Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền giữa đồng sen

26/07/201509:34(Xem: 7378)
Thiền giữa đồng sen

Canh dong sen -2
Thiền giữa đồng sen

Tôi bước xuống sân bay Cần Thơ vào một chiều nắng đẹp. Tôi ít có dịp dùng sân bay ở quê nhà vì các chuyến bay quốc tế tôi thường về Tân Sơn Nhất và ở đây không có chuyến bay kết nối đến Cần Thơ. Ấn tượng đầu tiên là sân bay sạch sẽ, dịch vụ tốt, nhân viên thân thiện, wifi miễn phí chạy êm ru.

Tôi đặc biệt thích không gian mở với tầm nhìn phóng ra vườn cây xanh mướt phía ngoài. Sân bay nhỏ nhưng tươm tất, có thể nói là sạch nhất trong số những sân bay mà tôi từng biết ở Việt Nam, và cả ở các sân bay quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Cho điểm 10 dịch vụ cũng không phải là quá hào phóng cho một sân bay địa phương như ở đây.

Nhưng sự hài lòng của tôi, một hành khách, chưa dừng lại ở đó. Khi xe chạy ra ngoài tôi kịp nhìn thấy hai hồ sen lớn ở hai bên lối vào. Đẹp không thể tả! Và tôi biết, mình, một người con đất Việt, đã về đến nhà.


Canh dong sen -3

Sen có thể sinh trưởng tốt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ là một loài hoa đẹp, sen còn mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh với những quốc gia theo đạo Phật hoặc chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Tại Việt Nam, thật không khó để nhận thấy sự hiện diện của hoa sen trong đời sống hàng ngày của người Việt. Nhưng phải đến khi đi xa lâu ngày trở về tôi mới nhận thấy hồn sen đã len lỏi vào từng hơi thở của văn hoá dân tộc mình.

Chuyện ở Australia, mùa xuân năm ngoái, tôi đến Lễ hội hoa Toowoomba - một thành phố vùng ven ở Queensland. Chuyến đi ngắn nhưng để lại trong tôi nhiều cảm xúc về một vùng quê yên bình và những người dân thích làm vườn tược (không nhất thiết phải là nhà vườn chuyên nghiệp). Mỗi năm Thành phố Toowoomba tổ chức cuộc thi nhà vườn đẹp với sự tham gia nhiệt tình của người dân địa phương. Kết quả những nhà vườn đẹp nhất sẽ được kết nối lại thành một chuỗi những điểm đến trong chương trình chính thức của Lễ hội hoa kéo dài trong 10 ngày thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan. Tính đến nay, tôi đã đến Lễ hội này 3 lần và chưa một lần nào thất vọng về cách tổ chức và nội dung luôn có điều bất ngờ, mới lạ.

Những tour ngắm hoa ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu năm nào cũng nhộn nhịp thu hút khách thập phương đến thưởng lãm. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của muôn nghìn loài hoa, công đầu phải kể đến chiến lược của nhà quản lý đã kết nối những nhà vườn và doanh nghiệp hưởng ứng kế hoạch chung của thành phố, những nhà cung cấp dịch vụ liên quan như khách sạn, nhà hàng, các tour liên kết đến thành phố và quảng bá sự kiện đến du khách thập phương.

Hoa đẹp ở Việt Nam không thiếu. Nhưng hoa đẹp thôi thì cũng chưa đủ để giữ chân và làm hài lòng du khách nếu các dịch vụ liên quan không được đáp ứng. Có dịp tiếp xúc với một số cơ quan hữu trách ở một số tỉnh, thành, tôi ghi nhận được những tín hiệu rất tích cực khi nhiều nơi đã bắt đầu dành nhiều quan tâm đến phát triển du lịch và sản phẩm đặc thù của địa phương mình. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy những nỗ lực đơn lẻ của từng địa phương vẫn chưa đủ sức để tạo một cú hích khi bản thân một sản phẩm du lịch tự nó không tạo nên một thương hiệu đáng khao khát nếu không có chương trình định vị và quảng bá phù hợp.

HuynhThiNgocHanTác giả Huỳnh Thị Ngọc Hân
Thạc sĩ PR & kinh doanh quốc tế


Những cánh đồng sen bạt ngàn ở miền Tây Nam Bộ hay vô vàn những ao sen trên khắp đất nước không thể cất cánh nếu hình ảnh hoa sen chỉ được gắn trên logo của Vietnam Airlines, hoặc phổ biến hơn một chút là nơi các chị em diện yếm đào thướt tha chụp ảnh. Gần đây, tôi đến tham quan Khu di tích Gò Tháp tại tỉnh Đồng Tháp, nơi ghi nhận nhiều dấu tích của nền văn hóa Óc Eo. Trên nóc đài quan sát, một bên là rừng tràm bạt ngàn, một bên là đồng sen bát ngát trải dài đến ngút tầm mắt. Tôi không thể chờ để được chạy ngay ra giữa đồng sen để thưởng thức cái bình yên của mảnh đất này. Tôi tưởng tượng ra cảnh Phật ngồi thiền giữa cánh đồng sen, yên bình tuyệt đối. Đến nơi, một dãy những chòi lá được dựng lên với những món đặc sản xứ Sen Hồng, không thiếu món rượu sen 39 độ mạnh chẳng kém Vodka. Không có chỗ thiền, người ta nhậu giữa đồng sen.

Bali có khóa thiền 5.000 đôla Mỹ một tháng, khách xếp hàng cả năm mới đến lượt đi. Tôi nghĩ tại sao Việt Nam không có tour thiền giữa đồng sen độc nhất vô nhị trên thế giới nhỉ?

Huỳnh Thị Ngọc Hân

vnexpress.net

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2013(Xem: 8886)
Như cuộc sống hiện giờ có ba việc ăn, uống, thở, trong đó chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Thường người ta lo ăn nhiều nhất. Tối ngày chạy lo ăn, nhưng thật ra nếu nhịn ăn mấy ngày có chết không? Không chết. Kế đó là uống, nhịn uống hai ba ngày mới chết. Ðến thở, nhịn bao lâu chết? Trong tích tắc, thở ra mà không hít vô là chết. Vậy mà người ta lại quan trọng ăn với uống, còn thở ra sao thì không biết. Rõ ràng việc tối quan trọng lại lơ là, còn việc không quan trọng thì dồn hết tâm lực vào đó. Như vậy mới thấy cái lầm lẫn của chúng ta thật đáng thương.
06/09/2013(Xem: 8746)
Lý số, đông y là nghề của bố chồng tôi. Không rõ nhờ cụ thực tài hay tại hành nghề miễn phí, không nhận thù lao của khách nên khách của cụ khá đông. Một ngày, năm đó tôi vừa 23 tuổi, có một vị khách đặc biệt đến nhà giữa lúc bố tôi đi vắng. Vị khách tướng tá khác phàm, râu tóc bạc phơ, cốt cách như một tiên ông. Cụ mặc chiếc áo dài the, đầu đội khăn đóng như bố chồng tôi vậy, tay cụ cầm gậy trúc và tự xưng là bạn của bố tôi mặc dù xưa nay tôi chưa hề gặp cụ bao giờ. Tôi mời cụ vào nhà.
04/09/2013(Xem: 8884)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma. Muốn hết sợ ma thì cần phải suy tư về thực chất của sợ và ma.
04/09/2013(Xem: 15586)
Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách. Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.
02/09/2013(Xem: 9499)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc
30/08/2013(Xem: 11567)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 10102)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 7633)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 10147)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
22/08/2013(Xem: 8678)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]