Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Edward Joseph Thomas (1869-?)

29/03/201103:01(Xem: 7726)
8. Edward Joseph Thomas (1869-?)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

EDWARD JOSEPH THOMAS (1869-?)

edward-joseph-thomas-contentEdward Joseph Thomas sinh ngày 30-07-1869, con của một nhân viên làm vườn tại Thornhill Rectory ở Yorkshire (miền bắc nước Anh). Lớn lên, ônglập gia đình với một phụ nữ người Ðức, nhưng không có con. Sau khi vợ ông qua đời năm 1920, ông sống một mình như vậy cho đến tuổi già.

Từ năm 14 tuổi, Thomas đã rời ghế nhà trường để mưu sinh bằng nghề làm vườn trong suốt 12 năm. Năm 1894, ông ghi tên học một năm về nghề làm vườn (gardener) tại trường Kew, sau khi ông đã có chứng chỉ nhập đạihọc Luân Ðôn về các môn thực vật học, cơ giới, toán học, cổ ngữ La Tinh(Latin), Hy Lạp (Greek) và Anh văn.

Tại trường Kew, Thomas còn lấy được các chứng chỉ về môn vật lý, hóa học và nhiều ngành của thực vật học. Trong thời gian này, ông cũng dành nhiều thì giờ chú tâm vào việc nghiên cứu ngôn ngữ học.

Năm 1896, Thomas ghi tên học đại học St. Andrew, và dưới sự hướng dẫncủa giáo sư tiếng Hy Lạp John Burnet, ông đậu bằng cao học (M.A.) hạng nhất danh dự về môn cổ điển (classics) vào năm 1900-1901. Ngoài ra, ông còn thi các môn toán học, luân lý triết học và cổ ngữ La Tinh.

Năm 1903, lúc 34 tuổi, Thomas vào học trường Emman- uel College, chuyên về ngôn ngữ học và đến năm 1905, ông tốt nghiệp cử nhân (B.A.) thuộc đại học Cambridge. Chính trong thời gian nghiên cứu về ngôn ngữ ở đại học Cambridge, ông đã học tiếng Phạn (Sanskrit), Ba Lị (Pali) và kinh điển Phật Giáo.

Năm 1909, Thomas được mời giữ chức phó quản thủ thư viện đại học Cambridge trong nhiều năm, nhờ vậy kiến thức về ngôn ngữ của ông ngày càng phát triển mọi mặt. Bấy giờ, nhiều tác phẩm viết bằng các thứ tiếngxa lạ, không ai đọc hiểu, người ta đều phải tìm đến nhờ ông giải thích.

Sau một thời gian phục vụ tại thư viện đại học Cam- bridge, Thomas được bổ nhiệm làm khoa trưởng Khoa Ngôn Ngữ Ðông Phương (Oriental Languages Department). Năm 1940, ông về hưu liền được mời trông coi thư viện của Phân Khoa Ðông Phương (Oriental Faculty) thuộc đại học Cam- bridge, và ông làm việc tại đây cho đến năm 1950.

Sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ Văn Chương (D. Litt.) tại đại học St. Andrew, giáo sư Thomas được trường “Luân Ðôn nghiên Cứu về Phi Châu và Ðông Phương” (London School of Oriental and African Studies) nhậnlàm hội viên danh dự (Honorary Fellow).

Sự hiểu biết sâu xa, rộng rãi và toàn diện của Thomas về ngôn ngữ học, nhất là Phật Giáo, khiến cho Giáo sư Hector Chadwick bấy giờ đã hếtlòng ngưỡng mộ và tuyên bố: “Ông là nhà bác học và là học giả thông thái nhất tại Cambridge” (He was erudite and the most learned man inCambridge).

Với trình độ kiến thức về Ðông Phương tuyệt luân như vậy, nhưng tánh tình ông lại rất bình dân và khiêm tốn, khiến mọi thân hữu ai cũng đều mến phục. Tuy biết nhiều ngoại ngữ, nhưng ít khi người ta nghe Thomas dùng tiếng ngoại quốc, dù là một câu ngắn, để nói chuyện với ai.

Trái lại, khi gặp người nào thắc mắc, không hiểu bất cứ điều gì về ngôn ngữ học cũng như giáo lý đức Phật, ông luôn sẵn sàng giải đáp, chỉ dẫn tường tận.

Giáo sư Das Gupta, trong lời tựa tác phẩm “Lịch sử Triết Học Ấn Ðộ” (Historyof Indian Philosophy),đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với học giả Thomas là người đã giúp đỡcho giáo sư rất nhiều ý kiến bổ ích trong khi ông soạn viết bộ sử triếthọc nói trên.

Những Ðóng Góp Cho Phật Giáo Của E. J. Thomas

Cùng với học giả La Valleé Poussin, giáo sư Thomas đã phiên âm tiếng Pali theo mẫu tự La Tinh (Romanized Pali) tập Maha-Niddesa (ÐạiNghĩa Thích) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) gồm hai tập (Vols.) I và II; ấn hành vào năm 1916, 1917 và đã tái bản năm 1978.

Ngoài ra, dưới đây là những dịch và tác phẩm Phật Giáo của học giả Thomas:

1. Early Buddhist Scriptures, (Những bài kinh Phật Giáo nguyên Thỉ),dịch từ cổ ngữ Pali.

2. The Road to Nirvana (Con Ðường Dẫn tới Niết Bàn), dịch từ Pali.

3. Ratana Sutta (Kinh Ratana), dịch từ Pali ra Anh văn.

4. The Quest of Englightenment (Ði Tìm Sự Giác Ngộ), dịch từ kinh điển Phật Giáo bằng tiếng Phạn (Sanskrit).

5. The Life of Buddha as Legend and History (Cuộc đời của đức Phậtqua Truyền Thuyết và Lịch Sử), trước tác, xuất bản năm 1927.

6. The History of Buddhist Thought (Lịch sử Tư Tưởng Phật Giáo),trước tác, xuất bản năm 1933.

Thêm nữa, Thomas còn dịch từ Pali ra Anh văn nhiều kinh điển Phật Giáo khác, trong đó có một số dịch phẩm được ấn hành vào năm 1952.

Về lãnh vực phiên dịch kinh tạng Phật Giáo tiếng Pali, E.J. Thomas đãchứng tỏ không những là một học giả nổi tiếng tại Cambridge (Anh quốc) mà còn vang dội khắp cả Châu Âu và nhiều quốc gia khác.

Sau này, dù đến tuổi già 86, ông vẫn còn được những trường đại học yêu cầu giám khảo, chấm các luận án, tiểu luận Phật Học của các sinh viên; đọc phê bình những sách Phật Giáo; và liên lạc, đóng góp ý kiến, giúp đỡ cho nhiều học giả từ Hòa Lan (Châu Âu) đến Ấn Ðộ viết về những tác phẩm Phật Giáo của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2021(Xem: 6447)
Hành trình 10 năm ăn thuần chay của giáo viên trường tiểu học Luo Yuliang (小學羅裕良), nhằm mong muốn việc sinh nở của vợ được suôn sẻ. Thường nhật tại tư gia, đến bữa ăn vợ chồng thầy giáo luôn "Bên mâm cơm chay" (鍋邊素), cho đến khi cơ hội cho ba đứa trẻ cắp sách đến trường, chúng cũng được cung cấp các bữa ăn chay. Sau đó, đã mở ra một phong trào mới cho gia đình 5 nhân khẩu đều ăn hoàn toàn thuần chay.
06/09/2021(Xem: 5545)
Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ 1Hình 1: Cư sĩ Phật tử Mazie Keiko Hirono thời còn là cô bé với mẹ, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, vào khoảng năm 1949. Ảnh: Mazie Hirono Đây là tự truyện do Nữ cư sĩ Mazie Keiko Hirono Thượng nghị sĩ Phật tử đầu tiên của quốc gia Hoa Kỳ kể rằng: "Được đặc ân và trách nhiệm khi tôi phục vụ người dân Hawaii tại Thượng viện Hoa Kỳ. Là một người nhập cư và trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn, tôi chưa từng bao giờ cảm nghĩ, đối với con đường quan lộ đến Thượng viện Hoa Kỳ. Đồng thời, những kinh nghiệm của tôi cho thấy những cơ hội có sẵn đáng kinh ngạc ở Mỹ, và thúc đẩy tôi mong muốn được đền đáp.
04/09/2021(Xem: 24606)
Thiền Sư Khánh Hỷ (1066- 1142) Đời thứ 14 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Một vị Tăng Thống thời Vua Lý Thần Tông Đây là Thời Pháp Thoại thứ 281 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 04/09/2021 (28/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
02/09/2021(Xem: 4770)
Lại một quyển sách khác nữa được điểm, để giới thiệu đến với mọi người, nhất là những người ít có thời gian để đọc một quyển sách dày mấy trăm trang, thì đây là một bài giới thiệu tóm tắt về tác giả và tác phẩm. Sách dày 360 trang, nhưng nếu in hai mặt thì số trang chỉ bằng một nửa mà thôi. Bởi lẽ khi Lotus Media ở Hoa Kỳ tái bản năm 2020 do Uyên Nguyên trình bày, muốn làm cho quyển sách dịch ra Việt ngữ của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải trang trọng hơn, để tỏ lòng với người đã khuất, cũng như muốn cho độc giả thâm nhập sâu hơn với ngôn ngữ của Thiền, nên mới cho chúng ta nhiều không gian thoáng mát như vậy, để khi đọc và khi gấp sách lại tư duy những lời dạy ngắn gọn, rất dễ hiểu của Thiền Sư Bankei Yotaku một cách sâu sắc hơn nữa.
02/09/2021(Xem: 5025)
Chánh là ngay thẳng. Tư (思) và Duy (惟) đều thuộc bộ tâm. Tư duy là quá trình vận hành của não bộ giúp con người suy nghĩ, xem xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Chánh Tư duy là suy nghĩ, xem xét, giải quyết đúng vấn đề. Người có chánh tư duy dễ dàng thực hiện thành công mục tiêu lý tưởng của mình. Hành trì chánh tư duy luôn đem lại chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, bởi tư duy là cơ bản của lời nói và của hành động
02/09/2021(Xem: 5306)
Phần này (32B) bổ túc cho bài viết “Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32) về hai cách dùng bình lang (tân lang, cây cau) và (đảo) Côn Lôn/Côn Nôn. Các dữ kiện cho thấy khuynh hướng lẫn lộn n và l đã từng xẩy ra cho đến ngày hôm nay. Trong tuần lễ soạn phần bổ túc (giữa tháng 8 năm 2021), người viết (Nguyễn Cung Thông/NCT) còn thấy trên các mạng truyền thông hiện tượng lẫn lộn n và l như trong các utube ở phần sau. Hi vọng loạt bài viết này là động lực cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn và khám phá nhiều điều thú vị về tiếng Việt phong phú của chúng ta.
02/09/2021(Xem: 5335)
PERRIS, California – Chùa Hương Sen hôm Chủ Nhật 29/8/2021 đã đón nhận 28 thùng kinh và sách Phật học để sẽ lưu giữ tại thư viện tương lai sắp xây của chùa. Trong đó, 20 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Tâm Diệu và nhóm bạn đạo Thư Viện Hoa Sen, 8 thùng kinh và sách là từ Cư sĩ Nguyên Giác.
01/09/2021(Xem: 5763)
Điểm sách: TÂM BẤT SANH Của Bankei Yotaku (Bàn Khuê Vĩnh Trác), do Peter Haskel viết bằng Anh ngữ qua việc tham cứu Nhật ngữ, Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ.
01/09/2021(Xem: 7417)
Trời hửng nắng, ta trở dậy, mệt nhoài, như mới hôm qua ta còn khoẻ, nói chuyện tới khuya, giờ đây mình đã ngã bệnh chỉ sau một đêm. Bởi thế, nói đến vô thường ai cũng thấy buồn chán và ngán ngẩm làm sao;
30/08/2021(Xem: 5626)
Vô thường là không chắc chắn, thay đổi, không trường tồn. Vô thường là đặc tính chung của mọi vật. Mọi vật sinh ra điều theo quy luật sinh, trụ, dị, diệt. Khi hiểu rõ về Vô thường con người sống vui hơn. Vì biết rằng thân nhẹ nhàng như mây[2].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]