Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10 Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành

15/09/201112:29(Xem: 7748)
10 Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành

Mười Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành

Pháp Sư Tịnh Không

1. Hiếu dưỡng cha mẹ

Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?


Cha mẹ là ruộng phước lớn nhất đời này của chúng ta. Công đức hiếu dưỡngcha mẹ và công đức cúng dường Đức Phật như nhau, không hiếu dưỡng cha mẹ thì bị coi là sai lầm lớn nhất của đời người. Người bất hiếu một chúttư cách cũng không có nói gì đến học Phật.


Ngoài ra, chúng ta còn khuyên cha mẹ có Tín, Nguyện, niệm Phật, cầu sinh về Tây phương mãi mãi thoát khỏi nỗi khổ sinh tử luân hồi, mới là hiếu đạo cứu cánh viên mãn.

2. Làm tròn bổn phận

Làm người ở thế gian, ai cũng có bổn phận và trách nhiệm của mình. Người học Phật trên cương vị công việc của mình phải nỗ lực tinh tấn làm gương mẫu cho gia đình, xã hội và quốc gia. Hiếu thuận với cha mẹ, giáo dục con cái, yêu thương giađình, làm lợi ích cho xã hội, báo đáp tổ quốc mới đúng là người học Phật. Tự mình trốn tránh trách nhiệm, không làm tròn bổn phận, học Phật mà nói khoác lác đều là dối mình lừa người thì không thể thành tựu được.

3. Tin sâu nhân quả

Cốt lõi của toàn bộ Phật pháp, chính là hai chữ “nhân quả”. Chúng ta trồng nhân thiện được quả thiện, trồng nhân ác nhất định chịu quả ác, báo ứng nhân quả không sai tí nào, không phải là không có báo ứng mà chỉ vì thời gian chưa đến. Người học Phật phải tin sâu nhân quả, lấy giới làm thầy, mỗi ngày tự kiểm điểm, luôn luôn sửa đổi. Ngoài ra, người niệm Phật tin sâu trồng nhân thiện niệm Phật, chắc chắn được quả thiện thành Phật. Đây là nhân quả rất thâm diệu.

4. Không sát sinh, ăn chay

Người học Phật không làm các việc ác, nỗ lực đoạn trừ tất cả hành vi tội ác. Trong tất cả tội ác,tội ác nặng nhất là sát sinh, ăn thịt. Bởi vì, mạng của chúng sinh rất quý báu, không nên vì thân mạng mình mà giết, ăn thịt nó thì nó vô cùng căm hận, kết oán thù sâu nặng, đời sau nó sẽ giết lại chúng ta báo thù đòi nợ, máu trả nợ máu, quả ác rất là thảm khốc. Vì thế, chúng ta không làm các việc ác, không sát sinh, ăn chay là việc cần gấp.

5. Phóng sinh cứu mạng

Người học Phật phải làm các điều thiện, bất cứ việc thiện nào, chỉ cần có cơ hội thì ra sức làm.Trong tất cả việc thiện, phóng sinh là đứng đầu. Bởi vì, phóng sinh là hành vi cứu mạng cấp bách, công đức rất lớn, chẳng phải việc thiện nhỏ có thể so sánh được. Thân mạng chúng sinh rất quý, chúng ta thả nó, cứu nó thì nó vô cùng cảm kích, kết thiện duyên tốt với nó thì đời sau chúngta được quả báo thiện, phước đức không thể nghĩ bàn. Cho nên, trong cácđiều thiện lấy phóng sinh cứu mạng làm đầu.

6. Chí tâm thành kính

Chí tâm thành kính là nềntảng thành tựu bất cứ sự nghiệp nào trong thiên hạ. Đại sư Ấn Quang chỉdạy chúng ta phải dốc hết tâm lực, lấy hai chữ thành kính làm điểm quantrọng. Chúng ta có một phần thành kính thì có một phần công đức, có mười phần thành kính thì có mười phần công đức. Đây là bí quyết tuyệt vời học Phật thành công, mọi người tuyệt đối phải ghi nhớ kỹ trong lòng.

7. Phát tâm Bồ đề

Công đức nhiều hay ít củangười học Phật theo tỉ lệ thuận với tâm lượng của mình, tâm lượng rộng lớn thì công đức được nhiều. Vì thế, người học Phật phải có tâm lượng rộng lớn, làm bất kỳ việc gì tuyệt đối không nên vì tự tư tự lợi, nhất định phải phát xuất từ tâm chân thành, chân thật vì lợi ích cho tất cả chúng sinh. Chúng ta trên cầu Phật đạo, phát tâm thành Phật; sau đó, có năng lực độ khắp chúng sinh. Chúng ta dưới thì hóa độ chúng sinh bằng cách phát tâm hễ gặp cơ duyên thì nhất định phải đem điều tinh yếu của Phật pháp truyền bá cho đại chúng. Ngoài ra, tâm phải chí thành niệm Phật cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc; đó là chân chính phát tâm Bồ đề.

8. Lạy Phật sám hối

Chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay tạo nhiều tội nghiệp, nếu có hình tướng thì khắp hư không cũng chẳng dung chứa hết; bởi vì, chúng ta là phàm phu xấu ác nghiệp chướng sâu nặng. Do đó, người học Phật phải phát tâm hổ thẹn và chí thành sám hối, siêng năng lạy Phật. Bởi vì lạy Phật một lạy chí thành thì tội diệtnhư số cát sông Hằng, lạy Phật sám hối là bày tỏ tâm chí thành cung kính của chúng ta. Phương pháp tốt nhất là hổ thẹn tự xét lỗi mình.

9. Tín, Nguyện và niệm Phật

Pháp môn Tịnh độ là nươngtựa Phật lực cứu giúp. Tín là tin thế giới Tây phương Cực Lạc có Phật ADi Đà. Nguyện là mong muốn mình mau sinh về thế giới Cực Lạc kia, chán lìa thế giới Ta bà này. Hạnh là phải chí thành niệm, giữ một câu thánh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Chỉ cần đầy đủ ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh thì sẽ nương theo đại thệ nguyện lực của Phật A Di Đà cứu giúp, ra khỏi sinh tử, vĩnh viễn đoạn trừ luân hồi. Đây là pháp môn vô cùng thâm diệu và tiện lợi nhất trong tất cả pháp môn mà Đức Phật đã dạy.

Nói theo lý, một câu A DiĐà Phật là nhờ Phật lực cứu vớt, chắc chắn bảo đảm vãng sanh về Tây phương. Nhưng vì sao ngày nay người niệm Phật nhiều mà người được vãng sanh lại ít? Đây là vấn đề rất quan trọng và nghiêm túc, ngày nay người niệm Phật nhưng không được vãng sanh quan trọng là do “thiếu Tín, Nguyện lại sợ chết, căn bản là không muốn vãng sanh”.Ngày nay, người niệm Phật chỉ cầu sống lâu, cầu mạnh khỏe bình an, cầu giàu sang, công việc thuận lợi, cầu tất cả lợi ích ở thế gian; nhưng không cầu vãng sanh về Tây phương.

Một chữ Chết thì có thể kiểm nghiệm người niệm Phật có đầy đủ Tín, Nguyện hay không? Hãy tự hỏi lòng mình, chúng ta có sợ chết không? Nếu như chết ngay lập tức thì PhậtA Di Đà liền đón chúng ta vãng sanh về Tây phương, chúng ta có bằng lòng không? Một người niệm Phật thật sự là người chán lìa cõi Ta bà này,thích cầu về cõi Cực Lạc thì nhất định cho sự chết là như trở về. Bất cứ lúc nào, họ cũng mong sớm theo Phật A Di Đà về thế giới Tây phương Cực Lạc thì tuyệt đối không sợ chết, luôn mong muốn vãng sanh liền. Còn người niệm Phật giả tạo trong ngoài khác nhau, Tín, Nguyện không thật làngười tham sống sợ chết, không muốn chết, không muốn vãng sanh, cầu sống lâu, có rất nhiều lý do ràng buộc. Chúng ta nên biết tâm người nào sợ chết, không muốn chết, không muốn cầu vãng sanh thì trái với tâm PhậtA Di Đà, không đủ ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh thì làm sao họ thành tựu vãng sanh về Tây phương được?

Ngày nay, một nghìn ngườiniệm Phật thì có chín trăm chín mươi chín người niệm Phật giả. Nếu người niệm Phật thật sự thì một chữ Chết thường ở trong tâm, tự mình luôn kiểm nghiệm, chỉ cần người niệm Phật không sợ chết, thích chết, bấtcứ lúc nào cũng đón cái chết, luôn mong cầu sớm được vãng sanh về Cực Lạc; đây là người niệm Phật thật sự “chán lìa Ta bà, thích cầu Cực Lạc”.Như thế, một nghìn người niệm Phật, nghìn người vãng sanh; vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh, không một người nào mà không sinh về Tây phương.

10. Nỗ lực thực hành

Phật pháp quan trọng nhấtlà thực hành. Có bà cụ một chữ cũng không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật, chí thành niệm một câu Nam mô A DiĐà Phật mà được vãng sanh. Bà học Phật thành tựu vãng sanh, hơn hẳn những nhà thông thái biện tài vô ngại, tinh thông tam tạng, quan trọng là có nỗ lực thực hành hay không. Người có tài năng, hiểu biết mà không thực hành, giống như điểm binh trên giấy, nói tên món ăn, đếm của báu cho người, đều là vô ích.

Nói tóm lại, chúng ta họcPhật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì nhất định đạt được lợi ích chânthật của Phật pháp.

Trích: Cửa Vào Tịnh Tông của HT. Tịnh Không
Việt dịch:TN. Viên Thăng (Tu Viện Huệ Quang)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2011(Xem: 10403)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 7685)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 8310)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 7581)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 8415)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 9543)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 8123)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
11/10/2011(Xem: 8110)
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đíchcủa cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái timtốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác.
09/10/2011(Xem: 6907)
Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường. Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.
06/10/2011(Xem: 7989)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]