Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Giữa Những Con Người

19/02/201114:57(Xem: 8093)
Sống Giữa Những Con Người

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP

SỐNG GIỮA NHỮNG CON NGƯỜI

Hầu hết chúng ta có đôi khi trải qua những giây phút cô đơn ngay cả khi đang sống giữa đông người. Cảm giác cô đơn này không phải do không có người để giao tiếp, mà là do có những khoảng cách nhất định giữa ta và mọi người chung quanh. Tính cách phổ biến của vấn đề đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lãnh vực khác nhau như xã hội học, tâm lý học...

Tần số xuất hiện của trạng thái cô đơn thậm chí còn có vẻ như cao hơn ở những xã hội náo nhiệt hơn. Một cuộc khảo sát quy mô lớn ở Hoa Kỳ về chủ đề này ghi nhận có đến một phần tư số người Mỹ được hỏi đã trả lời là họ đã cảm thấy rất cô đơn ít nhất là một lần trong vòng hai tuần vừa qua. Và hầu như tất cả những người tham gia đều nói là họ đã từng trải qua những giây phút cảm thấy cô đơn vào một lúc nào đó.

Trước đây, cảm giác cô đơn này được cho là thường xuất hiện ở một số đối tượng nhất định, chẳng hạn như những người lớn tuổi phải sống cách biệt trong các dưỡng đường. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới lại xác định là các đối tượng ở độ tuổi thiếu niên và thanh niên cũng gặp phải vấn đề với mức độ thường xuyên không kém gì những người lớn tuổi.

Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng phân tích những nguyên nhân đã tạo ra trạng thái cô đơn này. Kết quả ban đầu cho thấy nguyên nhân thường gặp nhất là do kém khả năng giao tiếp, chẳng hạn như có khó khăn trong việc bộc lộ những vấn đề của bản thân mình, có khó khăn về ngôn ngữ trong giao tiếp, thính lực kém gây khó khăn cho việc trò chuyện với người khác, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, vụng về trong ứng xử... Căn cứ vào kết quả này, các nhà nghiên cứu đề nghị phương thức tốt nhất để vượt qua tâm trạng cô đơn là phải hoàn thiện những kỹ năng giao tiếp xã hội.

Những kết quả nghiên cứu nêu trên nói lên một thực tế mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể tự cảm nhận được. Thật ra, khoảng cách giao tiếp giữa mỗi chúng ta với mọi người chung quanh hoàn toàn có thể vượt qua bằng vào việc hoàn thiện những phẩm chất tinh thần, mà cụ thể nhất là một cách nhìn tích cực về đời sống như đã thảo luận trong chương trước.

Bản chất của mỗi con người đều tốt đẹp. Vì thế, ngay cả những người bị xem là hiểm ác hoặc thô lỗ nhất cũng vẫn có những khía cạnh tích cực nhất định nào đó. Khi chúng ta chấp nhận quan điểm này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc giao tiếp và tạo ra mối quan hệ thân mật với bất cứ ai.

Mặt khác, sự quan trọng hóa chính mình là một trong những khuynh hướng tự nhiên tạo ra khoảng cách trong giao tiếp. Khi giao tiếp với bất cứ ai, chúng ta thường có khuynh hướng e ngại, lo sợ việc người ấy sẽ đánh giá thấp về mình. Vì thế, chúng ta luôn cố gắng ứng xử theo một cung cách nhất định nào đó, đôi khi rất gượng ép, thiếu tự nhiên. Khi hiểu được và loại bỏ khuynh hướng này, sự giao tiếp sẽ trở nên cởi mở hơn, đôi bên không còn khoảng cách và dễ dàng tạo ra mối quan hệ thân thiết với nhau hơn.

Nhưng để có được một cái nhìn tích cực đối với bất cứ ai trong giao tiếp là một điều không dễ dàng. Có những đối tượng giao tiếp mà khuynh hướng tự nhiên không mang lại cho chúng ta nhiều thiện cảm, trừ khi chúng ta phát khởi được một tình thương chân thật với tất cả mọi người. Trong thực tế, tình thương chân thật là yếu tố chính yếu, quan trọng nhất để tạo ra quan hệ thân thiết với bất cứ ai trong giao tiếp.

Chúng ta cần hiểu cụm từ tình thương ở đây theo nghĩa rộng nhất của nó. Đó là một tình cảm chỉ xuất hiện khi chúng ta thực sự nhận ra được bản chất tốt đẹp và quý giá của đời sống, và trên cơ sở đó mà phát khởi lòng yêu thương đối với tất cả mọi người, thậm chí là đối với tất cả mọi sinh vật đang sống trong thế giới này. Phật giáo gọi đây là lòng từ bi, và mô tả bằng cụm từ “ban vui, cứu khổ” (Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ.” Trong phạm vi vấn đề đang bàn đến, đây có thể nói là khái niệm chính xác và đầy đủ nhất.

Lòng từ bi tuy sẵn có nơi mỗi con người nhưng không phải tự nhiên mà có thể bộc lộ hay phát triển được. Chúng ta cần nhận thức rõ giá trị và lợi ích của nó trong đời sống, sau đó mới có thể dần dần nuôi dưỡng và phát triển. Và khi đã có được lòng từ bi, mọi cung cách ứng xử, giao tiếp của chúng ta với mọi người sẽ ngay lập tức thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Lòng từ bi tạo ra sự cởi mở và xóa bỏ khuynh hướng e ngại, lo sợ trong giao tiếp. Điều đó mang lại một không khí tích cực và thân thiện. Với các yếu tố này, trong giao tiếp bạn sẽ dễ dàng đạt được một mối quan hệ thân thiết với những tình cảm và đáp ứng tích cực từ người khác. Và ngay cả khi gặp phải những thái độ không thân thiện hay phản ứng không tích cực, thì sự cởi mở trong giao tiếp cũng giúp bạn có được một sự linh hoạt, uyển chuyển thích hợp, đảm bảo tối thiểu cũng có được một cuộc đối thoại hữu ích với người ấy.

Ngược lại, không có lòng từ bi, người ta sẽ luôn cảm thấy cách biệt với người khác, dễ cáu gắt, hoặc thiếu quan tâm đến người khác. Trong trường hợp này, ngay cả việc giao tiếp với những người bạn thân nhất cũng không thể mang lại sự thoải mái thật sự.

Khi giao tiếp, chúng ta luôn mong muốn, chờ đợi một thái độ tích cực từ phía người đối diện, thay vì là chủ động tạo ra những điều ấy. Đây là một khuynh hướng khá phổ biến, nhưng lại là một khuynh hướng sai lầm. Bởi vì chính khuynh hướng đòi hỏi nơi người khác như thế thường là trở ngại, rào chắn trong giao tiếp, và thường làm tăng thêm thay vì là xóa bỏ sự cách biệt vốn có giữa hai bên.

Vì thế, để vượt qua sự ngăn cách và cô đơn khi sống giữa mọi người, điều quan trọng là phải điều chỉnh quan điểm, thái độ của chính mình trong giao tiếp. Và việc nuôi dưỡng lòng từ bi chính là phương cách tốt nhất giúp ta làm được điều này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2011(Xem: 7772)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7440)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8450)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9259)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8857)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7091)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 16895)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7413)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9536)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8324)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]