Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân cửa Thiền

13/05/201312:56(Xem: 10111)
Xuân cửa Thiền
Cho Trọn Mùa Xuân


Xuân Cửa Thiền

HT. Thích Đức Niệm
Nguồn: www.quangduc.com


mai-5Hôm nay ngày đầu xuân năm mới, ngày xuân tết, tôi chân thành gởi đến quý vị lời cung chúc tân xuân vạn hạnh.

Thưa quý vị, xuân trần gian là xuân theo thời tiết tháng năm, xuân nằm trong quỹ đạo luân hồi sanh diệt tương sanh tương tồn tương biến của hiện tượng âm dương đất trời. Vì bản chất tương sanh tương diệt thoạt hiện thoạt không của xuân trần gian, nên khi xuân đến xuân đi vạn vật cũng theo đó mà hiện tướng:

Xuân về hoa lá xanh tươi
Xuân đi hoa lá rã rời héo hon!

Bản chất của xuân trần gian thì mong manh theo thời gian hiện thành lẽ sanh diệt trong từng nhịp tim bóp thắt theo đó mà sanh ra hiện tượng thăng trầm tươi héo héo tươi, nên bàng bạc ẩn hiện trạng thái suy tàn ngay khi xuân đến và hiển lộ cảnh tượng tiêu điều khi xuân đi. Xuân đến lòng người rộn rã tươi cười, xuân đi ai đó hững hờ kém vui:

Hoa xuân không nắng cũng phai màu
Trên mặt người kia in vết đau.

Bản chất của xuân trần gian là vô thường giả tạm, một thứ xuân ngoại cảnh hạn định theo thời gian mùa tiết, chứ nào phải xuân phát xuất từ nội tại xuân lòng. Do vậy một khi xuân lòng chưa nẩy nở, xuân tâm thức chưa khai mở thì, dòng sinh thức của chúng sanh vẫnphải còn ảnh hưởng buồn vui với hiện trạng của xuân trần gian ngoại tại. Nỗi u uẩn thầm kín nơi mọi cõi lòng người xúc động khi xuân đến xuân đi. Còn thấy xuân đến xuân đi thì còn lưu lại cảnh tượng tươi héo vui buồn, hân hoan tương phùng hay sầu bi ly biệt, còn hiện tượng hả hê chúc tụng hay chua xót rơi lệ đau thương trên khắp vạn ngả đường trần thế: Mẹ mong đợi con về để đoàn tụ ba ngày xuân tết, nhưng bóng hình con biền biệt. Vợ mỏi mòn ngóng trông chồng về đoàn tụ ngày xuân, nhưng xuân đã đến rồi xuân lại đi mà chồng vẫn biệt vô âm tín. Có kẻ than thầm trách phận: Xuân đến mà sự nghiệp dở dang tan tành, đã mấy mùa xuân rồi mà công chưa thành, danh chưa toại!

Xuân đến cũng là dịp để cho người trần thế tỉnh cơn mê trong trường canh mộng, có giây phút sống lại với chính mình sau những tháng năm lặn lội mệt mỏi trên đường đời và cất lên lời thương than cho vận nước: Mười mấy mùa xuân rồi mà đất nước vẫn băng hoại rách nát, dân tình vẫn thống khổ đói nghèo lầm than, người dân Việt hiền lành vẫn tiếp tục trong tình trạng hiểm nguy bỏ nước ra đi, người dân Việt vẫn còn cảnh trôi sông chìm biển chết rừng chết bụi. Đau đớn hơn nữa, cảnh tượng người ăn thịt người trên bể cả, ngục tù vẫn chưa hết áp bức hành hạ người thương nước yêu tự do. Đã bao mùa xuân đến rồi xuân đi, mà hằng vạn triệu người xa làng nước vẫn cam phận ngồi nơi đất khách, mang kiếp tha hương, với cõi lòng buồn thương tê tái trong mùa xuân ly hương vô vị, phải chứng kiến trạng huống phân ly chia rẽ của đồng bào ruột thịt cấu xé hãm hại lẫn nhau!

Xuân đến để làm gì hỡi xuân? Phải chăng để cho người trần thế chất chồng tuổi đời thêm cao, mà vẫn bụng trống lòng không, thực tế đối vời đời thì vô dụng, đối với đạo là chướng duyên, bởi đã đánh mất cái thiện tâm, cái thiên lương đã ô uế hoặc tự hủy cái tâm đạo đức, để ngày ngày đắm sâu vào danh lợi dục tình, tăng trưởng phàm tánh, gây họa hại cho đạo và đời! Nếu chỉ biết vui theo xuân trần gian để rồi đắm chìm trong ngũ dục lạc mà không biết phản tỉnh nội tâm để khai triển xuân lòng, xuân chơn thiện mỹ thì mỗi lần xuân đến chỉ chất chồng thêm tuổi tác già nua và đắm chìm sâu trong sông tình biển ái, quay cuồng lầm lạc trong bãi sa mạc tha ma nhục dục lỗi lầm, rốt cuộc tinh thần đói khát, trí huệ mịt mù không biết bao giờ mới ra khỏi trần lao. Nếu cứ sống mãi trong tình thức, tham tâm chấp kiến ngã si tà mạn, mơ tưởng viễn vông, si mê tham vọng, cảm tình mù quáng thì vô tình tự dối lương tâm, chỉ tạo thêm cùm kẹp xích xiềng để rồi tự hủy diệt bản chất thánh thiện xuân lòng mà xưa nay vốn sẵn có.

Xuân lòng chỉ nẩy nở, khi cõi lòng trong sạch, não phiền đã nhẹ vơi tâm thanh thản rộng mở. Cõi lòng thanh thản là khi thực sống với lương tâm mình trong trạng thái tâm hồn thanh tịnh, chính mình ý thức đối diện với lương tâm, tư duy quán chiếu, hồi quang giác tỉnh, thấy mình không hổ thẹn với chính lương tâm mình, lại thấy lòng phẳng lặng hồn nhiên không gợn sóng tà niệm lăng xăng, ấy là thời điểm của xuân lòng hiển lộ, hoa xuân lòng chớm nở.

Khi mà xuân lòng chưa hiển lộ thì dù cho mấy độ xuân trần gian đến đi, thì cũng vẫn chỉ như những đám mây hồng nhẹ trôi trong buổi hoàng hôn rồi tan biến, chẳng làm cho người cảm nhận được thanh khí mát lành mùa xuân. Thấu triệt lý sanh diệt xuân trần gian bọt bèo mong manh như bản tính của mây ngàn lãng đãng buổi hoàng hôn, như những hạt sương lóng lánh trên ngàn cây ngọn cỏ hoa lá buổi sáng tinh sương, cảnh tượng đó có bao giờ trường cửu? Bản chất của xuân trần gian vốn không trường cửu, nên đã lưu lại cho lòng người biết bao nỗi niềm chua xót! Bởi thế, một khi xuân lòng rộng mở thì xuân trần gian cũng theo đó trở nên tươi đẹp khắp cả mọi thời mọi nơi. Thi nhân đã nói:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Chỉ khi nào lòng người thanh tịnh thản nhiên tự tại trước mọi sự đổi dời của đất trời cảnh vật, thì lúc đó cõi lòng rộn nở hoa xuân, tâm xuân nhìn thấy đâu đâu cũnglà xuân, khắp vũ trụ hoa xuân tươi nở ngạt ngào. Thế nên, muốn hưởng mùa xuân chơn thường hạnh phúc thì trước nhất phải xây dựng tâm xuân. “Tâm xuân vũ trụ đều xuân.” Tâm xuân thì vạn vật xuân. Kinh Hoa-Nghiêm nói:

Tâm như công họa sư
Tạo chủng chủng chư pháp.

Tạm dịch:
Tâm như họa sĩ tài ba
Tùy theo cảnh vật tạo ra muôn ngàn.

Tâm không an thì cảnh vật u buồn ảm đạm thê lương. Dù cho xác pháo đầy đường, muôn hoa phô sắc để tô điểm cho xuân trần gian thêm phần hương sắc, mà tâm bất an thì xuân lòng vẫn chưa khai thác, tiếng hát xuân trần gian cùng với muôn ngàn hương hoa sắc thắm trên đời chỉ gợi thêm sự buồn tủi chua xót đau thương. Khi tâm người thanh tịnh, lòng người an định thì cảnh giới tâm linh rộng mở, lúc đó hoa xuân lòng mới rộn nở hòa điệu cùng hoa xuân đất trời. Bấy giờ tâm xuân rung động hòa điệu cảm thông với xuân vũ trụ. Khi tâm xuân hòa điệu cùng xuân vũ trụ tạo thành nguồn an vui bất tận, thì lúc đó nhạc xuân lòng hòa cùng nhạc xuân vũ trụ tạo thành bản nhạc muôn điệu vi điệu huy hoàng thanh thoát trong ánh xuân dương.

Tâm tịnh lòng an định thì không những toàn triệt chân lý vũ trụ, mà tâm thể cũng theo đó hòa điệu nhịp nhàng cùng với bản thể các pháp, thấu suốt tận cùng sự chuyển biến của dòng sanh mệnh tâm thức của chính bản thân và của vạn vật cùng ngàn sao vũ trụ bao la. Xuân lòng thể nhập cùng xuân vũ trụ ấy là hiển lộ tâm xuân, xuân cửa thiền.

Xuân cửa thiền là mùa xuân chứa chan nguồn sống của vạn loại sanh linh. Thế nên, xuân cửa thiền phát triển là xuân muôn thời muôn thuở, xuân miên viễn siêu vượt mùa tiết tháng năm. Xuân cửa thiền là tâm xuân, mùa xuân của nguồn sống tâm linh, mùa xuân được kết tinh bằng năng lực định huệ. Nhị tổ Huệ-Khả đã không quản ngại mưa gió tuyết băng, trải suốt mấy năm trường quỳ hầu cạnh sơ tổ đạt-Ma cũng chỉ cầu được “an tâm” để trọn hưởng mùa xuân lòng. Tâm an thì lý đắc. Thân tâm thanh tịnh thì cảnh giới thênh thang, muôn ngàn hương sắc. Thân tâm thanh tịnh thì gia đình hạnh phúc, thế giới hòa bình, ấy là khi chúng sanh đã đạt xuân cửa thiền, xuân thường tại. Tâm xuân thì cảnh vật xuân, cõi lòng rộng mở. Tâm an thì phát sanh trí huệ, thể hiện tinh thần đại đồng, nơi nơi hoa xuân rộn nở ngát hương giải thoát. Ấy chính là bản thể đặc thù của tâm xuân, mùa xuân vượt ngoài năm tháng. Vì muốn được cảnh giới của tâm xuân mà Huệ-Khả đã phải ròng rã thân để ầu được “an tâm”:

Tâm xuân vũ trụ đều xuân
Tâm buồn thế giới đâu đâu cũng buồn.

Muốn đạt được tâm xuân trước tiên phải đoạn dứt duyên trần, tâm an định trong sạch vọng niệm, bặt hết ý phân biệt. Còn phân biệt là còn hiện tượng sanh diệt, còn trạng thái thịnh suy, còn mầm mống thị phi vui khổ. Nên sơ tổ Đạt-Ma đã khuyên đồ chúng dứt duyên trần để thật sự đạt tâm xuân ngõ hầu thấy bản tánh đạt đạo. Ta hãy nghe Đạt-Ma thiền tổ dạy:

Ngoại tức chư duyên
Nội tâm vô đoan
Tâm như tường bích
Khả dĩ nhập đạo.

Tạm dịch:
Ngoài dứt các duyên
Trong không nghĩ lường
Tâm như tường vách
Mới thể nhập đạo

Tâm đối với ngoại cảnh không dính mắc thì lòng mới thanh thản tự tại. Đối với các hiện tượng thăng trầm vinh nhục của thế sự không bận lòng, trong trạng thái dửng dưng hồn nhiên an định bất động như tường vách là đạt đạo, là tâm xuân. Tâm xuân là tâm không phân biệt, không biên giới không gian, tức là chơn tâm thường tại, tâm vật không hai. Ấy là chơn tâm, tâm xuân muôn thuở, lòng xuân rộng mở bao la, khi đó cảnh giới của tâm hài hòa dung thông nhìn thấy khắp bầu trời nơi nơi hoa cười chim hót, người vật không còn ngăn cách, vạn vật hanh thông không chướng ngại.

Trong cảnh giới chơn tâm không tịch hòa đồng tâm vũ trụ “tâm xuân vũ trụ đều xuân,” Hòa-Thượng Hương-Hải nhắc nhở người đời nên thường hằng tu tập quán chiếu tâm để tâm mình đạt đến cảnh giới “tâm không,” tức là không vướng mắc, không chấp trước, không giao động, không phân biệt, không biên giới giữa mình và cảnh, giữa tâm và vật, mà nên vô tâm để đạt lý đạo, suốt thông lẽ huyền vi, thể nhập vào xuân vũ trụ. Hương-Hải nói:

Tầm ngưu tu phỏng tích
Học đạo quý vô tâm
Tích tại ngưu hoàn tại
Vô tâm đạo dị tầm

Tạm dịch:
Tìm trâu tìm dấu chân trâu
Dấu còn trâu chẳng mất đâu bao giờ
Xin ai học đạo chớ ngờ
Vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm

Vậy muốn đạt đạo trước phải quán sát tâm đến chỗ “vô tâm.” Muốn vô tâm thì trước phải an tâm. Vô tâm là không đắm trước duyên trần, chẳng khác nào như trăng sáng không vướng mây, mặt trời không lay động, như nước sông không dậy sóng, ấy là xuân lòng đạt thông cùng vũ trụ. Như cảnh giới tâm thanh tịnh nhập diệu lý kinh cùng lúc ấy thể nhập bản lai vạn vật, toàn cảnh vật ảnh hiện thành cảnh xuân, trời xuân bướm lượn hoa cười, tăng nhân đã bật cười với cõi lòng sáng ngời thanh thoát trong cảnh giới bản lai thường tịch của vạn pháp:

Chư pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng oanh đề liễu thượng

Tạm dịch:
Các pháp xưa nay vốn tự như
Không sanh không diệt cũng chẳng hư
Xuân đến trăm hoa đều rộn nở
Liễu biếc oanh vàng vui hót cười

Xuân cửa thiền là xuân bình thản an lạc không đến không đi, không trong không ngoài, không còn không mất, không sanh không diệt, không thịnh không suy. Vạn vật xưa nay vẫn tự như, hoa lá vẫn tươi cười, oanh vàng vẫn ca hót khắp mọi thời muôn thuở “đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết.” Đạt đến cảnh giới thường nhiên như thế thì lòng người mới an vui tự tại giải thoát, mới trọn hưởng mùa xuân cửa thiền, mùa xuân miên viễn, tâm cảnh dung thông chơn thường đâu đâu cũng là hương sắc trời xuân.

Khi tâm an thì đạt được xuân vạn vật vũ trụ, không còn bận lòng trước trạng thái đến đi thịnh suy, ấy là lúc xuân lòng ngát hương vượt ngoài xuân trần gian tháng năm mùa tiết. Khi tâm thật an, lòng thật thanh thản, không xao xuyến trước cảnh hợp tan nở tàn đến đi ly biệt, thì lúc ấy tâm người thể nhập vào tâm vũ trụ, và nhìn thấy đâu đâu và lúc nào cũng là hương sắc mùa xuân; hoa xuân nở khắp mọi thời, trời xuân vui đẹp khắp nơi, như tăng nhân đã nói:

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Hôm qua xuân trước một cành mai.
(Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.)

Muốn đạt được xuân cửa thiền thì trước tiên lòng phải rũ sạch trần duyên tham sân chấp ngã, mới trọn hưởng được xuân thiền thường tại miên viễn. Xuân cửa thiền là xuân đạo hạnh, là xuân lòng thanh tịnh thản nhiên như gió mát trăng trong, như lòng xuân Di-Lặc.

Thưa quý vị,

Xuân này đã là mười hai mùa xuân ly hương. Mười hai mùa xuân đất nước dân tộc lắm nỗi tang thương chưa bao giờ có trong lịch sử Việt-Nam, kể từ ngày lập quốc. Chúng ta nên tĩnh tâm suy nghiệm để còn kịp cứu mình giúp người. Có suy nghiệm, có hồi tâm tư duy quán chiếu để nhận rõ diễn biến của tâm thức và cảnh vật, như thế thì kiếp sống của ta bỏ nước ra đi mới có ý nghĩa, và đó cũng là cơ hội cho ta mở rộng lòng vị tha, thanh tịnh hóa thân tâm, để trọn hưởng hương vị xuân cửa thiền thường nhiên thanh thoát miên viễn hòa cùng với mùa xuân thiêng liêng đất trời, nhịp nhàng hòa điệu cùng hồn thiêng sông núi Việt-Nam muôn đời ngời sáng ngát hương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2011(Xem: 7799)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7460)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8475)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9325)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8899)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7122)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 16982)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7451)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9561)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8358)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]