nhật trễ quá chỉ trước lễ Khánh Thành có một ngày không thể nắm hết tình hình quan khách đến dự. Do đó vị “Hòa Thượng trẻ“ Thông Hải, trẻ người nhưng tuổi không trẻ, đã đảm trách công tác này một cách sống động và vui tươi vì đã sát cánh với Hòa Thượng Minh Tuyền cả một tuần nay“.

Lại một lần nữa tôi vô tình hay cố ý đã gài địa chỉ trang nhà Quảng Đức gắn liền sau dấu phẩy khi nhắc đến tên Thầy, vì Hòa Thượng Thông Hải đã kể rõ cho tôi từng chi tiết một về Thầy và Trang Nhà Quảng Đức.

trang nha_quang_duc

Lần thứ ba tôi được gặp Thầy tại chùa Linh Thứu ở Berlin (Đức) trong phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vào cuối tháng 4 năm 2013. Lần này thì nhân duyên đã chín mùi, chẳng những bản thân tôi được Hòa Thượng Như Điển giới thiệu với các Thầy là một cây bút nữ của tờ báo Viên Giác, mà còn được làm hướng dẫn viên đưa phái đoàn đi thăm viếng các ngôi chùa khác ở Bá Linh. Trong bài “Hoằng Pháp Độ Sinh“ tôi đã viết về Thầy: “Bài Pháp thứ 5 đáng lẽ do Thầy Hạnh Bảo giảng về đề tài "Phật Giáo Và Niềm Tin", nhưng vì bận việc Phật sự tại chùa nhà không đến được nên Thầy Nguyên Tạng đến từ Tu Viện Quảng Đức bên Úc đã thay thế với đề tài Chết Và Tái Sanhvà hôm sau với Thiên Đàng Và Tịnh Độ. Vị giảng sư này thuyết pháp còn trên cả tuyệt vời nữa, tôi không thể diễn tả hết được các tài năng tiềm ẩn của Thầy nên mời các bạn vào trang nhà của Thầy: quangduc.com để cùng kiểm nhận. Các tác phẩm Việt dịch nổi tiếng của Thầy như “Chết An Lạc, Tái Sinh Hoan Hỷ“ dịch chung với Hòa Thượng trưởng đoàn, hay sách mới nhất “Đạt Lai Lạt Ma, con trai của tôi“ tự truyện của Mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ phát hành vào mùa Vu Lan 2013“(...) “Buổi chiều trước khi bế mạc Khóa Tu có phần Giải đáp những thắc mắc về Phật Pháp rất hào hứng và phong phú. Mọi người có thể viết câu hỏi trên giấy rồi bỏ vào chuông để làm khó dễ các vị giảng sư mà không sợ ngại ngùng. Đa số các câu hỏi đều nằm trong phạm vi thờ cúng, lễ bái, bát nhang hương linh khói hương nghi ngút kết thành vòng. Thầy Nguyên Tạng đã khuyên các hàng đệ tử Phật, nhất là quý Phật tử từ miền Bắc, hãy bỏ bớt các phong tục tập quán cổ xưa không liên quan đến giáo pháp của Đức Phật. Chẳng hạn trên bàn thờ Gia Tiên chỉ cần một bát nhang mà thôi, không nên đặt trước mỗi hương linh một bát nhang, nhiều quá sẽ đưa đến tình trạng cháy nhà hay phải ngửi nhiều khói nhang độc hại của hóa chất“.

Thế rồi cô bạn Nhật Hưng lại tiến cử tôi đến với trang nhà Quảng Đức bằng cách gửi thẳng bài Vầng Trăng Xẻ Bốn của tôi còn nằm tồn kho trong máy laptop của nàng. Nửa tiếng sau gửi bài đi, một tín hiệu của Thầy đã xuyên lục địa chạy vào máy vi tính cà khổ của tôi với hàng chữ in đậm: “Cám ơn chị Hoa Lan đã gửi bài, Thầy đã online...“. Với lối làm việc thần tốc và khoa học như thế, chả trách gì trang nhà của Thầy nổi danh như cồn ít nhất cũng lên đến 90 độ.

Thầy bảo tôi gửi tiếp những bài cũ đã đăng trên các báo trước đây, tôi âm thầm lựa chọn bài vở cho thích hợp với báo PG. Trường phái viết lách của tôi thuộc loại tả-pí-lù, loại nào tôi cũng chen chân từ Nợ tình chưa dứt cho đến Hoa Lan bên cửa Phật, rồi giả trai với bút hiệu Văn Quàng nữa cơ! Nhưng từ khi gặp Thầy tôi chỉ có một hướng để viết mà thôi, không còn đầu óc và thì giờ để thương vay khóc mướn cho những mối tình kiểu phim bộ Đại Hàn.

Cứ mỗi lần nghe tin tôi sắp đi dự khóa tu học nào, nhỏ thì Huân Tu Tịnh Độ lớn thì tầm vóc Âu Châu, Thầy đều gửi mail nhắn nhủ: “Chị Hoa Lan nhớ viết bài… nhé!“. Nhắn vậy chưa đủ, Thầy vẫn sợ tôi quên nên chuyển đường giây ngầm đến một nơi thật vững chắc. Chẳng là hôm xuống chùa Viên Giác đón Đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 9 năm 2013, vừa gặp Hòa Thượng Sư phụ mới chắp tay chào chưa kịp vấn an, Người đã nói ngay: “Thầy Nguyên Tạng nhắn cô Thiện Giới viết bài về Hòa Thượng Minh Tâm“. Tôi nghe xong chết lặng cả vài giây, biết gì về Hòa Thượng mà viết đây? Một bài Phần tư thế kỷ tu họcchưa đủ sao mà Thầy còn bắt mình viết nữa. Lại còn bài “Nụ cười bất diệt“cho buổi gặp gỡ lịch sử hôm nay nữa, không biết từ ngày nào mà Thầy Nguyên Tạng xem tôi như một “Phóng viên Phật trường“ gửi đi viết bài ở Âu Châu vậy?

Dưới sức ép từ hai phía, tôi không còn đường nào khác hơn là moi hết tim óc ngồi trên chuyến xe lửa tốc hành từ Paris về Berlin nhân dự buổi lễ 49 ngày của Hòa Thượng Minh Tâm, viết bài “Ông Khánh Anh Trong Ký Ức Tôi. Để đến bây giờ nghĩ lại, tôi phải tri ân Thầy Nguyên Tạng đã tạo điều kiện dồn tôi vào chân tường để tôi viết được những dòng chữ chân tình gửi đến Sư Ông Khánh Anh thân thương của tôi.

Nếu đã lỡ kể thì phải kể cho trót, hôm vừa rồi vừa gửi bài “Ngôi Chùa Linh Thứu ở Berlin, Thầy khen hay và viết thêm một câu nhắn nhủ: “Nhờ chị viết tiếp về các ngôi chùa khác ở nước Đức“. Đến đây đã quá rõ ràng là tôi chỉ “viết theo đơn đặt hàng“ của Thầy Nguyên Tạng mà thôi.

Phần viết về nhân duyên với Thầy Nguyên Tạng và trang nhà Quảng Đức cũng tạm đầy đủ, tôi sang đến phần ấn tượng đầu tiên. Lấy điểm mốc là buổi Giải đáp những thắc mắc về Phật Pháp tại chùa Linh Thứu của phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu, ngồi trên bàn giảng gồm 8 vị chủng tử của Như Lai, gương mặt vị nào cũng sáng ngời ngợi. Nhưng nếu phải chọn người hảo tướng nhất có lẽ tôi phải bỏ phiếu kín cho Thầy Nguyên Tạng. Dĩ nhiên đối với người Tu ta không được dùng chữ “đẹp trai“ để diễn tả dung mạo, nhưng có một ngoại lệ với Ngài A Nan, khi nhắc đến Ngài ta được quyền dùng liên khúc “đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu“.

Qua trang nhà Quảng Đức tôi được biết Thượng Tọa Tâm Phương, bào huynh của Thầy, là vị Khai Sơn và trụ trì Tu Viện Quảng Đức, hai huynh đệ Thầy đã dầy công gây dựng nên một ngôi Tam bảo thật trang nghiêm và hoành tráng. Trong suốt 20 năm nay đã cống hiến cho đời, cho người biết bao nhiêu lợi ích, xin tán thán công đức và nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho các Thầy vẫn mãi mãi đi tiếp con đường mình đã chọn.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Berlin, Mùa xuân 2014.

Hoa Lan - Thiện Giới.


Một số hình ảnh TT Nguyên Tạng
giảng pháp tại Chùa Viên Giác, Hannover Đức Quốc năm 2006

Thich_NguyenTang_Chua Vien Giac_0

Thich_NguyenTang_Chua Vien Giac_1
Thich_NguyenTang_Chua Vien Giac_2

và Chùa Linh Thứu, Berlin, Đức Quốc

Thich Nguyen Tang ChuaLinh Thu 7

Thich_NguyenTang_Chua Linh Thuu 2
Thich_NguyenTang_Chua Linh Thuu_1
Thich_NguyenTang_Chua Linh Thuu 3Thich_NguyenTang_Chua Linh Thuu 7Thich_NguyenTang_Chua Linh Thuu 6Thich_NguyenTang_Chua Linh Thuu 5Thich_NguyenTang_Chua Linh Thuu 4

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2016(Xem: 10990)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8185)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 9896)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 7347)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
06/01/2016(Xem: 7039)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
23/12/2015(Xem: 9994)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 8527)
Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình. Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn. Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không? Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.
18/12/2015(Xem: 16728)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
17/12/2015(Xem: 7723)
Sau khi dự đám tang của Bác Diệu Nhụy Phan Thị Nhị từ Hannover trở về nhà, không hiểu sao đêm nay tôi luôn trằn trọc thao thức mãi không ngủ yên được. Nhìn đồng hồ thấy đã gần 4 giờ sáng. Có một lực gì vô hình và lòng thương mến đã thôi thúc tôi ngồi dậy để viết lên tâm tư tình cảm của mình trong ngày tang lễ của Bác Diệu Nhụy. Bác Diệu Nhụy ơi, trong cõi hư vô hương linh của Bác còn đâu đó. Tình cảm của hai Bác đã dành cho chúng em khoảng mấy năm trước đây Bác đã nhận và xem chúng em như những người em trong gia đình. Trước giờ ra đi Bác vẫn còn sáng suốt minh mẫn, có lẽ sự giao cảm mến thương giữa hai chị em vẫn còn đâu đây.! Tôi không sao quên được, vào lúc 11 giờ sáng ngày 28.9.2015 tại nhà quàn Babst Hannover, Đức quốc; tang lễ của Bác Diệu Nhụy được cử hành long trọng trong không khí trang nghiêm đầy ấm cúng.
17/12/2015(Xem: 13289)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]