Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Những món ăn trong nhà

27/11/201311:36(Xem: 18995)
06. Những món ăn trong nhà

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



6. Những món ăn trong nhà





Bếp là lãnh địa của các bà nội trợ. Bếp rất lớn, với những bức tường làm bằng đá. Lò nấu là một tảng đá dài, có khi dài tới ba thước, với từ năm đến tám miệng lò. Qua một cái lỗ lớn ở mặt trước, người ta cho vào lò phân dê khô làm chất đốt. Người ta cũng đốt lửa qua cái lỗ này. Mỗi buổi chiều, ba thùng lớn chất đốt được đặt vào trong lò. Sáng hôm sau chúng tôi nướng một trong những loại bánh mì truyền thống, được gọi là "kunguntze"

Bánh mì là một loại thực phẩm quan trọng của chúng tôi. Chúng tôi cũng làm bánh mì mặn nhân thịt "timomo'' trong sáu cái xửng hấp đặt chồng lên nhau. Một loại bánh mì khác là "kansho", được nướng trong lò. Chúng tôi cho cát trắng khô vô lò lửa rồi đặt củi lên trên cát. Khi cát và củi đã cháy đỏ, chúng tôi cho bánh mì vào trong lửa. Bánh mì nướng kiểu này thì ngon và không bao giờ cháy và luôn luôn có màu nâu vàng. Một loại bánh mì nữa là "kuki", được nướng trong nồi đất. Loại bánh mì này có màu đỏ, vì được cho thêm bột nghệ, mật mía và hạt walnut.

Thời của chúng tôi không dễ dàng. Người nội trợ phải làm tất cả công việc nấu ăn cho người trong gia đình cũng như những người giúp việc. Tất cả đàn bà con gái trong nhà giúp làm việc này. Vào buổi sáng chúng tôi cho người giúp việc ăn bánh mì "timomo" và bột "tsampa" với nước trà. Có khi họ ăn cháo với sữa và muối. Ở Tsongkha chúng tôi có loại bánh giòn "yenmi", được nướng trong cát, tro, phân hay củi. Ngày nào ăn loại bánh này chúng tôi phải làm hơn một trăm cái.

Bữa ăn trưa được đưa ra ngoài đồng cho các tá điền. Sáu mươi xửng "timomo", khoảng từ một ngàn năm trăm đến hai ngàn cái bánh nhân thịt được hấp. Buổi chiều chúng tôi cho họ ăn mì với nước lèo nấu trong một cái nồi lớn cho khoảng ba trăm tô mì. Chúng tôi không bao giờ dùng đồ nấu ăn bằng nhôm hay thiếc, người nào dùng đồ như vậy sẽ bị gọi là ăn mày, chúng tôi dùng đồ bằng sắt hay đất nung.

Ở quê hương chúng tôi có nhiều loại bột "tsampa", được làm bằng lúa mạch, yến mạch và đậu. Khi trời lạnh quá, bánh "tsampa" là món ăn chính yếu của chúng tôi. Có khi chúng tôi cho tá điền ăn loại "tsampa" chiên trong dầu, họ thích món này vì sau khi ăn họ không cảm thấy mau đói. Người làm việc ngoài đồng tốn rất nhiều năng lượng.

Những món ăn tiêu biểu của người Amdo là "ranfan" và "chowtan", được làm bằng lúa mạch. Bột lúa mạch được nấu với một chút nước và được khuấy liên tục cho đến khi chín đặc. Không nơi nào khác ở Tây Tạng có món ăn này.

Thịt được ăn hai lần một tuần. Mỗi lần chúng tôi có thể nấu gần hai mươi ký thịt. Vào dịp Tết, chúng tôi mướn đồ tể đến làm thịt heo, vì chúng tôi không muốn tự tay sát sanh. Có khi trâu yak và cừu cũng được làm thịt. Chúng tôi làm thịt khô bằng cách treo thịt ở trong một căn phòng đặc biệt ở tầng trên.

Khi còn nhỏ tôi thích coi phụ nữ trong nhà làm món mì địa phương "thukpa" nổi tiếng của Amdo. Vào mùa hè chúng tôi ăn mì lạnh, và mùa Đông ăn mì nước lèo nóng. Tôi thích đi ra sân sau nhà giã tỏi và ớt cho món mì vì không ai nghe thấy tôi, do vậy tôi có thể làm việc này quá giờ đi ngủ mà không ai biết. Ông nội sẽ chỉ mắng yêu tôi "Coi cháu kìa, đầy mùi tỏi. Rồi người ta sẽ nói sao?".


banh mi tay tang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6499)
Theo cách nghĩ thông thường của người bên ngoài cửa chùa, Lục Hòa là một nguyên lý, một nguyên tắc hay qui tắc được áp dụng trong Tăng đoàn để có đời sống hòa hợp. Đơn giản mà nói, cách nghĩ ấy đúng. Nhưng dùng chữ “nguyên lý” hay “nguyên tắc” khiến người ta không khỏi có cảm nghĩ rằng để áp dụng Lục Hòa, tập thể xuất gia có vẻ như phải khép mình vào một thứ kỷ luật khắt khe, đầy khuôn khổ, phép tắc và thiếu tình cảm, giống như kỷ luật quân đội.
09/04/2013(Xem: 11792)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8371)
Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo.
08/04/2013(Xem: 8980)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 6150)
Sáng nay, tôi đang rửa chén đoại trong quán, Thiện Đạt, một Phật tử công quả tại Chùa hớt hải chạy qua quán báo tin: - Anh Thị Chơn ơi! Anh có biết là Thượng Tọa Thiện Thông đã bị đưa vào nhà thương rồi chưa? - Chuyện gì vậy ? Tôi hỏi.
08/04/2013(Xem: 5610)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, . . .
08/04/2013(Xem: 17183)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 23081)
Quyển sách không nhằm vào chủ đích phân tích những gì trong kinh điển mà đúng hơn là để nhắc nhở chúng ta hãy nên nhìn thẳng vào bản chất của chính mình và của mọi vật thể chung quanh hầu giúp chúng ta biết ứng xử thích nghi hơn với cái bản chất ấy của chúng và để giúp chúng ta trở thành những con người sáng suốt, hoàn hảo và an vui hơn. Bản dịch sang tiếng Việt này được dựa vào ấn bản tiếng Anh của Rod Bucknell và tiếng Pháp của Jeanne Schut trên đây.
08/04/2013(Xem: 14576)
Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc.
08/04/2013(Xem: 27267)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]