Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món

18/02/201114:55(Xem: 10221)
13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món

Nếu bạn sống một mình, giải pháp này thật đơn giản. Nếu bạn có vợ (hoặc chồng), hoặc một người sống chung nào đó, mọi việc sẽ khó khăn hơn đáng kể. Nếu bạn có một gia đình lớn, điều này càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, bất kể là điều kiện sống của bạn như thế nào, hay có bao nhiêu người sống chung trong gia đình bạn, thì giải pháp nêu ra ở đây vẫn rất đáng để nỗ lực thực hiện và sẽ đưa lại ích lợi to lớn – nhìn từ góc độ một cuộc sống có tổ chức và dễ quản lý hơn.


Ý niệm này bắt nguồn từ một khuynh hướng rất phổ biến là hầu như ai cũng cố chất đầy căn nhà của mình đến tận mọi ngóc ngách. Đây dường như là vấn đề của tất cả mọi người, bất chấp sự khác biệt về mức thu nhập, độ rộng của căn nhà... hay nơi chốn, chủng tộc, tôn giáo... Vấn đề ở đây là, sự chật chội quá đáng có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng và bực dọc khi ta không biết nơi nào để cất giữ hoặc tìm thấy một món đồ. Cảm giác «bị đóng khung» còn có thể tạo ảnh hưởng xấu lên tâm lý của bạn, làm cho dễ bị căng thẳng và dễ cáu gắt.


Sự thật là hầu hết mọi người đều chất đầy chỗ ở của mình đến mức tận cùng có thể được. Nếu bạn có vài căn buồng nhỏ trong căn hộ, chắc chắn là mỗi căn buồng ấy đều được chất đầy. Nếu bạn có ba căn như vậy, chắc chắn cũng vẫn bị chất đầy. Bất kể là chúng ta có được bao nhiêu chỗ chứa, chúng ta dường như luôn biết cách để làm đầy chúng. Và dĩ nhiên điều này sẽ không gây rắc rối gì nếu như chúng ta chẳng bao giờ mua hay nhận được thêm một món đồ nào mới cần đến chỗ chứa. Nhưng than ôi, sự thật chắc chắn không phải là như vậy. Hầu hết chúng ta liên tục mang về những món đồ mới và cả những món đã có người dùng qua.


Vấn đề là, nơi đâu chúng ta có thể cất giữ hết mọi thứ? Giải pháp mà phần lớn chúng ta đều áp dụng là sắp xếp lại cái «đống bề bộn» cũ để có chỗ cho các món đồ mới. Thay vì thải bỏ, chúng ta cố sắp xếp, chèn ép, chồng chất mọi thứ lên nhau. Chúng ta chất đầy những căn gác, nhà để xe, những giá đỡ... và những chỗ chứa khác. Một số ít người còn thuê cả nhà kho ở bên ngoài nhà để tạo thêm chỗ chứa. Chúng ta thu thập mọi thứ là vì rất nhiều lý do – vì sợ rằng một ngày nào đó sẽ cần đến, hoặc là theo thói quen, hoặc chỉ vì nuối tiếc quá khứ...


Cách giải quyết vấn đề tuy đòi hỏi một kỷ luật nghiêm ngặt, nhưng lại khá đơn giản, và gần như có hiệu quả tuyệt đối. Một khi bạn nhận ra rằng mọi chỗ chứa trong nhà đã vừa đầy, điều bạn cần làm là hãy đưa ra một lời tuyên thệ: nếu một món đồ mới được mang về nhà, một món đồ cũ nào đó bắt buộc sẽ phải ra đi. Lấy ví dụ, giả sử bé gái 5 tuổi của bạn nhận được 2 con gấu nhồi bông vào dịp sinh nhật. Áp dụng sách lược này, bạn và con gái sẽ phải quyết định xem những món đồ chơi tương ứng nào của nó cần phải được cho đi nhằm lấy chỗ cho hai chú gấu mới.


Thực hiện sách lược này mang lại rất nhiều điều. Trước hết, nó giữ cho khối lượng đồ đạc trong nhà luôn luôn ở mức kiểm soát được. Bạn sẽ phải liên tục tạo ra khoảng trống cho các món đồ mới bằng cách thải bỏ đi những thứ mà bạn không còn sử dụng hoặc không cần đến nữa. Điều lợi ích ẩn sau cách làm này là nó có thể giúp giảm đi rất nhiều chi phí sinh hoạt thường ngày. Cách làm này khuyến khích bạn phải suy nghĩ thật chín chắn trước khi mua những món đồ mới, vì bạn biết rằng bạn sẽ phải thải bỏ những món khác. Thêm vào đó, bạn sẽ nêu gương tốt cho con cái rằng, việc chia sẻ những thứ mình có với người khác là quan trọng, có lẽ là với những người kém may mắn hơn bản thân chúng ta. Có thể giải thích cho chúng hiểu rằng rất nhiều trẻ con khác không có đồ chơi, và chúng ta có thể cho đi một vài món hiện có để giúp cho cuộc sống của chúng được tươi sáng hơn. Áp dụng cùng nguyên tắc như trên cho dù là chúng ta mang về những con gấu bông, đồ dùng trong nhà, đồ chứa trong bếp, hay quần áo...


Điều rõ ràng là có rất nhiều ngoại lệ cho nguyên tắc này. Nếu như bạn chưa có đủ đồ dùng trong nhà, thật là ngớ ngẩn nếu như thải bỏ đi một món nào đó mà bạn đang thật sự cần đến, chỉ bằng vào những nhận xét này hay một kế hoạch tương tự nào khác. Hoặc là, nếu bạn thật sự cần hay muốn có thêm một cái quần Jean mới, hay nếu như con bạn chỉ có một đôi món đồ chơi, bạn không cần phải áp dụng nguyên tắc này một cách cứng nhắc. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, tôi nghĩ là bạn sẽ đồng ý rằng chúng ta đã có đủ tất cả những gì chúng ta cần. Trong những trường hợp này, tôi nghĩ rằng phương thức này là một trong những phương thức sẽ làm bạn thích. Bạn sẽ thích thú với thực tế là căn nhà của bạn chẳng bao giờ quá tải, bất kể là bạn mua về bao nhiêu món đồ mới – và bạn cũng sẽ sung sướng khi biết rằng có những người khác, thật sự cần đến và đang sử dụng những món đồ của bạn cho đi, những món mà chỉ có thể choán chỗ vô ích trong nhà bạn. Đây là một giải pháp đơn giản với hiệu quả rất cao, giải quyết được một vấn đề gần như phổ biến ở mọi nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2012(Xem: 9960)
Trước cuộc ra đi vĩ đại nhất trong lịch sử loài người của Bồ-tát Siddharttha, Yasodhara đã gạt lệ nhớ thương và đơn thân nuôi dưỡng Rahula ròng rã bảy năm trường trong cô đơn, khắc khoải.
20/08/2012(Xem: 10364)
Hãy sống một cách thiết thực, sống tự tin trên nền tảng của nhân quả, tachắc chắn sẽ nắm được vận mệnh tương lai của mình, đó là vận mệnh của hạnh phúc. Hãy biến mấu chốt hiện tại như một phần quà của hạnh phúc từ đó bỏ đi tất cả nỗi buồn và niềm đau. Muốn vậy, con người phải có bản lĩnh của sựhỷ xả, buông bỏ nỗi đau mà người khác tạo cho mình, buông bỏ những hận thù, những gì tiêu cực từng diễn ra trong cuộc sống. Sự buông xả cũng giống như một cơn gió lốc thổi qua, tất cả mây tụ tán trên bầu trời không còn nữa, lúc đó bầu trời trở nên quang đãng mang lại nhiều giá trịan vui trong cuộc đời.
13/08/2012(Xem: 12042)
Vừa qua, một số chú tiểu (chưa rõ ở chùa nào) đã tung lên mạng internet qua trang xã hội (facebook) những hình ảnh hết sức phản cảm, trái ngược với điều người bình thường hình dung ở trong nhà chùa.
10/08/2012(Xem: 7904)
Ta cùng chúng sanh nhiều kiếp đến nay hằng ở trong vòng sanh tử, chưa từng được thoát ly. Khi ở cõi này, lúc thế giới khác. Khi sanh thiên cảnh lúc sống dưới nhân gian. Siêu đọa trong phút giây, xuống lên ngàn muôn nẻo! Cửa quỷ sớm đi rồi chiều lại, âm ty nay thoát bỗng mai vào. Lên non đao rừng kiếm, thân thể đứt lìa. Nuốt sắt nóng dầu sôi, ruột gan rã cháy. Khóc than trong lửa, rên xiết trong băng. Muôn lần sống chết nội ngày đêm, giây phút khổ đau trong thế kỷ. Lúc ấy dù biết tội khổ, nhưng ăn năn sao kịp!
08/08/2012(Xem: 8383)
Các nhà khoa học đã tiên đoán thực vật chứa trong lòng các đại dương là nguồn thực phẩm gần như vô tận cho con người trong tương lai một khi nguồn thực phẩm trên quả đất đã cạn kiệt. Ngay bây giờ, người đã sử dụng rong biển làm thức ăn ngày càng phổ biến. Nhưng trên thực tế, người ta vẫn còn sử dụng rất nhiều các loại thịt, đặc biệt là thịt gia súc gia cầm.
06/08/2012(Xem: 6790)
QUÁN CHIẾU VỀ SỐNG CHẾT Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
03/08/2012(Xem: 6736)
Theo Thiền sư Munindra (1915- 2003), tỉnh thức không phải là điều gì huyền bí nhưng đó là một một trạng thái bình thường mà chúng ta ai cững có thể thực hiện được bất cứ lúc nào hết. Nên hành thiền trong mọi hoàn cảnh và cho mọi sự việc: lúc ăn, lúc uống, lúc thay quần áo, lúc thấy, lúc nghe, lúc ngửi, lúc nếm, lúc sờ mó, lúc suy nghĩ…
01/08/2012(Xem: 5651)
Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) như ba viên ngọc quý không gì có thể so sánh được và Tam Bảo có 6 ý nghĩa không thể nghĩ bàn: _ Một là nghĩa hy hữu, tức là hiếm có, khó được như vàng, bạc, kim cương, ngọc quý… người nghèo khó có được. Phật-Pháp-Tăng cũng vậy! Dù người ở sát bên chùa nhưng thiếu phước cũng khó gặp, không thể thân cận với Tam Bảo nên gọi là hy hữu. _ Hai là nghĩa ly cấu, tức lìa xa những việc xấu ác, hay
30/07/2012(Xem: 14234)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]