Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Ý Nghĩa Và Giá Trị Cuộc Sống

26/10/201309:19(Xem: 27268)
15. Ý Nghĩa Và Giá Trị Cuộc Sống



Mot_Cuoc_Doi_01
15. Ý Nghĩa

Và Giá Trị

Cuộc Sống





Thấy thái tử lúc nào cũng chìm ngập vào những suy tư không lối thoát, Yasodharā cùng với lệnh bà Gotamī đến xin phép đức vua hãy để cho thái tử dạo chơi ngoài thành cho khuây khỏa.

Đức Suddhodana nhíu mày:

- Ta chỉ sợ thái tử sinh ra động tâm...

Bà Gotamī mỉm cười:

- Nhiều năm nay tuy ngồi một chỗ mà dường như không chuyện gì ngoài thế gian mà thái tử không hiểu, không biết! Sự lo ngại của đại vương không có cơ sở nữa rồi!

Yasodharā còn thuyết minh thêm:

- Nhìn mái tóc của phụ vương, mỗi năm lấm tấm thêm nhiều sợi bạc; nhìn đuôi mắt của phụ vương, mỗi năm lại xuất hiện thêm vài nếp nhăn; rồi từng bước đi của phụ vương không còn nhanh nhẹn như hồi thanh xuân nữa, chẳng lẽ nào thái tử lại không hiểu là rồi mình cũng sẽ nhuốm màu thời gian như thế? Chẳng lẽ nào thái tử ngây thơ đến độ không thấy sứ giả già ở khắp mọi nơi?

- Con nói có lý! Đức vua gật đầu, mỉm cười rộng lượng.

- Còn bệnh? Ai mà không bệnh? Ngay chính con trong mười mấy năm nay đã từng có vài lần bị bệnh thống phong hành hạ; vài lần như vậy, con bị những cơn đau đớn không chịu đựng nổi, phải quằn quại, phải rên la trước mặt thái tử. Vậy thưa vương phụ, sứ giả bệnh cũng không còn là cái gì làm cho thái tử động tâm nữa rồi, vì thái tử cũng đã biết rồi!

Đức vua lại một lần nữa mỉm cười rồi chậm rãi nói:

- Hay lắm, con thuyết phục hay lắm đấy! Còn sứ giả chết thì sao? Có lẽ con sẽ nói với ta rằng, thái tử là người am tường các tư tưởng triết học Vệ-đà và tiền Vệ-đà, chắc thái tử không ngây thơ đến nỗi, tưởng mình sẽ sống hoài không chết? Nếu sống hoài không chết sao lại có thần Sáng Tạo Brāhmā, thần Bảo Tồn Viṣṇu và thần Hủy Diệt Śiva? Còn nữa, khi nghiên cứu một chính sách toàn diện để cải cách đất nước, lẽ nào thái tử không nắm tình hình dân số, lẽ nào không biết đến số sinh và số tử mỗi năm? Vậy, tất cả chúng ta rồi ai cũng phải chết, đó là điều bình thường; lẽ nào một bậc trí tuệ như thái tử lại không hiểu một điều bình thường giản dị như thế?

Lệnh bà Gotamī và công nương Yasodharā mới nghe tưởng mình đã thuyết phục được đức vua, nào ngờ, ngài thở dài nói tiếp:

- Có cái gì đó dường như vô hình, bí mật mà nó không chịu lộ diện. Biết bao nhiêu năm qua ta đã từng tư duy, trăn trở về sự có mặt của bốn vị sứ giả này. Ta đã ngăn chặn đủ mọi cách. Cái già, sẽ có đấy, cái già nào đó, với hình thái thế nào đó mà ai nhìn thấy cũng phải bàng hoàng, lo lắng, ấy mới thật là sứ giả! Cái bệnh, sẽ có đấy, cái bệnh thế nào đó, với hình thù gớm ghiếc thế nào đó mà ai nhìn thấy cũng phải rùng mình, sợ hãi - ấy mới thật là sứ giả! Cái chết cũng tương tợ vậy, phải là cái chết kinh khiếp, vật vã, quằn quại, thống khổ cùng cực... mới xứng đáng gọi tên là sứ giả! Còn về sứ giả sa-môn phạm hạnh thanh tịnh, biết đâu một lúc nào đó sẽ xuất hiện trước mắt thái tử? Ai bảo đảm điều ấy là không? Cho nên, hai người là người ta yêu mến; dẫu trái tim ta gật đầu, nhưng khối óc ta vẫn từ chối như thường. Thái tử chưa được phép ta thì chưa thể dạo chơi đâu hết, kể cả bên ngoài các cổng thành.

Cuộc thuyết phục thất bại, thái tử biết được, nói với Yasodharā rằng:

- Phụ hoàng chỉ muốn chúng ta có con để nối dõi dòng tộc, ấy là việc thứ nhất. Muốn ta đăng quang lên ngôi vua để cai trị quốc độ, chăm lo cho bá tánh, ấy là việc thứ hai. Bao giờ ta làm được hai yêu cầu đó, phụ hoàng mới an tâm, còn bây giờ, nói gì cũng vô ích. Người kiên định lắm!

- Vậy ý thái tử thế nào?

- Bây giờ chưa phải lúc. Hiện tại ta muốn gặp gỡ các ông hoàng để nghe ý kiến của họ.

Yasodharā ngạc nhiên:

-Việc gì thế, thái tử?

-Về cuộc đời thôi mà, Gopā!

Bây giờ họ đang ở cung điện mùa xuân, trời đang còn se lạnh. Thái tử đã có chủ ý, định lưu giữ các ông hoàng ở lại vui chơi nhiều ngày nên đã bàn với Yasodharā và lệnh bà Gotamī là phải tổ chức tiệc tùng chu đáo để cho họ được thanh thản vui chơi... Để tạo niềm vui mới, Yasodharā chịu khó cho người lặn lội đến tận nước Māgadha để mời cho bằng được một gánh hát nổi danh gồm những nhạc công, ca nhi, vũ nữ đang là ngôi sao tại kinh đô Rājagaha hoa lệ ấy.

Đến ngày, các ông hoàng tề tựu đủ cả, không sót một ai. Devadatta, Anudāma, Viruḷhāka từ Koliya nghe tin cũng xe ngựa tìm sang... Lâu quá, họ mới được gặp gỡ nhau đông đủ như thế nầy, kể từ độ thiếu niên với ước mơ cháy bỏng cải cách đất nước. Cũng vì đang băn khoăn trước ý nghĩa của cuộc sống nên chưa ai lập gia đình. Họ đã thất bại trước kế hoạch này sang kế hoạch khác. Một số bị cha mẹ ràng buộc, chỉ cho vui chơi trong điền trang của mình hoặc làm một tiểu chủ để kiểm tra, đôn đốc các công việc. Một số phụ tá với cha tập sự vai trò, chức năng của một quan đại thần hay quan tổng trấn...

Devadatta hăng say trình bày sự thất bại trước công cuộc cải cách do đụng phải một lực cản vô hình tương tợ Sākya vậy. Ai cũng hiểu lực cản vô hình ấy là những tham vọng, địa vị, danh lợi và quyền lực. Devadatta có tham dự một số phiên tòa như trại chủ đánh chết nông nô; các ông chủ ngân hàng xiết nợ, bắt luôn cả vợ con người ta mà đánh đập, hãm hiếp rồi cho sống đời nô lệ... Đấy là những tội lỗi đặc trưng của bất công xã hội cần phải trừng trị nghiêm khắc. Tuy nhiên, cán cân của công lý không phải lúc nào cũng trung chính, nghiêm minh vì đằng sau bao giờ cũng có nhiều bóng tối khuất lấp, che phủ! Tất cả các ông hoàng dường như ai cũng đã nếm trải ít nhiều kinh nghiệm đắng cay về điều ấy!

Các cuộc tiệc tùng, ca nhạc vũ... dù mới mẻ, hấp dẫn... nhưng ai cũng giữ niềm vui chừng mực, vì thật ra, các ông hoàng đâu có thiếu thốn món dục lạc nào. Giờ đây, tâm trí của họ đang hướng đến cái gì khác, cái gì khác đó làm cho mục đích cuộc sống này có ý nghĩa hơn, có giá trị hơn!

Thái tử Siddhattha rất vui mừng khi thấy các bạn đã chững chạc, đã trưởng thành trong nhận thức, bèn thân thiết nói:

- Đấy cũng là trăn trở của ta đấy, các bạn! Muốn tìm cho ra ý nghĩa cuộc sống, giá trị cuộc sống - thì đó có thể là chủ đề để cho chúng ta cùng thảo luận hôm nay, được chăng?

Mọi người vỗ tay tán đồng. Devadatta chợt đưa mắt nhìn mọi người rồi dừng lại nơi thái tử, chậm rãi nói:

- Khi thấy mình bất lực trong việc cải cách đất nước, bất lực khi tham dự việc xử án ở pháp đình... hoàng huynh có biết đệ đã làm việc gì sau đó không?

Thái tử mỉm cười lắc đầu, Devadatta nói tiếp:

- Đệ đã cùng với thân hữu tìm niềm vui trong việc xây dựng các trại tế bần, các trạm xá công cộng, làm đường sá, cầu cống, trồng cây xanh và khuyến khích mọi người chôn lấp xác súc vật, rác rưởi ô uế, nạo vét các mương cống tù đọng... Khi làm các công việc ấy, chúng đệ bị hoàng gia, quý tộc la rầy, trách mắng thậm tệ; họ bảo đấy là công việc của bọn thủ-đà-la và chiên-đà-la. Nhưng chúng đệ bất cần. Thấy nhân dân vui vẻ, sung sướng, chúng đệ cảm thấy việc làm của mình dù sao cũng có chút ý nghĩa, cũng có chút giá trị!

- Hay lắm! Lệnh bà Gotamī và Yasodharā khi làm các công việc tương tế, chẩn bần, lúc trở về cũng có chung một ý nghĩa như vương đệ vậy.

Ānanda chợt nói:

- Vậy ý nghĩa và giá trị cuộc sống là hãy làm cho mọi người được vui vẻ, được sung sướng?

- Chưa chắc đâu, hoàng đệ! Devadatta nói - những việc làm ấy giống như đi vá lại những tấm áo đã rách nát; rồi người ta lại sử dụng một cách cẩu thả, một vài ngày sau đã rách nát, hư mục... mà thôi!

- Đúng thế! Anudāma nói tiếp - Bên Koliya, thật ít người hưởng ứng việc làm có ý nghĩa ấy, họ dè bỉu, ỉ ôi; người trí thức thì họ nói một câu đáng cho ta suy gẫm hơn: Lại muốn dùng bàn tay không mà múc cạn nước sông Gaṅgā!

Viruḷhāka thở dài:

- Nói tóm lại, những việc làm ấy rất là tốt, các bạn, nhưng nó là cái tạm thời, rất tạm thời...

Mahānāma cất giọng dõng dạc:

- Cả hai nước chúng ta đều trì trệ, bảo thủ, tình trạng dân trí lại thấp; đa phần mọi người sống đời cầu an, tiêu cực; việc làm dẫu tốt, đúng, có ý nghĩa, có giá trị, nhưng nếu không có một cuộc chuyển hóa từ trong lòng của mọi người - một cuộc chuyển hóa lương thiện và tích cực - thì tất cả sẽ trở nên vô nghĩa, vô ích. Là dã tràng xe cát biển Đông mà thôi!

Kāḷudāyi bỗng thở dài rồi nói:

- Chúng ta lại trở lại với vấn đề giáo dục, vấn đề con người... đã thất bại hơn mười năm rồi, các bạn!

Bhaddiya xin được phát biểu:

- Tất cả những ý kiến của các bạn đều rất quý báu, nhưng chưa đi sít sao với chủ đề nên sinh ra tản mạn, càng lúc càng đi xa, sẽ rơi vào mông lung. Trọng tâm thảo luận của chúng ta hôm nay xoay quanh cụm từ: Ý nghĩa cuộc sống, giá trị cuộc sống! Thế nhưng, chúng ta chưa định danh thế nào là ý nghĩa? Thế nào là giá trị? Thế nào là cuộc sống? Mượn ngôn ngữ pháp đình, muốn xử tội, xử án, trước tiên phải nêu ra tội danh, tội chứng trước đã. Nếu chúng ta chưa đồng quan điểm, ý nghĩa là ý nghĩa gì? Giá trị là giá trị gì, vật chất hay tinh thần? Cuộc sống là gì, cuộc sống của ai, của tôi, của anh, của giai cấp nào hay của tất thảy mọi người? Phải đả thông, phải định danh tiền đề trước đã, các bạn!

Đúng là khẩu khí của một vị chánh án pháp đình tương lai nên phát biểu của Bhaddiya rất có trọng lượng, đã điểm đúng huyệt đạo của vấn đề. Và tầm vóc của vấn đề chợt trở nên rõ ràng nhưng cũng lớn lao hơn nhiều. Mọi người yên lặng khá lâu.

Devadatta chậm rãi nói:

- Đúng! Hoàn toàn đúng! Và nếu vậy, chúng ta đụng đến lãnh vực triết học rồi!

- Cả tôn giáo nữa! Kimbila xen lời - Rồi nào là ý nghĩa, giá trị của cuộc sống phù du này hay là ý nghĩa, giá trị linh thiêng, vĩnh cửu?

Thái tử thở dài, cất giọng buồn buồn:

- Đã hết đâu, Kimbila! Vấn đề của chúng ta bây giờ đã trở nên mênh mông như biển cả! Đã từ khởi thủy, khi có con người trên trái đất, người ta đã đi tìm rồi. Các bộ tộc thời còn săn bắt hái lượm, qua các thời đại lấy đá, lửa, sắt; họ đã tìm cách phục vụ cho nhu cầu đời sống. Và bây giờ, các bộ lạc có tộc trưởng, các nước cộng hòa có luật pháp, có hội đồng nguyên lão... tất thảy đều hướng đến phục vụ nhân sinh, đều đáp ứng ý nghĩa và giá trị cuộc sống. Song song với mục đích tại thế ấy, đã nhiều ngàn năm nay, tôn giáo, triết học đều đã đi tìm ý nghĩa, giá trị thiêng liêng hơn; họ đã để lại biết bao kinh văn cổ thư đã ám khói, mà ngôn ngữ ấy bây giờ không còn ai đọc được. Tuy nhiên, từ thời tiền Vệ-đà đến Vệ-đà, hiện giờ người ta vẫn còn đi tìm đấy thôi! Họ đi tìm qua các cuộc tế lễ, cầu nguyện, bùa chú, nước thánh, trầm tư, khất sĩ lang thang, tu khổ hạnh ép xác... Như vậy, vấn đề của chúng ta đặt ra cũng không mới mẻ gì!

Cuộc thảo luận chợt rơi vào hố thẳm.

Devadatta lâu lắm mới thốt lên:

- Rồi mỗi người mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Rồi mỗi gia đình mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Rồi mỗi tập cấp mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị. Rồi mỗi bộ tộc mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Rồi mỗi tôn giáo mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Có ai đồng ý với ai? Rồi chuyện gì sẽ xẩy ra, hoàng huynh?

- Chuyện đã xẩy ra rồi, vương đệ! Đó là giật giành, tranh chấp, xung đột, chiến tranh; ở tất cả mọi nơi, ở bên trong lòng người, ở trên tất cả mọi sinh hoạt xã hội, ở trong lịch sử ngàn năm trước đến ngàn năm sau... cho đến vô tận!

Nhìn sự im lặng của mọi người, thái tử kết luận:

- Toàn bộ ý kiến, ý tưởng của các bạn, nó như ngọn gió lạnh đã đi qua, đã thổi buốt qua tâm não ta bao năm, bao tháng, bao ngày... mà ta không thể giải đáp. Ta như đang đối diện với bóng đêm trùng trùng. Có lẽ lời giải đáp tối hậu, rốt ráo, tận căn của vấn đề... nó chưa thật sự có mặt trên cuộc đời này. Vậy chúng ta có nên đi tìm không, các bạn?

Ai cũng đáp là “nên lắm”, nhưng nhìn trên sắc mặt của mọi người, dường như lại nổi bật lên câu hỏi khác: “Đi tìm ở đâu bây giờ, nếu nó không có mặt trên cuộc đời?” Bế tắc!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 8488)
Thú thật, chuyện đèn lu tỏ của nhà ai đó tôi không rành lắm, chỉ dám nói chuyện đèn nhà mình thôi. Đó là cái đèn bàn ăn, nó có tất cả năm bóng, loại Halogen, hằng ngày rọi sáng cho những bữa ăn gia đình trên chiếc bàn tròn. Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có,
15/08/2014(Xem: 15032)
•Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dười hòa, nhẫn nhục đìều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc hoàn thành cho người là việc tốt. •Khi tỉnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. •Lúc đi, lúc đứng, lúc nằm, lúc ngồi, lúc ăn, lúc mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ hoặc niệm thầm.
15/08/2014(Xem: 6963)
Chắc là sắp sắp lại được thiền và được có những cảm xúc tuyệt diệu như lần này mà thôi Tôi luôn tự nghĩ mình là người có nhiều duyên lành với Phật pháp. Tôi có một người mẹ chuyên tâm học Phật và mở lối cho tôi đến với con đường tu tập từ khi còn rất nhỏ. Tôi có cơ hội nhiều lần đi chùa lễ Phật, tụng kinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa từng có cơ hội được trải nghiệm một khóa tu dù chỉ một ngày và chưa từng có một giây ngồi thiền trước khi đến với Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
15/08/2014(Xem: 9878)
Sau thời kinh, ở phương đông trời cũng vừa ửng sáng. Sa di Thiện Thiên như thói quen đi mở hết các cánh cửa sổ của chánh điện cho ánh sáng và gió sớm lùa vào. Chẳng bao lâu toàn chánh điện đã chan hòa ánh sáng báo hiệu một ngày như mọi ngày sinh hoạt của tịnh xá Ngọc Hưng. Chánh điện tịnh xá Ngọc Hưng nền tráng xi-măng, có những đường nứt thật rõ. Gần bục thờ được trải 4 chiếc chiếu nylon để tăng chúng lễ lạy hai thời công phu. Nhìn từ cuối chánh điện, tượng Đức Bổn sư Thích Ca và những đồ thờ bằng kim loại sáng bóng như mới được đánh dầu đồng trong dịp Đản Sinh vừa qua.
14/08/2014(Xem: 12245)
Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) đã từ chức vào năm 2007, và chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do khi chưa làm được một năm, sau thất bại thảm hại của đảng này khi bầu cử Thượng viện. 12 tháng 9 năm 2007 : Nhiệm kỳ của ông lại bị phá hỏng vì hàng loạt cuộc từ chức của các Bộ trưởng Nội các và vụ tiết lộ về việc để mất số liệu lương hưu. Ông từ chức sau một năm tại nhiệm với lý do sức khỏe. Bảy tháng sau, Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) bị bệnh hay quên lãng và đã thử thách mình bằng cách dùng phương pháp trị liệu "Tọa thiền" ngồi thiền tại Chùa Zenshōan (臨済宗國泰寺)một ngôi chùa thuộc Thiền phái Lâm Tế ở huyện Yanaka, Tokyo.
14/08/2014(Xem: 16005)
Vào một buổi sáng lạnh mùa đông năm 2007, tại một ga metro ở Washington DC, một thanh niên với chiếc đàn vĩ cầm, đứng chơi những bài nhạc nổi tiếng của Bach, Schubert, Massenet… trong vòng 45 phút. Trong khoảng thời gian ấy có khoảng chừng 2 ngàn người đi ngang qua, đa số đang trên đường đến sở làm của họ. Dường như không một ai có vẽ chú ý đến sự có mặt của anh. Sau khoảng 3 phút, một người đàn ông đứng tuổi đi qua và nhận thấy có một nhạc sĩ đang đứng đó chơi vĩ cầm. Ông đi chầm chậm, dừng lại chừng vài giây, và rồi lại vội vã đi tiếp cho kịp giờ của mình.
12/08/2014(Xem: 9330)
Chồng là Tiến sĩ, Giám đốc một Bệnh viện đa khoa ở miền đất Tổ trung du, vợ là chủ một ảnh viện áo cưới khá nổi tiếng, họ sinh được 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi. Cuộc sống sung túc, hạnh phúc là niềm mơ ước của biết bao gia đình ấy sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu như không có một ngày người ta sững sờ khi bắt gặp ở trên ngọn núi thiêng của Tam Đảo cảnh tượng 2 vợ chồng vị Tiến sĩ này đang chắp tay cúi lạy và xưng hô là “con” với chính…2 đứa con nhỏ do mình sinh ra…
12/08/2014(Xem: 6396)
Kính bạch thầy, Mười bảy tháng bảy hôm nay là tròn 2 năm thầy ngừng thở. Hai năm thật rồi ư…. Nhanh quá thầy ơi. Đêm qua con đã ngủ 1 giấc rất sâu, hình như được 2 -3 tiếng. Và con tỉnh dậy lúc gần 4 giờ sáng để ngồi thư giãn ít phút trước khi viết thư này gửi thầy, tâm sự cùng thầy…
08/08/2014(Xem: 6736)
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra.
07/08/2014(Xem: 15129)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]