Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc đời và Hành trạng Đức Đệ Nhị Tăng Thống (Đại Trưởng lão HT Thích Giác Nhiên, 1878 – 1979) thơ của Tỳ Kheo Thích Nhật Tân, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

06/05/202003:48(Xem: 18455)
Cuộc đời và Hành trạng Đức Đệ Nhị Tăng Thống (Đại Trưởng lão HT Thích Giác Nhiên, 1878 – 1979) thơ của Tỳ Kheo Thích Nhật Tân, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
ht thich giac nhienHT. Thich Giac Nhien
Cuộc đời và Hành trạng Đức Đệ Nhị Tăng Thống
(Đại Trưởng lão HT Thích Giác Nhiên, 1878 – 1979)

Bài viết: HT Thích Nhật Tân
Diễn đọc:  Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước


Kính lạy Giác linh Đức Trưởng lão Tăng Thống Đệ Nhị
Cuộc đời và hành trạng của Ngài dài hơn thế kỷ
Công đức hoằng khai nhiếp hóa của Ngài cao hơn núi cao
Tấm lòng từ bi độ lượng của Ngài sâu hơn biển sâu
Chữ nghĩa của trần gian làm sao phô diễn
102 tuổi, chuông mõ bi hùng, thiền môn bi nguyện
86 tuổi, chấn tích dẫn đầu chống đỡ oan khiên
Hạ Màu Cờ, trong lịch sử chưa vô đạo u minh
Họ ra tay, bởi vì đâu cho cửa chùa dậy sóng
Hơn một thế kỷ, cuộc đời Ngài dài cùng biến động
Nào Thực, nào Xâm, nào Xanh, nào Đỏ úa màu
Thương Dân thương Nước, ai lại không đau
Thương Đạo thương Đời, ai không thống nỗi
96 tuổi, Ngài nhận lãnh vai trò lớn nhất Giáo Hội
Nẩy mực cầm cân lèo lái con thuyền
Thế thời nhân ngã cao điểm đảo điên
Tăng Tín Đồ nức lòng ngưỡng tôn kính phục
Đệ tử của Ngài, những bậc siêu quần kiệt xuất
Một Thiện Minh, làm mờ sử sách đã ghi
Một Thiện Siêu, nghi trượng thiền môn, ai bì
Một Thiện Bình, đạo phong cốt cách, một cõi
Vai trò nào, Ngài không nắm
Cương vị nào, Ngài không làm
Như xưa có đóa Ưu Đàm
Thì nay có đóa A Hàm Thuyền Tôn
Đời Ngài, sắt thẹn e son
Hạnh Ngài, nước chảy đá mòn không pha
Công Ngài, đầy ắp Ta Bà
Đức Ngài, phủ kín ngân hà thái hư
Năm 102 tuổi, Xuân Kỷ Mùi, khi Tăng Ni đến thăm
Ngài nói: “để tôi ngồi dậy, nằm như ri, không phải lễ, chừ”
Ôi đức độ từ bi, núi Diệu Cao không đủ chỗ
Ngài còn dạy: “Quý Thầy đến thăm, tôi xin cảm ơn và cầu Phật gia hộ
Quý Thầy nhiều sức khỏe, kiên nhẫn trước mọi nghịch duyên
Phục vụ Giáo Hội, dìu dắt Tăng Tín Đồ, thật không có gì vui hơn
Tôi quá già rồi, chưa biết nay mai, trông mong quý Thầy gánh vác”
Xuân đang đến nhưng hoa sụt sùi nước mắt
Cành chưa héo mà nhụy khép mùi hương
Mồng Sáu Tháng Giêng 1979, Ngài nhập tịch diệu chơn thường
Nhưng “Vô thường thị thường” như Ngài từng dạy
Tổ đình Thuyền Tôn, tin nhanh hơn máy
Phủ Cố Đô và lan tận Sài Gòn
Lan vào Nam và tận cuối Cà Mau
Lên Cao Nguyên, đồng bằng, thôn trang, phố thị
Xuân Kỷ Mùi một chín bảy chín
Hoa không tươi mà chim cũng vắng tiếng cười
Chuông mõ vang vang, người nối sóng người
Kéo về Cố Đô, tiễn Ngài Tây cảnh
Ngài Đệ Nhất Tăng Thống, cũng Tháng Giêng Quý Sửu
Sáu năm sau, kính thương vĩnh biệt Tăng Thống hai đời
Tăng Tín đồ Phật Giáo Việt Nam thấm giọt châu rơi
Đời Một nửa XANH, Đời Hai toàn ĐỎ
Con muốn viết, nhưng thôi, xin không viết nữa
Thời như ri, học tiếng nói vô ngôn
Thế như ri, bất lập tự, hơn không
Thường nhi vô thường
Trụ nhi vô trụ
Nhưng đời sau, biết đâu mà tầm cú
Ngay đời nay, lộng giả biến thành chơn
Vài nét lưu, nhưng là tiếng vô ngôn
Xin kính bút cho trọn vẹn Bốn Đời Tăng Thống.

Nam Mô A Di Đà Phật


Chùa Pháp Quang, Brisbane, Úc Châu

Trước khi Vào Hạ (22/6/2012)
Thích Nhật Tân


Ghi chú:
Vì có viết ngưỡng tôn Ngài Đệ Tam, Đệ Tứ, mà không viết hai Ngài Đệ Nhất, Đệ Nhị, trong tôi chừng như có gì còn thiếu, có gì chưa vẹn. Lại biết Phật Giáo Úc Châu mở đầu Thiết Lễ Tưởng Niệm Tri Ân Bốn Đời Tăng Thống vào mỗi năm nhân Mùa An Cư, từ 2012 Nhâm Thìn trở đi. Nên tôi xin chân thành lui về dấu xưa, ôn và ghi lại đôi dòng dâng lên Giác Linh hai Ngài Nhất Nhị.

Tôi đọc hơn 3 lần rất kỹ Tiểu sử của 2 Ngài Đệ Nhất và Đệ Nhị Tăng Thống, xin hoàn toàn khâm thừa ngưỡng phục. Tuy nhiên, có thấy vài điểm không chuẩn có thể sơ suất trong lúc Phụng Soạn. Tôi xin mạn phép, chứ không dám gọi là phạm thượng, để quý Ngài trưởng thượng hữu nhiệm chỉnh lại hay không thì tùy, và chân thành nêu ra đây như một sự lưu chú cho hôm nay và mai sau.
Tài liệu Tiểu sử phổ biến rộng rãi, tôi đọc và trích từ nguồn:www.quangduc.com

Trong Tiểu sử Ngài Đệ Nhị, ghi: “Đến năm Canh Tuất (1895), Triều Duy Tân, Ngài cùng với Hòa Thượng Tịnh Khiết (Cố Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN) thọ Tam Đàn Cụ Túc tại Giới Đàn Chùa Phước Lâm (Hội An).” Xin thưa, Tiểu sử Ngài Đệ Nhất, ghi: “Sinh năm 1890. Năm 1905, 15 tuổi xuất gia”. Vậy thì, 1895 lúc đó Ngài Đệ Nhất mới có 5 tuổi, chưa xuất gia, làm sao có chuyện 1895 Tam Đàn Cụ Túc như trong Tiểu sử của Ngài Đệ Nhị?

Cũng trong Tiểu sử Ngài Đệ Nhị, ghi: “Sinh năm 1878. Năm 88 tuổi… đích thân dẫn đầu … mở đầu phong trào vận động đòi hỏi tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo vào chiều ngày 14 tháng 4 năm 1963 (Quý Mão)”. Mạo nghĩ có thể lộn chăng, vào năm 1963, nếu tính tuổi Tây thì 85 mà tuổi Ta thì 86. Cho nên bài tôi viết xin ghi là “86 tuổi, chấn tích dẫn đầu chống đỡ oan khiên”.


 

  

 

***

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5782)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, . . .
08/04/2013(Xem: 17330)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 23241)
Quyển sách không nhằm vào chủ đích phân tích những gì trong kinh điển mà đúng hơn là để nhắc nhở chúng ta hãy nên nhìn thẳng vào bản chất của chính mình và của mọi vật thể chung quanh hầu giúp chúng ta biết ứng xử thích nghi hơn với cái bản chất ấy của chúng và để giúp chúng ta trở thành những con người sáng suốt, hoàn hảo và an vui hơn. Bản dịch sang tiếng Việt này được dựa vào ấn bản tiếng Anh của Rod Bucknell và tiếng Pháp của Jeanne Schut trên đây.
08/04/2013(Xem: 14718)
Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc.
08/04/2013(Xem: 27528)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).
08/04/2013(Xem: 8637)
Đứng nhìn Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vươn cao lên trên bầu trời, một hình ảnh quá thiêng liêng và tuyệt đẹp. Tượng Ngài màu trắng nổi bật trên nền màu xanh, có những đám mây trôi qua, nhẹ nhàng càng tô điểm thêm vẻ đẹp, . . .
08/04/2013(Xem: 8561)
Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Nhân dịp vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Đề Hải xin đăng một bài giảng của Hòa Thượng vào ngày 16 tháng 3 năm 1976 trong dịp Quán Âm Thất.
08/04/2013(Xem: 8465)
Mấy ngày vừa qua, thành phố Houston- Texas, mưa thật nhiều. Không biết lượng nước mưa từ đâu đổ dồn về, có lúc kéo dài 21 ngày liên tục. nhiều vùng bị lụt, nhiều nơi bị những cơn giông làm sụp nhà cửa. Theo tin tức đã có 13 người chết.
08/04/2013(Xem: 9814)
Cuộc đời hoằng pháp của Đức Thích Ca được nhân loại chiêm ngưỡng, khảo nghiệm dưới nhiều góc độ: giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử học... Song, tất cả đều có chung một mẫu số rằng: "Suốt 25 thế kỷ qua, Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật ...
08/04/2013(Xem: 21406)
Sa di nam, tiếng Phạn là Sramanera, và Sa di ni là Sramanerika. Sa di thường được dịch là tức từ. Tức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng trái tim của một vị bồ tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được nhắc nhở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]