Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư (Cư Sĩ Diệu Danh viết và diễn đọc)

11/12/202109:15(Xem: 6111)
Cảm Niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư (Cư Sĩ Diệu Danh viết và diễn đọc)



dieu danh-18
Cư Sĩ Diệu Danh



CẢM NIỆM TRI ÂN
TRONG LỄ MÃN KHÓA LỚP GIÁO LÝ ONLINE
NĂM THỨ HAI TRONG THỜI GIAN CÁCH LY ĐẠI DỊCH COVID-19

Do Phật tử Diệu Danh viết và diễn đọc



 

 

Con xin đảnh lễ Đức Như Lai: Bậc nương vào chân như mà thành chánh giác.

Con xin đảnh lễ bậc Ứng Cúng: Người xứng đáng để hưởng sự cúng dường.

Con xin đảnh lễ đấng Chánh Biến Tri: Bậc có khả năng hiểu biết, đúng đắn, cùng khắp tất cả các pháp.

Con xin đảnh lễ bậc Minh Hạnh Túc: Vị có trí tuệ và phúc đức vẹn toàn.

Con xin đảnh lễ đức Thiện Thệ: Bậc khéo léo vượt qua mọi trở ngại và ra đi một cách tốt đẹp, dùng thiết trí để độ các chúng sanh

Con xin đảnh lễ đấng Thế Gian Giải: Bậc thấu rõ những gì xảy ra trong 10 phương thế giới

Con xin đảnh lễ đức Điều Ngự Trượng Phu: Bậc có khả năng dùng phương tiện khéo léo để điều phục, nhiếp hóa người tu hành đạt được giác ngộ giải thoát, dẫn đến Niết bàn

Con xin đảnh lễ đấng Thiên Nhân Sư: Bậc Thầy của chư Thiên và loài người.

Con xin đảnh lễ Phật Thế Tôn: Bậc giác ngộ, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn được thế gian tôn kính.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Thượng Tọa Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Tâm Phương,

Kính bạch Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng,

Kính bạch Đại Đức Tri Sự Thích Đăng Từ,

Kính thưa quý Phật tử gần xa hiện diện,

Thật là một phước duyên và hân hạnh cho con hôm nay được tham dự lễ mãn khóa lớp Giáo Lý Online năm thứ hai, trong thời gian cách ly bởi đại dịch covid-19. Thật là một phước duyên hiếm có, khó đạt được cho hàng đệ tử chúng con, vì đại dịch thế kỷ chết chóc buồn khổ xảy ra khắp nơi, con người mặt đối mặt mà không nhìn ra được, chẳng nhận ra nhau những ánh mắt, những nụ cười thân quen, chỉ đến với nhau bằng tấm lòng mà con thường hay nói đùa là “khẩu trang che mặt chẳng che lòng“, nhưng với bản nguyện “vô duyên đại từ" và "đồng thể đại bi" mà Thượng Tọa giảng sư Thích Nguyên Tạng đã kiến lập đạo tràng Pháp thoại online này để mang bình an đến cho mọi người.

Kính bạch quý Ngài,
Kính thưa quý vị,

Nhân duyên của con đến với đạo tràng Pháp thoại online, khởi nguyên từ cuối năm 2019, con được Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác Thích Như Điển giới thiệu con đến Trang nhà Quảng Đức và phát tâm đọc bài để phổ biến, giúp cho những độc giả lớn tuổi không đọc được mặt chữ, chỉ nghe qua âm thanh mp3, từ đó con có phước duyên diễn đọc lại những bài trình pháp của cư sĩ Quảng Tịnh Tâm và cư sĩ Huệ Hương, cũng là 2 dược sĩ về hưu, nhưng tinh tấn nghe pháp và ghi chép lại cẩn thận sau khi nghe Thượng Tọa giảng, nhờ thiện căn, phước đức và nhân duyên này đã giúp con gián tiếp nghe pháp thoại, giúp hiểu được tôn chỉ của Tổ Sư Thiền, của pháp môn tiệm tu đốn ngộ mà Thượng tọa đã ban dạy suốt 2 năm qua; những lời pháp của Thượng Tọa đã giúp cho con có cơ hội nhìn lại đời sống tất bật của mình và con thật sự giật mình khi nghe Thượng Tọa kêu gọi mọi người rằng:

“Dù làm bao nhiêu việc
Lợi ích cho nhiều người
Tu tập và giải thoát
Là mục đích cuối cùng”

Con thật sự xúc động khi nghe lời khuyên này của Ngài, đời con chông chênh trong biển đời vô tận, mãi lo cho gia đình, hết người này đến người khác mà con quên mất đi trách nhiệm và bổn phận của bản thân mình là “giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi”, khi hiểu ra điều này, tâm con lắng đọng lại, thu xếp gọn gàng những việc vặt của nhân tình thế thái để dọn đường cho đời sống tâm linh của mình.

Hôm nay nhân lễ mãn khóa, con xin phép bày tỏ những dòng cảm niệm tri ân đến Thượng Tọa sau mỗi lần đọc bài giảng của Ngài:

 

Lắng lòng nghe tiếng pháp âm
Thượng Tọa Nguyên Tạng tận tâm trao truyền
Ngoài kia dịch bệnh triền miên
Khẩu trang che mặt chẳng nhìn thấy nhau
Vui thay pháp Phật nhiệm mầu

Online giảng pháp cần cầu Thầy trao
Nói cười chia sẻ bảo nhau
Nương thuyền Bát Nhã mau mau tìm về
Cùng nhau thoát khỏi bờ mê
Tìm về bến giác Tào Khê suối nguồn

****

 

Đức Phật bên đóa hồng liên
Mỉm cười bắt ấn bản môn hiện tiền
Thương người sao lắm ưu phiền
Nhận ra phiền não Phật liền ở đây
Tìm Phật ngay chính thân này
Tâm tức là Phật hiển bày ngay tâm.

*********

Chắp tay kính lạy Phật Đà
Tín thành tâm niệm nhà nhà an vui
Cầu cho dịch bệnh qua rồi
Nối vòng tay lớn cho đời nở hoa
Cầu cho vi rút cô na
Nghiệp lực chóng hết hóa ra kiếp người
Đừng gây thù oán ai ơi
Nhân quả báo ứng đời đời trả vay
Một câu niệm Phật vui thay
Tịnh Độ hiển hiện nơi đây, Ta bà
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha
Đi qua, đi qua, qua bờ kia, qua đến bờ kia vui thay
Vui quá! Vui quá! Vui quá! Thong dong thuyền từ.

 

Con kính cảm ơn Thượng Tọa giảng sư đã tạo duyên lành cho hàng đệ tử chúng con được nghe pháp Online, mọi người đều được thấm nhuần ơn pháp nhũ, thân tâm thư thái, nhẹ nhàng trong niềm vui Đạo Pháp.

 

Về đây đảnh lễ Phật
Ở Tu Viện Quảng Đức
Melbourne nơi Úc Châu

Trái tim Người bất diệt
Lửa thiêu hết hận thù
Tham, sân si tiêu diệt
Đóa hồng liên rực sáng
Tình người được thăng hoa
Ta Bà thành Tịnh Độ
Hoa Giác Ngộ nở bừng
Cúng dường Tam Thế Phật
Ngát thơm cõi Mười Phương
Cúi đầu con đảnh lễ
.
Tri ân Chư Tôn Đức.

Nhân đây, con xin cảm ơn đạo hữu Quảng Tịnh Tâm ở Canada và đạo hữu Huệ Hương ở Úc Châu, đã viết bài trình pháp rất hay cho những người như con chưa đủ thuận duyên để nghe trực tiếp Thầy giảng pháp.

Con cũng xin cảm ơn vợ chồng đạo hữu Quảng Phước, và Quảng Tịnh đã tốn nhiều thì giờ lồng nhạc những bài pháp con đọc và online đầy đủ lên trang nhà Quảng Đức, để cống hiến cho quý thính giả gần xa.

Con xin cảm ơn tất cả quý đạo hữu gần xa đã kết duyên Bồ Đề, hạt giống lành của Mười Phương Chư Phật truyền xuống, để rồi sớm đơm hoa, kết trái trong nay mai.

 Lời cuối, con thành tâm kính chúc Chư Tôn Đức cùng quý Phật tử thân tâm an lạc, Bồ đề nguyện mãn và buổi lễ mãn khóa hôm nay thành công viên mãn.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát.

Düsseldorf, Miền Tây nước Đức, Âu Châu
Thứ Bảy 18/12/2021
Phật tử Diệu Danh Vũ Thị Tuyết Mai

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2021(Xem: 16969)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
04/03/2021(Xem: 10031)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vương bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả… Đến hôm nay, bổng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này.
30/06/2020(Xem: 10251)
Báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930. Từ lúc ra đời, báo chí Phật giáo đã trở thành một phương tiện quan trọng làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền văn học Phật giáo và giữ gìn di sản văn hóa cổ Việt Nam. Tuy giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo và mang lại nguồn sử liệu quan trọng giúp thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đến nay, báo chí Phật Giáo Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm lưu trữ đầy đủ. Công việc bảo tồn và phát huy giá trị về tư liệu mà báo chí mang lại đến nay vẫn là một nỗi trăn trở cho những người yêu mến tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng và về tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung.
16/01/2020(Xem: 10732)
Càng có tuổi, hình như tôi càng nhận ra có cái gì đó ở ngoài ý chí mình, can thiệp vào mình tùy hứng khiến mình đôi lúc không khỏi chưng hửng, ngỡ ngàng, thầm nghĩ “duyên” chăng? Nhưng duyên là gì không biết. “Nghiệp” chăng? Nhưng nghiệp là gì cũng không biết. Thôi thì, cứ để nó trôi chảy, tự nhiên, bởi nó có vẻ chẳng cần đến ta, chẳng phải là ta, chẳng phải của ta…
20/07/2018(Xem: 2908)
Tự Cấp Cứu khi Lên Cơn Đau Tim thình lình không người giúp đở
27/02/2018(Xem: 20244)
Slideshow: Tu Viện Quảng Đức Mừng Xuân Mậu Tiuất 2018, TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng; nhiếp ảnh: Bình Phong, Thiện Hưng, Thục Đức, www.quangduc.com
15/12/2017(Xem: 122143)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
23/06/2014(Xem: 11410)
"Thiền tông Việt Nam luôn là mạch sống tuôn chảy trong lòng Phật giáo và dân tộc suốt từ thế kỷ VI đến nay. Có lúc mạnh mẽ tuôn tràn giữa ngàn hoa đô hội, có lúc len lỏi âm thầm trong núi sâu, rừng thẳm, ung dung thoát tục, khuất tịch tiêu sái. Tuy nhiên, mạch sống Thiền xưa nay vẫn như vậy: Không đến không đi mà là dòng sinh mệnh muôn thuở của những bậc thức tâm đạt bổn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567