HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh
Tần số xuất hiện của trạng thái cô đơn thậm chí còn có vẻ như cao hơn ở những xã hội náo nhiệt hơn. Một cuộc khảo sát quy mô lớn ở Hoa Kỳ về chủ đề này ghi nhận có đến một phần tư số người Mỹ được hỏi đã trả lời là họ đã cảm thấy rất cô đơn ít nhất là một lần trong vòng hai tuần vừa qua. Và hầu như tất cả những người tham gia đều nói là họ đã từng trải qua những giây phút cảm thấy cô đơn vào một lúc nào đó.
Trước đây, cảm giác cô đơn này được cho là thường xuất hiện ở một số đối tượng nhất định, chẳng hạn như những người lớn tuổi phải sống cách biệt trong các dưỡng đường. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới lại xác định là các đối tượng ở độ tuổi thiếu niên và thanh niên cũng gặp phải vấn đề với mức độ thường xuyên không kém gì những người lớn tuổi.
Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng phân tích những nguyên nhân đã tạo ra trạng thái cô đơn này. Kết quả ban đầu cho thấy nguyên nhân thường gặp nhất là do kém khả năng giao tiếp, chẳng hạn như có khó khăn trong việc bộc lộ những vấn đề của bản thân mình, có khó khăn về ngôn ngữ trong giao tiếp, thính lực kém gây khó khăn cho việc trò chuyện với người khác, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, vụng về trong ứng xử... Căn cứ vào kết quả này, các nhà nghiên cứu đề nghị phương thức tốt nhất để vượt qua tâm trạng cô đơn là phải hoàn thiện những kỹ năng giao tiếp xã hội.
Những kết quả nghiên cứu nêu trên nói lên một thực tế mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể tự cảm nhận được. Thật ra, khoảng cách giao tiếp giữa mỗi chúng ta với mọi người chung quanh hoàn toàn có thể vượt qua bằng vào việc hoàn thiện những phẩm chất tinh thần, mà cụ thể nhất là một cách nhìn tích cực về đời sống như đã thảo luận trong chương trước.
Bản chất của mỗi con người đều tốt đẹp. Vì thế, ngay cả những người bị xem là hiểm ác hoặc thô lỗ nhất cũng vẫn có những khía cạnh tích cực nhất định nào đó. Khi chúng ta chấp nhận quan điểm này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc giao tiếp và tạo ra mối quan hệ thân mật với bất cứ ai.
Mặt khác, sự quan trọng hóa chính mình là một trong những khuynh hướng tự nhiên tạo ra khoảng cách trong giao tiếp. Khi giao tiếp với bất cứ ai, chúng ta thường có khuynh hướng e ngại, lo sợ việc người ấy sẽ đánh giá thấp về mình. Vì thế, chúng ta luôn cố gắng ứng xử theo một cung cách nhất định nào đó, đôi khi rất gượng ép, thiếu tự nhiên. Khi hiểu được và loại bỏ khuynh hướng này, sự giao tiếp sẽ trở nên cởi mở hơn, đôi bên không còn khoảng cách và dễ dàng tạo ra mối quan hệ thân thiết với nhau hơn.
Nhưng để có được một cái nhìn tích cực đối với bất cứ ai trong giao tiếp là một điều không dễ dàng. Có những đối tượng giao tiếp mà khuynh hướng tự nhiên không mang lại cho chúng ta nhiều thiện cảm, trừ khi chúng ta phát khởi được một tình thương chân thật với tất cả mọi người. Trong thực tế, tình thương chân thật là yếu tố chính yếu, quan trọng nhất để tạo ra quan hệ thân thiết với bất cứ ai trong giao tiếp.
Chúng ta cần hiểu cụm từ tình thương ở đây theo nghĩa rộng nhất của nó. Đó là một tình cảm chỉ xuất hiện khi chúng ta thực sự nhận ra được bản chất tốt đẹp và quý giá của đời sống, và trên cơ sở đó mà phát khởi lòng yêu thương đối với tất cả mọi người, thậm chí là đối với tất cả mọi sinh vật đang sống trong thế giới này. Phật giáo gọi đây là lòng từ bi, và mô tả bằng cụm từ “ban vui, cứu khổ” (Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ.” Trong phạm vi vấn đề đang bàn đến, đây có thể nói là khái niệm chính xác và đầy đủ nhất.
Lòng từ bi tuy sẵn có nơi mỗi con người nhưng không phải tự nhiên mà có thể bộc lộ hay phát triển được. Chúng ta cần nhận thức rõ giá trị và lợi ích của nó trong đời sống, sau đó mới có thể dần dần nuôi dưỡng và phát triển. Và khi đã có được lòng từ bi, mọi cung cách ứng xử, giao tiếp của chúng ta với mọi người sẽ ngay lập tức thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Lòng từ bi tạo ra sự cởi mở và xóa bỏ khuynh hướng e ngại, lo sợ trong giao tiếp. Điều đó mang lại một không khí tích cực và thân thiện. Với các yếu tố này, trong giao tiếp bạn sẽ dễ dàng đạt được một mối quan hệ thân thiết với những tình cảm và đáp ứng tích cực từ người khác. Và ngay cả khi gặp phải những thái độ không thân thiện hay phản ứng không tích cực, thì sự cởi mở trong giao tiếp cũng giúp bạn có được một sự linh hoạt, uyển chuyển thích hợp, đảm bảo tối thiểu cũng có được một cuộc đối thoại hữu ích với người ấy.
Ngược lại, không có lòng từ bi, người ta sẽ luôn cảm thấy cách biệt với người khác, dễ cáu gắt, hoặc thiếu quan tâm đến người khác. Trong trường hợp này, ngay cả việc giao tiếp với những người bạn thân nhất cũng không thể mang lại sự thoải mái thật sự.
Khi giao tiếp, chúng ta luôn mong muốn, chờ đợi một thái độ tích cực từ phía người đối diện, thay vì là chủ động tạo ra những điều ấy. Đây là một khuynh hướng khá phổ biến, nhưng lại là một khuynh hướng sai lầm. Bởi vì chính khuynh hướng đòi hỏi nơi người khác như thế thường là trở ngại, rào chắn trong giao tiếp, và thường làm tăng thêm thay vì là xóa bỏ sự cách biệt vốn có giữa hai bên.
Vì thế, để vượt qua sự ngăn cách và cô đơn khi sống giữa mọi người, điều quan trọng là phải điều chỉnh quan điểm, thái độ của chính mình trong giao tiếp. Và việc nuôi dưỡng lòng từ bi chính là phương cách tốt nhất giúp ta làm được điều này.
Nguyên Minh
NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP
SỐNG GIỮA NHỮNG CON NGƯỜI
Hầu hết chúng ta có đôi khi trải qua những giây phút cô đơn ngay cả khi đang sống giữa đông người. Cảm giác cô đơn này không phải do không có người để giao tiếp, mà là do có những khoảng cách nhất định giữa ta và mọi người chung quanh. Tính cách phổ biến của vấn đề đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lãnh vực khác nhau như xã hội học, tâm lý học...Tần số xuất hiện của trạng thái cô đơn thậm chí còn có vẻ như cao hơn ở những xã hội náo nhiệt hơn. Một cuộc khảo sát quy mô lớn ở Hoa Kỳ về chủ đề này ghi nhận có đến một phần tư số người Mỹ được hỏi đã trả lời là họ đã cảm thấy rất cô đơn ít nhất là một lần trong vòng hai tuần vừa qua. Và hầu như tất cả những người tham gia đều nói là họ đã từng trải qua những giây phút cảm thấy cô đơn vào một lúc nào đó.
Trước đây, cảm giác cô đơn này được cho là thường xuất hiện ở một số đối tượng nhất định, chẳng hạn như những người lớn tuổi phải sống cách biệt trong các dưỡng đường. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới lại xác định là các đối tượng ở độ tuổi thiếu niên và thanh niên cũng gặp phải vấn đề với mức độ thường xuyên không kém gì những người lớn tuổi.
Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng phân tích những nguyên nhân đã tạo ra trạng thái cô đơn này. Kết quả ban đầu cho thấy nguyên nhân thường gặp nhất là do kém khả năng giao tiếp, chẳng hạn như có khó khăn trong việc bộc lộ những vấn đề của bản thân mình, có khó khăn về ngôn ngữ trong giao tiếp, thính lực kém gây khó khăn cho việc trò chuyện với người khác, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, vụng về trong ứng xử... Căn cứ vào kết quả này, các nhà nghiên cứu đề nghị phương thức tốt nhất để vượt qua tâm trạng cô đơn là phải hoàn thiện những kỹ năng giao tiếp xã hội.
Những kết quả nghiên cứu nêu trên nói lên một thực tế mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể tự cảm nhận được. Thật ra, khoảng cách giao tiếp giữa mỗi chúng ta với mọi người chung quanh hoàn toàn có thể vượt qua bằng vào việc hoàn thiện những phẩm chất tinh thần, mà cụ thể nhất là một cách nhìn tích cực về đời sống như đã thảo luận trong chương trước.
Bản chất của mỗi con người đều tốt đẹp. Vì thế, ngay cả những người bị xem là hiểm ác hoặc thô lỗ nhất cũng vẫn có những khía cạnh tích cực nhất định nào đó. Khi chúng ta chấp nhận quan điểm này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc giao tiếp và tạo ra mối quan hệ thân mật với bất cứ ai.
Mặt khác, sự quan trọng hóa chính mình là một trong những khuynh hướng tự nhiên tạo ra khoảng cách trong giao tiếp. Khi giao tiếp với bất cứ ai, chúng ta thường có khuynh hướng e ngại, lo sợ việc người ấy sẽ đánh giá thấp về mình. Vì thế, chúng ta luôn cố gắng ứng xử theo một cung cách nhất định nào đó, đôi khi rất gượng ép, thiếu tự nhiên. Khi hiểu được và loại bỏ khuynh hướng này, sự giao tiếp sẽ trở nên cởi mở hơn, đôi bên không còn khoảng cách và dễ dàng tạo ra mối quan hệ thân thiết với nhau hơn.
Nhưng để có được một cái nhìn tích cực đối với bất cứ ai trong giao tiếp là một điều không dễ dàng. Có những đối tượng giao tiếp mà khuynh hướng tự nhiên không mang lại cho chúng ta nhiều thiện cảm, trừ khi chúng ta phát khởi được một tình thương chân thật với tất cả mọi người. Trong thực tế, tình thương chân thật là yếu tố chính yếu, quan trọng nhất để tạo ra quan hệ thân thiết với bất cứ ai trong giao tiếp.
Chúng ta cần hiểu cụm từ tình thương ở đây theo nghĩa rộng nhất của nó. Đó là một tình cảm chỉ xuất hiện khi chúng ta thực sự nhận ra được bản chất tốt đẹp và quý giá của đời sống, và trên cơ sở đó mà phát khởi lòng yêu thương đối với tất cả mọi người, thậm chí là đối với tất cả mọi sinh vật đang sống trong thế giới này. Phật giáo gọi đây là lòng từ bi, và mô tả bằng cụm từ “ban vui, cứu khổ” (Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ.” Trong phạm vi vấn đề đang bàn đến, đây có thể nói là khái niệm chính xác và đầy đủ nhất.
Lòng từ bi tuy sẵn có nơi mỗi con người nhưng không phải tự nhiên mà có thể bộc lộ hay phát triển được. Chúng ta cần nhận thức rõ giá trị và lợi ích của nó trong đời sống, sau đó mới có thể dần dần nuôi dưỡng và phát triển. Và khi đã có được lòng từ bi, mọi cung cách ứng xử, giao tiếp của chúng ta với mọi người sẽ ngay lập tức thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Lòng từ bi tạo ra sự cởi mở và xóa bỏ khuynh hướng e ngại, lo sợ trong giao tiếp. Điều đó mang lại một không khí tích cực và thân thiện. Với các yếu tố này, trong giao tiếp bạn sẽ dễ dàng đạt được một mối quan hệ thân thiết với những tình cảm và đáp ứng tích cực từ người khác. Và ngay cả khi gặp phải những thái độ không thân thiện hay phản ứng không tích cực, thì sự cởi mở trong giao tiếp cũng giúp bạn có được một sự linh hoạt, uyển chuyển thích hợp, đảm bảo tối thiểu cũng có được một cuộc đối thoại hữu ích với người ấy.
Ngược lại, không có lòng từ bi, người ta sẽ luôn cảm thấy cách biệt với người khác, dễ cáu gắt, hoặc thiếu quan tâm đến người khác. Trong trường hợp này, ngay cả việc giao tiếp với những người bạn thân nhất cũng không thể mang lại sự thoải mái thật sự.
Khi giao tiếp, chúng ta luôn mong muốn, chờ đợi một thái độ tích cực từ phía người đối diện, thay vì là chủ động tạo ra những điều ấy. Đây là một khuynh hướng khá phổ biến, nhưng lại là một khuynh hướng sai lầm. Bởi vì chính khuynh hướng đòi hỏi nơi người khác như thế thường là trở ngại, rào chắn trong giao tiếp, và thường làm tăng thêm thay vì là xóa bỏ sự cách biệt vốn có giữa hai bên.
Vì thế, để vượt qua sự ngăn cách và cô đơn khi sống giữa mọi người, điều quan trọng là phải điều chỉnh quan điểm, thái độ của chính mình trong giao tiếp. Và việc nuôi dưỡng lòng từ bi chính là phương cách tốt nhất giúp ta làm được điều này.
Gửi ý kiến của bạn