Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giây phút định mệnh

24/07/201502:05(Xem: 7165)
Giây phút định mệnh
Xuat gia gieo duyen

GIÂY PHÚT ĐỊNH MỆNH 
Thiện Ý



Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn lan rộng đến mọi người chung quanh, như gia đình, bà con, dòng họ, bạn bè, và đôi khi, cả những thế hệ về sau. 
Đối với chúng ta khi ấy, quyết định đó chỉ là chuyện nhỏ, tầm thường. Nhưng nó thật ra là một quyết định có tính định mệnh trong giây phút đó.  
 
Cho nên khi mình đối diện với những chuyện sanh phiền não, bực giận, oán thù mình phải cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định làm một chuyện gì.  Trong lúc mình đang nông nỗi, mình thích làm một chuyện gì đó để giải tỏa sự căng thẳng, bực tức trong tâm mình, và đây là chuyện dễ làm vì mình có thể làm được ngay.  Nhưng mình phải tự nhắc rằng đây là giây phút quyết định quan trọng.  Nó có thể gây ra những việc nghiêm trọng cho mình và cho người khác.  Mình phải chấp nhận khó khăn, kỷ luật bản thân để không làm điều có hại về sau. 

Sự đau đớn, khó chịu trong lúc mình phải khép mình theo giới luật Phật dạy ít đau đớn hơn cái đau khổ khi mình hối hận về điều mình đã làm trong phút giây định mệnh đó!  Mình cảm thấy mãn nguyện với quyết định về cách hành xữ để thỏa mãn lòng giận hờn, ghen tức của mình và nó có thể mang đến sự khoái trá, hả hê tạm bợ khi đó.  Nhưng kết quả của hành động nông nổi đó sẽ có thể đem đến khổ đau lâu dài về sau. 
 
Trong tâm mình khi ấy sẽ nói rằng:  ‘Chuyện này là chuyện nhỏ, không hệ trọng gì cả.  Nhưng, nếu mình không làm vậy, họ sẽ khinh thường mình!’ Mình đừng nghe những lời dụ dỗ dối trá đó.  Nó sẽ khiến anh làm bậy, xâm phạm những nguyên tắc căn bản đạo đức mà mình lâu nay trân quý, giữ gìn, và sẽ hối tiếc lâu dài về sau.

Câu chuyện về một đứa con chuẩn bị ra trường và trong nhiều tháng anh ta ngắm nghía một chiếc xe thể thao trong phòng trưng bày của một đại lý bán xe ô tô.  Biết rằng cha mình có thể mua nổi chiếc xe đó, nên anh đã ám chỉ cho cha anh ta biết về món quà ra trường mà anh thích nhất.  Ngày ra trường, anh mong chờ một dấu hiệu cho thấy cha mình đã mua chiếc xe đó rồi.  
 
Cuối cùng, sáng hôm đó cha anh gọi anh vào phòng riêng và nói rằng, ông rất hảnh diện vì anh và đưa tặng anh một món quà gói trong một chiếc hộp thật đẹp. Háo hức, nhưng hơi thất vọng anh mở món quà ra, và trong đó anh thấy một quyển kinh thánh bọc bằng da thật đẹp.  Tức giận vô cùng vì không thấy món quà mình yêu thích, anh bật la lớn, “Cha giàu như vậy mà chỉ cho con cái thứ này thôi ư?” Và anh giận dữ bỏ chạy ra khỏi nhà, bỏ lại quyển kinh thánh trên bàn.

Sau nhiều năm từ cha, đi biệt vì giận cha mình đã không mua chiếc xe mới như đã hứa.  Một hôm, anh nhận được tin cha anh vừa mới qua đời, và mọi người mong anh về kế thừa sự nghiệp.  Khi anh về đến nhà, nhìn lại cảnh xưa thì một nỗi buồn man mác xâm chiềm hồn anh. Lục lọi trong phòng của cha, anh thấy quyển kinh thánh xưa vẫn còn đó.  Nước mắt tuôn rơi, anh lần giở những trang kinh, và bất ngờ, thấy một phong thư giấu bên trong.  Khi mở ra, anh thấy một cặp chìa khóa xe và một hoá đơn còn mới toanh với dòng chử in đậm “ĐÃ TRẢ XONG HẾT”, của tiệm bán chiếc ô tô anh khao khát khi ra trường. 

Đọc câu chuyện trên, chúng ta mới thấy rằng, đã bao nhiêu lần mình đã hành xử hấp tấp, nóng vội vì những cảm xúc mạnh khi đó.  Và đã bao nhiêu lần mình đã hối hận vì những quyết định nông nổi, sai lầm trên trong suốt cuộc đời mình.   Khi bắt đầu một ngày, mình nên cầu nguyện chư Phật, chư Bồ tát gia hộ cho mình giữ vững tâm bồ đề, tỉnh giác, chánh niệm, không quyết định làm những chuyện sai trái với lương tâm.  
 
Nhớ rằng, mọi chuyện đều bắt đầu bằng một ý nghĩ trong tâm.  Đây chính là trận địa, nơi quyết định sự chiến thắng hay thất bại của mình.  Phật dạy: “ Tránh xa những ý tưởng bất thiện” (chư ác mạc tác) vì nếu mình để cho chúng mọc rễ, và phát triển trong tâm, sớm muộn gì mình cũng sẽ làm theo chúng.

Như trong sách Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ đề cương của Pháp sư Thích Từ Thông: “ Khi Ngài A Nan đi khất thực ngang nhà Ma Đăng Già là một gái làng chơi. Nàng ta bèn dùng tà chú Tiên Phạm Thiên của đạo Saticala bắt ông vào phòng riêng dụng ý lẳng lơ, diễn trò má dựa vai kề, nâng niu âu yếm, làm cho ông A Nan gần mất giới thể ..”  
 
Thực tình mà nói, rất có thể là Ngài A Nan gần trong gang tấc, suýt mất giới thể vì bị sự cám dỗ dục lạc quá mạnh.  Nhưng trong giây phút định mệnh đó,  Ngài nhớ đến đức Phật, và nhờ vậy mà Ngài vượt thoát được sự cám dổ kinh khiếp của Nàng Ma Đăng Già.  Nếu Ngài A Nan phá giới, thì hôm nay chúng ta có thể đã không có đủ tam tạng kinh điển để mà nghiên cứu, tu học, và cũng có thể là không có cả hàng ngũ Ni giới như ngày hôm nay.  Nên nhớ rằng, muốn sống đời an lạc, chân thật mình phải vượt qua được những thử thách.

Rất là dễ dàng cho ta trong đời quyết định một chuyện gì đó căn cứ theo tình cảm, hay cảm xúc của mình lúc đó và nhượng bộ, cũng như chìu theo ý thích của mình.  Nhưng nếu mình muốn đạt được đỉnh cao trong cuộc đời thì mình phải thành công vượt qua những thách đố và học cách tránh rơi vào những cái bẩy của sự cám dỗ dục lạc, và những quyết định sai lầm mà sẽ khiến mình hối hận suốt đời và đánh mất giá trị con người mình.  
 
Cám dỗ luôn có mặt khắp nơi và đủ loại – nào là cám dỗ dụ mình bỏ cuộc, dụ mình nhụt chí, dụ mình đổi đen thành trắng, dụ mình làm bậy để xóa những sai lầm do chính mình tạo ra.  Để cưỡng lại những cám dỗ trên, không phải là điều dễ dàng.  Cho nên hành trì, tu niệm thường xuyên sẽ giúp mình vượt qua những cám dỗ của tâm thức, hoặc theo thói quen đã chứa sẵn trong tâm thức. Nên Tổ Huệ Năng có dạy: “Nếu nói về Phật tánh thì không có gì khác biệt giữa một kẻ ngu và một ông thánh. Một niệm giác ngộ thì người đó sẽ thành Phật. Một niệm si mê thì người kia sẽ thành một kẻ ngu.”

Sở dĩ, Phật dạy mình phải luôn tỉnh giác, chánh niệm là để giúp mình tránh được những giây phút quyết định sai lầm, mà theo tập khí quen thuộc, có thể dễ dàng thực hiện.  Như ông bà mình thường dạy:  Một khi mà ly nước đầy đã hất đổ xuống đất thì khó mà hốt lại được nữa! Cho nên, để tránh được những sai lầm này chúng ta phải luôn tỉnh giác, đặc biệt là trong những lúc mình đang xúc động dâng trào.  
 
Con người, ai cũng có tình cảm nhưng nếu chỉ dựa vào những cảm thọ để hành xử thì chúng ta sẽ làm nhiều điều sai quấy và sẽ hối hận không nguôi. Nên một trong bốn căn bản của thiền quán (quán thân, quán thọ, quán tâm, và quán pháp) mà Phật đã dạy, là quán sát cảm thọ của mình.  Trong Kinh Trung Bộ số 10, có bài kệ dạy quán cảm thọ như sau:

Kế đến, quán cảm thọ
Là cảm giác thân, tâm
Gồm ba loại: Khổ, vui,
Và không vui không khổ.
Tuệ tri từng cảm thọ
Là nghe ngóng theo dõi
Sinh, trú diệt của nó
Chính niệm, gột tham ưu. 
(Ni sư Trí Hải dịch)   

Nhờ có chính niệm chúng ta tránh được những cảm thọ vui, khổ (tham ưu) khiến dẫn mình đến những quyết định sai trái.  Cho nên, tuệ tri hay thấy biết từng cảm thọ sẽ mang ta đến đạo lộ an lạc, giải thoát vì những quyết định sáng suốt, dù đôi lúc, mình phải cắn răng kham nhẫn để vượt qua những cám dỗ để thỏa mãn lòng mình trong nhất thời!  

Những cảm xúc thường ngày như sự cô đơn, lo sợ, buồn chán, hay hoảng sợ sẽ dễ khiến mình hành động nông nỗi.  Tuệ tri hay thấy biết những cảm thọ của mình, không phải là một cách sống che đậy, giấu kín, hay đè nén, mà là nhận biết, cảm thông, và tiếp cận với những xúc cảm mình đang trải nghiệm. 
 
Hầu hiểu rõ con người thật của mình và những thói quen hành xử dựa vào những cảm xúc trên. Những người thành danh trong đời đều phải trải qua những thử thách này.  Và chỉ khi nào họ vượt qua được những cám dỗ, những dằn vặt, khổ đau, và quyết định không nhượng bộ những sự cám dỗ đó để làm những điều trái với lương tâm nhằm thỏa mãn bản ngã của mình, thì họ mới thực sự là kẻ chiến thắng.     


Thiện Ý
 
(tháng 7, 2015)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5763)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, . . .
08/04/2013(Xem: 17314)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 23221)
Quyển sách không nhằm vào chủ đích phân tích những gì trong kinh điển mà đúng hơn là để nhắc nhở chúng ta hãy nên nhìn thẳng vào bản chất của chính mình và của mọi vật thể chung quanh hầu giúp chúng ta biết ứng xử thích nghi hơn với cái bản chất ấy của chúng và để giúp chúng ta trở thành những con người sáng suốt, hoàn hảo và an vui hơn. Bản dịch sang tiếng Việt này được dựa vào ấn bản tiếng Anh của Rod Bucknell và tiếng Pháp của Jeanne Schut trên đây.
08/04/2013(Xem: 14706)
Thời gian cứ mãi trôi. Vạn vật tiếp nối đổi dời thay hình biến sắc chẳng dừng. Bởi tâm người bất định, nên hình thành cảnh vật không thường. Chúng sanh tâm vô thường, nên hình thành cảnh vật bất an. Khác với tâm chúng sanh, tâm những người giác ngộ thì an định, nên tạo thành cảnh vật thường lạc. Vọng tưởng là trạng thái tâm thức si mê, tham vọng, phiền não đảo điên. Bất loạn là thể hiện tâm trí giác ngộ, thường nhiên an lạc.
08/04/2013(Xem: 27506)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).
08/04/2013(Xem: 8614)
Đứng nhìn Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vươn cao lên trên bầu trời, một hình ảnh quá thiêng liêng và tuyệt đẹp. Tượng Ngài màu trắng nổi bật trên nền màu xanh, có những đám mây trôi qua, nhẹ nhàng càng tô điểm thêm vẻ đẹp, . . .
08/04/2013(Xem: 8541)
Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Nhân dịp vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Đề Hải xin đăng một bài giảng của Hòa Thượng vào ngày 16 tháng 3 năm 1976 trong dịp Quán Âm Thất.
08/04/2013(Xem: 8448)
Mấy ngày vừa qua, thành phố Houston- Texas, mưa thật nhiều. Không biết lượng nước mưa từ đâu đổ dồn về, có lúc kéo dài 21 ngày liên tục. nhiều vùng bị lụt, nhiều nơi bị những cơn giông làm sụp nhà cửa. Theo tin tức đã có 13 người chết.
08/04/2013(Xem: 9796)
Cuộc đời hoằng pháp của Đức Thích Ca được nhân loại chiêm ngưỡng, khảo nghiệm dưới nhiều góc độ: giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử học... Song, tất cả đều có chung một mẫu số rằng: "Suốt 25 thế kỷ qua, Đức Phật, người sáng lập ra đạo Phật ...
08/04/2013(Xem: 21388)
Sa di nam, tiếng Phạn là Sramanera, và Sa di ni là Sramanerika. Sa di thường được dịch là tức từ. Tức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng trái tim của một vị bồ tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được nhắc nhở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]