Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân Lý Tương Đối Và Chân Lý Tuyệt Đối - HT Thích Thanh Từ

11/10/201009:57(Xem: 12386)
Chân Lý Tương Đối Và Chân Lý Tuyệt Đối - HT Thích Thanh Từ

CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI VÀ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ

I. CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI

Chân lý tương đối là những sự thật cònnằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đốinóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vôsanh...Còn sanh hoạt trong tương đối thì, có xấu phải có tốt, có thiện phải cóác, có khổ phải có vui..., chúng ta không thể chối cãi sự thật ấy được. Chỗkhôn ngoan của chúng ta là, khéo lợi dụng cái này đối trị cái khác, để tiến lênđúng nguyện vọng của mình. Như lương y biết bệnh biết thuốc, khéo dùng thuốctrị lành bệnh cho người. Phật pháp là những phương thuốc trị lành bệnh chochúng sanh, nên gọi Phật là Ông vua thầy thuốc (Vô thượng y vương). Ở đây,chúng ta chỉ đơn cử vài lối đối trị để làm sáng tỏ lẽ này.

Sáng đối tối.Chúng ta biết tối không phải tự nó tối, mà do nhân duyên thiếu ánh sáng. Nếu takhéo tạo điều kiện - đèn dầu, đuốc, đèn điện...- cho nó ánh sáng thì bóng tốitự mất. Ngược lại, muốn có bóng tối cũng như thế. Đây là cái tối, sáng của hiệntượng bên ngoài. Đến cái tối, sáng tinh thần bên trong của chúng ta cũng cónhân duyên. Nhân thiếu học, thiếu đọc sách khiến ta tối dốt. Dùng ánh sáng họctập đọc sách... thì cái tối dốt dần dần tiêu diệt.

Nóng đối lạnh.Chúng ta nhân chạm khí lạnh, gió lạnh, nước lạnh... nên phát lạnh run. Biếtthế, chúng ta phải tạo điều kiện cho có hơi nóng để đối trị, như đốt lửa hơ, lòsưởi ấm, mền bông trùm... Ngược lại,

Khổ đối vui. Khổcó nhiều loại: khổ do đói rét, khổ do bệnh tật, khổ do vô minh phiền não... Nếukhổ do đói rét, chúng ta phải nỗ lực tạo điều kiện cho có ăn có mặc, tức là lấycái vui no ấm trị cái khổ đói rét. Nếu khổ vì bệnh tật, chúng ta phải dùngthuốc thang điều trị, lấy cái vui khỏe mạnh trị cái khổ bệnh tật. Nếu khổ do vôminh phiền não, chúng ta phải lấy chánh pháp của Phật trị nó. Vô minh phiền nãotức là si tham sân. Si mê là vô minh, tham sân là phiền não.

Bệnh si mê, chúngta dùng trí tuệ điều trị. Tức là dùng pháp “quán giới phân biệt” hay “quán nhânduyên”. Bởi chúng ta lười biếng không chịu phân tích quán sát nên tâm trí mờtối. Phân tích nội tâm tự thân và ngoại cảnh có chia từng phần từng giới hạn,gọi là quán giới phân biệt. Chính sự chia chẻ quán sát ấy, khiến chúng ta thấyrõ thân tâm này không thật, trí tuệ do đó dần dần phát sanh. Hoặc dùng quánnhân duyên, khéo khảo sát như phần “duyên sanh” trong mục Chân lý phổ biến ởtrước.

Bệnh tham lam,cần phải tra xét coi tham thuộc loại nào trong năm thứ tham: tham tiền của,tham sắc đẹp, tham danh vọng, tham ăn uống, tham ngủ nghỉ.

Tham tiền của thìdùng bố thí trị. Bởi vì tham thì muốn gom góp gìn giữ, mà bố thí thì ban cho,cứu giúp chia sớt. Chính của mình còn mang ra cứu giúp chia sớt kẻ khác, huốnglà của họ mà mình muốn gom góp về, thật vô lý. Do thật tâm bố thí thì bệnh thamtiền của từ từ lành hẳn.

Tham sắc đẹp vàăn uống phải dùng pháp “quán bất tịnh” điều trị. Bất tịnh là bẩn thỉu nhơ nhớp.Xét nơi thân mình từ trong đến ngoài toàn trữ những đồ nhơ nhớp, như cái bô đậykín, nếu nó hở rỉ ở đâu sẽ nghe mùi hôi thối tràn ra đấy. Những thứ nước hoa,mùi son phấn, đều là loại sơn vẽ khéo của cái bô. Nếu thật con người là sạchsẽ, cần gì phải tô điểm. Các loại tô điểm ấy chẳng qua là, lối đánh lừa mắt mũikẻ khác mà thôi. Những thức ăn uống lúc còn bên ngoài dường như thơm ngon, songkhi qua khỏi cổ, sẽ biến thành những đồ bất tịnh. Thường dùng lối quán sát thânnhơ nhớp như thế, sẽ trị lành bệnh tham sắc đẹp và ăn uống.

Tham danh vọng vàngủ nghỉ, nên dùng pháp “quán vô thường” điều trị. Vô thường là chỉ cho sự đờichợt còn chợt mất không bền bỉ lâu dài. Danh vọng được đó rồi mất đó, như sươngđầu ngọn cỏ, như lằn điện chớp. Thường nghĩ xét như thế thì còn lòng nào đeođuổi danh vọng. Đời người mỏng manh sớm còn tối mất, lúc còn khoẻ mạnh còn hoạtđộng, chúng ta phải quí tiếc thời gian, nỗ lực làm lợi ích cho mình cho người,đừng để một đời trôi qua vô ích. Thấy rõ như vậy thì, đâu cam giết chết thì giờtrong cái ngủ nghỉ.

Sân hận dùng pháp“quán từ bi” hạnh “nhẫn nhục” và “hỉ xả”, trị nó. Sân là nóng giận, hận là hờnphiền. Nóng giận muốn la rầy đánh đập cho đã cơn giận, khiến người phải đaukhổ. Bởi vì khi giận thì không thương, lúc thương thì không giận. Từ bi là hằngđem lòng thương chan rải khắp mọi người, xem sự vui khổ của người như sự vuikhổ của chính bản thân mình. Thương người như mình, còn lòng nào hại người đaukhổ. Tay trái lỡ đập tay phải đau điếng, tayphải cam nhận chịu không đập lại, vì biết cùng một thân mình. Lòng thương xemngười như mình, dù bị người làm đau khổ mấy cũng nhịn chịu, không nóng giận hạilại. Nhẫn nhục là nhịn chịu. Khi cơn nóng nổi lên cố gắng dằn ép xuống, để giữbình tĩnh và nhịn chịu cho qua. Bởi đè ép nên chỉ là phương tiện tạm thời khôngthể hết gốc nóng giận. Chỉ có quán từ bi thành công thì gốc nóng giận mới tiêu.Hờn phiền là lòng còn ôm ấp những mối bất bình. Hỉ xả là vui vẻ buông bỏ hết,khiến lòng nhẹ nhàng thơ thới. Ôm lòng hờn phiền là gốc bệnh hoạn khổ đau, vuivẻ buông bỏ hết thì lòng vui tươi an ổn, bệnh hoạn khổ đau không có lý do gìtồn tại.

Khổ từ ngoạicảnh, khổ nơi bản thân, khổ của nội tâm, chúng ta khéo lấy sự an vui đối trị.Vui no ấm, vui khoẻ mạnh, vui sáng suốt, vui hết tham lam, vui không nónggiận... trị lành các bệnh khổ ở trên.

Khổ là thành quảxấu do nhân duyên xấu tạo nên. Khổ về vật chất và thể xác, do nhân duyên thiếuthốn hoặc phản nghịch của vật chất gây nên. Khổ về tinh thần, do nhân duyên si,tham, sân... chủ động. Si là không biết đúng lẽ thật nên sanh tham, tham khôngđược như ý nên nổi sân. Ba thứ này là nhân chánh tạo nên quả khổ. Quả khổ làKhổ đế, nhân duyên tạo nên nó là Tập đế. Biết rõ nguyên nhân và

Động đối tịnh.Động là xao xuyến rối loạn, tịnh là yên ổn lặng lẽ. Ở đây riêng giải thích vềcách đối trị của tâm thức. Tâm thức chúng ta xao xuyến rối loạn khiến suy yếumờ tối. Muốn dừng sự xao xuyến rối loạn này, chúng ta phải dùng sự yên ổn lặnglẽ đối trị. Song chúng ta phải biết rõ do nhân duyên gì khiến tâm thức xaoxuyến rối loạn. Bởi tâm thức chạy theo sự được mất tiền của, được mất sắc đẹp,được mất danh vọng, được mất ăn uống, được mất ngủ nghỉ, mà thành xao xuyến rốiloạn. Muốn dừng sự chạy theo ấy, Phật pháp dạy chúng ta trước tiên phải giữgiới. Giới là hàng rào ngăn chận tâm thức chạy theo ngũ dục. Kế dùng phươngpháp thiền quán làm sợi dây cột nó lại. Ngoài có hàng rào giới luật, trong cósợi dây thiền quán, con khỉ tâm thức sẽ thúc thủ ngồi yên, dần dần ngủ lịm.Giới có năm giới, mười giới v.v... nhằm ngăn chận mọi sự đuổi theo ngoại cảnhcủa tâm thức. Thiền quán có sổ tức quán, từ bi quán, bất tịnh quán, nhân duyênquán..., cốt cột chặt tâm thức lại một chỗ, bắt buộc nó phải yên lặng. Đây làphương pháp lấy tịnh trị động.

Sanh diệt đối vôsanh. Cặp đối này cũng gọi là sanh tử đối Niết-bàn. Sanh diệt là nói chung chomuôn loài, sanh tử chỉ nói riêng cho loài động vật. Sanh tử đối Niết-bàn, lạikhu biệt hoàn toàn vào người Phật tử. Muôn loài hằng chịu sanh diệt, mà khôngbiết lẽ vô sanh, để dùng đối trị. Đức Phật sau khi giác ngộ đã thấy rõ lẽ ấy,nên dạy đệ tử lấy vô sanh đối trị sanh diệt hay sanh tử. Vô sanh là nghĩa chánhcủa Niết-bàn. Dòng tâm thức biến động là nguồn gốc sanh tử. Tâm thức biến độngbởi do luyến ái bản thân và ngoại cảnh. Nếu biết rõ cảnh vật vô thường, thânngười vô ngã thì dòng luyến ái sẽ khô kiệt, tâm thức sẽ dừng lặng. Tâm thứcdừng lặng thì nhân duyên sanh tử dứt bặt, đó là nghĩa vô sanh. Ví như gió dừngthì sóng lặng, mặt biển sẽ bằng phẳng an lành. Luyến ái là động cơ thúc đẩy tâmthức sanh diệt, còn luyến ái thì sanh tử không bao giờ dứt. Chúng ta yêu mếnmột người, người ấy vắng đi thì tìm cách gặp lại, hoặc nơi này hay nơi khác.Lòng yêu mến thúc giục chúng ta tìm gặp nhau mãi mãi. Chỉ khi lòng yêu mến cạnthì, sự tìm kiếm mới dừng. Trong pháp Mười hai nhân duyên, Ái là động cơ thúcđẩy có Thủ, Hữu rồi Sanh Lão Tử ở đời sau. Ái dứt thì Thủ Hữu không còn, làm gìcó Sanh Lão Tử tiếp nối. Ái là luồng gió mạnh thổi cuốn sóng tâm thức nổi dậy.Gió Ái dừng thì sóng tâm thức cũng theo đó mà lặng. Bức tường chặn gió Ái khônggì hơn quán các pháp vô thường, quán thân tâm vô ngã.

Bờ sông bên nàylà sanh tử, bờ sông bên kia là Niết-bàn. Thấy rõ như thế, hành giả cấp bách kếtbè vượt dòng sông qua bờ bên kia, qua rồi từ biệt vĩnh viễn bờ sông bên này. Đólà quan niệm chán sanh tử cầu Niết-bàn của hàng Nhị thừa, vì còn thấy sự đốiđãi là chân thật. Cũng dùng phương pháp đối trị này, song Bồ-tát chỉ thấy làphương tiện tạm thời, nên không mắc kẹt ưa chán.

Chân lý tương đốibàng bạc khắp thế gian. Bất luận nhân loại vật loại ngôn ngữ tư tưởng... phátxuất đều nằm gọn trong phạm vi của nó. Chúng ta khôn khéo ứng dụng tài tìnhnhững phản đề, để tiêu diệt chúng theo đúng đường lối vươn lên của chúng ta.Không biết dùng, hoặc dùng sai phương pháp đối trị, mà muốn tiêu diệt chúng,không bao giờ thành công. Thầy thuốc hay, là người khéo biết bệnh biết thuốc vàdùng thuốc trị liệu đúng phương pháp. Vì thế, Phật pháp gọi là “phương pháp trịliệu”.

II. CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI

Một thực thểkhông lệ thuộc nhân quả, duyên sanh, thoát ngoài đối đãi là chân lý tuyệt đối.Không thuộc nhân quả nên không sanh diệt vô thường. Không thuộc duyên sanh nênkhông phải hợp tướng giả dối. Thoát ngoài vòng đối đãi nên không trị liệu,không so sánh, không luận bàn, không suy nghĩ đến được. Thực thể này không lệthuộc thời gian, không bị chi phối của không gian, vượt ngoài mọi đối tượngtrong vũ trụ. Chính nó là sanh mạng là mạch sống của chúng sanh, mà chúng sanhkhông nhận ra nó. Nó hiển nhiên hằng có mặt nơi chúng ta, mà chúng ta lãng quênnó một cách đáng thương. Nó là thể chẳng sanh chẳng diệt vĩnh cửu trường tồncủa chúng ta, chúng ta không biết đến nó, đi nhận cái sanh diệt tạm bợ làmmình. Bỏ quên thực thể này là vô minh là si mê, nhận được nó là giác ngộ là trítuệ. Bỏ quên nó, đi theo sanh diệt là luân hồi, nhận sống với nó là vô sanhgiải thoát. Bởi thực thể này hệ trọng dường ấy, nên chúng ta phải biết: Nó têngì? Làm sao nhận ra nó? Nhận được nó có lợi ích gì? Chúng tôi sẽ theo thứ tự giảiquyết những thắc mắc này.

Thực thể nàynguyên không có tên, trong Phật pháp tùy công dụng gắng gượng đặt rất nhiềutên: Kinh Kim Cang gọi là Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật tức là trí tuệ cứu kínhnhư kim cang. Bởi vì trí tuệ này không có cái gì phá hoại được nó, mà nó hayphá hoại tất cả, như chất kim cang. Kinh Viên Giác gọi nó là Viên giác tánh, làtánh giác tròn đầy. Vì đối với các thứ chân lý, chúng ta nhận được từng phầnchân lý nào thì, giác ngộ phần chân lý ấy, nên gọi là phần giác. Chỉ nhận đượcChân lý tuyệt đối này, mới gọi là giác ngộ viên mãn. Kinh Pháp Hoa gọi là Trikiến Phật hay Phật thừa. Bởi vì nó là cái thấy biết Phật, là cỗ xe đưa ngườiđến Phật quả. Kinh Hoa Nghiêm gọi là Trí tuệ Phật. Vì nhận được thực thể này làtrí tuệ giác ngộ của chư Phật. Kinh Lăng Nghiêm gọi là Chân tâm hay Như laitàng. Nó là tâm thể chân thật hay kho tàng Như Lai của chúng sanh. KinhDuy-ma-cật gọi là Pháp môn bất nhị, vì nó vượt ra ngoài vòng đối đãi hai bên.Thiền tông gọi là Chân tánh. Nó là tánh chân thật của tất cả chúng sanh. Lạicòn những tên thông dụng là: Chân như, Phật tánh, Pháp thân, Đạo, Bản lai diện mục..., không thể kể xiết.

Tạm biết tên thể này một cách khái quát rồi, chúng ta cần phảinhận ra mặt mày nó mới là điều thiết yếu. Song phàm có nói năng có trình bàyđều thuộc về tương đối, làm sao diễn đạt khiến người chưa hiểu nhận được. Đâyquả là điều thiên nan vạn nan. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gắng gượng trước tạmđặt những nguyên tắc, kế dẫn lời Phật dạy trong kinh, sau cùng nhắc lại nhữngphương tiện của Thiền sư, họa chăng quí độc giả có nhận được phần nào chăng?

Chúng ta tạm đặtnhững nguyên tắc để khả dĩ nhận ra mặt mày của nó. Phàm cái gì “có hình tướngđều do duyên hợp là hư giả”, cái gì “có tác động là sanh diệt”, cái gì “đối đãilà không thật”. Ngược lại, cái gì “không hình tướng, không tác động, không đốiđãi là chân thật thường còn vô sanh”. Cái không hình tướng thì không giới hạnchỗ nơi trong ngoài. Vừa đặt câu hỏi tìm chỗ nơi nó là sai. Cái không tác độngthì không sanh diệt, không bị vô thường theo thời gian. Đặt vấn đề thời gianvới nó là sai. Cái không đối đãi thì không còn so sánh không phân biệt. Đặt vấnđề so sánh phân biệt với nó là sai. Thực thể này tràn đầy hiện hữu nơi chúngta. Vừa dấy tâm tìm kiếm nó là sai. Nó là thực thể của giác tri, không phải cáiđối tượng giác tri. Nếu khởi nghĩ cầu biết nó là sai. Nó không hình tướng,không tác động, không đối đãi, mà có mặt khắp ba nơi ấy. Cho nên nghĩ ly khaihình tướng tác động đối đãi để tìm nó là sai. Yếu chỉ nhận ra nó là tự ta “trựcnhận, thầm nhận”. Lời Phật dạy, phương tiện Tổ chỉ đều là lối “đập cỏ rắn sợ”hay “vỗ nước cá đau đầu” mà thôi. Chúng ta muốn nhận ra nó phải khéo nhìn theotinh thần “ngón tay chỉ mặt trăng”. Mặt trăng không nằm tại đầu ngón tay, khéonương theo ngón tay thấy mặt trăng ở tận trong hư không. Hoặc nhìn theo tinhthần soi gương. Nhân thấy bóng trong gương, biết được mặt thật của mình, đừngchấp bóng là thật, đợi khi xoay gương mất bóng la hoảng lên “mất mình”.

Đây là phươngtiện tạm đặt những nguyên tắc, nương nó khả dĩ chúng ta thấy được thực thểchính mình.

Thực thể này biểulộ thường xuyên nơi sáu cơ quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) của chúng ta, màkhông lệ thuộc hoàn toàn sáu cơ quan ấy. Dễ nhận dễ thấy nhất là, ở mắt và tai.Vì thế, đức Phật khi muốn chỉ thực thể chẳng sanh chẳng diệt ấy, thường dùngphương tiện chỉ ngay nơi mắt và tai của chúng ta.

Kinh Lăng Nghiêmcó đoạn:

...Phật ở trong đạichúng đưa tay lên rồi nắm lại xòe ra, nắm lại xòe ra, hỏi ngài A-nan: Nay ôngthấy cái gì? A-nan thưa: Con thấy bàn tay trăm báu của Như Lai ở trong chúngxòe nắm. Phật bảo A-nan: Ông thấy tay ta ở trong chúng xòe nắm, là tay ta cóxòe có nắm hay cái thấy của ông có xòe có nắm? A-nan thưa: Taytrăm báu của Thế Tôn ở trong chúng xòe nắm. Con thấy tay Như Lai tự xòe nắm,chẳng phải tánh thấy của con có xòe nắm. Phật hỏi: Cái nào động cái nàotịnh? A-nan thưa: Tay Phật động, tánhthấy của con còn không có tịnh, huống nữa là động. Phật khen: Đúng thế!

Lúc đó, trong lòng bàn tay Phật phóng một làn hào quangbáu soi bên phải ngài A-nan, A-nan liền xoay đầu nhìn bên phải; lại phóng quangsoi bên trái ngài A-nan, A-nan xoay đầu nhìn bên trái.

Phật hỏi A-nan: Hôm nay tại sao đầu ông dao động? A-nanthưa: Con thấy hào quang báu của Như Lai phóng đến bên trái bên phải của con,con nhìn theo hai bên nên đầu tự dao động. Phật hỏi: Ông nhìn hào quangPhật soi bên trái bên phải nên đầu dao động, thế là đầu ông động hay cái thấyđộng? A-nan thưa: Bạch Thế Tôn! Đầu con tự động, tánh thấy của con còn chẳngdừng, huống là dao động. Phật khen: Đúng thế!

Khi ấy, Như Lai bảo khắp đại chúng rằng: Nếu như chúngsanh nhận lấy cái dao động gọi là trần, nhận lấy cái dao động gọi là khách. Cácông xem A-nan, đầu tự dao động cái thấy không động. Lại xem ta, tay tựxòe nắm cái thấy không xòe nắm. Tại sao hôm nay các ông lấy động làm thân, lấyđộng làm cảnh, từ thủy đến chung niệm niệm sanh diệt, quên mất chân tánh làmviệc điên đảo, tâm tánh đã mất chân, nên nhận vật làm mình, ở trong luân hồi tựchịu lưu chuyển.

(Kinh Lăng Nghiêmcuối quyển 1 Hán tự)

Qua đoạn kinhnày, chúng ta nhận thấy thâm ý Phật muốn chỉ cho ngài A-nan và đại chúng biết:Ngoại cảnh biến động sanh diệt như bàn tay Phật xòe nắm, thân này dao động vôthường như đầu ngài A-nan xoay qua lại. Chỉ có cái thấy, xem thấy cảnh biếnđộng mà không bị biến động, tựa nơi đầu dao động mà không bị dao động. Cái biếnđộng và dao động là vô thường hư giả, tại sao chúng ta nhận nó làm thật thânmình, làm thật cảnh của mình? Trái lại, cái thấy biết chưa từng dao động là chânthật vô sanh, mà chúng ta lại bỏ quên nó, để cam chịu lưu chuyển luân hồi.

Lại cũng một đoạntrong kinh Lăng Nghiêm:

Vua Ba-tư-nặc đứng dậy bạch Phật: Con xưa chưa từng nghesự chỉ dạy của Phật, gặp Ca-chiên-diên, Tỳ-la-chi-tử đều nói: “Thân này sau khichết không còn gì nữa, gọi là Niết-bàn.” Nay con tuy gặp Phật vẫn còn hồ nghi“làm sao phát huy chứng biết chỗ tâm này chẳng sanh chẳng diệt”? Đại chúng ởđây, những người còn trong hàng hữu lậu, thảy đều thích được nghe. Phật hỏi:Đại vương! Nhục thân hiện tại của ông là đồng kim cang thường trụ chẳng hoạihay là biến hoại? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay trọn theo biếndiệt. Phật bảo: Đại vương! Ông chưa từng diệt làm sao biết nó diệt? Vua thưa:Bạch Thế Tôn! Thân biến hoại vô thường của con tuy chưa từng diệt, song con xemhiện tiền niệm niệm đổi dời luôn luôn chẳng dừng, như lửa tàn thành tro dần dầntiêu mất, mất hết không dừng, nên biết thân này sẽ theo tiêu diệt. Phật bảo:Đại vương! Đúng thế. Nay ông đã già, đi theo suy yếu, nhan mạo đâu giống lúccòn trẻ? Vua thưa : Bạch Thế Tôn! Thuở xưa con còn trẻ da dẻ tươi nhuận, đếnlúc trưởng thành khí huyết sung mãn, nay con già cả suy yếu hình sắc khô khan,tinh thần mờ tối, tóc bạc mặt nhăn không còn bao lâu sẽ chết, làm sao sánh đượcvới lúc sung thạnh? Phật bảo: Đại vương! Hình dung của ông đâu lẽ già liền? Vuathưa: Bạch Thế Tôn! Nó thầm biến hóa đổi dời thật con chẳng biết, nóng lạnh đổithay dần dần đến như thế. Vì sao? Khi con hai mươi tuổi tuy nói niên thiếu,nhan mạo đã già hơn lúc mười tuổi, đến ba mươi tuổi lại suy hơn hai mươi tuổi,nay đã sáu mươi hai tuổi xem lại thuở năm mươi tuổi rõ ràng cường tráng. BạchThế Tôn! Sự thầm đổi dời tuy đặt thời hạn mười năm, song con suy xét kỹ nó biếnđổi đâu những mười năm hai mươi năm, mà thật dời đổi từng năm; đâu chỉ từngnăm, mà dời đổi từng tháng, đâu những từng tháng mà dời đổi từng ngày. Suy xétchín chắn tế nhị hơn thì khoảng mỗi sát-na, mỗi niệm đổi dời. Vì thế, biết thâncon trọn theo biến diệt. Phật bảo: Đại vương! Ông thấy sự biến hóa đổi dờichẳng dừng, ngộ biết thân ông tiêu diệt; cũng chính khi diệt đó, ông biết trongthân có cái chẳng diệt chăng? Vua chấp tay bạch Phật: Thật con chẳng biết. Phậtbảo: Nay tôi chỉ cho ông biết cái tánh chẳng sanh diệt. Đại vương! Ông khi mấytuổi được thấy sông Hằng? Vua thưa: Khi con được ba tuổi mẹ bồng đi yết kiếnKỳ-bà Thiên sang ngang sông này, khi ấy là biết sông Hằng. Phật bảo: Đại vương!Như ông đã nói, khi hai mươi tuổi già hơn mười tuổi, cho đến sáu mươi tuổi, nămtháng ngày giờ niệm niệm đổi dời, ắt khi ông ba tuổi thấy sông Hằng đến nămmười ba tuổi thấy sông Hằng, cái thấy ấy thế nào? Vua thưa: Như lúc ba tuổi rõràng không đổi, cho đến hiện nay sáu mươi hai tuổi vẫn không có khác. Phật bảo:Nay ông tự lo tóc bạc mặt nhăn, quyết định mặt nhăn hơn lúc còn trẻ, song hiệnnay ông thấy sông Hằng cùng với cái thấy sông Hằng thuở xưa có trẻ có giàchăng? Vua thưa: Bạch Thế Tôn! Không. Phật bảo: Đại vương! Mặt ông tuy nhăn,song tánh thấy của ông chưa từng nhăn; nhăn thì biến đổi, chẳng nhăn thì không biếnđổi; biến đổi thì bị sanh diệt, cái không biến đổi vốn không sanh diệt, tại saoở trong ấy chịu sanh tử với ông, mà ông dẫn lời Mạc-dà-lê... đều nói thânnày sau khi chết là diệt hết? ...

(Kinh LăngNghiêm đầu quyển 2 Hán tự)

Đọc đoạn kinhnày, chúng ta thấy Phật chỉ rõ ràng ngay nơi thân này cái nào sanh diệt, cáinào chẳng sanh diệt. Thân là dòng biến động thay đổi từng phút giây, tức là vôthường hoại diệt. Tánh thấy xưa nay chưa từng thay đổi thì làm gì có hoại diệt.Nói tánh thấy là chỉ cái thấy biết thường xuyên nơi mắt chúng ta, khi chưa hợptác với niệm thứ hai để so sánh đẹp xấu hơn kém. Cho đến mắt chúng ta mở haynhắm, nó cũng luôn luôn hiển lộ. Nó không lệ thuộc hoàn toàn vào mắt, cơ quanmắt tốt thì nó hiện sáng tỏ, cơ quan mắt xấu thì nó hiện lu mờ, cho đến cơ quanmắt hoại nó cũng không bị hoại theo. Đó là đặc tính chẳng sanh chẳng diệt củanó vậy.

Chẳng những thựcthể chẳng sanh chẳng diệt hằng biểu lộ ở mắt, mà ở tai nó cũng có mặt luônluôn. Cũng kinh Lăng Nghiêm có đoạn:

... Phật bảo La-hầu-la đánh một tiếng chuông, hỏi A-nan:Hiện giờ ông nghe chăng? A-nan và đại chúng đồng thưa: Chúng con nghe. Tiếngchuông bặt dứt, Phật lại hỏi: Hiện giờ các ông nghe chăng? A-nan và đại chúngđồng thưa: Chẳng nghe. La-hầu-la lại đánh một tiếng chuông, Phật hỏi: Hiện giờcác ông nghe chăng? A-nan và đại chúng đồng đáp: Nghe. Phật hỏi A-nan: Ông tạisao nghe, tại sao chẳng nghe? A-nan và đại chúng đồng bạch Phật: Nếu đánh tiếngchuông thì chúng con được nghe, đánh lâu tiếng bặt âm vang dứt hết thì gọi làkhông nghe.

Phật lại bảo La-hầu-la đánh chuông, hỏi A-nan: Hiện giờ cótiếng chăng? A-nan và đại chúng đồng thưa: Có tiếng. Đợi giây lâu tiếng bặt,Phật lại hỏi: Hiện giờ có tiếng chăng? A-nan và đại chúng đáp: Không tiếng.Giây lát La-hầu-la lại đánh chuông, Phật hỏi: Hiện giờ có tiếng chăng? A-nan vàđại chúng đồng đáp: Có tiếng. Phật hỏi A-nan: Ông nói thế nào là có tiếng, thếnào là không tiếng? A-nan và đại chúng đồng bạch: Nếu đánh chuông thì gọi cótiếng, đánh lâu tiếng bặt âm vang dứt hết thì gọi không tiếng. Phật quở A-nanvà đại chúng: Hôm nay tại sao các ông tự nói rối lọan?

Đại chúng và A-nan đồng thời hỏi Phật: Thế nào hôm naychúng con nói rối loạn? Phật bảo: Tôi hỏi các ông nghe thì các ông đáp nghe,tôi hỏi các ông tiếng thì các ông đáp tiếng. Chỉ nghe với tiếng mà đáp khôngnhất định. Tại sao như thế chẳng gọi là rối loạn?

Này A-nan! Tiếng bặt không còn âm vang ông nói không nghe,nếu thật không nghe thì tánh nghe đã diệt, giống như cây khô, lại đánh tiếngchuông thì ông làm sao mà biết? Biết có biết không chính là thanh trần (tiếng)hoặc có hoặc không, đâu phải tánh nghe kia là có là không. Nếu tánh nghe thậtkhông thì ai biết nó không? Thế nên, A-nan! Tiếng ở trong tánh nghe tự có sanhdiệt, chẳng phải tánh nghe của ông do có tiếng, không tiếng mà nó thành cóthành không. Ông còn điên đảo nhận lầm tiếng làm cái nghe, đâu còn lạ gì chẳngmê lầm cho cái thường làm đoạn. Trọn không nên nói lìa các thứ động tịnh, thôngbít mà bảo không có tánh nghe...

(Kinh LăngNghiêm cuối quyển 4 Hán tự)

Đây là cái mê lầmchung của toàn thể chúng ta, nhận tiếng làm cái nghe, nhận hình tướng làm cáithấy. Có tiếng gọi là có nghe, không tiếng gọi là không nghe. Có hình tướng gọilà có thấy, không hình tướng gọi là không thấy. Nghe thấy là cái giác tri củachính mình, hình tướng và âm thanh là trần cảnh bên ngoài. Nhận lầm trần cảnhlà mình, trách gì không mất mình và trôi lăn theo cái sanh diệt mãi mãi. Đó làbằng chứng hiển nhiên để thấy chúng ta đang bị vô minh điên đảo. Nếu ngay nơiđây mà chúng ta không chịu thức tỉnh, phát minh tánh chân thường chẳng hoại,không biết bao giờ ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Đánh thức mọingười giác ngộ thể tánh Chân thường của chính mình, âu cũng là mục đích chungcủa chư Phật. Kinh Pháp Hoa có đoạn:

...Này Xá-lợi-phất! ChưPhật tùy nghi nói pháp ý thú khó hiểu. Vì cớ sao? Vì ta dùng vô số phương tiệncác thứ nhân duyên lời lẽ thí dụ diễn nói các pháp. Pháp ấy không phải do SUYNGHĨ PHÂN BIỆT hay hiểu, chỉ có chư Phật mới hay biết đó. Vì cớ sao? Vì chưPhật Thế Tôn chỉ do một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN mà hiện ra đời.

Xá-lợi-phất! Thế nào nói chưPhật Thế Tôn chỉ do một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊN mà hiện ra đời? Vì chư Phật Thế Tônmuốn chúng sanh MỞ TRI KIẾN PHẬT khiến được thanh tịnh mà hiện ra đời, muốnchúng sanh NGỘ TRI KIẾN PHẬT mà hiện ra đời, muốn chúng sanh NHẬP TRI KIẾN PHẬTmà hiện ra đời.

Xá-lợi-phất! Đó là chư Phật chỉ do một ĐẠI SỰ NHÂN DUYÊNmà hiện ra đời...

(Kinh PhápHoa phẩm Phương Tiện)

Yếu chỉ chư Phậtkhông có hai, duy dẫn đường chúng sanh vào TRI KIẾN PHẬT. Tri kiến Phật tức làcái thấy biết Phật, sẵn có nơi chúng ta. Chúng ta thấy nhân nơi sắc tướng, sắctướng mất, nói không thấy. Biết nhân trần cảnh, trần cảnh không, nói khôngbiết. Ai thấy sắc tướng mất mà nói không thấy? Ai biết trần cảnh không mà nóikhông biết? Quả tang chúng ta quên mất chúng ta một cách đáng thương. Mỗi hôm,sáng ra vừa mở mắt, chúng ta đã đặt sẵn bao nhiêu vấn đề phải giải quyết trongngày nay. Đến tối ăn cơm xong, lên gường nằm kiểm điểm lại đã giải quyết đượcmấy vấn đề, còn cặn lại và thêm những vấn đề mới ngày mai phải giải quyết. Cứthế mãi, ngày nay ngày mai... cho đến ngày tắt thở mà những vấn đề vẫn chưagiải quyết xong. Những vấn đề là việc bên ngoài mà thiết tha giải quyết, cònchính ông chủ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề lại quên bẵng. Song ông chủ ấylại là người không có vấn đề. Quên mình chạy theo cảnh là cái thấy biết củachúng sanh. Nhân cảnh nhận được tánh chân thường của chính mình là cái thấybiết Phật (Tri kiến Phật). Quên mình là mê, nhận được mặt thật của mình là giác.Chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh đó là bản hoài của chư Phật.

Chính vì đánhthức chúng sanh sống trở lại cái thấy biết Phật của mình, đừng chạy theo trầncảnh mà quên mất mình, kinh Kim Cang có đoạn:

... Thế nên,Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên lìa tất cả tướng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác(Phật), không nên trụ nơi sắc, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp, nênphát tâm không có chỗ trụ. Nếu tâm có trụ tức là chẳng trụ.

(Kinh KimCang)

Tâm Vô thượngChánh đẳng Chánh giác là tâm Phật. Tâm Phật không dính mắc sáu trần, vì sáutrần là pháp sanh diệt, dính mắc pháp sanh diệt là tâm hư vọng của chúng sanh.Cho nên Bồ-tát muốn an trụ nơi tâm Phật thì không nên dính mắc sáu trần. Cònchạy theo sáu trần là còn thấy trong có tâm ngoài có cảnh, nằm trong pháp đốiđãi giả dối. Biết trần cảnh duyên hợp giả dối, dừng tâm không chạy theo nó là,sống trở về tánh chân thật tuyệt đối của mình. Đó là Pháp môn bất nhị trongkinh Duy-ma-cật.

Kinh Duy-ma-cậtcó đoạn:

Ông Duy-ma-cật nói với các vị Bồ-tát: Các nhân giả! Thếnào là Bồ-tát vào “pháp môn không hai”? Cứ theo chỗ hiểu của mình mà nói.

Bồ-tát Pháp Tự Tại nói: Các nhân giả! Sanh diệt là hai.Pháp vốn không sanh cũng không diệt, được vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “phápmôn không hai”.

Bồ-tát Đức Thủ nói: Ngã, ngã sở là hai. Nhân có ngã mới cóngã sở, nếu không có ngã thì không có ngã sở, đó là vào “pháp môn không hai”.

...

Bồ-tát Văn-thù nói: Như ý tôi, đối với tất cả Pháp khôngnói không bàn, không chỉ không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào “pháp mônkhông hai”.

Ngài Văn-thù hỏi ông Duy-ma-cật: Chúng tôi ai cũng nóirồi, đến lượt nhân giả nói thế nào là “pháp môn không hai”?

Ông Duy-ma-cật ngồi im lặng.

Ngài Văn-thù khen: Hay thay! Hay thay! Cho đến không cóvăn tự ngữ ngôn, đó mới thật vào “pháp môn không hai”.

(KinhDuy-ma-cật phẩm Pháp Môn Bất Nhị)

Người đọc kinhPhật rất khó hiểu vì cách lập ngôn trong kinh. Thế thường nói hai hoặc nói một,nếu không phải một, là hai, không phải hai là một. Tại sao trong kinh nói“không hai” mà chẳng nói một? Bởi một đối hai, hai đối một, ở đây chỉ phápthoát ngoài đối đãi nên nói “không hai”. Nếu có dùng ngôn ngữ cũng vì để dẹpngôn ngữ, như đoạn ngài Văn-thù nói. Đến chỗ cứu kính ấy không còn lời để diễnbày, vừa có diễn bày đều rơi vào đối đãi, chỉ ngay đó nhận được mới là ngườiđạt đạo. Chính đó là chỗ im lặng của ông Duy-ma-cật. Nói mà không nói là mượnngôn ngữ để dẹp ngôn ngữ, không nói mà nói là im lặng để thầm chỉ Chân Lý TuyệtĐối bặt hết ngữ ngôn. Đó là thái độ hai vị Bồ-tát ở cuối phẩm này.

Trong các kinhcòn đầy dẫy những đoạn chỉ dạy Chân Lý Tuyệt Đối này, chỉn e dẫn lắm thêm rườm,chúng ta hãy bước sang lãnh vực Thiền sư.

Trước tiên là bàithuyết pháp kỳ diệu của Tổ Huệ Năng:

Sau khi khai ngộ,được Ngũ Tổ truyền y bát bảo trở về phương Nam, Tổ đi đến ngọn Đại Dữu bị HuệMinh đuổi theo kịp. Tổ để y bát trên tảng đá vào rừng ẩn. Huệ Minh đến gặp ybát, song giở lên không nổi, gọi:

- Hành giả! Tôi đến đây vì pháp, không phải vìy bát.

Tổ nghe gọi, bướcra ngồi trên tảng đá bảo:

- Nếu ông vì pháp,hãy bình tâm nghe tôi nói.

Huệ Minh đứng yênlặng giây lâu.

Tổ bảo:

- KHÔNG NGHĨTHIỆN, KHÔNG NGHĨ ÁC, CÁI GÌ LÀ BẢN LAI DIỆNMỤC CỦA THƯỢNG TỌA MINH?

Nghe câu này, HuệMinh liền đại ngộ.

Bài thuyết phápngắn, gọn này phản ảnh trung thực một sự nghiệp to tát Tổ vừa lãnh hội nơi NgũTổ và đang mang nó về phương Nam.Chính đó cũng là bản hoài của chư Phật.

Bản lai diện mụclà “bộ mặt thật xưa nay” của chúng ta, nó là tên khác của Đạo, của Pháp thân,của Phật tánh, của Chân tâm... Chúng ta có bộ mặt thật muôn đời không đổi, màtự bỏ quên nó, bám vào thân hình tạm bợ cho là thật mình. Cái thân hình đangchấp giữ là thật mình, nó thay đổi từng phút giây, hợp tan không nhất định. Thếthì lấy gì bảo chứng cho nó là thật? Quả thật một hình tướng biến thiên, mộthợp thể tạm bợ. Nó có, mà không thật có vì luôn luôn đổi thay, còn mà khôngthật còn vì hợp tan chẳng định. Nếu chấp chặt nó là ta, thật là cái ta tạm bợlàm sao! Hoặc có người biết thân này giả dối, chính cái tâm biết thiện, biếtác, biết phải, biết quấy, tốt xấu... mới thật là ta. Song cái tâm phân biệt haibên, cũng là đổi thay tạm bợ. Vì vừa dấy nghĩ về lành về dữ thì nó đã sanh diệtrồi. Nếu buông hết mọi vấn đề đối đãi, tìm lại nó thì tung tích vắng tanh. Thếlà, ta ở đâu? Mất rồi sao? Thật bối rối vô cùng, nếu chấp cái suy nghĩ làm ta.Chỉ vì chấp thân tạm bợ, tâm giả dối làm ta nên muôn kiếp trôi lăn trong sanhdiệt, gọi là luân hồi.

Ngay nơi thân tạmbợ, tâm giả dối, chúng ta nhận ra “bộ mặt thật xưa nay” của mình và sống hẳnvới nó, dòng sanh diệt ngang đấy liền dừng, kiếp luân hồi đến đây giải thoát.“Bộ mặt thật xưa nay” chưa từng bị sanh diệt, một thực thể không do duyên hợp,làm gì bị đổi thay, tan hợp? Nó vẫn có và thường còn mà chúng ta quên đi, gọilà vô minh, nhận ra nó không còn lầm quên nữa, gọi là giác ngộ.

Muốn chỉ “Bộ mặtthật xưa nay” cho người, không có cách kỳ diệu nào bằng câu “không nghĩ thiện,không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh” của Lục Tổ.Người ta cứ thắc mắc “cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh” mà chẳngnhớ “không nghĩ thiện, không nghĩ ác”, là tối quan trọng. Chính khi “không nghĩthiện, không nghĩ ác” là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh chớ gì. Bởi khitâm bình thường tỉnh táo, không dấy nghĩ thiện ác, phải quấy..., quả là “bộ mặtthật xưa nay” xuất hiện. Vừa dấy nghĩ thiện ác...là động, là chạy theo sanhdiệt, “bộ mặt thật xưa nay” bị khuất lấp mất rồi. Cho nên qua câu nói này,Thượng tọa Minh khéo thấy được “bộ mặt thật xưa nay” của mình, gọi là ngộ đạo.

Dưới đây thêmnhững bài thuyết pháp đơn giản bình dị mà hay tuyệt của các Thiền sư.

“Thiền sư Tùng Thẩm (Triệu Châu) đến tham vấnNam Tuyền (Phổ Nguyện), hỏi:

- Thế nào là đạo?

Nam Tuyền đáp:

- Tâm bình thường là đạo.

- Lại có thể nhằmtiến đến chăng?

- Nghĩ nhằm tiếnđến là trái.

- Khi chẳng nghĩlàm sao biết là đạo?

- Đạo chẳng thuộcbiết chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thìchẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy.

Ngay câu nói này,Sư ngộ đạo.”

Đạo là tên khác của Bản lai diện mục hay Pháp thân... Nó là thựcthể tuyệt đối nằm sẵn nơi tâm tánh chúng ta. Chúng ta vừa dấy niệm tìm nó, tiếnđến nó là trái mất rồi. Khởi nghĩ biết nó đã rơi vào vọng giác, không nghĩ biếtnó để tâm mờ mờ mịt mịt lại thuộc bệnh vô ký. Dấy tâm phán đoán phải quấy càngxa với đạo.

Câu TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO, quả thật đã vén bức màn vô minh chomọi người thấy được “Bộ mặt thật xưa nay” của mình rồi. Bởi khởi tâm tìm kiếmlà mất bình thường, xét đoán phải quấy là mất bình thường ... Chỉ tâm tỉnh táosáng suốt mà không dấy động, mới thật TÂM BÌNH THƯỜNG. Tâm bình thường khôngtướng mạo, không hình dáng, thể nó thênh thang rỗng rang đồng với hư không.Thấy được tâm thể này là người đạt đạo.

“Thiền sư Đạo Ngộbảo đệ tử là Sùng Tín rằng:

- Ngươi làm thịgiả ta, ta sẽ chỉ tâm yếu cho ngươi.

Sùng Tín nhận làmthị giả, trải qua mấy năm mà không được chỉ dạy điều gì. Sùng Tín thưa:

- Từ ngày con vàođây đến giờ, chưa được Hòa thượng chỉ dạy tâm yếu.

Đạo Ngộ bảo:

- Từ ngày ngươivào đây đến nay, ta chưa từng chẳng chỉ dạy tâm yếu.

- Chỉ dạy ở chỗnào?

- Ngươi dâng tràlên, ta vì ngươi tiếp. Ngươi bưng cơm đến, ta vì ngươi nhận. Ngươi xá lui rathì ta gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu?

Sùng Tín cúi đầusuy nghĩ giây lâu.

Đạo Ngộ bảo:

- Thấy thì thẳng đó liền thấy, suy nghĩ liền sai.

Ngay câu này,Sùng Tín khai ngộ.”

Đạo Ngộ nói Tâmyếu tức là Nam Tuyền nói Tâm bình thường. Trong mọi hành động ăn cơm, mặc áo,tới lui qua lại của chúng ta đều biểu lộ tâm yếu đầy đủ. Chỉ đáng tiếc, khi ănchúng ta chẳng chịu ăn, lại nghĩ đến các việc này, khi mặc chẳng chịu mặc lạisuy các việc nọ. Chúng ta không thể sống được với tâm bình thường trong mọihoạt động của mình. Hằng bị vọng tưởng cuốn hút qua mọi lãnh vực hoạt động củanó. Do đó cả ngày chúng ta mãi đuổi theo vọng tưởng, hết thứ này đến loại khác,không bao giờ được dừng nghỉ.

Ở đây,Thiền sư Đạo Ngộ chỉ tâm yếu phát hiện nơi dâng trà, nhận cơm, gật đầu..., thậtlà bình thường đơn giản. Tâm yếu hằng hiện hữu nơi mọi hoạt động của chúng ta,mà chúng ta thông qua không chịu nhận. Bởi trong đầu óc chúng ta chứa dẫy đầycác thứ quái tượng, hiếu kỳ thì làm sao nhận được cái bình thường đơn giản này.Nói đến Tâm yếu, Đạo, Pháp thân..., chúng ta tưởng tượng phải là cái gì phithường kỳ đặc mới được. Đâu ngờ, nó lại là cái rất giản đơn bình dị. Ném phắtmọi vọng tưởng cuồng loạn, chỉ sống với tâm thể an nhiên trong mọi hoạt độngbình thường là, chúng ta đạt đạo, ngộ tâm yếu. Các lượn sóng lặn hụp trên mặtbiển là hiện tượng sanh diệt. Khi mọi lượn sóng đều lặng yên, chỉ còn một mặtbiển phẳng lì, thử hỏi cái gì là sanh diệt? Có sóng nổi lên là có hình tướngsai biệt, khi sóng lặng hết tìm xem còn hình tướng gì? Song đến đó không thểnói không có mặt biển. Tâm thể chúng ta cũng thế, chỉ cần lặng hết mọi vọngtưởng thì thể tánh hiển bày. Thế nên vừa suy nghĩ là lấp mất thể tánh rồi.

*

“Thiền sư HoàiHải (Bá Trượng) theo hầu Mã Tổ đi dạo vườn, bỗng có bầy chim bay qua. Mã Tổhỏi:

- Bay đó là gì?

Hoài Hải thưa:

- Bầy vịt trời.

- Bay đi đâu?

- Bay qua mất.

Mã Tổ nắm lỗ mũicủa Sư vặn mạnh một cái, đau quá Sư la thất thanh.

Mã Tổ bảo:

- Sao không nóibay qua mất?

Nhân đây Sư tỉnhngộ.”

Tâm yếu luôn luônhiển lộ đầy đủ nơi sáu căn, mà chúng ta không nhận thấy. Chúng ta một bề buôngthả sáu căn chạy theo sáu trần. Mắt đối sắc cho là có thấy, sắc trần qua mấtnói là không thấy, lệ thuộc hẳn ngoại cảnh. Sắc trần là tướng sanh diệt chợt cóchợt không, cái thấy biết sắc trần có khi nào sanh diệt, mà chúng ta chỉ nhậnsắc trần không nhận cái thấy. Cái thấy là hiện thân của tâm yếu, là mạng sốngngàn đời của chúng ta. Thế mà, chúng ta quên đi mạng sống của chính mình, phóngtâm đuổi theo dòng sanh diệt của ngoại giới. Trường hợp Thiền sư Hoài Hải cũngthế, chỉ nhớ bầy chim bay qua mất, không nhớ tánh thấy thường còn của mình. MãTổ nắm lỗ mũi vặn mạnh, bảo “sao không nói bay qua mất”. Sư chợt tỉnh ngộ cáikhông mất của mình, hay thức được giấc mê “quên mình theo vật”.

Chúng ta sống nhờ lỗ mũi hít vô thở ra, nó là sanh mạng củamình, lỗ mũi hằng có mặt thường trực ở trước chúng ta, mà chúng ta khó thấy vàít nhớ. Hằng ngày chúng ta chỉ nhớ những vấn đề: ăn, mặc, đẹp, xấu... còn hơithở là điều tối thiết yếu lại quên đi. Quên hơi thở tức là đã quên mạng sốngcủa mình. Mạng sống đã quên đi thì sự sống không còn ý nghĩa của sự sống. Sốngcủa cái chết, của cái cuồng loạn. Phật, Tổ cố đánh thức chúng ta nhớ lại mạngsống của chính mình. Hằng sống với mạng sống của chính mình, làm gì có nghĩachết. Như mãi còn thở ra vào, sao nói chết được. Bởi vì chết là mất đi cáisống, là dừng hơi thở. Tánh thấy hằng hiện hữu nơi chúng ta mà chúng ta khôngthấy, ví như lỗ mũi thường có mặt ở trước mắt mà chúng ta dễ quên. Cái nắm mũivặn mạnh của Mã Tổ, khiến Thiền sư Hoài Hải đau la thất thanh, liền đó tỉnhngộ, quả là diệu thuật trong nhà Thiền, cũng là một bài thuyết pháp không lờikỳ diệu.


“Tướng quốc BùiHưu vào viếng chùa Khai Nguyên, thấy trên vách chùa có vẽ hình Cao tăng, BùiHưu hỏi Thiền sư Hy Vận (Hoàng Bá):

- Hình thấy tạiđây, Cao tăng ở đâu?

Sư cất giọngtrong thanh gọi:

- Bùi Hưu!

Bùi Hưu:

- Dạ!

Sư hỏi:

- Ở đâu?

Bùi Hưu liền ngộđược hạt châu trên búi tóc.”

Chúng ta đến thămnhà người bạn, vừa ấn nút chuông điện ngoài cổng, liền có người mở cửa, baonhiêu lần cũng thế. Chúng ta biết chắc chắn rằng nhà này có người gác cửathường trực. Cũng vậy, nơi tai chúng ta nếu không có cái linh tri thường trực,khi động làm sao có phản ứng kịp thời. Ở đây vừa gọi liền đáp, không có phútgiây chờ đợi nghĩ suy gì cả. Cho đến đang lúc ngủ say, bỗng có tiếng gọi tocũng giật mình thức giấc. Càng thấy rõ cái linh tri nơi tai chúng ta không khinào vắng mặt. Chỉ khi thức các cơ quan hoạt động thì nó sáng, lúc ngủ các cơquan đóng bít thì nó mờ. Cái linh tri này mới thật là Chủ nhân ông hay “Bộ mặtthật xưa nay” của chúng ta. Chúng ta quên lửng ông chủ, cứ chạy theo khách trầnbên ngoài. Một bề quên mình theo vật, nên mãi trầm luân sanh tử. Đang lúc hoạtđộng lăng xăng, có người hỏi: cái gì là ông chủ, chúng ta bàng hoàng sửng sốtkhông biết đáp thế nào. Thế là, hằng ngày chúng ta nói sống vì mình, lo chomình, mà quả thật chúng ta đã mất mình. Nếu biết rõ ông chủ của mình, chúng ta mớidám nói thật sống, bằng không biết ông chủ thế nào, làm sao nói rằng mình đangsống được. Có hoạt động có sống cũng chỉ là cuộc sống vay mượn mà thôi.

Ông Bùi Hưu thấy hình Cao tăng mà không biết Cao tăng ở đâu. Đólà tâm trạng quên mất ông chủ, đang thao thức dò tầm. Một tiếng gọi của Thiềnsư Hy Vận, dường như một tiếng sét ngang tai, khiến ông bất chợt ứng thanh“dạ”, chồng thêm một câu hỏi “ở đâu”, hốt nhiên ông sáng mắt. Ông chủ đã lâuông băn khoăn thắc mắc kiếm tìm, bất chợt hiện lồ lộ trước mắt. Hạt châu quítrong búi tóc của nhà vua, trong kinh Pháp Hoa, chỉ dành tặng riêng cho vịtướng quân có công to nhất, hôm nay ông nhận được. Cái cao cả quí báu nhấttrong đời sống con người là ông chủ. Nhà không có chủ là nhà hoang, xác thân khôngnhận ra ông chủ là xác thân rỗng. Vì thế, mục đích duy nhất của Phật, Tổ là chỉcho chúng ta nhận ra ông chủ. Ông chủ ấy hằng có mặt nơi tai, mắt... chúng ta,chỉ khéo nhận liền thấy.

*

“Thiền sư Sư Bị(Huyền Sa) ngồi trong thất, có vị Tăng đứng hầu, nhìn xuống nền thất có mộtđiểm trắng, Sư hỏi Tăng:

- Ông thấy chăng?

Tăng thưa:

- Thấy.

Sư bảo:

- Ta thấy ôngcũng thấy, tại sao có người ngộ người không ngộ?”

Hai thầy trò đồngthấy một điểm trắng trên nền thất, tại sao thầy ngộ mà trò lại mê? Bởi vì tròthấy chỉ thấy cái bị thấy, cho nên quên mất ông chủ tức là mê. Thầy thấy màkhông chạy theo cái bị thấy, nhân cái bị thấy nhận ra ông chủ hay thấy củachính mình, tức là ngộ. Đồng một cảnh mà mê ngộ khác nhau, gốc tại quên mìnhtheo vật hay nhân vật nhận được mình. Ở hội Linh Sơn đức Phật đưa cành hoa senlên, Tôn giả Ca-diếp miệng cười chúm chím, đồng ý nghĩa này. Chư Tổ Thiền tôngtận dụng mọi phương tiện, nào đưa tay, dựng phất tử... khiến người nhận đượcông chủ qua cái thấy của mình.

Ngay khi thấy sự vật, tâm không bị dấy một niệm nào, chính khiấy “bộ mặt thật xưa nay” bày hiện. Vì có thấy là có biết, cái biết không do suynghĩ, không do phân biệt, mới là cái biết chân thật, thoát ngoài đối đãi sanhdiệt. Cái biết do suy nghĩ, do phân biệt đều là động, tạm có rồi không, làm saonói chân thật được. Cái suy nghĩ phân biệt lặng xuống, tánh giác tri hiện bàyrỡ rỡ, nó mới thật là ông chủ muôn đời của ta. Giác tri mà lặng lẽ thì làm gìcó sanh diệt. Chỗ này còn nghi ngờ gì, không nói nó chân thật vĩnh cửu. Thếnên, mắt thấy sắc tướng mà nhận được tánh thấy của mình, là ngộ đạo, trái lạilà mê.

*

“Thiền sư CảnhThanh ngồi trong thất, có vị Tăng đứng bên cạnh, Sư hỏi:

- Bên ngoài cótiếng gì?

Tăng thưa:

- Tiếng con nháibị con rắn bắt kêu.

Sư nói:

- Sẽ bảo chúng sanh khổ, lại có khổ chúng sanh.

Hôm khác, Sư hỏivị Tăng bên cạnh:

- Bên ngoài cótiếng gì?

Tăng thưa:

- Tiếng mưa rơi.

Sư bảo:

- Chúng sanh điênđảo quên mình theo vật.

- Hòa thượng thìsao?

- Vẫn chẳng quênmình.

- Vẫn chẳng quênmình, ý nghĩa thế nào?

- Xuất thân cònlà dễ, thoát thể nói rất khó.”

Rắn bắt nhái đólà chúng sanh khổ, vì con lớn hiếp con bé. Song lại có khổ chúng sanh, chính làngười quên mất mình chạy theo ngoại cảnh. Hằng ngày tai chúng ta chỉ lắng nghetiếng động tịnh bên ngoài, có khi nào nhận biết mình có tánh nghe thường trực.Vừa nghe tiếng động liền phân biệt thuộc loại nào, hay dở, lợi hại , phảiquấy... rồi sanh tâm yêu ghét. Cứ thế mãi không dừng, làm sao chẳng bảo là “chúngsanh điên đảo quên mình theo vật”? Chỉ có người tỉnh giác mới biết phản quanlại mình, mọi động tịnh bên ngoài đều là pháp sanh diệt, ông chủ biết được mọiđộng tịnh ấy mới là người chẳng sanh diệt. Vì khi động vẫn biết động, lúc tịnhvẫn biết tịnh, hai tướng động tịnh đuổi nhau, ông chủ vẫn ngồi yên xem sự đổithay của chúng. Người biết sống trở về ông chủ của mình, mặc sự sanh diệt đổithay của trần cảnh, là “vẫn không quên mình”. Chỗ không quên mình ấy, làm saodiễn tả được, nên nói “xuất thân còn là dễ, thoát thể nói rất khó”.

Tai nghe tiếng màkhông chạy theo phân biệt tiếng, lại nhận nơi mình hằng có tánh nghe, là pháptu “Phản văn văn tự tánh” của Bồ-tát Quán Thế Âm. Âm thanh nhỏ lớn xa gần lúcnào cũng có, tánh nghe thường hằng nên mới thường nghe. Nếu tánh nghe có giánđoạn, ắt chúng ta có khi nghe khi không. Song không khi nào chúng tachẳng nghe, dù khi không có tiếng động vẫn nghe không tiếng. Đây là chứng cứ cụthể, tánh nghe thường trực nơi mọi người chúng ta. Trong các phương pháp tu“trở về tự tánh”, biết phản chiếu lại tánh nghe của mình là ưu việt hơn cả. Chonên trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật bảo Bồ-tát Văn-thù chọn phương pháp nàoviên thông, Ngài chọn ngay pháp “nhĩ căn viên thông” của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Thiền sư có đếnngàn vạn phương tiện, lãnh hội một thì tất cả đều thông. Sau khi thông lý tuyệtđối, có giá trị thế nào?

Bởi vì tất cảchúng ta đều trông thấy mọi lẽ tạm bợ của cuộc đời, khiến khát khao tìm kiếmhướng về chỗ trường cửu miên viễn. Song nói đến chỗ này, dường như mọi ngườiđều thở dài tự nhận là vô phần. Hầu hết đều bó tay cúi đầu trước thực thể bấtsanh bất diệt ấy. Khao khát ước mơ mà không thể tìm được, không dám mò tới,thật là đau đớn vô cùng. Một khi bất ngờ bắt gặp được nó thì còn gì sung sướngcho bằng. Chính tâm trạng Tôn giả Xá-lợi-phất v.v... ở trong kinh Pháp Hoa cũngthế. Từ khi tu hành cho đến nay, các ngài chỉ mong được quả Nhị thừa, không khinào dám ước mơ đến Phật quả. Bất ngờ được đức Phật thọ ký cho sẽ thành Phật,thật là một điều quá sức ước mong. Nói thí dụ chàng cùng tử được ông trưởng giảtrao sự nghiệp để bày tỏ tâm trạng của các Ngài. Thiền sư Thủy Lạo nói với đồđệ: “Từ khi ăn cái đạp của Mã Tổ đến giờ, cười mãi không thôi.” Thiền sư HuệHải cũng nói: “Từ khi nhận được kho báu nhà mình đến nay, dùng mãi khôngthiếu.” Cười mãi không thôi, vì hạt châu vô giá bị đánh mất, bất chợt tìm thấynắm được trong tay, kể từ đây hết rồi một kiếp lang thang nghèo đói. Dùng mãikhông thiếu, vì nó là kho báu vô tận, ứng dụng tùy tâm, nên gọi là “bảo châunhư ý”. Có được hạt bảo châu như ý trong tay, tự thân mọi nhu cầu đều toạinguyện, còn thêm tùy ý cứu giúp tha nhân. Thật là tự lợi, lợi tha viên mãn.

Hạt “Minh châu vôgiá” hay “Bảo châu như ý”, đều do đức Phật lấy làm thí dụ để chỉ thể tánh tuyệtđối này. Bởi vì mạng sống là cứu kính của chúng sanh, mạng sống càng dài thìgiá trị càng cao. Cho nên ở thế gian không ơn gì to bằng ơn cứu mạng. Chỉ cầnđược cứu sống thêm một vài mươi năm, người ta cho đó là ơn sâu trời bể. Đạtđược thể tánh này, là nhận lấy sanh mạng trường tồn miên viễn, vượt ngoài vòngthời gian, không còn dùng con số nào tính kể được. Đức Phật dùng thí dụ “điểmmực” nơi phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa là nói rõ ý này. Đem thếgiới tam thiên nghiền thành bụi nhỏ, lấy bụi ấy làm mực, đi sang phương đôngtrải qua trăm ngàn muôn ức thế giới mới điểm một điểm mực..., gom hết những thếgiới có điểm mực không điểm mực đã đi qua, nghiền nát thành bụi, mỗi hạt bụitính là một kiếp, thử tính tuổi thọ Phật là bao nhiêu? Dù có nhà toán học tàitình mấy cũng không sao tính nổi tuổi thọ của Phật. Phật ở đây là chỉ Phật phápthân, tức là thực thể tuyệt đối sẵn có nơi mọi chúng sanh vậy.

Thực thể nàykhông những vượt ngoài thời gian, mà cũng bao trùm khắp không gian. Kinh HoaNghiêm đức Phật dùng thí dụ “phá vi trần xuất kinh quyển”, để nói lên thể rộnglớn của nó. Nói rằng “Có một quyển kinh lượng bằng thế giới tam thiên đạithiên, vò tròn nhét trong hạt bụi nhỏ, có người trí tuệ xem biết, dùng phươngtiện đập vỡ hạt bụi lấy quyển kinh. Trong quyển kinh ghi chép đầy đủ mọi sựthật của thế giới tam thiên đại thiên...”. Quyển kinh dụ thể tánh tuyệt đối hayPhật tánh, hạt bụi dụ thân tứ đại của chúng sanh. Muốn biết mọi sự vật trong vũtrụ, không gì hơn ngay nơi thân này nhận ra thể tánh tuyệt đối, mọi sự thậthiện bày đầy đủ trong ấy. Có ai ngờ trong hạt bụi nhỏ lại chứa quyển kinh tonhư thế, chỉ người trí tuệ (Phật) mới nhận thấy được nó. Chúng ta không khi nàodám thừa nhận mình có thể tánh rộng lớn trùm khắp vũ trụ, mà hằng tự nhận mìnhnhư cây lau, cây sậy trên địa cầu, như hạt cát trong bãi sa mạc. Vì thế, đọckinh Duy-ma-cật thấy nói “ông Duy-ma-cật đưa tay nắm thế giới dời đi nơikhác...”, làm sao chúng ta dám tin. Tôn giả A-nan sau khi ngộ được chân tâm,bạch Phật rằng “con xem thân cha mẹ sanh (so với chân tâm) như hạt bụi trong hưkhông, như hòn bọt ngoài bể cả...(Kinh Lăng Nghiêm). Tuệ Trung Thượng Sĩ, mộtThiền sư Việt Nam,có vị Tăng hỏi: “Sanh tử là việc lớn làm sao giải quyết?” Thượng Sĩ đáp: “Tronghư không dài có chướng gì hai vành xe, ngoài bể cả có ngại gì hòn bọt nổi.” Ýnói rằng, sự sanh tử của thân này đối với pháp thân như hai vành xe ném tronghư không, như hòn bọt nổi trong bể cả, có nghĩa lý gì mà quan trọng. Hạt bụi sánhvới hư không, hòn bọt so với bể cả, giá trị quá rõ ràng, nên nói “viên ngọc vôgiá”.

Sống được với thểtánh này thì diệu dụng vô cùng, lợi mình lợi người viên mãn. Hằng ngày chúng tachỉ sống với vọng tưởng, mà còn có trăm ngàn tác dụng, tạo ra trăm điều ngànviệc. Phương chi sống với thể tánh linh minh thì diệu dụng làm sao lường được.Căn cứ hiện tượng thế gian phán xét, để thấy rõ điều này. Trên thế gian cái gìcàng thô thì dụng càng yếu, cái gì càng tế thì dụng càng mạnh. Như đất thể thôhơn nước, nên bị nước cuốn; nước thể thô hơn gió, nên bị gió đùa. Sức mạnh củagió làm tan cả đất, cuộn phăng cả nước mà không thấy hình dáng tướng mạo gì.Sức mạnh của nguyên tử, của khinh khí cũng tương tợ như thế. Vọng tưởng làtướng tâm duyên theo pháp trần... nên có tướng mạo. Khi tâm ta tưởng quả núi,liền có quả núi hiện nơi tâm, tâm nhớ người liền có người hiện... Dấy tâm thìcó cảnh, tâm cảnh dính liền nhau. Tâm không rời cảnh, đó là tâm hư vọng cũnggọi là vọng tưởng. Cảnh có đến ngàn vạn nên tâm duyên cảnh cũng cả trăm thứ. Cótướng mạo là tâm thô, chia nhiều thứ là bị phân tán. Tâm thô và phân tán nêncông dụng của nó yếu ớt tầm thường. Khi vọng tưởng đã lặng sạch, chỉ còn mộttâm thể linh minh, không hình dáng tướng mạo, nên ứng dụng vô cùng. Đến chỗ nàygọi là “diệu dụng không thể nghĩ bàn”. Bởi diệu dụng không thể nghĩ bàn, nên dụlà Bảo Châu Như Ý. Nắm hạt châu này trong tay thì mọi việc đều như ý, tức làmãn nguyện tự tại. Một bên công dụng tầm thường cuộc hạn, một bên diệu dụngkhông thể nghĩ bàn tự do tự tại, đối chiếu nhau chúng ta thấy rõ giá trị saibiệt của đôi bên rồi.

Chân lý tuyệt đốikhông có ở bên ngoài, mà nằm sẵn ngay nơi chúng ta. Chúng ta muốn tìm nó, phảibiết quay lại mình, đừng chạy ra ngoài tìm kiếm vô ích. Chân lý tuyệt đối nơimình, chính là ông chủ của mình, nhận ra ông chủ thì mọi chân lý trong vũ trụđều thấy rõ. Nhận ra và sống được với ông chủ của mình thì, vòng luân hồi chấmdứt, mọi khổ đau hết sạch, được giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2013(Xem: 6811)
Vào những năm 1974-1996, khi ấy tôi còn ở một ngôi chùa tọa lạc ngoại vi Thành phố. Trước đó, ngôi chùa nầy có một lần trùng tu lại, vì nguyên thủy của nó chỉ xây dựng bằng phương tiện vật liệu nhẹ như; mái, vách tôn, cột, kèo bằng gỗ thao lao, nền chùa lót bằng gạch tàu trông vẽ đơn sơ, mặt sân đất thoáng rộng, dân cư chung quanh còn thưa thớt lắm, nên không gian ở đây còn yên tĩnh hơn bây giờ nhiều.
07/09/2013(Xem: 8888)
Như cuộc sống hiện giờ có ba việc ăn, uống, thở, trong đó chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Thường người ta lo ăn nhiều nhất. Tối ngày chạy lo ăn, nhưng thật ra nếu nhịn ăn mấy ngày có chết không? Không chết. Kế đó là uống, nhịn uống hai ba ngày mới chết. Ðến thở, nhịn bao lâu chết? Trong tích tắc, thở ra mà không hít vô là chết. Vậy mà người ta lại quan trọng ăn với uống, còn thở ra sao thì không biết. Rõ ràng việc tối quan trọng lại lơ là, còn việc không quan trọng thì dồn hết tâm lực vào đó. Như vậy mới thấy cái lầm lẫn của chúng ta thật đáng thương.
06/09/2013(Xem: 8748)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
04/09/2013(Xem: 8884)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma. Muốn hết sợ ma thì cần phải suy tư về thực chất của sợ và ma.
04/09/2013(Xem: 15588)
Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách. Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.
02/09/2013(Xem: 9501)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc
30/08/2013(Xem: 11568)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 10103)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 7635)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10150)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]