Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Về Thăm Lại Cội Cây Giác Ngộ Và Dòng Sông Linh Thiêng

14/03/201418:49(Xem: 26609)
35. Về Thăm Lại Cội Cây Giác Ngộ Và Dòng Sông Linh Thiêng

Mot_Cuoc_Doi_01

35. Về Thăm Lại
Cội Cây Giác Ngộ
Và Dòng Sông Linh Thiêng







Chừng mười hôm sau, đức Phật đã về đến rừng khổ hạnh. Ngài nhàn nhã nhìn ngắm cảnh vật. Cây cối sau mùa mưa nó xanh thắm, tươi đẹp lạ thường. Con đường đi qua cội cây Bodhirukkha (Assattha cũ) bị một dòng nước từ núi Gayā đổ xuống, xé rách một đoạn lớn, đức Phật đành phải đi tắt qua ngả xóm làng. Hương lộ này, ngài đã đi lại lắm lần, nhà cửa, người vật vẫn như cũ. Bò, dê vẫn lác đác đây đó giữa đồng ruộng, bên nương vườn, ven lộ và cả trong sân, sát bên cửa mọi nhà! Thanh bình, yên ổn, lam lũ và đói nghèo xen lẫn trong nhau!

Đến một điền trang to lớn, có lẽ là giàu sang nhất ở trong thôn, đức Phật dừng chân lại: Phải ghé thăm gia chủ triệu phú Senānī, bà Sujātā và cô bé Puṇṇā, những vị ân nhân với những bát sữa kỳ diệu giúp ta sống lại để thành tựu đạo giác ngộ.

Đức Phật được cả nhà ra đón tiếp nồng hậu. Ông triệu phú người đẫy đà, cao lớn, da đỏ hây hây, có nụ cười hào sảng và rộng mở, đích thân chuẩn bị chỗ ngồi và tiếp trà nước. Bà Sujātā bế chú bé trai hồng hào, bụ bẫm, ngồi nơi chiếc ghế thấp, nụ cười tươi rạng, xởi lởi:

- Chú chó nhỏ đây, thưa ngài sa-môn! Nhờ ngài mà gia đình chúng con được hạnh phúc như nguyện. Xin ngài sa-môn ban phúc lành cho cháu!

Cô bé Puṇṇā từ nhà trong, chạy ra, mang cho cháu bé một bình sữa; nó nhìn đức Phật không chớp mắt! Nó vô tư, dí dỏm:

- Ông sa-môn bây giờ trông còn đẹp hơn vị thần linh thuở trước nữa. Nhưng hôm nay, nghe người trong làng đồn với nhau, bảo ông sa-môn đã thành Phật rồi! Phật là cái gì nhỉ? Có bằng thần, bằng thánh không?

Mọi người cười xòa. Gia nhân nam nữ mấy chục người ở trong điền trang ít khi thấy được một khất sĩ quý phái, từ hòa như vậy cũng xúm xít ở xung quanh. Cậu bé chăn bò Sotthiya, người tặng tám bó cỏ cùng với ba bốn đứa bạn, không biết hay tin từ lúc nào, cũng đứng thập thò ở ngoài cổng trước. Ông triệu phú Senānī hiểu ý, vẫy tay rồi bảo gia nhân mở cổng, cho phép các chú bé vào chơi! Đức Phật không biết, vì ngài không hướng tâm, chứ tin đồn về ngài, về thần thông, về pháp lực, về hào quang trong đêm thành đạo, cả về sau này ở Lộc Uyển, ở Bārāṇasī được mọi người truyền tụng, ca ngợi khắp nơi, tràn qua xóm, qua làng, qua khắp các thị trấn, thành phố, nước này sang nước khác. Và nhất là: Một vị Phật, một vị Chánh Đẳng Giác đã ra đời!

Sử dụng làn khí mát mẻ của tâm từ, đức Phật ban rải đến mọi người, sau đó, ngài thuyết một thời pháp, nói về bố thí, trì giới, hạnh phúc các cảnh trời, an trí họ nơi Tam quy rồi trở về cội cây Bodhirukkha lúc trời nhá nhem tối. Sotthiya và ba chú bé đi theo, nói là ông Phật nói hay quá, chúng muốn nghe thêm nữa! Và đức Phật lại hoan hỷ kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ xưa, truyện tích Jataka, nói về nhân quả nghiệp báo, làm cho chúng rất thỏa thích. Niềm tin phát khởi, chúng muốn đi theo ngài, để được hầu hạ và được nghe pháp! Đức Phật có hứa khả, nhưng ngài bảo là bây giờ chưa phải lúc, đợi một thời gian nữa, ngài sẽ cho đi theo giáo đoàn!

Đêm ấy vào những ngày cuối tháng mười, trời không trăng, đức Phật ngồi quang định suốt đêm, lấy hào quang tự thân soi sáng cả một vùng. Chư thiên, địa tiên, thọ thần ở xung quanh, tìm đến chiêm ngưỡng, tỏ lòng tôn kính và xin được nghe pháp. Đức Phật thấy giáo pháp của ngài có duyên, không những với cõi người, mà còn với cõi rồng, dạ-xoa, a-tu-la, các cõi trời dục giới, cõi trời phạm thiên sắc giới nữa. Chỉ có cõi trời Vô tưởng hữu tình, cõi Vô sắc giới, cõi Địa ngục vô gián là không có duyên mà thôi! Vì nghĩ vậy nên ngài đã ưu ái ban cho họ một thời pháp, nội dung nói rằng, cảnh giới mà chư vị đang sống, là quả phước rất nhỏ từ quá khứ, hết sức mạnh của phước bảo trì, quý vị cũng phải bị đọa lạc vào các cảnh giới đau khổ. Lại nữa, phước của chư vị tuy hơn cõi người, nhưng về trí, về tuệ, về các lãnh vực ba-la-mật khác, coi chừng, chư vị khó có thể so bì! Vậy hãy tu tập. Cõi của các vị không thuận lợi bằng cõi người để tu tập các công đức, nhưng quý vị cũng có thể dùng năng lực của mình để hộ trì cho giáo pháp, hộ trì cho những người hiền lương, hộ trì cho làng mạc thôn xóm, hộ trì cho những người cận sự nam nữ hai hàng. Đấy là những việc làm hiện nay lợi lạc cho chư vị vậy!

Bọn trẻ hóa ra không chịu về, suốt đêm chúng thỏa thích, sung sướng nằm dưới chân đức Phật, nằm trong ánh sáng hào quang yên ổn và ấm cúng của ngài!

Sáng ngày, chim cất giọng hót líu lo, râm ran, đức Phật đi kinh hành dọc bên sông Nerañjarā, đến chỗ đám cỏ độ cơm sữa và quăng mâm vàng, ngài ngồi xuống, nghĩ đến công hạnh của chư Phật quá khứ. “Vùng đất này, con sông linh thiêng này đã có ba vị Phật xuất hiện, rồi theo định luật sinh diệt, tất cả đều tàn rụi, chỉ có những chúng sanh hữu duyên với giáo pháp mới nếm được hương vị bất tử. Nay Như Lai là vị Phật thứ tư, cũng miền đất này, cũng con sông này, cũng có duyên rất lớn với giáo pháp của Như Lai!”

Đức Phật đứng dậy, ngước nhìn trời, nhìn mây, lắng nghe gió, ngài biết sẽ còn một vài trận mưa lớn nữa, sau đó, thời tiết sẽ chuyển mùa, sang đông, nhưng vài tháng tới còn dễ chịu. Bọn trẻ lại xúm xít sau lưng, chúng nói:

- Bạch ngài sa-môn, bạch Phật...

- Ừ, các con cứ gọi Như Lai là Phật như mọi người trong làng vậy!

- Bên kia sông, lác đác trong mấy khu rừng ở Uruvelā, ba bốn tháng nay có rất đông đạo sĩ đến dựng lều trại để ở. Nhưng họ không giống với ngài. Họ bện tóc, đa phần mặc áo vỏ cây và tu hạnh rất khắc khổ!

Đức Phật mỉm cười:

- Họ ngâm mình dưới nước sông lạnh và họ còn tế thần lửa nữa, phải không?

Bọn trẻ ngạc nhiên, trố mắt nhìn. Đức Phật trở lại cội cây, lấy y bát rồi đi vào làng. Hôm nay, gia đình triệu phú Senānī có thỉnh mời đặt bát nhưng đức Phật đã từ chối, vì ngài muốn đi hóa duyên khắp cả mấy thôn làng. Rồi từng buổi sáng, từng buổi sáng, hình bóng trang nghiêm và thanh tịnh của đức Phật đã gieo vào lòng dân chúng một sự tín mộ sâu xa. Từng buổi chiều, đôi khi cả đêm đến, bên từng bó đuốc bập bùng, đức Phật lại thuyết pháp, giảng đạo cho từng nhóm người, đặt họ vào Tam quy, trở thành hai hàng cận sự nam nữ. Bây giờ họ đã biết, đây đúng là một vị Phật, một vị Chánh Đẳng Giác!

Hôm kia, biết là đúng thời, đức Phật rời cội cây Bodhirukkha, lên bè vượt sông, đạp qua hướng bắc, chênh đông đi vào địa giới của các vị đạo sĩ bện tóc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 8483)
Thú thật, chuyện đèn lu tỏ của nhà ai đó tôi không rành lắm, chỉ dám nói chuyện đèn nhà mình thôi. Đó là cái đèn bàn ăn, nó có tất cả năm bóng, loại Halogen, hằng ngày rọi sáng cho những bữa ăn gia đình trên chiếc bàn tròn. Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có,
15/08/2014(Xem: 15032)
•Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dười hòa, nhẫn nhục đìều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc hoàn thành cho người là việc tốt. •Khi tỉnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. •Lúc đi, lúc đứng, lúc nằm, lúc ngồi, lúc ăn, lúc mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm.
15/08/2014(Xem: 6963)
Chắc là sắp sắp lại được thiền và được có những cảm xúc tuyệt diệu như lần này mà thôi Tôi luôn tự nghĩ mình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp. Tôi có một người mẹ chuyên tâm học Phật và mở lối cho tôi đến với con đường tu tập từ khi còn rất nhỏ. Tôi có cơ hội nhiều lần đi chùa lễ Phật, tụng kinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa từng có cơ hội được trải nghiệm một khóa tu dù chỉ một ngày và chưa từng có một giây ngồi thiền trước khi đến với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
15/08/2014(Xem: 9878)
Sau thời kinh, ở phương đông trời cũng vừa ửng sáng. Sa di Thiện Thiên như thói quen đi mở hết các cánh cửa sổ của chánh điện cho ánh sáng và gió sớm lùa vào. Chẳng bao lâu toàn chánh điện đã chan hòa ánh sáng báo hiệu một ngày như mọi ngày sinh hoạt của tịnh xá Ngọc Hưng. Chánh điện tịnh xá Ngọc Hưng nền tráng xi-măng, có những đường nứt thật rõ. Gần bục thờ được trải 4 chiếc chiếu nylon để tăng chúng lễ lạy hai thời công phu. Nhìn từ cuối chánh điện, tượng Đức Bổn sư Thích Ca và những đồ thờ bằng kim loại sáng bóng như mới được đánh dầu đồng trong dịp Đản Sinh vừa qua.
14/08/2014(Xem: 12243)
Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) đã từ chức vào năm 2007, và chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do khi chưa làm được một năm, sau thất bại thảm hại của đảng này khi bầu cử Thượng viện. 12 tháng 9 năm 2007 : Nhiệm kỳ của ông lại bị phá hỏng vì hàng loạt cuộc từ chức của các Bộ trưởng Nội các và vụ tiết lộ về việc để mất số liệu lương hưu. Ông từ chức sau một năm tại nhiệm với lý do sức khỏe. Bảy tháng sau, Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) bị bệnh hay quên lãng và đã thử thách mình bằng cách dùng phương pháp trị liệu "Tọa thiền" ngồi thiền tại Chùa Zenshōan (臨済宗國泰寺)một ngôi chùa thuộc Thiền phái Lâm Tế ở huyện Yanaka, Tokyo.
14/08/2014(Xem: 16002)
Vào một buổi sáng lạnh mùa đông năm 2007, tại một ga metro ở Washington DC, một thanh niên với chiếc đàn vĩ cầm, đứng chơi những bài nhạc nổi tiếng của Bach, Schubert, Massenet… trong vòng 45 phút. Trong khoảng thời gian ấy có khoảng chừng 2 ngàn người đi ngang qua, đa số đang trên đường đến sở làm của họ. Dường như không một ai có vẽ chú ý đến sự có mặt của anh. Sau khoảng 3 phút, một người đàn ông đứng tuổi đi qua và nhận thấy có một nhạc sĩ đang đứng đó chơi vĩ cầm. Ông đi chầm chậm, dừng lại chừng vài giây, và rồi lại vội vã đi tiếp cho kịp giờ của mình.
12/08/2014(Xem: 9330)
Chồng là Tiến sĩ, Giám đốc một Bệnh viện đa khoa ở miền đất Tổ trung du, vợ là chủ một ảnh viện áo cưới khá nổi tiếng, họ sinh được 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi. Cuộc sống sung túc, hạnh phúc là niềm mơ ước của biết bao gia đình ấy sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu như không có một ngày người ta sững sờ khi bắt gặp ở trên ngọn núi thiêng của Tam Đảo cảnh tượng 2 vợ chồng vị Tiến sĩ này đang chắp tay cúi lạy và xưng hô là “con” với chính…2 đứa con nhỏ do mình sinh ra…
12/08/2014(Xem: 6396)
Kính bạch thầy, Mười bảy tháng bảy hôm nay là tròn 2 năm thầy ngừng thở. Hai năm thật rồi ư…. Nhanh quá thầy ơi. Đêm qua con đã ngủ 1 giấc rất sâu, hình như được 2 -3 tiếng. Và con tỉnh dậy lúc gần 4 giờ sáng để ngồi thư giãn ít phút trước khi viết thư này gửi thầy, tâm sự cùng thầy…
08/08/2014(Xem: 6736)
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra.
07/08/2014(Xem: 15128)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]